Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã nhất quán hội nhập kinh tế quốc tế, gắn liền với công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này đặt ra cho ngành Du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp noí riêng phảI chủ động thực hiện hợp tác quốc tế về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước tích luỹ kinh nghiệm hội nhập.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, hội nọâp cùng phát triển và đã được cộng đồng quốc tế đánh giá “Việt Nam là một điểm đến an toàn và được ưa chuộng nhất Châu á” [33, 33]. Du lịch cũng đã được Đảng và nhà nước ta khẳng định là một trong những ngành kinh tế – xã hội quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan, thúc đẩy giao lưu, tăng cường sự hiểu biết giữa các quốc gia, giữa các dân tộc vì mục tiêu hoà bình, hợp tác cùng phát triển. Do vậy mà việc định hướng phát triển Du lịch là yếu tố quan trọng để xác định vị trí, vai trò của Du lịch Việt Nam trên thương trường quốc tế và khuc vực. Ngành Du lịch luôn là lực lượng tiên phong thúc đẩy hợp tác nỗ lực, tạo môí quan hệ mật thiết trên cấp độ quốc gia, nhanh chóng thực hiện các hiệp định đã được ký kết.
Việt Nam chủ động tham gia vào tổ chức Du lịch thế giới (WTO) trở thành thành viên chính thức, hoạt đọng rất tích cực, hiệu quả. Cùng với việc
Vân
tham gia vào tổ chức Du lịch thế giới, Việt Nam còn tham gia vào các tổ chức khu vực như: Hiệp hội Du lịch Châu á - Thái Bình Dương (PATA), Du lịch ASEAN, ASEANTA…
Hợp tác đa phương được đẩy mạnh và chủ động hội nhập hơn những năm 90 của thế kỷ XX. Du lịch Việt Nam đã xuất hiện trong các diễn đàn, các chương trình phát triển Du lịch với một vị thế mới cao hơn. Như tham gia vào chương trình phát triển Du lịch tiểu vùng sông Mêkông – sông Hằng… Việc hợp tác Du lịch tiểu vùng sông Mêkông, hợp tác phát triển khu vực hành lang Đông – Tây, chuẩn bị cho hợp tác Du lịch 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia. Năm 2007 đã tổ chức thành công hội nghị Bộ trưởng Du lịch 3 nước “Việt Nam – Lào - Campuchia” lần đầu tiên tại Việt Nam.Tại hội nghị, các nước đã ký kết tuyên bố chung về hợp tác Du lịch 3 nước nhằm thực hiện chương trình “3 quốc gia – 1 điểm đến”. Việt Nam còn tham gia nhiều diễn đàn Du lịch ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch các nước ASEAN + 3 (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản). Việc tham dự hội nghị này được đánh giá cao nhằm củng cố tăng cường hợp tác Du lịch trong nội khối ASEAN cũng như với các quốc gia khác, thể hiện sự chủ động hội nhập khu vực của Du lịch.
Hợp tác đa phương ngày càng phát triển cả về chiểu rộng và chiều sâu. Nhất là trong giai đoạn sau này khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 7/11/2006. Tổ chức thành công hội nghị APEC và hội nghị APEC CEO Summit 2006. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá Du lịch Việt Nam đến với thế giới, cũng như việc thu hút đầu tư trên thế giới vào Việt Nam, nhiều hợp tác song phương được ký kết.
Hợp tác song phương cũng dần đi vào chiều sâu ngày càng có chất lượng như có quan hệ với: Singapore, Lào, Pháp, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…Hợp tác Du lịch Việt Nam – Singapore được ký kết từ ngày 26/08/1994, đến nay vẫn tổ chức họp luân phiên kiểm định tình hình
Vân
hợp tác. Singapore đã giúp Việt Nam tổ chức các khoá đào tạo dưới nhiều hình thức đa dạng: cấp học bổng đào tạo cán bộ tại Singapore hay tổ chức các lớp học tại Việt Nam. Năm 2000, chương trình hợp tác Du lịch với cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp (CFB) được ký kết, mỗi năm giúp cho nước ta có 20 xuất học bổng du học đào tạo ngành Du lịch.
Tính đến năm 2000, Việt Nam đã ký kết 13 hiệ định hợp tác Du lịch với các nước, có quan hệ bạn hàng với 800 hãng của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Đến năm 2004, số hiệp định được ký kết với 16 nước, có quan hệ bạn hàng với 1000 hãng của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Đến năm 2006, Du lịch Việt Nam đã ký kết 29 hiệp định hợp tác Du lịch song phương cấp Chính Phủ và với các nước trong và ngoài khu vực.
Các hoạt đọng hợp tác quốc tế ngày càng được quan tâm chú trọng. Bởi các hoạt động này trong Du lịch đã mang lại hiệu qủa rất thiết thực: tranh thủ được nguồn vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách, đẩy mạnh xuc tiến Du lịch và hội nhập quốc tế…góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Du lịch Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế nói chung, hoạt động đối ngoại nói riêng: độc lập, tự chủ, mở rộng, đa dạng, đa phương của Đảng và Nhà nước.
Những thành tựu chúng ta đạt được trong liên kết hợp tac quốc tế về Du lịch đã đưa nước ta lên một tầm cao mới, khẳng định vị thế của nước ta sánh với các nước trên thế giới.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, Du lịch Việt Nam từ 1986 đến nay đã đạt được những thành tựu rực rỡ, phát triển vượt bậc so với giai đoan trước. Sở dĩ có được những thành tựu này là do đương lối của Đảng và Nhà nước đề ra trên tất cả các mọi mặt, mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế nói chung và kinh tế Du lịch nói riêng. Đường lối và chính sách đó rất phù hợp với xu thế Du lịch quốc tế. Nó thể hiện sự nhạy bén của Đảng và Nhà nước dựa trên cơ sỏ tiềm năng Du lịch giàu có của Việt Nam. Trên cơ sở đó
Vân
ngành Du lịch Việt Nam thực sự là một ngành kinh tế đem lại hiệu quả cao cho đất nước, có sự tác động sâu sắc đến diện mạo của đất nước nói chung.
Vân
Chương 3