Các loại hình Du lịch:

Một phần của tài liệu luận văn Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008 (Trang 41 - 44)

“Các loại hình Du lịch là một tập hợp các sản phẩm Du lịch có những đặc điểm giống nhau hoặc vì chúng thoả mãn nhu cầu, động cơ Du lịch”… [8, 71].

Ngay từ khi ngành Du lịch Việt Nam được hình thành 1960 thì đã xất hiện các loại hình Du lịch. Tuy nhiên các loại hình Du lịch hình thành trước 1986 chỉ mang tính chất tổng hợp, chưa có gì nổi trội, và kháI niệm Du lịch chỉ mang nghĩa đơn thuần. Đó là các chuyến đi nghỉ do các tổ chức, các ban ngành đứng ra tổ chức cho nhân viên đi. Việc đi Du lịch lúc này mang tính nghỉ ngơi thuần nhất mà chưa thực sự xuất phát tù nhu cầu của con người. Từ 1986 đến nay, các loại hình Du lịch ở Việt Nam rất phong phú, hơn rất nhiều giai đoạn trước. Điều này có thể thấy rằng, tiềm năng Du lịch của chúng ta đã và đang được khai thác một cách có hiệu quả phù hợp với từng nhu cầu Du lịch của khách Du lịch.

Vân

Hiện nay có rất nhiều loại hình Du lịch như: Du lịch văn hoá (thăm thú các di tích, thăm lại các chiến trường xưa …), Du lịch nghỉ ngơi – giải trí, Du lịch chữa bệnh, Du lịch công vụ, Du lịch thăm hỏi, Du lịch quê hương (du lịch thăm thân nhân, thăm bạn bè…)…Những loại hình du lịch này vừa đáp ứng được nhu cầu Du lịch của khách Du lịch, vừa tạo điều kiện cho người phục vụ Du lịch đảm bảo việc bảo tồn và tôn tạo các tiềm năng Du lịch.

Bên cạnh đó còn có các loại hình Du lịch rất phù hợp với xu hướng Du lịch của thế giới, đều là những loại hình Du lịch trên thế giới đang rất ưa chuộng như Du lịch dã ngoại (cắm trại, đi chơi,…), Du lịch khám phá (tìm hiểu đến những vùng dân tộc ít người, những cánh rừng nguyên sinh...), Du lịch mạo hiểm (leo núi, lươt sóng, vượt thác ghềnh…), Du lịch sinh thái…

Du lịch sinh thái là một hình thức Du lịch thiên nhiên, có một liên quan mạnh mẽ với Du lịch khám phá, Du lịch văn hoá và Du lịch mạo hiểm. Du lịch sinh thái nằm trong Du lịch thiên nhiên, nhưng không phải Du lịch thiên nhiên nào cũng là Du lịch sinh thái. Mà động cơ của người đi Du lịch sinh thái đó là quan tâm đến các vấn đề về môi trường, bảo vệ tự nhiên, muốn có được những trải nghiệm thực tế về môi trường tự nhiên quanh mình…Hiện nay ở Việt Nam loại hình Du lịch này cũng đã xuât hiện và phát triển rất nhanh, với một số điểm Du lịch sinh thái như: Vườn quốc gia Cát Bà, Vườn quốc gia Cát Tiên, Vườn quốc gia Cuc Phương, Vườn quốc gia Tam Đảo,…

Việt Nam còn được du khách biết đến là một đất nước có vị trí địa lý đa dạng. Nét đặc trưng ấy đã tạo điều kiện thuận lợi để các công ty Du lịch phát triển loại hình Du lịch mạo hiểm và Du lịch khám phá. Xu hướng Du lịch này được phát triển trong vài năm trở loại đây và bắt đầu thu hút mạnh mẽ chủ yếu du khách nam giới trong và ngoài nước. Tuỳ theo địa hình và khí hậu, các mô hình Du lịch mạo hiểm được tổ chức theo đặc tính riêng của vùng. Chẳng hạn như các tour xuyên bộ rừng Mai Châu, Nam Cát Tiên…;

Vân

chinh phục một số ngọn núi như đỉnh Bạch Mã, Phanxipan..; lặn biển ở Nha Trang, Phú Quốc…

Bảng 7: Lượng khách Du lịch đến Việt Nam theo các mục đích từ 1995 – 2003 (Đơn vị: nghìn người) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Du lịch thuần tuý 610,6 661,7 691,4 598,9 837,6 1138,9 1222,1 1462 1238,5 Du lịch kết hợp Công việc 308 364,9 403,2 291,9 266,0 419,6 401,1 445,9 468,4 Thăm thân nhân 432,7 273,8 371,8 301 337,1 400 390,4 425,4 392,2 Mục đích khác 432,7 306,8 249,2 328,3 341,1 181,6 317,2 294,9 330,5 Nguồn tổng cục thống kê.

Nhìn vào Bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng các loại hình Du lịch ở nước ta có sự tăng giảm thất thường nhưng nhịp độ chung vẫn tăng lên mạnh mẽ. Trong đó, loại hình Du lịch thuần tuý tham quan thuần tuý chiếm tỷ lệ cao. Cao nhất vào năm 2002 là 1462 nghìn người. Nhưng ngay sau đó, do tác động của tình hình thế giới, con số này đã giảm xuống còn 1.238 nghìn người.

Bảng 7: Lượng khách Du lịch đến Việt Nam theo các mục đích trong 3 tháng đầu năm 2008 Năm 3 tháng năm 2008 (lượt người) So với cùng kỳ 2007 (%) Du lịch, nghỉ ngơi 772.112 112,4

ĐI công việc 237.706 158,2

Thăm thân nhân 198.813 111,4

Các mục đích khác 77.323 80,9

(Nguồn tổng cục thống kê)

Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng lượng khách Du lịch nghỉ ngơi vẫn chiếm một số lượng lớn. Nhưng bên cạnh đó, lượng khách đI Du

Vân

lịch công việc cũng ở một mức tương đối cao 237.706 lượt người. So với cùng kỳ năm 2007 đã chiếm một tỷ lệ rất cao tăng 158,2%.

Nhu cầu của con người rất phong phú, đa dạng và vì vậy, sự xuất hiện của các loại hình Du lịch mới là một điều tất yếu hợp với xu thế. Hiện nay, có một loại hình Du lịch mới xuất hiện đó là loại hình Du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo (MICE). Đây cũng là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam.

Loại hình Du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo (MICE) thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (có giá trị cao gấp 6 lần so với Du lịch thông thường). Loại hình Du lịch này mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành Du lịch của nhiều nước trên thế giới.

Nhưững năm gần đây,loại hình Du lịch này có những bước phát triển khá mạnh mẽ ở Việt Nam, bởi ngoài đánh giá là một điểm đến an toàn và thân thiện, Việt Nam còn là điểm đầu tư hấp dẫn. Đánh giá tiềm năng phát triển MICE ở nước ta, nhiều chuyên gia cho rằng: Việt Nam có một tiềm năng rất lớn về loại hình Du lịch MICE và nếu phát triển nó sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn đối với Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay).

Du lịch MICE có yêu cầu đặc thù về cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch vụ đi kèm với nó như các dịch vụ: ăn uống, vui chơi, mua sắm,…nên hiện tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai địa điểm có khả năng khai thác thế mạnh này khá hiệu quả, và gần đây nổi lên dải miền Trung cũng đã xuất hiện các điều kiện để Du lịch MICE có phát triển.

Các công ty Du lịcth Việt Nam hiện nay đang tập trung vào kinh doanh hình thức này, các hãng lữ hành, hàng không, khu Du lịch, khách sạn, trung tâm tổ chức hội nghị, triển lãm… đang liên kết dịch vụ với nhau tạo ra sản phẩm Du lịch hoàn chỉnh, thúc đẩy loại hình Du lịch MICE.

Một phần của tài liệu luận văn Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w