Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu luận văn Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008 (Trang 34)

Cùng với sự phát triển Du lịch một cách nhanh chóng, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ Du lịch nước ta hiện nay là một vấn đề cấp bách. Và nó cũng là biểu hiện phần nào cho thấy sự phát triển của Du lịch Việt Nam.

Việc đào tạo nguồn nhân lực là một vấn đề vừa cấp thiết, vừa cơ bản nhằm tạo ra nguồn lực luôn có đủ tri thức, năng lực đáp ứng đòi hỏi sự phát triển.

Việt Nam, cùng với sự ra đời và hoạt động của ngành Du lịch, việc đào tạo nhân lực cho ngành Du lịch được chú ý từng bước. Ban đầu, trước năm 1986, từ chỗ những cán bộ trong ngành tự đào tạo, bồi dưỡng các lớp ngắn hạn, đến sau này, ngành Du lịch đã trảI qua những thăng trầm và lớn mạnh. Năm 1999 đã có 3 trường nghiệp vụ đào tạo cán bộ nhân viên từ cấp cơ sở đến trung học Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội, trường Trung học nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu, trường Nghiệp vụ du lịch Thành phố Hồ Chí Minh…Ngành du lịch cũng đã được các trường tổ chức đào tạo thành các khoa ngành cơ bản như khoa Du lịch của trường Đại học KHXH & NV đã đạt được những thành tự đàn tự hào. Dần dần đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho hoạt động du lịch Việt Nam, lấp dần khoảng cách giữa kiến thức khoa học, nghiệp vụ du lịch với kinh nghiệm tự học, giữa đội ngũ cán bộ nhân viên đang hoạt động với đội ngũ được đào tạo chính quy.

Vân

Đặc biệt trong các khoa Du lịch tại các trường đào tạo cũng đã phân ra rất nhiều cácchuyên ngành khác nhau Du lịch khách sạn, Du lịch và ăn uống, văn hoá Du lịch, Du lịch học…Với sự định hướng cụ thể như vậy đã phát huy được phần nào khả năng và tri thức của chuyên ngành đaò tạo.

Trong quá trình đào tạo, các cơ sở đào tạo cũng đều chú trọng đến việc đưa sinh viên đI thực tập, thực tế, tạo cho sinh viên tiếp xúc, cọ sát với các hoạt động Du lịch đa dạng và ngày càng được chuẩn hoá. Những hoạt động này được tổ chức rất năng động, có sự kết hợp giữa các môn học, có sự bổ trợ lẫn nhau trong các môn học, giữa lý thuyết và thực hành. Giúp sinh viên trưởng thành, bổ khuyết những thiếu hụt từ lý thuyết trên giảng đường.

Việc tuyển sinh đầu vào tại các cơ sở rất được sự chú trọng của các cơ quan chức năng của ngành phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo, đã đề ra những quy định đặc thù, cụ thể của việc thi tuyển cũng như đào tạo. Và hiện nay việc đào tạo nghề được tổ chức kéo dài về thời gian học tập và cả chất lượng đào tạo. Tổng cục Du lịch cho biết mục tiêu của ngành Du lịch đến năm 2005 sẽ có thêm 10 trường đào tạo chuyên ngành Du lịch, những trường này tập trung ở một số trọng điểm về Du lịch: Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên, duyên hảI Nam Trung Bộ. Hiện Du lịch chỉ có 4 trường đào tạo về Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch quản lý ở Hà Nội, Huế, HảI Phòng, Vũng Tàu.

Năm 2006 Dự án phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam đã tổ chức 6 khoá đào tạo các đào tạo viên cho 500 học viên dưới sự giảng dạy của 500 học viên do chuyên gia quốc tế giảng dạy, cùng với 15 khoá đào tạo viên cho 250 học viên do chuyên gia trong nước thực hiện; 430 đào tạo viên đủ tiêu chuẩn được hội đồng nghiệp vụ Du lịch (VTCB) cấp chứng chỉ [31, 16].

Đào tạo nguồn nhân lực là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm của không chỉ ngành Du lịch mà còn của rất nhiều các ngành nghề khác. Đây

Vân

vừa là vấn đề cấp thiết, vừa là vấn đề lâu dài của đất nước nói chung, của ngành Du lịch nói riêng.

Một phần của tài liệu luận văn Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w