Cơ sở hạ tầng:

Một phần của tài liệu luận văn Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008 (Trang 30)

Cơ sở hạ tầng phục vụ Du lịch là cả một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau bao gồm: đường sá, các phương tiện giao thông vận tảI, thông tin liên lạc, các khách sạn, nhà nghỉ…bởi một địa điểm có thể có sức hấp dẫn với khách Du lịch nhưng nếu không có những cơ sở hạ tầng như trên thì ở đó Du lịch cũng không thể phát triển được. Như vậy, để phát triển Du lịch thì các điều kiện cơ sở hạ tầng chính là những đòn bẩy quan trọng cho khả năng khai thac các tài nguyên Du lịch, phát triển Du lịch thành một ngành kinh tế bền vững.

Phải kể đến đầu tiên trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phuc vụ cho ngành Du lịch đó là sự phát triển rộng khắp của mạng lưới giao thông vận tải, với các loại phương tiện giao thông như: đường hàng không, đường sắt, đường bộ, các thiết bị sân bay, bến cảng, tàu biển, tàu thuỷ, ô tô, máy bay…Đảng và nhà nước ta không chỉ chú trọng mở rộng các tuyến đường bộ, đường sắt như xây dựng tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân, xây dựng

Vân

các tuyến đường sắt mới như: …khiến cho giao thông qua lại giữa các vùng thuận tiện dễ dàng. Bên cạnh đó việc mở rộng các đường hàng không,các tuyến bay, sân bay mang tầm quốc tế cũng là một chiến lược trong sự phát triển của Du lịch nước nhà. Bởi lượng khách du lịch thông qua loại phương tiện này chiếm một tỷ lệ lớn. Ngay trong năm 1998 lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không là 887.680 lượt khách trong khi bằng đường bộ là 459.040 lượt và bằng đường biển chỉ có 173.280 lượt khách. Con số này vẫn không ngừng tăng cao trong các năm sau này.

Các phương tiện ngày càng được gia tăng phát triển. Các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam thuộc cấp cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO với đường cất hạ cánh được trang bị hệ thống đèn đêm và các thiết bị hỗ trợ cất hạ cánh. Với rất nhiều các sân bay đạt tiêu chuẩn quốc tế với tổng công suất hiện tại là 11 triệu hành khách/năm: Nội Bài(4 triệu), Đà Nẵng (1 triệu), Tân Sơn Nhất (6 triệu). Hãng Việt Nam Airline đã mở thêm rất nhiều các tuyến bay đến các nước…Đặc biệt năm 2002, ngành hàng không đạt tối đa chở 4 triệu lượt khách (tăng 16,5 % so với năm 2001) lãI khoảng 500 tỷ đồng. Cũng trong năm này, hãng đã đầu tư mua 5 máy bay A321, 4 máy bay Boing 777, biểu tượng bông sen vàng cũng bắt đầu hoạt động từ 20/10/2002. Năm 2006 hãng đã mua tiếp 10 máy bay A321. Tính đến nay, chúng ta đã có hơn 20 máy bay hiện đại, trong tổng số hơn 40 chiếc máy hay. Hãng hàng không của Việt Nam được xếp vào loại tiên tiến, độ tuổi trung bình thấp, có mức độ tiện nghi và an toàn cao với hai loại chủ yếu là Boeing(Mỹ) và Airbus (Châu Âu) chế tạo. Với một mạng lưới hàng không rộng khắp như vậy đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Điều này có ý nghĩa rất lớn nếu muốn thúc đẩy sự phát triển của hoạt động Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là những kết quả rất đáng khích lệ của ngành giao thông vận tảI nói riêng thúc đẩy ngành kinh tế Du lịch phát triển. Đó chính là sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan tạo thành một thể thống nhất cùng hoạt động phát triển.

Vân

Trải qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần VI – VII – VIII – IX xác định được vị trí và tầm quan trọng như thế nào của nền kinh tế Du lịch đối với đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc phục vụ Du lịch thông qua nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.

Chúng ta đã mạnh rạn đầu tư xây dựng các cơ sở lưu chú cho khách Du lịch, đó là hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ…

Bảng 2: Lượng khách sạn của cả nước, giai đoạn 1990 – 2007.

Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2007 Số lượng khách sạn 16 733 1928 2540 2510 3000 3600 4200 5030 5780 (Nguồn Tổng cục Du lịch năm 2007)

Từ năm 1990 – 2007 số lượng khách sạn tăng nhanh, từ năm 1990 – 2007 số lượng khách sạn tăng gấp 361 lần. Như vậy trong những năm qua, sự đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành Du lịch là rất lớn. Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng khách sạn, tổng số phòng khách sạn cũng tăng,đặc biệt là số phòng được xếp hạng đảm bảo phục vụ khách quốc tế cũng tăng cao.

Vân

Bảng 3: Số lượng phòng khách sạn, giai đoạn từ 1990 – 1998

Năm 1990 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng số phòng 13.500 15.747 28.989 36.000 42.388 50.000 55.632 59.392 Phòng xếp hạng 7000 13.055 16.845 21.051 23.000 26.000 28.000 31.000 (Nguồn tổng cục Du lịch năm 1999)

Từ 1992 đến 1998 số khách sạn tăng từ 733 lên 2.510 (tăng lên hơn 3 lần) kéo theo sự phát triển của số lượng phòng tăng từ 15.747 lên 59.392 phòng (tăng 3,7 lần) trong số đó số lượng phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế tăng từ 13.055 năm 1992 lên 31.000 phòng năm 1998(tăng 2,3 lần)…Không chỉ tăng lên về số lượng phòng khách sạn mà chất lượng phòng ở phục vụ Du lịch cũng ngày càng được nâng cao.

Đến năm 2007, cả nước có gần 8.600 cơ sở lưu trú Du lịch, khách sạn, nhà nghỉ…Trong đó có koảng 600 khách sạn 2 sao, 141 khách sạn 3 sao, 65 khách sạn 4 sao, 25 khách sạn 5 sao. Công suất buồng bình quân toàn ngành đạt 51%/ năm.

Và theo mục tiêu đề ra, đến năm 2010 nước ta sẽ đón 6 triệu khách vào Việt Nam, do vậy đòi hỏi phảI đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú mới và bảo vệ tôn tạo tài nguyên. Cần thêm ít nhất 50.000 phòng khách sạn.

Tiêu chuẩn của khách sạn đã có từ năm 1994, nhưng khi tiêu chuẩn của khách sạn thế giới thay đổi thì đến năm 2001, Tổng cục Du lịch cũng đã điều chỉnh tiêu chuẩn trong nước cho phù hợp. Từ đó đến nay, việc xếp hạng và gắn sao cho khách sạn được thực hiện theo quyết định 02/2001 về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.

Kể từ khi chính thức gia nhập tổ chức WTO (2006) cúng với những hoạt động tích cực của hoạt đong Du lịch đã gây được sự chú ý, khơI dậy trí tò mò của khách Du lịch, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy mà nhu cầu số lượng phòng con thiếu. Vào mùa Du lịch, khách sạn thuộc những

Vân

khu vực nổi tiếng như Hạ Long, Hội An, Nha Trang, đều đã được đặt kín trước hàng tuần. Giá phòng khách sạn 4 sao từ 70 – 90 USD/ngày, 5 sao từ 100 – 150 USD/ngày. Đã tăng 60 % so với vài năm trước đây. [29, 11]

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, sự phát triển bùng nổ mạnh mẽ của các hoạt động Du lịch, cấp thiết phảI có sự chú trọng đầu tư đến cơ sở vật chất kỹ thuật. Bởi nó là một bộ phận không thể thiếu tạo nên sự phối hợp hoàn chỉnh trong việc thăm thú Du lịch. Và điều này cũng là cơ sở rất lớn để tạo ra sự thu hút của khách Du lịch vào Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w