1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài: “Trình bày về một tình huống rủi ro kinh doanh (một tình huống thực tế). Phân tích và đánh giá đối với rủi ro này từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.”

19 3,2K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 146 KB

Nội dung

đề tài thảo luận môn quản trị rủi ro: “Trình bày về một tình huống rủi ro kinh doanh (một tình huống thực tế). Phân tích và đánh giá đối với rủi ro này từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.”

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Phần I Cơ sở lý thuyết.

1.1 Khái niệm rủi ro

1.2 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh

1.3 Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh

+Nguyên nhân khách quan

+Nguyên nhân chủ quan

1.4.Các biện pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro

 Kiểm soát rủi ro

 Tài trợ rủi ro

Phần II Nội dung.

2.1 Vài nét về Trung tâm Thương Mại (TTTM) Hải Dương 2.2 Phân tích tình huống rủi ro xảy ra tại TTTM

- nêu ra tình huống rủi ro (cháy TTTM)

- Nguyên nhân dẫn đến cháy tại TTTM:

+ nguyên nhân khách quan

+ nguyên nhân chủ quan

2.3 Đánh giá rủi ro

2.4 Biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro

 Kiểm soát rủi ro

 Tài trợ rủi ro

Phần III Kết luận.

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã hiểu rõ tầm quan trọng của lửa, lửa dùng để nấu chín thức ăn, để sưởi ấm khi trời trở lạnh… để làm rất nhiều công việc khác phục vụ trong sinh hoạt và dường như lửa là người bạn rất nồng ấm của con người chúng ta Tuy nhiên khi lửa vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của con người, thì lửa không còn vẻ thân thiện vốn có của nó nữa, nó sẽ gây ra những vụ cháy nổ lớn, những vụ thảm họa ngoài sức tưởng tượng của chúng ta

Mặc dù có rất nhiều biện pháp Phòng cháy chữa cháy (PCCC) Nhưng hàng năm vẫn xảy ra trên 10.000 vụ cháy, làm thiệt hại hàng nghìn các khu dân cư, các

cơ sở sản xuất kinh doanh Làm bao nhiêu người lâm vào cảnh lầm than, mất nhà, mất người thân… tổn thất về kinh tế rất lớn, điển hình là vụ cháy nổ ở trung tâm thương mại tỉnh Hải Dương

Chính vì vậy, mà nhóm chúng em đã chon đề tài: “Trình bày về một tình huống rủi ro kinh doanh (một tình huống thực tế) Phân tích và đánh giá đối với rủi

ro này từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.”

Trang 3

Phần I: Cơ sở lý thuyết.

1.1 Khái niệm rủi ro.

Có nhiều khái niệm về rủi ro:

- Theo từ điển Tiếng Việt: ‘Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến’

- Theo từ điển Oxford: ‘Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, hoặc bị đau đớn, thiệt hại’

- Theo George Rejda: ‘Rủi ro được hiểu là sự không chắc chắn, gây ra những mất mát thiệt hại’

→ Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra, gây tổn thất cho con người

VD: bị tai nạn giao thông, thiên tai bất ngờ xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán, sóng thần, động đất

1.2 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh.

Rủi ro trong kinh doanh là những vận động khách quan bên ngoài chủ thể kinh doanh, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình

 Đặc trưng của rủi ro:

+ Tính đối xứng của rủi ro: rủi ro có tính đối xứng hay không đối xứng điều đó tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người đối với rủi ro và hậu quả của nó

- Đối xứng: không phải lúc nào tính ‘bất định’ cũng đem lại rủi ro Bất định là sự nghi ngờ về khả năng của chúng tiên đoán khả năng xảy ra trong tương lai của một

sự kiện trong hiện tại

- Không đối xứng: Con người có thể nắm được ‘sự bất định’ biến rủi ro thành may mắn Sự bất định phản ánh khả năng luôn luôn thay đổi dự đoán khả năng trong tương lai

Trang 4

+ Tần suất của rủi ro: là số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện

+ Mức độ nghiêm trọng của rủi ro: tức là mức độ thiệt hại tác động đến chủ thể +Nguy cơ cuả rủi ro: là một tình huống có thể tạo ra rủi ro bất kỳ lúc nào, có thể gây nên những tổn thất (hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không thể tiên đoán trước

1.3 Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh.

+ Nguyên nhân khách quan:

- Những yếu tố bất lợi của môi trường kinh tế: suy thoái kinh tế, lạm phát, thay đổi

tỷ giá hối đoái

- Sự không ổn định về chính trị: thay đổi các thể chế chính trị, chính sách, luật phát theo hướng bất lợi

- Nhân tố từ môi trường văn hóa, xã hội

- Định chế xã hội, truyền thống, thuần phong mỹ tục, tập quán, thói quen tiêu dung mua sắm, văn hóa ứng xử

- Điều kiện tự nhiên bất lợi: thiên tai, sóng thần, động đất

- Tình hình cung cầu, cạnh tranh, biến động của giá cả, khách hàng, nhà cung cấp + Nguyên nhân chủ quan:

- Sai lầm trong lựa chọn, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách, cơ chế trong việc ra quyết định và thực hiện quyết định

- Thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm

- Thiếu sức khỏe, phẩm chất, đạo đức

- Thiếu thông tin hay thông tin sai lệch

- Tham nhũng, cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu

Trang 5

1.4 Các biện pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro.

Kiểm soát rủi ro:

Kiểm soát rủi ro (risk control) là việc sử dụng các biện pháp, kĩ thuât, công cụ,

chiến lược, các chương trình hành động…để né tránh hoặc ngăn ngừa, hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi của các rủi ro đối với tổ chức khi rủi ro xảy ra

+ Tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro:

- Hạn chế những tổn thất xảy ra đối với con người

- Tăng đọ an toàn trong kinh doanh

- Giảm chi phí hoạt đọng kinh doanh chung

- Tăng uy tín của doanh nghiệp trên thương trường

- Tiềm kiếm được những cơ hội và biến cơ hội kinh doanh thành hiện thực

Nội dung của kiểm soát rủi ro:

+ Né tránh rủi ro: là việc né tránh những hoạt động hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro Để né tránh rủi ro chúng ta cần sử dụng các phương thức:

- Chủ động né tránh

- Loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro

Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp né tránh rủi ro:

+ Ưu điểm:

- Giúp loại bỏ hoàn toàn khả năng gặp rủi ro, tổn thất

- Chi phí thấp

- Trong nhiều trường hợp là biện pháp duy nhất và cuối cùng có thể áp dụng

+ Nhược điểm:

Trang 6

- Không thể đảm bảo né tránh hoàn toàn các rủi ro.

- Có thể mất đi lợi ích có được từ tài sản và hoạt động đó

- Có thể tránh được rủi ro này nhưng lại gặp phải các rủi ro khác

- Có tình huống không thể né tránh hoặc nguyên nhân của rủi rô gắn chặt với bản chất của hoạt động

+ Ngăn ngừa rủi ro: Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức

độ rủi ro khi chúng xảy ra Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro sẽ tìm cách can thiệp vào 3 mắt xích, đó là mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác Sự can thiệp đó là:

- Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa

- Thay thế hoặc sửa đổi môi trường

- Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa mối hiểm họa và môi trường kinh doanh

Ưu và nhược điểm của biện pháp ngăn ngừa rủi ro:

- Có lợi thế trong việc giảm thiểu tổn thất cho từng tổ chức riêng biệt

- Chỉ hạn chế được một phần nào đó cư rủi ro

+ Giảm thiểu tổn thất: Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát mà rủi ro mang lại (giảm mức độ nghiêm trọng của rủi ro)

Ưu điểm: làm giảm tổn thất của rủi ro đã xảy ra

Nhược điểm: thực hiện bị động khi rủi ro đã xảy ra rồi

Các hoạt động giảm thiểu rủi ro sẽ cứu chữa tài sản, khoanh vùng rủi ro, xây dựng

và triển khai kế hoạch giảm thiểu rủi ro, thực hiện các công tác dự phòng

+ Đa dạng hóa rủi ro (hoạt động): Là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành các dạng khác nhau, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ những hoạt động này

bù đắp những tổn thất của những hoạt động khác

Trang 7

Tài trợ rủi ro.

Tài trợ rủi ro (rick financing) là những hoạt động nhằm cung cấp những phương

tiện để bù đắp các tổn thất khi rủi ro xảy ra hoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất

Tài trợ rủi ro bằng 2 cách: - Tự khắc phục rủi ro của doanh nghiệp

- Chuyển giao rủi ro

 Tự khắc phục rủi ro (lưu giữ rủi ro): là biện pháp cá nhân, tổ chức bị rủi ro

tự thanh toán các chi phí tổn thất

- Tự khắc phục rủi ro tự động

- Tự khắc phục rủi ro bị động

Ưu điểm:- Tiết kiệm chi phí

- Khuyến khích né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, tổn thất

Nhược điểm: - Trong một số trường hợp, có thể tốn kém chi phí cao hơn các biện pháp tài trợ rủi ro khác

- Có thể dẫn tới những tổn thất nghiêm trọng

Tự khắc phục rủi ro có hiệu quả trong các trường hợp:

+ Rủi ro được dự đoán, đo lường một cách hiệu quả

+ Mức độ nghiêm trọng của rủi ro không quá lớn

+ Không thể áp dụng các biện pháp tài trợ rủi ro khác

 Chuyển giao rủi ro: là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo nhiều thực tế khác nhau thay vì một thực tế phải gánh chịu

Chuyển giao bằng cách:

- Chuyển giao tài sản và hoạt động có rủi ro đến một người hay một nhóm người khác

Trang 8

- Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước.

Bảo hiểm: Là hình thức chuyển giao rủi ro trong đó có hãng bảo hiểm chấp nhận gánh vác một phần hay toàn bộ tổn thất về tài chính khi rủi ro xảy ra.Có thể kết hợp các biện pháp này để tạo nên các tài trợ rủi ro khác:

- Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là tự khắc phục rủi ro có kèm theo chuyển giao một phần

- Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là chuyển giao rủi ro còn một phần là tụ khắc phục hay tự bảo hiểm

- Tài trợ rủi ro bằng cách 50% tự khắc phục và 50% chuyển giao

Phần II: Nội dung.

2.1 Vài nét về Trung tâm Thương Mại (TTTM) Hải Dương.

TTTM Hải Dương tọa lạc tại thành phố Hải Dương, cách Hà Nội 60 km về phía Đông được xây dựng năm 1998 hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2001, là công trình kiên cố có 4 tầng với tổng diện tích đất quy hoạch gần 10.000m2, diện tích xây dựng hơn 6.400m2, tổng diện tích kinh doanh hơn 15.000m2 (3 tầng), với gần 2.000 gian hàng với tổng quyết toán công trình được duyệt trên 33 tỷ đồng Công trình có bậc chịu lửa cấp 2, kết cấu chịu lực của tòa nhà là hệ khung bê tông cốt thép, đủ chỗ cho 1.546 sạp hàng, mỗi sạp hàng diện tích 4,86 m2 Trung tâm thương mại Hải Dương được đặt ở vị trí thuận lợi ở trước Quảng trường Thống Nhất (giáp ranh giữa 2 phường Lê Thanh Nghị và Trần Phú - Hải Dương)

Theo thiết kế, trung tâm thương mại này có đủ hệ thống PCCC và đã được thẩm định phê duyệt, nghiệm thu ngày 7/8/2000 Hiện tại, TTTM Hải Dương do Ban quản lý chợ và TTTM TP Hải Dương quản lý Trung tâm Thương mại Hải Dương hoạt động từ nhiều năm nay Tầng một bán quần áo, hàng may mặc, tạp hóa; tầng hai kinh doanh giày dép; tầng ba bán đồ nội thất.Có khoảng 536 hộ kinh doanh tại

3 tầng với nhiều ngành hàng khác nhau gồm điện tử, kim khí, giầy dép, quần áo, hàng mã, tạp hóa Tại tầng trệt có 3 câu lạc bộ thể hình, thẩm mỹ hoạt động vào sáng sớm và cuối buổi chiều hàng ngày

Trang 9

2.2 Phân tích tình huống rủi ro xảy ra tại TTTM.

2.2.1 Tình huống rủi ro (cháy TTTM).

Theo tài liệu điều tra, khoảng 3h20’ sáng 15/9, một ngọn lửa bất ngờ bốc lên

từ tầng 1 của Trung tâm thương mại Hải Dương rồi nhanh chóng lan rộng cháy dữ dội, cột khói bốc cao hàng chục mét Ngay sau đó, Anh Phạm Văn Ngạn (tổ phó bảo vệ đêm của Trung tâm Thương mại) điện thoại cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy thuộc Công an tỉnh, báo có hỏa hoạn xảy ra tại kios của chị Nguyễn Thị Huệ tại tầng 1 Phòng Cảnh sát PCCC đã điều xe chữa cháy tới dập lửa, đồng thời báo cáo với Ban lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng tới tham gia dập lửa, bảo vệ hiện trường và tính mạng người dân xung quanh Trung tâm Thương mại Đến khoảng 5h sáng, ngọn lửa đã bao trùm toàn bộ 3 tầng Trung tâm Thương mại trong sự bất lực của lực lượng PCCC Sau khi Công an tỉnh Hải Dương nhờ"chi viện" từ các địa phương lân cận, hơn 10 xe cứu hỏa từ Hưng Yên, Uông Bí đã tới hiện trường tham gia dập lửa Tuy nhiên, do ngọn lửa đã lan rộng, thời gian cháy khá lâu nên mọi sự nỗ lực của lực lượng cứu hỏa không cứu được tài sản, cơ sở vật chất của Trung tâm Thương mại, một phần tòa nhà đã bị đổ sập Đến 10 giờ 45, ba mặt của Trung tâm Thương mại đã cơ bản được dập tắt, không còn khói bốc lên Lực lượng cứu hộ tập trung toàn bộ người và xe cứa hỏa cho việc chữa cháy ở khu vực phía tây bị nặng nhất – nơi được cho là nơi bùng phát ngọn lửa có nhiều hàng

dễ cháy như mây tre đan, hàng mã, hàng chiếu, hàng cao su, hàng nhựa

Theo lực lượng phòng cháy, chữa cháy, tuy các đám cháy to đã được dập tắt nhưng một số vật liệu như cao su, nhựa vẫn còn cháy âm ỉ, nguy cơ bùng phát cháy trở lại rất dễ bùng phát trở lại, không thể chủ quan

Đúng như nhận định của cơ quan chuyên môn, tới 11 giờ 45, ngọn lửa lại bùng lên,

ở phía tây và phía đông của Trung tâm Thương mại, buộc lực lượng chữa cháy phải phân bổ lực lượng tổ chức phun nước chữa cháy Đến 14 giờ, cả hai phía Tây

và Đông của Trung tâm Thương mại khói vẫn bốc lên nghi ngút Toàn bộ mái của trung tâm đã bị cháy thủng Hệ thống cửa sổ, cửa chính bị cháy nham nhở Nhiều mảng tường bị bong tróc vữa Đến 19h cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế Theo UBND tỉnh Hải Dương, vụ cháy không gây thiệt hại về người song tài sản thiệt hại ước tính lên tới 500 tỷ đồng Toàn bộ hàng hóa của hơn 500 tiểu thương kinh doanh trong Trung tâm Thương mại bị lửa thiêu rụi, thiệt hại ước tính khoảng 400 tỷ đồng Tòa nhà trung tâm hư hỏng nặng, kết cấu khung dầm biến dạng nghiêm trọng Trong cuộc đối thoại với chính quyền sau vụ cháy, nhiều tiểu thương bức xúc về công tác phòng cháy, chữa cháy Họ chứng kiến vụ cháy từ

Trang 10

khoảng 1-2h, nhưng phải tới gần 4h mới thấy lực lượng phòng cháy có mặt Trong

khi đó, theo tìm hiểu của Vnexpress.net, công tác phòng cháy, chữa cháy tại Trung

tâm Thương mại Hải Dương đã "có vấn đề" trước khi xảy ra vụ cháy Hồi tháng 2/2012, UBND thành phố Hải Dương kiểm tra, xác định hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại đây đã hư hỏng, xuống cấp, khả năng phòng và chữa cháy không đảm bảo Hệ thống cung cấp và dự trữ nước, các dụng cụ phòng cháy, chữa cháy lạc hậu, hư hỏng, mất tác dụng, đặc biệt là các bể chứa nước và đường dẫn nước

Hệ thống điện được xác định là không an toàn

Gần đây nhất, ngày 9/8, UBND thành phố Hải Dương tiếp tục kiểm tra, xác định, Ban quản lý Trung tâm Thương mại mới cải tạo được 1 bể ngầm, cơ bản đảm bảo

an toàn cho hệ thống điện, ngoài ra các hạng mục khác như bến lấy nước, 3 trụ cấp nước chữa cháy chưa được xây dựng UBND thành phố Hải Dương đã yêu cầu Ban quản lý Trung tâm Thương mại khắc phục các tồn tại trong công tác phòng cháy chữa cháy, hoàn thành trước ngày 15/9 Tuy nhiên, đúng ngày "hạn chót" này,

vụ cháy đã xảy ra (theo báo Vnexpress.net ).

2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến cháy tại TTTM.

+Nguyên nhân khách quan:

- Do cở sở vật chất của trung tâm đã xuống cấp nặng nề

Theo thiết kế, hệ thống cảnh báo cháy tự động, cấp nước chữa cháy, gần 100 bình chữa cháy xách tay Ngoài ra, cùng vào thời điểm trên, tại đây đã thành lập 1 đội PCCC với 30 người (có 18 người được cấp chứng nhận về huấn luyện nghiệp vụ PCCC) Trên thực tế, ngay từ năm 2004, hệ thống báo cháy tự động đã hoàn toàn

tê liệt TTTM này có 4 bể nước ngầm cứu hỏa, nhưng 2 bể đã hư hỏng, không thể tích nước Tương tự, 2/4 máy bơm chữa cháy hỏng động cơ

Theo lãnh đạo UBND TP.Hải Dương, từ năm 2006-2012 Công an tỉnh đã có nhiều công văn yêu cầu Ban quản lý TTTM sửa chữa các hệ thống, thiết bị phòng, chữa cháy, nhất là việc cải tạo lại hệ thống điện, hệ thống thông gió và các đường thoát hiểm Giữa năm 2012, cơ quan chức năng của tỉnh đã phạt hành chính TTTM Hải Dương 30 triệu đồng do những vi phạm về sử dụng điện

Đến cuối năm 2012, 2/4 bể nước ngầm đã nêu cùng toàn bộ các hạng mục khác được sửa chữa sai với thiết kế ban đầu, nhưng Ban quản lý không báo cáo với cơ quan chức năng.Tháng 7/2013, trung tâm đã đầu tư sửa chữa hệ thống PCCC nhưng mới chỉ lắp bổ sung 20 vòi nước và trang bị thêm 28 bình bột, chứ không

Ngày đăng: 19/04/2015, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w