Một biểu hiện rõ nhất cho sự phát triển của hoạt động Du lịch với vai trò là một ngành kinh tế đó là lượng khách Du lịch và các hoạt động Du lịch. Du lịch là một hoạt động của con người, nó là nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người. Và theo pháp lệnh Du lịch của Việt Nam năm 1999 “Khách Du lịch ” là “Những người đI Du lịch hoặc kết hợp đI du lịch” để thoả mãn nhu cầu của mình. [8, 31].
Khách Du lịch bao gồm có khách Du lịch nội địa và khách Du lịch quốc tế. Du lịch ra đời ngày một phát triển mạnh, được khẳng định là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là nhu cầu thiết yếu của nhân dân nhiều nước trên thế giới. Chỉ trong 38 năm từ 1950 đến 1988 lượng khách Du lịch quốc tế đã tăng từ 15,2 lần (từ 25 triệu lên 380 triệu) [9, 51]. Trong thời gian từ 1993 đến 1998 lượng khách Du lịch quốc tế đã tăng từ 520 triệu người lên 625 triệu người chỉ trong 5 năm (tăng 1,2 lần). Đến năm 2000 lượng khách quốc tế là 698 triệu người, năm 2002 là 716,6 triệu người. Dự tính đến năm 2010 lượng khách là 1006 triệu người, thu nhập 900 tỷ USD.
Việt Nam lượng khách Du lịch cũng tăng lên nhanh chóng, hoà nhập với xu hướng chung của toàn thế giới bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa.
Giai đoạn trước 1986, Du lịch nước ta lúc này chưa có gì nổi trội nên chưa thu hút được nhiều khách Du lịch đến nước ta. Nhưng từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) tình hình lượng khách Du lịch nước ta có sự đổi khác hoàn toàn. Vào những năm cuối của thập niên 80 của thế kỷ XX, nước ta tích cực chuẩn bị cho “Năm Du lịch Việt Nam 1990” – với hoạt động này đã khiến cho lượng khách Du lịch vào nước ta tăng lên nhanh chóng.
Vân
Bảng 5: Lượng khách Du lịch của Việt Nam từ năm 1990 đến 1995
(Đơn vị: nghìn lượt khách)
Năm Khách quốc tế Khách nội địa
1990 250 1000 1991 300 1500 1992 440 2000 1993 670 2500 1994 1018 3500 1995 1350 4100 (Nguồn Tổng cục Du lịch 1996)
Nhìn vào bảng số liệu ở trên, chúng ta có thể thấy rằng: Lượng khách Du lịch đến Việt Nam từ 1990 – 1995, tăng dần đều qua các năm. Từ 250 nghìn lượt khách quốc tế tăng lên 1350 nghìn lượt khách năm 1995 (tăng 5,4 lần). Khách nội địa cũng tăng nhanh chóng từ 1 triệu lượt khách năm 1990 lên 4,1 triệu (4.100 nghìn lượt khách) năm 1995 (tăng 4,1lần). Sự tăng trưởng một cách nhanh chóng này là do những điều kiện thuận lợi của bối cảnh trong nước cũng như quốc tế. Năm 1992 nền kinh tế nước ta lần đầu tiên xuất siêu và đến năm 1995, Mỹ đã từ bỏ lệnh cấm vận với nước ta. Những điều đó đã phần nào tác động đến sự phát triển đang lên của Du lịch và được sự chú trọng quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách rất tích cực.
Trong giai đoạn từ năm 1996 đến 1998 trên thế giới xảy ra rất nhiều biến động mà tiêu biểu nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Nhưng ngành Du lịch Việt Nam cũng đã cố gắng phát huy nội lực,nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Lượng khách Du lịch quốc tế vào Việt Nam vẫn tăng ở mức cao: từ 1,3 triệu năm 1995 tăng lên 2,1 triệu năm 1998 (tăng 1,6 lần). Và lượng khách nội địa cũng tăng trưởng rất cao: từ 4,1 triệu năm 1995 lên 9,6 triệu năm 1998 (tăng 2,3 lần). Thời kỳ trước, lượng khách Du lịch đến nước ta chủ yếu là các nước trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa như: các nước Đông Âu, Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba
Vân
Lan…Nhưng từ những thập niên 90 trở lại đây, khách Du lịch đến từ các nước tư bản chủ nghĩa tăng nhanh chóng như : các nước Tây Âu, Bắc Âu, một số nước ở Châu Á vào Du lịch Việt Nam cũng gia tăng ở mức cao. Giai đoạn này, lượng khách Du lịch vào miền Nam chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với miền Bắc do ở đây có hệ thống cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ ở miền Nam tốt hơn.
Đến những năm sau này, thị trường khách Du lịch vào nước ta ngày càng mở rộng không chỉ các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonexia,… mà còn mở rộng ở rất nhều các quốc gia trên thế giới như: Pháp (20%), Nhật (13,7%), Mỹ(8,3%), Trung Quốc(7,2%), Đài Loan (6,2%), Anh (6%)…
Sang thế kỷ XXI, lượng khách Du lịch tăng trưởng ở mức cao. Năm 2000 được chọn là “Năm Du lịch Việt Nam” nên đã thúc đẩy hoạt động Du lịch phát triển mạnh mẽ.
Bảng 6: Lượng khách Du lịch của Việt Nam từ 2000 – 2007
(Đơn vị: triệu người)
Năm Lượng khách quốc tế Khách nội địa
2000 2,1 11,2 2001 2,2 12 2002 2,6 10 2003 2,4 11 2004 2,93 13 2005 3,43 16 2006 3,58 17,8 2007 4,2 19,2
Vân
Nguồn tổng cục Du lịch năm 2007)
Trong giai đoạn từ 2000 – 2007 lượng khách du lịch đến nước ta tăng liên tục qua các năm. Mặc dù trong năm 2003 trên thế giới bùng nổ đại dịch SARS đã ảnh hưởng tác động rất lớn đến ngành Du lịch các nước nên trong năm đó lượng khách Du lịch giảm đáng kể. Lượng khách quốc tế từ 2,6 triệu năm 2002 xuống còn 2,4 triệu năm 2003 (giảm 0,9 lần) và lượng khách nội địa cũng giảm từ 12 triệu người năm 2002 xuống còn 10 triệu người năm 2003. Chúng ta đã mất một số lượn đáng kể khách du lịch.
Nhưng ngay sau khi dịch SARS được khống chế, nước ta được công nhận là một trong những quốc gia an toàn thì ngành Du lịch lại tăng trưởng mạnh mẽ trở lại. Từ 2,4 triệu lượng khách quốc tế năm 2003 lên 2,93 triệu người năm 2004 (tăng 1,2 lần). Bắt đầu từ năm này Du lịch nước ta liên tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Và đến năm 2007 Du lịch nước ta đạt được rất nhiều thành tựu với tổng số lượng khách là 23,4 triệu người, thu nhập từ Du
Vân
lịch đạt 3,5 tỷ USD (nguồn thu ngoại tệ gần 3 tỷ USD), tăng 9,8% so với năm 2006.
Trong tháng 3 năm 2008 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 424.954 lượt, và tính chung 3 tháng đầu năm 2008 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1.285.954 lượt (tăng 115,7 % so với cùng kỳ 2007). Trong số đó lượng khách quốc tế đến Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Pháp… Tính đến hết 2008, Việt Nam sẽ đón từ 25,5 triệu đến 26,2 triệu lượt khách Du lịch. Trong đó có 4,8 đến 5 triệu khách quốc tế (tăng từ 16,7 % đến 19% so với 2007) và từ 20,5 đến 21,2 triệu khách nội địa (tăng khoảng 6,8% đến 10,4 % so với 2007). Thu nhập xã hội đạt 62.000 đến 64 tỷ đồng, tăng khoảng 10,7% đến 14,3% của năm 2007.
Với sự phát triển như vậy, đến năm 2010, Việt Nam sẽ đón từ 5,5 triệu đến 6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 25 triệu lượt khách nội địa.
Sự phát triển và gia tăng của lượng khách Du lịch Việt Nam rất phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.Đặc biệt khi Đảng và nhà nước ta đã và đang rất chú trọng phát triển Du lịch thông qua các biểu hiện như: xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, các ngành liên quan phục vụ Du lịch, và đặc biệt Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng các hoạt động Du lịch nhằm quảng bá cho Du lịch Việt Nam đến với thế giới. Và đây là một hoạt động rất có ý nghĩa đem lại hiệu quả rất lớn cho Du lịch Việt Nam .
Ngay từ đầu những thập niên 90 của thế kỷ XX, chúng ta đã tổ chức thành các “Năm Du lịch Việt Nam 1999”, “Năm Du lịch Việt Nam 2000”,… Sau đó là tổ chức các hoạt động cụ thể tại các địa điểm Du lịch như: “Tổ chức Festival Huế 2000”, “Con đường di sản miền Trung” với hàng loạt các hoạt động như: tổ chức năm Du lịch Nghệ An, năm Du lịch Đà Nẵng trong năm 2005…, “Du lịch Hạ Long”…, Những hoạt động này đưa Việt Nam đến gần với thế giới hơn. Và mức độ tổ chức ngày càng đều đặn, thường xuyên hơn. Mỗi năm chọn một nơI là điểm Du lịch trọng điểm như:
Vân
….Chương trình hành động quốc gia về Du lịch 2006 (tổ chức các lễ hội ở khắp các miền Trung. Du lịch Quảng Nam 2006 và Festival Huế 2006), “Về với thủ đô gió ngàn – Thái Nguyên 2007”, “Năm Du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long – Cần Thơ 2008”, “Festival Huế 2008”, “Festival Hoa và cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế” tại Đà Lạt, lễ hội Đền Hùng, Việt Nam cũng rất vinh dự khi Vịnh Hạ Long đã từng bước được đứng trong danh sách đầu bầu chọn 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.
Và trong năm 2009 – 2010 Việt Nam cũng tưng bừng tổ chức rất nhiều các sự kiện quan trọng của ngành Du lịch: “Năm Du lịch Việt Nam 2009”, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch và diễn đàn Du lịch ASEAN 2009, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam, tiến tơới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, các ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam năm 2010…Đây cũng chính là những cơ hội, vận hội tạo bước chuyển biến mới cho ngành Du lịch Việt Nam trong giai đoạn mới.