Hệ thống tổ chức quản lý:

Một phần của tài liệu luận văn Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008 (Trang 27)

Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã mở ra công cuộc đổi mới đất nước. Sự đổi mới này đặt ra yêu cầu phảI có sự đổi mới trong việc quản lý thống nhất về Du lịch trong cả nước của Tổng cục Du lịch Việt Nam.Tiềm năng Du lịch Việt Nam cũng được bắt đầu khơI dậy từ đây.

Trong mấy năm cuối của thập kỷ 80 và mấy năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trên cơ sở những thành tựu chúng ta đã đạt được từ 1986 Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương cho ngành Du lịch. Thực hiện việc chuyển đổi mau lẹ về mô hình, tổ chức của ngành Du lịch Việt Nam cho phù hợp với sự chuyển đổi giai đoạn phá triển kinh tế của đất nước, khuyến khích phát triển ngành Du lịch.

Ngày 18/6/1987 Hội đồng bộ trưởng ra nghị định 120/ HĐBT quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Tổng cục Du lịch, nhằm thống nhất chỉ đạo thực hiện kinh doanh trong phạm vi cả nước: Tổng cục Du lịch là cơ quan quản lý, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Các tổng công ty, các công ty Du lịch là các đơn vị sản xuất kinh doanh. Với nghị quyết này, ngành Du lịch thực sự có được vị trí trong nền kinh tế quốc dân.

Ngày 29/8/1989 Tổng cục Du lịch thành lập Ban hợp tác và đầu tư Du lịch, có chức năng quản lý nhà nước về mọi hình thức đầu tư của nước ngoài vào ngành Du lịch.

Ngày 31/3/1990 Hội Đồng nhà nước đã ban hành quyết định số 244/ QĐ - HĐNN giao cho Bộ Văn hoá - Thông tin – thể thao và Du lịch quản lý nhà nước đối với ngành Du lịch. Nhưng lúc này do trực thuộc một Bộ không

Vân

mang tính chất kinh tế, chưa được sự chỉ đạo về mặt chuyên môn, non kém trong hoạt động kinh doanh, hoạt động Du lịch không có hiệu quả thậm chí bị thua lỗ, ảnh hưởng chung đến nền kinh tế của đất nước.

Trước tình trạng đó, và dựa trên cơ sở Du lịch là một ngành dịch vụ, ngày 12/8/1991 ngành Du lịch đã tách khỏi Bộ Văn hoá - Thông tin – Thể Thao và Du lịch chuyển sang Bộ Thương Mại và Du Lịch. Những sự kiện trên đã chứng tỏ, công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã thực sự thâm nhập vào hoạt đông Du lịch với vai trò là một ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng trong công tác tổ chức quản lý để làm sao phát huy được tối đa nhất tiềm năng Du lịch.

Tiếp tục phát triển những quan điểm đường lối của Đại hội Đảng VI, tại Đại hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) đã đặt ra việc phát triển Du lịch như là một nội dung của đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại. Nghị quyết Đại hội VII của Đảng cũng đã chỉ rõ “khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di sản văn hoá phong phú và các lợi thế khác của đất nước mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển mạnh Du lịch”. Một lần nữa Du lịch lại được khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng làm giàu cho đất nước.

Cuối năm 1991, nghị quyết Trung Ương II (khoá VII) của Đảng cộng sản Việt Nam lại cụ thể hoá hơn nữa tư tưởng trên và chỉ rõ hướng đI cho ngành Du lịch “phát triển Du lịch quốc tế tập trung ở một số vùng trọng điểm, mơt rộng hợp tác với các tổ chức Du lịch thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực”.

Từ đây Du lịch Việt Nam có điều kiện để khai thác hết tiềm năng Du lịch của đất nước, thực hiện chính sách đối ngoại theo đường lối của Đảng và Nhà nước: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Ngày 26/10/1992 Chính phủ ra nghị định 05/CP quyết định thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam như một cơ quan ngang Bộ. Đó là dấu ấn cho Du lịch nước ta phát triển theo một tổ chức và cơ chế mới từ Trung Ương đến địa phương,

Vân

thực hiện kinh doanh Du lịch trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngày 27/12/1992 chính phủ ra tiếp nghị định 20/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch. 14 Sở Du lịch được thành lập tại một số tỉnh giàu tài nguyên Du lịch. Các cơ sở Du lịch và các Sở Thương Mại Du lịch ở các tỉnh đều thực hiện chức năng quản lý về Du lịch. Vì vậy có thế nói rằng đây là sự đổi mới về tổ chức quản lý Du lịch, để Du lịch nhận rõ được chức năng và quyền hạn của mình.

Ngày 24/5/1995 Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt quyết định 307/TTCP về việc: Quy hoạch tổng thể về sự phát triển Du lịch Việt Nam từ 1995 – 2000. Việc ban hành pháp lệnh Du lịch đã tạo ra sự thống nhất về Du lịch, về quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên đặt cơ sở pháp lý cho sự phát triển bền vững của Du lịch nước ta như một số vấn đề về: xây dựng cơ sở vật chất, khai thác tiềm năng du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn,…Việc thực thi pháp lệnh Du lịch đã tạo đà cho phát triển kinh tế Du lịch. Là cơ sở để Đại hội Đảng IX (2001) đưa ra mục tiêu: “phát triển Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…”. Đồng thời, việc quán triệt nghị quyết Đại Hội Đảng IX, Bộ Chính trị ra quyết định số 179 – CT/TW về phát triển Du lịch trong tình hình mới, chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam từ 2001 đến 2010. Nghị quyết Đại hội Đảng X và kế hoạch 5 năm(2006 – 2010), ngành Du lịch triển khai kiện toàn tổ chức bộ máy đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý chuyên môn với hoạt động Du lịch.

Công tác xây dựng văn bản pháp luật đạt được những bước đI đáng ghi nhận. Để luật Du lịch sớm đI vào cuộc sống, trong năm 2007, với sự hỗ trợ Bộ, Ban, Ngành ở Trung Ương và địa phương, Tổng cục Du lịch đã hoàn thành và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ - CP ngày 01/06/2007 quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều lệnh Du

Vân

lịch. Những văn bản hướng dẫn này góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tạo môi trường pháp lý ổn định cho các hoạt động Du lịch.

Những biện pháp tích cực của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động Du lịch như trên đã tạo cho Du lịch có điều kiện bước những bước tiến dài trong sự phát triển của mình. Việc xây dựng hệ thống tổ chức này của Du lịch chính là việc tạo dựng những nền tảng cơ sở để Du lịch Việt Nam hội nhập toàn diện nhất với Du lịch thế giới. Biết nắm bắt tình hình, tận dụng cơ hội phát huy được cao nhất hiệu quả từ Du lịch.

Một phần của tài liệu luận văn Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w