Với mục đích hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH vận tải Việt Nhật nên những vấn đề sau đây được coi là những mục đích thiết thực, nền tảng cho những nghiên cứu trong bài viết:Tổng hợp lý luận về giao nhận, quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không.Phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH vận tải Việt Nhật.Đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH vận tải Việt Nhật.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS Nguyễn Bích Thủy
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận tốtnghiệp Đồng thời em xin gửi lời biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đạihọc Thương mại đã trang bị cho em những kiến thức quý báu giúp em tự tin trong quátrình thực tập tốt nghiệp, làm khóa luận tốt nghiệp cũng như làm việc sau này
Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn tới công ty TNHH vận tải Việt Nhật, các anhchị trong phòng xuất nhập khẩu, phòng kế toán, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên công
ty TNHH vận tải Việt Nhật đã tạo điều kiện cho em được thực tập và hoàn thiện kỹnăng, nghiệp vụ tại công ty, nhiệt tình cung cấp số liệu và các thông tin hữu ích giúp
em hoàn thành tốt các nội dung của khóa luận này
Bài khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành, nhưng do khả năng, thời gian và kiếnthức còn nhiều hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mongnhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo trong khoa để bài báocáo khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 2MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 2
1.6 Kết cấu khóa luận 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 4
2.1 Khái quát chung về giao nhận hàng nhập khẩu 4
2.1.1 Khái niệm về giao nhận 4
2.1.2 Khái niệm về người giao nhận 5
2.1.3 Vai trò và trách nhiệm của người giao nhận 5
2.1.3.1 Vai trò của người giao nhận 5
2.1.3.2 Trách nhiệm của người giao nhận 7
2.2 Giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không 9
2.2.1 Nguồn luật điều chỉnh nghiệp vụ giao nhận bằng đường hàng không 9
2.2.1.1 Luật quốc gia 9
2.2.1.2 Luật quốc tế 11
2.2.2 Các chứng từ được sử dụng trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không 13
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không 14
Trang 32.2.3.1 Các nhân tố khách quan 14
2.2.3.2 Các nhân tố chủ quan 16
2.2.4 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không 17
2.2.4.1 Hàng nhập từ cửa đến cửa (Door to Door) 17
2.2.4.2 Hàng nhập từ sân bay tới sân bay (Airport to airport) 19
Chương 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VIỆT NHẬT 21
3.1 Giới thiệu về công ty TNHH vận tải Việt Nhật 21
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 21
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 21
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 22
3.1.4 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 23
3.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty TNHH vận tải Việt Nhật 24
3.3 Thực trạng quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH vận tải Việt Nhật 25
3.3.1 Thực trạng kinh doanh giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH vận tải Việt Nhật 25
3.3.2 Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH vận tải Việt Nhật 27
3.3.2.1 Hàng nhập khẩu từ cửa tới cửa (Door to Door) 27
3.3.2.2 Hàng nhập khẩu từ sân bay tới sân bay (Airport to Airport) 29
3.4 Đánh giá thực trạng quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH vận tải Việt Nhật 31
3.4.1 Những thành quả đạt được 31
3.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 32
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VIỆT NHẬT 34
4.1 Dự báo và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 34
4.1.1 Dự báo tình hình của công ty trong những năm tiếp theo 34
Trang 44.1.2 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 34
4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH vận tải Việt Nhật 35
4.2.1 Giải pháp về việc trả tờ khai và kiểm hóa chậm 36
4.2.2 Giải pháp đối với nhân viên 36
4.2.3 Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật 37
4.2.4 Một số kiến nghị khác 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 22
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty các năm 2012 – 2014 24 Bảng 3.2: Doanh thu từ hoạt động giao nhận bằng đường hàng không của Kovina giai đoạn 2012-2014 25 Bảng 3.3: Tổng sản lượng hàng hóa giao nhận hàng không giai đoạn 2012-2014 26
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
2 FIATA Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam
3 MTO Người kinh doanh vận tải đa phương thức
6 C/O Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
8 Kovina Công ty Konoike Vinatrans Logistics
9 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
10 AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
11 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
12 WTO Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 7Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt độngthương mại quốc tế được xem là một trong những hoạt động quan trọng để xây dựngđất nước giàu mạnh và phát triển Bên cạnh đó, giao nhận hàng hóa là một nghiệp vụquan trọng không thể thiếu trong hoạt động thương mại quốc tế, tạo ra những điều kiệncần thiết để đảm bảo hàng hóa xuất khẩu đến thị trường quốc tế kịp thời và giúp hàngnhập khẩu từ nước ngoài đến tận tay người tiêu dùng trong nước một cách hiệu quả.Trong thời kỳ nền kinh tế thị trường ngày càng tiến dần đến toàn cầu hóa và Việt Nam
đã và đang hội nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế như hiện nay thì các doanh nghiệpViệt Nam nói chung và các công ty giao nhận vận chuyển nói riêng cũng phải bướcvào một sân chơi mới rộng lớn và sôi nổi hơn, bên cạnh đó thì các doanh nghiệp cũngphải đối mặt với sự canh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn từ các đối thủ đặc biệt
là các doanh nghiệp nước ngoài Mặt khác, năng lực cạnh tranh của các công ty giaonhận vận tải Việt Nam hiện nay còn rất thấp, chưa có sự thống nhất giữa các khâutrong quy trình đặc biệt là giao nhận vận tải hàng không nên chưa đáp ứng được hếtnhu cầu của thị trường sôi động như hiện nay Nhận thức được tầm quan trong của hoạtđộng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không đối với sự phát triểncủa nền kinh tế đất nước nói chung và của công ty TNHH vận tải Việt Nhật nói riêng,qua thời gian thực tập tại doanh nghiệp, em đã tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn đề tài:
“Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bẳng đường hàng không của công ty TNHH vận tải Việt Nhật”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Với mục đích hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàngkhông tại công ty TNHH vận tải Việt Nhật nên những vấn đề sau đây được coi lànhững mục đích thiết thực, nền tảng cho những nghiên cứu trong bài viết:
- Tổng hợp lý luận về giao nhận, quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đườnghàng không
Trang 8- Phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàngkhông tại công ty TNHH vận tải Việt Nhật.
- Đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằngđường hàng không tại công ty TNHH vận tải Việt Nhật
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàngkhông tại công ty TNHH vận tải Việt Nhật Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá vàcác giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhậnbằng đường hàng không tại công ty
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: bài viết giới hạn về quy trình nhận hàng nhập khẩu bằngđường hàng không tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài – Hà Nội của công ty TNHHvận tải Việt Nhật
- Phạm vi về thời gian: các số liệu dùng để phân tích và chứng minh được thuthập từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh…từ phòng kế toán của công ty từnăm 2012 đến nay
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung của đề tài, em đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp quan sát: quan sát trực tiếpbằng các giác quan các hoạt động kinh doanh, quá trình thực hiện quy trình giao nhậnhàng hóa tại công ty
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Thông qua các kết quả báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gầnđây của công ty, từ năm 2012 đến năm 2014
Thông qua một số giáo trình liên quan đến quản trị logistics, quản trị tác nghiệpthương mại quốc tế và một số giáo trình liên quan đến nghiệp vụ giao nhận
- Phương pháp phân tích dữ liệu
Trang 9Dựa vào số liệu thu thập được qua hai phương pháp là phương pháp thu thập dữliệu sơ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, sẽ dùng phương pháp phân tíchthống kê xử lý số liệu, phương pháp đánh giá tổng hợp.
1.6 Kết cấu khóa luận
Kết cấu của khóa luận được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng khôngChương 2: Cơ sở lý luận về quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàngkhông
Chương 3: Thực trạng quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng khôngcủa công ty TNHH vận tải Việt Nhật
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhậnhàng nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH vận tải Việt Nhật
Trang 10Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
2.1 Khái quát chung về giao nhận hàng nhập khẩu
2.1.1 Khái niệm về giao nhận
Sự luân chuyển hàng hóa từ nước này đến nước khác do nhu cầu tiêu dùng rộng
mở làm cho hàng hóa phải trải qua nhiều công đoạn như: thông quan xuất nhập khẩu,chuẩn bị giấy tờ, thuê phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng lên phương tiện,… Tất cảnhững công việc đó người ta gọi là nghiệp vụ giao nhận
Giao nhận là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ gửi hàng đến nơi nhận hàng, trong
đó người giao nhận ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợpđồng đối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “Dịch vụ giao nhận được địnhnghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốcxếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quanđến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán,thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”
Theo luật thương mại 1997: “Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo
đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển,lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàngcho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hay người giao nhậnkhác”
Theo luật thương mại 2005: “Dịch vụ logistics là một hoạt động thương mạitheo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng,vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, làm thủ tục giấy tờ khác, tư vấnkhách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liênquan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Hoạt động giao nhận vận tải với vai trò cơ bản nhất của nó là một khâu khôngthể thiếu trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa Nó đảm trách một phần công việctrong quá trình lưu thông của hàng hóa Nó đóng vai trò chuyên chở và thực hiện một
Trang 11số nghiệp vụ khác để đưa hàng từ nơi người gửi hàng đến nơi người nhận hàng Ngoài
ra, với sự áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực giao nhận, hoạtđộng giao nhận đã ngày càng đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng với tốc độnhanh hơn, an toàn hơn và đảm bảo chất lượng của hàng hóa Cùng với sự áp dụngnhững thành tựu khoa học công nghệ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vựcnày đã tác động làm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí của hoạt động giao nhận đểnhằm phục vụ khách hàng ở mức tốt nhất Qua đó mà hoạt động giao nhận sẽ góp phầnlàm giảm giá thành của sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế
Do vậy, hoạt động giao nhận đang ngày càng đóng vai trò quan trọng thiết yếutrong hoạt động thương mại quốc tế Kéo theo đó là vai trò và trách nhiệm của ngườigiao nhận cũng ngày càng lớn trong mối quan hệ với người gửi hàng và người nhậnhàng
2.1.2 Khái niệm về người giao nhận
Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác củakhách hàng hoặc của người chuyên chở Nói cách khác, người kinh doanh các dịch vụgiao nhận gọi là người giao nhận Theo đó, người giao nhận có thể là:
- Chủ hàng (khi anh ta tự đứng ra thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hóacủa mình)
- Chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận)
- Công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳmột người nào khác thực hiện dịch vụ đó
Theo liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao nhận làngười lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợiích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở Người giaonhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận nhưbảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa,…”
2.1.3 Vai trò và trách nhiệm của người giao nhận
2.1.3.1 Vai trò của người giao nhận
Ngày nay do sự phát triển của vận tải container, vận tải đa phương thức, ngườigiao nhận không chỉ làm đại lý, người nhận ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và
Trang 12đóng vai trò như một bên chính (Principal) - người chuyên chở (Carrier) Người giaonhận đã làm chức năng và công việc của những người sau đây:
a) Môi giới hải quan
Trước đây người giao nhận chỉ hoạt động trong nước Nhiệm vụ của người giaonhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu và giành chỗ chở hàngtrong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của người xuấtkhẩu hoặc người nhập khẩu tùy thuộc vào quy định của hợp đồng mua bán Trên cơ sởnhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu để khai báo, làm thủ tụchải quan như một môi giới hải quan
b) Đại lý
Trước đây người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở
mà chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như làmột đại lý của người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng,giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho…trên cơ sở hợp đồng ủy thác
c) Người gom hàng
Vai trò của người gom hàng rất quan trọng đặc biệt trong vận tải đường sắt vàvận tải bằng container, dịch vụ gom hàng không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ(LCL) thành hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm cước phívận tải Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyênchở hoặc đại lý
d) Người chuyên chở
Trong nhiều trường hợp người giao nhận cũng có thể là người chuyên chở khi
họ trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hànghóa từ nơi này đến nơi khác Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chởnếu anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở Nếu trực tiếp chuyên chở thìngười giao nhận là người chuyên chở thực tế
Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi
là vận tải từ cửa đến cửa thì người giao nhận đã đóng vai trò như là người kinh doanh
Trang 13vận tải đa phương thức (MTO) Khi đó MTO cũng là người chuyên chở và phải chịutrách nhiệm đối với hàng hóa.
2.1.3.2 Trách nhiệm của người giao nhận
Người giao nhận dù hoạt động với danh nghĩa là đại lý hay với tư cách là ngườichuyên chở đều phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình Với mỗi vai trò,người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm của người giao nhận khi đóng vai trò là đại lý
Khi đóng vai trò là người đại lý, người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối vớicác bên sau:
- Trách nhiệm đối với khách hàng
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, người giao nhận hoặc người làmcông của anh ta có thể phạm sai sót hoặc nhầm lẫn không phải do cố ý hay coi thườngnhưng gây ra thiệt hại về tài chính cho người ủy thác hoặc gây nên tổn thất đối vớihàng hóa thì người giao nhận đều phải chịu trách nhiệm những lội lầm hay sai sót nàybao gồm:
+ Giao hàng khác với chỉ dẫn của khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng Chởhàng đến sai địa điểm quy định
+ Không mua bảo hiểm cho hàng theo chỉ dẫn của khách hàng Sai sót trong quá trìnhlàm thủ tục hải quan làm cho hàng hóa thông quan chậm hoặc gây thiệt hại cho kháchhàng
+ Không thông báo cho người nhận hàng
+ Không thực hiện sự cần mẫn hợp lý khi thay mặt khách hàng lựa chọn người chuyênchở, thủ kho hay các đại lý khác
+ Giao hàng không lấy vận đơn, các chứng từ liên quan đến hàng hóa
+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết để xin hoàn thuế
+ Giao hàng không thu tiền từ người nhận hàng, giao hàng không đúng chủ
- Trách nhiệm làm thủ tục hải quan:
Người giao nhận khi được ủy thác thực hiện khai báo hải quan phải chịu tráchnhiệm trước cơ quan hải quan về sự tuân thủ các quy định hải quan đảm bảo khai đúng
Trang 14tên hàng, giá trị, số lượng Vi phạm những quy định này người giao nhận phải chịuphạt mà tiền phạt đó không thu lại được từ khách hàng Chi phí phát sinh do sơ xuấtcủa người giao nhận trong quá trình làm thủ tục sẽ do người giao nhận gánh chịu.Ngoài ra anh ta còn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình đốivới hải quan Tuy nhiên, trên thực tế thì trách nhiệm này đôi khi không được ngườigiao nhận thực hiện một cách đầy đủ Vì nhiều lý do, họ có thể khai sai chủng loạihàng, số lượng, chất lượng, mã hàng và vì thế họ trốn được một khoản tiền thuế làm lợicho bộ phận cá nhân và gây thiệt hại cho Nhà nước.
- Trách nhiệm đối với bên thứ ba:
Thông thường những người giao nhận chỉ là những người làm dịch vụ thuầntúy Trừ một số công ty giao nhận lớn có các phương tiện trong tay, đại đa số ngườigiao nhận đều phải thuê các công ty khác làm các công đoạn khác nhau của quá trìnhgiao nhận như: vận tải đường bộ, bốc xếp, kho hàng, cơ quan cảng… Người giao nhậncăn cứ vào yêu cầu cụ thể của công việc ký hợp đồng với bên thứ ba để cung cấp cácdịch vụ liên quan đến quá trình vận chuyển Tuy nhiên, người giao nhận dễ bị bên thứ
ba là người có quan hệ đến hàng hóa trong quá trình chuyên chở khiếu nại Các khiếunại này thường rơi vào hai loại:
+ Tổn thất vật chất về tài sản của bên thứ ba và hậu quả của tổn thất đó
+ Người của bên thứ ba bị chết, bị bị thương, ốm đau và hậu quả của việc đó
b) Trách nhiệm của người giao nhận khi đóng vai trò là người chuyên chở chính.
Khi là người chuyên chở chính, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầuđộc lập, trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chởhàng hóa từ nơi địa điểm này đến địa điểm khác
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợpanh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của chính mình mà còn trong trườnghợp anh ta bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảmnhận trách nhiệm của người chuyên chở Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụliên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối,… thì người giao
Trang 15nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu thực hiện các dịch vụ trên bằngphương tiện và người của mình, hoặc đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịutrách nhiệm như người chuyên chở.
Khi đóng vai trò là người chuyên chở, người giao nhận phải chịu trách nhiệm vềnhững hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác,…mà anh tathuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình Quyền,nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương tiện vậntải liên quan quy định
Tuy nhiên, người giao nhận sẽ không chịu trách nhiệm về những mất mát, hưhỏng của hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau đây:
+ Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy thác
+ Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
+ Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa
+ Do các trường hợp bất khả kháng như: chiến tranh hoặc đình công…
Ngoài ra, người giao nhận cũng không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng
lẽ khách hàng được hưởng, về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải
do lỗi của mình
2.2 Giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không
2.2.1 Nguồn luật điều chỉnh nghiệp vụ giao nhận bằng đường hàng không
2.2.1.1 Luật quốc gia
Nguồn luật quốc gia là một trong những nguồn luật chính điều chỉnh hoạt độnggiao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không Do đây là một hoạt độngliên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau nên chịu sự điều chỉnh của nhiều
bộ luật có liên quan như: Luật hàng không đan dụng Việt Nam ban hành năm 1991 vàsửa đổi năm 1995, Điều lệ vận chuyển hàng hóa Quốc tế của hãng hàng không Quốcgia Việt Nam ban hành năm 1993, sửa đổi năm 1997, Luật Thương mại năm 1997,Luật Hải Quan, Các điều kiện kinh doanh chuẩn của Hiệp hội giao nhận kho vận ViệtNam
Trang 16- Luật hàng không dân dụng Việt Nam:
Với mục đích thiết lập một cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động liênquan đến hãng hàng không dân dụng để đảm bảo an toàn vận chuyển hàng không vàkhai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng của ngành hàng không dân dụng ViệtNam, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước, mở rộng giao lưu vàhợp tác quốc tế trên mọi phương diện, Luật hàng không đan dụng Việt Nam đã đượcQuốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 8, kỳ họp thứ 10 chính thứcthông qua ngày 26/12/1991 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/06/1992 Tuy nhiên,nhằm để phù hợp hơn nữa với sự phát triển của ngành hàng không dân dụng nước nhà
và bảo vệ tốt hơn vùng trời chủ quyền quốc gia, Luật hàng không dân dụng Việt Namlại được sửa đổi vào ngày 20/04/1995, bao gồm 10 chương và 110 điều khoản
Nội dung cơ bản của Luật hàng không dân dụng Việt Nam bao gồm những quyđịnh về các quan hệ pháp lý có liên quan đến các hoạt động có sử dụng tàu bay nhằmmục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm và các hoạtđộng kinh tế khác, phục vụ nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa thể thao, y tế, tìmkiếm cứu nguy và những hoạt động dân dụng nhằm mục đích đảm bảo an toàn vậnchuyển hàng không, khai thác có hiệu quả các tiềm năng của ngành hàng không dândụng Việt Nam, để tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển đất nước trên mọiphương diện, tăng cường giao lưu và hợp tác trong khu vực và quốc tế
Đối với những quan hệ pháp lý liên quan tới hoạt động hàng không dân dụng
mà luật này không quy định thì áp dụng các quy định pháp luật tương ứng khác củaViệt Nam
- Điều lệ vận chuyển hàng hóa quốc tế của hãng hàng không quốc gia Việt Nam.
Nhằm mục đích cụ thể hóa và giải thích rõ các quy định trong Luật hàng khôngdân dụng Việt Nam năm 1991, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VietnamAirlines) đã cho ban hành bản “Điều lệ vận chuyển hàng hóa quốc tế của hãng hàngkhông quốc gia Việt Nam” năm 1993, sửa đổi năm 1997 Bản điều lệ này thay thế cho
“Thể lệ tạm thời vận chuyển hàng không quốc tế của Việt Nam” được ban hành năm1979
Trang 17- Luật Thương mại Việt Nam:
Luật Thương mại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 10/05/1997 và cóhiệu lực thi hành ngày 01/01/1998 Trong đó, Chương II mục 10 từ Điều 163 đến Điều
171 quy định cụ thể về khái niệm, quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ giao nhậnhàng hóa, các trường hợp miễn trách, giới hạn trách nhiệm
- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế:
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được Hội đồng Nhà nước ban hành ngày25/09/1989 Hợp đồng trong giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khôngcũng là một dạng của hợp đồng kinh tế Do vậy việc áp dụng Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế trong việc ký kết hợp đồng giao nhận là một việc bắt buộc Do Pháp lệnh hợp đồngkinh tế có rất nhiều hạn chế nên năm 1997 Dự thảo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế mới đãđược soạn thảo nhằm giảm bớt những bất cập của pháp lệnh cũ
- Pháp lệnh Hải quan:
Được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 20/02/1990 và có hiệu lực thi hànhngày 01/05/1990 Hoạt động giao nhận hàng hóa XNK có liên quan trực tiếp đến thủtục hải quan, vì vậy ngoài việc tuân thủ đúng những văn bản pháp luật kể trên đòi hỏingười giao nhận phải nắm rõ Pháp lệnh Hải quan
- Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của Hiệp hội giao nhận Việt Nam:
Hiệp hội giao nhận Việt Nam đưa ra các điều kiện kinh doanh chuẩn trong đó cóquy định rõ về những quy tắc chung, những định nghĩa cụ thể, nghĩa vụ của công tygiao nhận, nghĩa vụ của khách hàng, việc thực hiện hợp đồng, trách nhiệm chung vàgiới hạn trách nhiệm cũng như các quyền cầm giữ hàng hóa, khiếu nại, kiện tụng,…
2.2.1.2 Luật quốc tế
Bên cạnh nguồn luật quốc gia, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩubằng đường hàng không còn được điều chỉnh bằng các nguồn luật quốc tế bởi ngườigiao nhận không chỉ giao dịch với các đối tác nước ngoài mà còn chuyên chở và giaonhận hàng hóa trên lãnh thổ của nước khác hoặc lãnh thổ quốc tế, vì vậy nguồn luậtquốc tế rất quan trọng nhất là khi có tranh chấp xảy ra
Trang 18Giao nhận quốc tế bằng đường hàng không được điều chỉnh bởi Công ước quốc
tế về việc thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đườnghàng không quốc tế - Công ước Vacsava
Công ước Vacsava được ký kết ngày 12/10/1929 Công ước này đã giải quyếtđược vấn đề xung đột pháp luật giữa các nước trong vận tải hàng không Đến nay đã cógần 130 nước trên thế giới tham gia hoặc phê chuẩn Công ước và nó đã trở thành đạoluật chủ yếu trong vận tải hàng không quốc tế hiện nay Việt Nam tham gia công ướcngày 11/10/1982
Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava ký ngày 28/09/1955 tại Hague gọi làNghị định thư Hague
Công ước bổ sung cho Công ước Vacsava ký tại Guadalajara ngày 18/09/1961gọi tắt là Công ước Guadalajara
Hiệp định Montreal 1966 sửa đổi về giới hạn trách nhiệm của Công ướcVacsava 1929
Các nghị định thư bổ sung Montreal 1975 gồm các nghị định thư số 1,2,3,4 liênquan đến việc thay thế đồng tiền để tính giới hạn trách nhiệm bồi thường và sửa đổimột số điều của Công ước Vacsava
Theo các công ước trên, phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở là từ khingười chuyên chở nhận hàng để chở cho đến khi giao hàng cho người nhận Cơ sởtrách nhiệm dựa trên nguyên tắc có lỗi nghĩa là người chuyên chở phải chịu tráchnhiệm về những mất mát, hư hỏng, tổn thất, chậm trễ hàng hóa trong quá trình vậnchuyển trừ khi chứng minh được mình (đại lý, người làm công) đã áp dụng mọi biệnpháp cần thiết hợp lý để tránh cho hàng hóa khỏi những tổn thất đó
Giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không theo Côngước Vacsava là 250 Fr/kg hàng hóa trừ trường hợp người gửi hàng đã kê khai giá trịlúc gửi hàng và nộp thêm một khoản tiền nếu có yêu cầu Trong trường hợp này, tráchnhiệm của người chuyên chở không vượt quá số tiền đã kê khai Các nghị định thư bổsung Montreal 1975 đã đổi giới hạn trách nhiệm ra đồng SDR để áp dụng cho các nướcthành viên của Quỹ tín dụng quốc tế IMF với mức tương đương 17 SDR/kg hàng hóa
Trang 19Ngày nay, khi mà vận tải và thương mại làm cho các quốc gia thêm gần nhaucùng với xu thế toàn cầu hóa thì nguồn luật quốc tế không chỉ có tác dụng điều chỉnh
và giải quyết các tranh chấp mà còn nhằm làm giảm bớt những tranh chấp đó và thúcđẩy thương mại quốc tế phát triển
2.2.2 Các chứng từ được sử dụng trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không
Thông thường, trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàngkhông sẽ có các chứng từ cần thiết sau:
- Chứng từ hàng hóa gồm:
+ Hóa đơn thương mại: Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của ngườibán đòi người mua trả số tiền ghi trên hóa đơn Trên hóa đơn thương mại ghi chi tiết vềhàng hóa, về số lượng, phẩm chất, giá cả,…
+ Bảng kê chi tiết: Là chứng từ chi tiết về hàng hóa trong kiện hàng, hòm, hộp haycontainer
- Chứng từ vận tải: Vận đơn hàng không (Air waybill – AWB):
AWB là bằng chứng của một hợp đồng vận tải ký kết giữa chủ hàng và ngườichuyên chở hàng không AWB được lập thành 3 bản gốc có màu khác nhau phân phốicho những người khác nhau Bản gốc thứ nhất có chữ ký của người gửi hàng dành chongười chuyên chở, bản gốc thứ hai có chữ ký của cả hai bên đi theo hàng đến nơi đến
và dành cho người nhận, bản gốc thứ ba dành cho người gửi hàng Ngoài ra có từ 6 đến
11 bản sao để phân phối cho những người liên quan khác Người gửi hàng phải chịutrách nhiệm về tính đúng đắn của các chi tiết ghi trong vận đơn mà anh ta đã kê khai
Trang 20+ Biên lai kho hàng: Là chứng từ do chủ kho hàng cấp để biên nhận đã lưu kho một sốhàng hóa nhất định trong một thời hạn nhất định.
+ Chứng từ lưu kho
- Chứng từ hải quan:
+ Tờ khai hải quan: Là khai báo của chủ hàng về hàng hóa cho cơ quan hải quan
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền cấp để xácnhận nơi sản xuất hay khai thác hàng hóa C/O rất quan trọng trong việc tính thuế hànghóa và hưởng ưu đãi thuế quan
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận về sinh
Ngoài ra, giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không còn cần các giấy tờ khácnhư:
- Môi trường luật pháp
Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không liênquan đến nhiều quốc gia khác nhau Vì vậy, môi trường luật pháp ở đây được hiểu làmôi trường luật pháp không chỉ ở các quốc gia hàng hóa được gửi đi mà còn của quốcgia hàng hóa đi qua, quốc gia hàng hóa được gửi đến và luật pháp quốc tế Bất kỳ một
sự thay đổi nào ở một trong những môi trường luật pháp nói trên như sự ban hành, phêduyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ; hay sự phê chuẩn, thông qua mộtCông ước quốc tế cũng sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt động giao nhận hàngxuất nhập khẩu Do đó, việc hiểu biết về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của
Trang 21những quốc gia khác sẽ giúp người giao nhận tiến hành công việc một cách hiệu quảnhất.
- Môi trường chính trị, xã hội
Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợicho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để thúc đẩy sự hợp táccủa các quốc gia khác với quốc gia đó
Bên cạnh đó, những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốcgia có liên quan trong hoạt động giao nhận cũng ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giaonhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không Những biến động về chính trị, xã hội sẽ
là cơ sở để xây dựng những trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách chongười giao nhận cũng như người chuyên chở
- Môi trường công nghệ
Công nghệ ngày càng phát triển làm cho các ngành kinh tế nói chung và ngànhvận tải hàng không nói riêng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
Ngày nay, ngày càng nhiều máy bay thế hệ mới ra đời hiện đại hơn nhiều so vớicác máy bay thế hệ cũ trước đó Những máy bay này có chỉ số kinh tế kỹ thuật tốt nhất,tiện sử dụng cho người lái, tạo được sự tin cậy ngày càng cao của khách hàng Việc ápdụng những vật liệu mới trong chế tạo máy bay, cải tiến cách thức thiết kế khoanghành khách, giảm tiếng ồn khi vận hành máy bay, tiết kiệm nhiên liệu,…cùng với việc
áp dụng công nghệ tin học mới trong việc chế tạo, khai thác và bảo dưỡng máy bay đãđưa lại cho ngành vận tải hàng không một bộ mặt mới trong ngành vận tải thế giới
- Yếu tố thời tiết
Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyênchở hàng hóa bằng đường hàng không Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng vàthời gian giao nhận hàng hóa Ngoài ra, quá trình chuyên chở trên không cũng chịu ảnhhưởng rất lớn của yếu tố thời tiết nếu thời tiết xấu có thể gây thiệt hại cho chuyến bayhoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan
Trang 22Những tác động của yếu tố thời tiết sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa và
là một trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp Nó cũng là cơ sở để xâydựng trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận
- Đặc điểm của hàng hóa
Mỗi loại hàng hóa lại có những đặc điểm riêng của nó Ví dụ như hàng nông sản
là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng; hàng máy móc thiết bị thì lại cồng kềnh,khối lượng và kích cỡ lớn,… Chính những đặc điểm riêng này của hàng hóa sẽ quyđịnh cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hóa sao cho đúng quy cách, phù hợp vớitừng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hóa trong quá trình giao nhận vàchuyên chở Bên cạnh đó, mỗi loại hàng hóa khác nhau với những đặc điểm riêng biệt
sẽ đòi hỏi những loại chứng từ khác nhau để chứng nhận về phẩm chất, chất lượng củachúng Tùy theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc theo bộ chứng từ thanh toán đượcquy định trong L/C mà người giao nhận sẽ phải chuẩn bị các loại chứng từ cho phùhợp
2.2.3.2 Các nhân tố chủ quan
Ngoài những nhân tố khách quan, quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằngđường hàng không còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan như: cơ sở hạ tầng,trang thiết bị, máy móc; nguồn vốn đầu tư; trình độ người tổ chức điều hành, tham giaquy trình
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm: văn phòng, khohàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hóa,… Để thamgia vào hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, nhất làtrong điều kiện công nghiệp hóa như hiện nay, người giao nhận cần có một cơ sở hạtầng với những trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việc gom hàng,chuẩn bị và kiểm tra hàng Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, ngườigiao nhận đã có thể quản lý mọi hoạt động của mình và những thông tin về khách hàng,hàng hóa qua hệ thống máy tính và sử dụng hệ thống truyền dữ liệu điện tử Với cơ sở
Trang 23hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, người giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn vớinhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài.
- Lượng vốn đầu tư
Để có thể xây dựng một cơ sở hạ tầng vững chắc và sở hữu những trang thiết bịhiện đại, người giao nhận cần một lượng vốn đàu tư rất lớn Tuy nhiên không phải lúcnào người giao nhận cũng có khả năng tài chính dồi dào Nếu nguồn tài chính hạn hẹp,người giao nhận sẽ phải tính toán chu đáo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật một cáchhiệu quả bên cạnh việc đi thuê hoặc liên doanh đồng sở hữu với các doanh nghiệp khácnhững máy móc và trang thiết bị chuyên dụng
- Trình độ người tổ chức điều hành, tham gia quy trình
Nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằngđường hàng không là trình độ của người tổ chức điều hành cũng như người trực tiếptham gia quy trình Thời gian vận chuyển giao nhận hàng hóa đến nơi khách hàng yêucầu là ngắn hay dài phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của những người tham gia trựctiếp hay gián tiếp vào quy trình Nếu người tham gia quy trình có sự am hiểu và kinhnghiệm trong lĩnh vực này thì sẽ xử lý thông tin thu được trong khoảng thời gian nhanhnhất, không những thế chất lượng của hàng hóa cũng sẽ được đảm bảo tốt hơn do đã cókinh nghiệm làm hàng với nhiều loại hàng khác nhau
Chính vì lẽ đó, trình độ của người tham gia quy trình luôn luôn được coi trọng
và chú ý trước tiên, nó là một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượngquy trình giao nhận và đem lại uy tín, niềm tin cho khách hàng
2.2.4 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không
Trên cơ sở ủy thác của người nhập khẩu, người giao nhận sẽ thực hiện các dịch
vụ của mình với hai phương thức giao nhận hàng nhập khẩu như sau:
2.2.4.1 Hàng nhập từ cửa đến cửa (Door to Door)
Bước 1: Nhận và chuẩn bị giấy tờ
Sau khi nhận được thông báo hàng đến thông qua fax hoặc email, nhân viêngiao nhận sẽ đến sân bay nhận toàn bộ chứng từ và giấy tờ liên quan đến lô hàng nhập
Bước 2: Thông báo cho người nhận hàng đến nhận chứng từ để làm thủ tục nhập khẩu