Bản chất của Du lịch là văn hoá. Theo số liệu của tổ chức Du lịch thế giới, trên toàn cầu hiện nay, hàng năm có tới 800 triệu người đi Du lịch. Con số này ước tính sẽ là hơn một tỉ vào năm 2010 và đạt 1,6 tỉ vào năm 2020. trong số hàng trăm triệu người di Du lịch hiện nay có đến 60% có mục đích tìm hiểu các nền văn hoá khác lạ.
Chúng ta biết rằng, mọi giá trị di tích lịch sử – văn hoá, lễ hội, phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh… đều là những giá trị văn hoá. Vì vậy
Vân
mà tác động ngược lại từ hoạt động Du lịch đến văn hoá là điều không thể tránh được.
Tác động đầu tiên của Du lịch đối với văn hoá đó là sự góp phần vào việc phục hồi và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Nói đến Du lịch là phải nói đến sự độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn mang đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc. Với mục tiêu không những thu hút khách Du lịch mà còn giới thiệu truyền thống lịch sử và văn hoá của dân tộc với các nước trên thế giới, giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước cho mọi thế hệ người Việt nam. Điều này được thể hiện trong mọi hoạt động Du lịch từ việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị phục vụ, phong cách phục vụ… cho đến các hoạt động phục vụ trực tiếp như: hướng dẫn tham quan, vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm…Tích cực trong việc tuyên truyền, quảng bá, phục hồi và phát huy bẳn sắc văn hoá dân tộc. Những hoạt động đó rất có ý nghĩa: vừa thu hút được khách Du lịch, vừa phục hồi và phát huy những giá trị Du lịch văn hoá dân tộc.
Một tác động của Du lịch đối với văn hoá không thể không nhắc đến đó chính là việc làm cho nền văn hoá địa phương thich nghi với nhu cầu, đáp ứng lòng mong đợi của du khách. Để phục vụ cho hoạt động Du lịch đạt hiệu quả tốt nhất thì ngoài việc tôn tạo các điểm Du lịch, lối sống văn hoá của người dân cũng phải có sự thay đổi, chú ý đến nhu cầu Du lịch của khách Du lịch.
Hoạt động Du lịch cũng tạo ra sự thương mại hoá các hoạt động văn hoá truyền thống. Việc tuyên truyền, quảng bá, phục hồi, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc luôn được chú trọng. Một số loại hình văn hoá - nghệ thuật như: trèo, tuồng, ca trù, nhã nhạc Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, múa rối nước… hay cả những lễ hội ở một số địa phương cũng trở thành nguồn thu hút một lượng lớn khách Du lịch thăm quan, tìm hiểu… đem lại nguồn thu rất lớn trong hoật động kinh doanh Du lịch. Một số các sản phẩm, quà lưu niệm,hoặc có thể là những món đồ cổ, giả cổ cũng đem ra mua bán và trao
Vân
đổi phục vụ nhu cầu mua sắm của khách Du lịch. Khiến cho các văn hoá phẩm rất phát triển với các sản phẩm phong phú đa dạng.
Tuy nhiên bên cạnh những tích cực đem lại từ hoạt động Du lịch đối với văn hoá thì sau đó có những tiêu cực còn tồn tại.
Phải kể đến đầu tiên đó là sự mất lễ nghi với các nghi thức tôn giáo, làm ảnh hưởng đến bầu không khí thiêng liêng truyền thống của các lễ hội, các lễ nghi tôn giáo.
Việc du khách tham gia vào các hoạt động văn hoá, các dịp lễ tôn giáo có thể gây ra tích cực cũng như tiêu cực. Trong một số trường hợp, du khách đối xử với các lễ hội hoặc lễ nghi tôn giáo với một sự kính trọng phù hợp thì cũng có trường hợp du khách cho rằng đó chỉ đơn giản là một sự tiêu khiển, giải trí trong chuyến đi. Điều này sẽ gây ra sự chia rẽ nghiêm trọng về các vấn đề văn hoá, tạo ra những xung độ không đáng có. Bởi trong một số trường hợp như vậy, người dân địa phương bỏ qua vì họ chỉ quan tâm đến thu nhập từ nó thì chính họ đã làm mất đi các giá trị văn hoá của mình. Và trong một số trường hợp khác sẽ xảy ra phản ứng tiêu cực giữa nhân dân địa phương với du khách.
Cùng với những tac động về kinh tế, hoạt động Du lịch đã có những tac động nhất đinh đến tình hình văn hóa – xã hội. Vừa có những tích cực, vừa có những tiêu cực, nhưng nhìn chung có thể thấy rằng: Những điểm tích cực đem lại từ hoạt động kinh tế Du lịch có ý nghĩa hơn, chiếm một vị trí quan trọng hơn những hậu quả đi theo đó. Góp phần phát triển bền vững toàn bộ các mặt của đất nước toàn diện trên các mặt: kinh tế – chính trị - văn hoá - xã hội
Vân
KẾT LUẬN
Là một ngành kinh tế còn rất non trẻ so với các ngành kinh tế khác nhưng những thành tựu mà ngành Du lịch đạt được đã chứng tỏ được vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân.Vị trí của Du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm trọng sự phát triển hiện nay. Có được điếu này bên cạnh những điều kiện khách quan phải dựa trên cơ sở những điệu kiện mang tính chủ quan.
Doanh thu của Du lịch liên tục tăng cao qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn 2005 – 4 tháng đầu năm 2008, tăng từ 28.800 tỷ đồng lên 56.000 tỷ đồng năm 2007. Tỷ trọng của ngành Du lịch trong ngành dịch vụ chiếm một tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu ngành kinh tế của đất nước. Sự phát triển này của ngành Du lịch không chỉ đơn thuần là sự phát triển thức thời theo sự phát triển của thời đại mà đó là những bước phát triển bền vững. Được xây dựng trên một tiềm năng Du lịch phong phú dồi dào, và một hệ thống cơ sở vật chất đã và đang được hoàn thiện đồng bộ đảm bảo phục vụ cho Du lịch. Sự phát triển của Du lịch nước ta hiện nay đã tuừng bước theo kịp với sự phát triển của Du lịch thế giới trong xu thế hiện nay. Vì vậy mà tuy là ngành công nghiệp mới nhưng với sự phát triển nhanh chóng mà bền vững của Du lịch, nó đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại giá trị hiệu quả kinh tế cao.
Đặc biệt sự phát triển của Du lịch tính từ năm 1986 trở lại đây, ngành Du lịch đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Từ chỗ chỉ là một ngành phục vụ nhu cầu đi lại, tham quan Du lịch của các cán bộ Đảng và Nhà nước giai đoạn trước 1986. Đến nay ngành Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế – và còn là một ngành kinh tế phát triển đa dạng về loại hình, đạt hiệu quả cao, giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đảng và nhà nước ta đã rất chú trọng ưu tiên phát triển ngành kinh tế này, đặc biệt trong giai
Vân
đoạn hiện nay, điều này có ý nghĩa chiến lược trước những diễn biến phức tạp luôn có tính chất hai mặt của bối cảnh trong nước cũng như quốc tế.
Sự phát triển của ngành Du lịch đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp đổi mới chung của cả nước, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đất nước, mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam giao lưu với các nước trên thế giới. Từ đó tạo ra các mối liên kết quốc tế bền vững. Đưa vị thế nước ta lên ngang tầm với các nước trên thế giới.
Có được những thành tựu rực rỡ như ngày hôm nay đối với ngành Du lịch, đó là nhờ vào đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt từ năm 1986, hoà cùng với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng và Nhà nước ta đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Du lịch đã có những bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước 1986. Những đường lối chính sách đó đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước nói chung và ngành kinh tế Du lịch nói riêng.
Kinh tế Du lịch phát triển như là một biểu hiện cụ thể nhất từ những chính sách của Đảng và nhà nước. Thông qua đó chúng ta thấy được đầy đủ nhất diện mạo của đất nước từ sau công cuộc đổi mới cho đến nay.
Bên cạnh những tích cực, những thành tựu đạt được không thể tránh khỏi được những hạn chế còn tồn tại của ngành Du lịch.
Một hạn chế rất lớn của ngành Du lịch đó là nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Du lịch. Số lượng lao động phục vụ cho ngành Du lịch hiện nay vẫn chưa thực sự đủ cung cấp cho nhu cầu phát triển của ngành. Chất lượng nguồn lao động hiện nay còn rất nhiều hạn chế như: chưa thông thạo ngoại ngữ, thiếu hiểu biết về luật Du lịch quốc tế, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên. Chưa thực sự am hiểu về các giá trị của tài nguyên Du lịch nước ta, dẫn đến những hạn chế trong giao tiếp, dẫn khách Du lịch, chất lượng phục vụ khách Du lịch. Vì vậy mà nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, có kiến thức chuyên môn của ngành luôn là một vấn đề cấp bách mà Đảng và Nhà
Vân
nước ta ưu tiên thực hiện. Bởi xây dựng nguồn nhân lực cũng chính là xây dựng cở sở nền tảng khi muốn phát triển kinh tế Du lịch bền vững.
Hệ thống tổ chức Du lịch hiện nay tuy đã được giản thiểu nhưng vẫn còn rất cồng kềnh, với những hình thức tổ chức quản lý chưa thực sự sâu rộng, chưa nắm bắt được sự biến động của tình hình thực tế. Thiếu những nhà khoa học nghiên cứu chiến lược phát triển Du lịch dài hạn, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, những doanh nghiệp giỏi, thiếu những nghệ nhân đầu đàn…Kinh tế Du lịch là một ngành kinh tế năng động, nhạy bén với xu thế phát triển của thế giới nên điều này sẽ kìm hãm rất lớn sự phát triển. Nhưng nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ thì đây cũng là một trong những kẽ hở cho những hoạt động tiêu cực len lỏi vào đất nước.
Chưa quán triệt các ngành các cấp cùng nhận thức được vai trò của hoạt động kinh tế Du lịch. Vì vậy mà chưa có được sự quan tâm đồng nhất, chưa có sự ưu tiên phát triển, tạo ra sự chênh lệch giữa các vùng miền. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Du lịch đã và đang phát triển với rất nhiều những loại hình phong phú đa dạng, trứơc nhu cầu ngày càng cao của khách Du lịch. Điều này đặt ra yêu cầu các cấp các ngành phải biết khai thác và phát huy được những tiềm năng Du lịch phù hợp với các loại hình Du lịch đa dạng hiện nay.
Ngành kinh tế Du lịch của nước ta hiện nay đã và đang trên đà phát triển, sự phát triển này đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất bền vững. Nhưng đây cũng chính là vấn đề còn yếu kém của Du lịch nước ta hiện nay. Hệ thống cơ sở vất chất thiếu thốn gây khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu của khách Du lịch. Vào mùa Du lịch, khi cao điểm nhất lượng phòng khách sạn không đủ cung cấp cho khách Du lịch. Mạng lưới giao thông vận tải không đủ để phục vụ, tình trạng cháy vé, thiếu phương tiện vẫn thường xuyên diễn ra…Hệ thống cơ sở vật chất nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch thực sự của đất nước. Điều này sẽ trở thành vấn đề cản trở rất lớn cho sự phát triển đang lên của Du lịch cũng như ngành kinh tế Du lịch .
Vân
Xuất phát từ những yếu kém hạn chế mang tính chủ quan, tạo ra những hạn chế mang tính khách quan. Đó là các hoạt động hợp tác liên kết quốc tế tuy đã diễn ra sôi nổi hơn so với giai đoạn trước nhưng vẫn còn rất rời rạc, riêng lẻ, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các vùng miền. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quảng bá Du lịch nước ta đến với các nước trên thế giới.
Những tích cực mà ngành Du lịch đạt được sẽ không thể tránh khỏi được những hạn chế tiêu cực, nhưng những hạn chế này hoàn toàn có thể khắc phục được. Đưa hoạt động kinh tế Du lịch xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn phát triển có ý nghĩa chiến lược trong giai đoạn hiện nay.
Cần phải nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành kinh tế Du lịch trong toàn bộ cơ cấu ngành Du lịch. Bởi ngành kinh tế Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến các ngành kinh tế khác cũng như các lĩnh vực khác của đât nước. Đòi hỏi Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách ưu tiên phát triển, đảm bảo phát huy được những thế mạnh của đất nước phục vụ cho Du lịch. Khẳng định vị thế của ngành kinh tế Du lịch Việt Nam nói riêng và vị thế dất nước nói chung trên trường quốc tế.
Vân