Du lịch có vốn đầu tư nước ngoài:

Một phần của tài liệu luận văn Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008 (Trang 47 - 49)

Từ sau công cuộc đổi mới 1986, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách mở cửa tích cực thu hút nguồn đầu tư nước ngoài. Và đã trở thành một bộ phận quan trọng, có tốc độ phát triển nhanh nhất trong toàn ngành kinh tế.

Chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài với việc ra đời Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 là một chủ trương đúng đắn và kịp thời. Nhờ đó đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước. Từ 1988 đến 1988, nếu tính riêng lĩnh vực xây dựng và kinh doanh khách sạn, “Du lịch tại Việt Nam đã có 115 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn hơn 3,7 tỷ USD chiếm 4,6% tổng số dự án trên cả nước. Các dự án khách sạn và Du lịch được đưa vào thực hiện một lượng vốn trị giá gần 1,6 tỷ USD chiếm 11% tổng vốn thực hiện của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài” . [26, 10]

Thông qua nguồn đầu tư nước ngoài vào Du lịch đã làm cho nhiều nguồn lực trong nước (lao động, đất đai, tài nguyên…) được khai thác và đưa vào sử dụng. Việc đầu tư nước ngoài là động lực thú đẩy sự phát triển của ngành Du lịch nước ta.

Việc đầu tư nước ngoài vào hoạt động kinh doanh Du lịch nứoc ta trở thành một bộ phận kinh tế phát triển rất phong phú đa dạng. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta trong ngành Du lịch cũng rất phong phú như khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơI giảI trí, xây dựng tôn tạo các di tích, các danh lam thắng cảnh…khiến cho ngành Du lịch nước ta không chỉ phát triển bền vững mà còn rất phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu về loại hình Du lịch hiện nay.

Vân

Phải kể đến đầu tiên đó là nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc xây dựng hệ thống khách sạn nhà nghỉ. Tính đến năm 2000 trên cả nước có 125 dự án hoạt động trong lĩnh vực khách sạn Du lịch với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 3,5 tỷ USD, gồm 85 dự án khách sạn, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 2,1 tỷ USD. Bên cạnh việc đầu tư cho khách sạn, nguồn vốn đầu tư các lĩnh vực Du lịch cụ thể cúng chiếm tỷ lệ cao: cũng trong năm 2000 đã có 40 dự án kinh doanh sân golf, khu thể thao, vui chơI giảI trí với tổng số vốn đăng ký đầu tư gần 1,4 tỷ USD.

Đến năm 2005, cả nước có 190 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào các khu Du lịch và khách sạn, với tổng số vốn đăng ký đầu tư 4,46 tỷ USD. Trong đó Singapore có 20 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1,2 tỷ USD, Đài Loan có 15 dự án với 784 triệu USD, Hông Kông có 41 dự án với 642 triệu USD, tiếp đến là Hàn Quốc, Malaixia, Pháp, Nhật Bản…

Năm 2006, cả nước có 56 dự án đầu tư vào lĩnh vực Du lịch vần còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt 716,95 triệu USD, chiếm 4,18% số dự án và 3,99% về vốn đăng ký trong lĩnh vực dịch vụ. Riêng trong năm 2006, số dự án đầu tư riêng cho Du lịch là 7 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 321,8 triệu USD – cao nhất từ trước đến nay.

Năm 2007 là năm bùng nổ các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Du lịch và xây dựng khách sạn cao sao. Năm 2007 cả nước có 47 dự án đầu tư vào riêng việc xây dựng khách sạn với tổng số vốn 1,86 tỷ USD, tăng 19,57% so với năm 2006 [28, 41]. Theo ông Hồ Việt Hà - vụ trưởng Vụ Kế hoạch và tài chính (Tổng cục Du lịch ) đã nhận định: đây là năm đầu tư nước ngoài vào Du lịch bằng 7 – 8 năm trước cộng lại, tập trung vào các dự án có quy mô lớn, dịch vụ có chất lượng cao để phục vụ khách Du lịch… điển hình như các dự án lớn như: Tổ hợp khách sạn 5 sao do Tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) đầu tư 500 triệu USD tại Hà Nội, khu nghỉ mát cấp cao Chân Mây (Huế) đầu tư 276 triệu USD của Singapore, sân golf 36 lỗ với số vốn đầu tư là 176 triệu USD của Hàn Quốc đầu tư vào Long An…

Vân

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài là một trong những khu vực kinh tế có vị trí vai trò rất quan trọng trong toàn bộ ngành Du lịch nước ta hiện nay. Bởi trong điều kiện hoàn cảnh của nước ta thời kỳ này có rất nhiều những cơ hội mở cho nước ta, nhưng bản thân nguồn nội lực chưa thực sự đủ lớn mạnh để phát triển Du lịch Việt Nam ngang tầm với thế giới.

Cùng với các khu vực kinh tế Du lịch khác, Du lịch có vốn đầu tư nước ngoài phát huy mạnh mẽ được hiệu quả kinh tế của mình. Khai thác được tiềm năng Du lịch của nước ta tạo điều kiện cho Du lịch Việt Nam có được một hệ thống hoàn chỉnh, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng.

Một phần của tài liệu luận văn Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008 (Trang 47 - 49)