Tác động về kinh tế:

Một phần của tài liệu luận văn Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008 (Trang 53 - 58)

Đóng vai trò là một ngành kinh tế mới, nhưng sự phát triển nhanh chóng của hoạt động Du lịch đã có tác động mãnh mẽ đối với nền kinh tế nói chung. Sự phát triển đó nhanh chóng mà bền vững, dựa trên cơ sở tiềm năng Du lịch dồi dào cùng với những chính sách phát triển đúng đắn kịp thời. Sự tác động của ngành kinh tế Du lịch đối với nền kinh tế nói chung được thể hiện dưới rất nhiều hình thức và biểu hiện khác nhau. Vừa thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, vừa gắn kết giữa các ngành liên quan, cùng vận hành, cùng phát triển. Tạo ra sự đa dạng trong tác động của hoạt động kinh tế Du lịch đối với sự phát triển đất nước.

Hiệu quả nhiều mặt từ sự phát triển Du lịch được thể hiện khá rõ rệt qua việc đóng góp rất lớn vào thu nhập quốc dân của nước ta. Doanh thu từ hoạt động kinh tế Du lịch đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước ta.

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI(12/1986), Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đề ra đã khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ của Du lịch. Doanh thu của Du lịch không ngừng được tăng cao:

Bảng 8: Doanh thu của ngành Du lịch Việt Nam giai đoạn từ 1990 -2007

Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2004 2005 2006 2007

Doanh thu

Vân

Nguồn của Tổng Cục Du lịch.

Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta có thể thấy rằng: Doanh thu của ngành Du lịch Việt Nam có sự biến động không ngừng qua các năm.

Trong giai đoạn từ 1990 đến 1996 nguồn thu của Du lịch tăng liên tục không ngừng. Từ 650 tỷ đồng lên 9.500 tỷ đồng (tăng 14,6 lần). Nhưng ngay sau đó đến năm từ năm 1996 đến 1998 doanh thu từ Du lịch của nước ta lại giảm sút nhanh chóng: từ 9.500 tỷ đồng xuống còn 6.400 tỷ đồng (giảm 67 %). Nguyên nhân là do sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 1997 đã phần nào ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta.

Giai đoạn từ 1990 - 1998 mức tăng trưởng Du lịch chỉ tăng trưởng rất chậm trong 8 năm. Nhưng đến giai đoạn sau này, từ 2000 – 2007 chỉ trong 7 năm, doanh thu của ngành Du lịch đã tăng trưởng vượt bậc đạt đến độ thần kỳ. Từ 19.200 tỷ đồng/2000 lên 56.000 tỷ đồng /2007, (tăng gấp 3 lần). Tuy nhiên, từ năm 2000 đến 2005 doanh thu vẫn chi tăng ở mức thấp, từ 19.000 lên 28.000. Từ năm 2005 đến 2007, chỉ trong 2 năm, doanh thu từ Du lịch đã tăng từ 28.000 tỷ đồng lên 56.000 tỷ đồng (tăng gấp 2 lần). Đây là năm mà tình hình nước ta có rất nhiều các điều kiện thuận lợi cả về bối

Vân

cảnh trong nước và quốc tế. Năm 2006 nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO

Những con số trên của ngành Du lịch nước ta đã chứng tỏ được phần nào những biểu hiện cho sự phát triển mạnh mẽ của Du lịch nước ta.

Sự phát triển của hoạt động kinh tế Du lịch còn là chất xúc tác, là động lực tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Thể hiện ở tỷ trọng của ngành Dịch vụ tăng trưởng ở mức cao. Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong giai đoạn 2000 – 2003 tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tăng trưởng với tộc độ cao nhất so với các ngành khác (trung bình 32,6%/năm). Tuy nhiên trong giai đoạn này tỷ trọng ngành dịch vụ vẫn chỉ đứng thứ tư sau các ngành giao thông, tài chính, viễn thông. Phải đến năm 2005 và 2006, tỷ trọng giá trị xuất khẩu của Du lịch so với các ngành khác đạt mức khá cao: 53,9% và 55,9% - cao nhất so với các ngành dịch vụ xuất khẩu khác. [28, 25]

Bảng 10: Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của cả nước trong 2 năm 2001 và 2005

(đơn vị %) Năm

Ngành

2001 2005

Công nghiệp và xây dựng 38,1 41,0

Dịch vụ 36,6 38,1

Nông nghiệp 23,2 20,9

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng là một trong những mục tiêu chiến lược của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn mới này. Ngành Du lịch nằm trong tỷ trọng của ngành dịch vụ nói chung đã chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu ngành của nước ta hiện nay…

Ngành dịch vụ chiếm 38,1% trong GDP vào năm 2005, tăng trưởng ở mức cao cùng với sự tăng trưởng của công nghiệp và xây dựng.

Vân

Sự tăng trưởng này của ngành dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế rất phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhóm dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất là khách sạn và nhà hàng, tăng 17%(năm 2004 là 8,1%) vì Việt Nam đang trở thành điểm đến ưa thích của nhiều khách Du lịch.

Phát triển kinh tế Du lịch cũng là một trong những động lực thú đẩy các ngành kinh tế khác phát triển .

Hoạt động sản xuất kinh doanh Du lịch đòi hỏi phải có sự hỗ trợ liên ngành. Yêu cầu về sự hố trợ liên ngành chính là điều kiện cho các ngành: giao thông vận tải, bưu điện, công nghiệp, nông nghiệp, hải quan… phát triển. Không những thế, muốn thu hút được khách Du lịch, trước hết phải chú trọng đến việc trùng tu tôn tạo các địa điểm du lịch, các di tích…xây dựng hệ thống cơ sở vật chất tốt phục vụ cho khách Du lịch.

Kinh tế Du lịch phát triển đã tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng khắp cho các ngành khác. Không chỉ mở ra thị trường tiêu thụ nội địa chật hẹp mà đó còn là thị trường xuất khẩu tại chỗ rất lớn.

Việc đánh giá hoạt động xuất khẩu tai chỗ của Du lịch được xá định thông qua rất nhiều các tiêu chí khác nhau: lượng khách qốc tế đến Việt Nam, mức chi tiêu của khách Du lịch quốc tế, và kim ngạch xuất khẩu tại chỗ qua Du lịch. Trong giai đoạn từ năm 2001 – 2007, khách quốc tế đến Việt Nam tăng từ 2,33 triệu lượt khách lên 4,2 triệu. Tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2008, lượng khách Du lịch quốc tế đến Việt Nam là 1.285.954 lượt khách.[tạp chí Du lịch Việt Nam số 4/2007,tr 24]. Doanh thu từ khách du lịch quốc tế chi tiêu bình quân một ngày là 72,5 USD/khách. Những hàng hoá công nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản…được làm theo giá bán lẻ (rất cao) tạo ra một nguồn thu rất lớn. Mọi hoạt động trao đổi diễn ra tại chỗ thông qua hoạt động Du lịch, hàng hoá xuất khẩu mua bán mà không phải chịu hàng rào thuế quan, mậu dịch quốc tế…

Vân

Du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tai chỗ” mà còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hoá Du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và ánh nắng mặt trời của vùng nhiệt đới, giá trị của những di tích lịch sử – văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống, phong tục tập quán…mà không bị mất đi qua mỗi lần bán ra thị trường. Sở dĩ có hiện tượng đó là do chúng ta bán cho khách không phải là bản thân tài nguyên Du lịch mà chỉ là các giá trị, các khả năng nhằm thoả mãn nhu cầu đặc trưng của khách Du lịch được chứa đựng trong tài nguyên Du lịch.

Với những hình thức xuất khẩu như trên cho thấy hàng hoá, dịch vụ bán hàng thông qua Du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn, tiết kiệm đáng kể các chi phí phụ. Khiến cho nguồn thu của Du lịch đạt được càng tăng cao.

Phát triển Du lịch còn có một ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế đó là sự khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Với xu thế, giá trị của ngành dịch vụ chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng sản phẩm xã hội, khiến cho các nhà kinh doanh đổ đi tìm thi trường đầu tư phát triển. Du lịch lại là ngành đem lại tỷ suất lợi nhuân cao, bởi vốn đầu tư Du lịch tương đối ít so với các ngành khác mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Từ năm 1996 số vốn đầu tư cho Du lịch là 472,5 tỷ đồng, đến năm 2001 con số này tăng lên đến 1160 tỷ đồng, đến năm 2007 tăng lên 2976 tỷ đồng (tăng 2,5 lần so với năm 2001). Năm 2007, ngành Du lịch Việt Nam đã thu hút 47 dự án đầu tư trực tiếp tù nước ngoài (FDI) [31, 16].

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào nước ta có một vị trí đặc biệt. Và càng có hiệu quả rất lớn khi đầu tư trực tiếp vào Du lịch nước ta. Bởi đây cũng là nguồn lợi, là điều kiện để ta có thể khai thác được một cách triệt để nhất những lợi ích từ tiềm năng Du lịch nước ta có được, đồng thời tận dụng những cơ sở vật chất của nước ngoài.

Có thể thấy rằng, tác động của Du lịch đối với kinh tế là một trong những hiệu quả quan trọng nhất thu được từ lĩnh vực Du lịch. Bởi phát triển

Vân

Du lịch mang tính rộng khắp, thúc đẩy sự phát triển của tất cả các lĩnh vực của đất nước. Và chưa hết khi nói về tác động đối với kinh tế của Du lịch, bởi sự phát triển Du lịch tạo ra định hướng cơ bản cho phát triển kinh tế. Đó cũng là một ý nghĩa rất lớn đem lại từ hoạt động Du lịch. Tập trung phát triển Du lịch tại những vùng hoặc địa phương có khó khăn nhằm phát triển kinh tế của những vùng này, từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển. Đông thời tạo ra nguồn thu ngân sách của các cơ sở Du lịch trực thuộc, các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp Du lịch và kinh doanh Du lịch trên địa bàn.

Những tác đông cơ bản trên đâyđối với nền kinh tế đất nước của Du lịch càng khẳng định được hiệu quả của hoạt động Du lịch có ảnh hưởng toàn diện như thế nào. Và đó cũng là những cơ sở, tiêu chí để phần nào xác định “hoạt động kinh tế Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn” trong chiến lược phát triển kinh tế được đề ra từ Đại Hội Đảng IX (2001).

Một phần của tài liệu luận văn Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w