TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU PHỐ CỔ HỘI AN
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Cho đến nay, quy hoạch du lịch vẫn luôn là “bài toán khó” đối với những
nhà quản lí, những người đã, đang và sẽ học nghề du lịch Bàn về quy hoạch du lịch
Việt Nam, người ta nhận thấy những lời khen thì ít mà chê thì nhiều Rất ít những
điểm du lịch ở Việt Nam được quy hoạch một cách bài bản, có tầm nhìn và hiệu
quả Đâu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng, các báo, đài vẫn nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của việc xâý dựng quy hoạch trong phát triển du lịch và sự cần
thiết phải đảm bảo tính thống nhất của các yee tố trong du lịch Quy hoạch phát
triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững bởi vì sự phát triển du lịch chủ yếu dựa
vào các điểm hấp dẫn và các hoạt động có liên quan đến môi trường tự nhiên, các
giá trị văn hóa của địa phương Người ta cũng nói, lập quy hoạch là phải xem xét
đến tất cả các ýếu tố môi trường và tính đến những lợi ích thiết thực cho cộng đồng
địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch…Tuy nhiên, những nhà quản lí du
lịch vẫn đang loay hoay đi tìm lời giải cho bài toán quy hoạch Trong số ít những
thành công hiếm hoi của quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, phố cổ Hội An
được xem như một hình mẫu khá tiêu biểu Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những
giá trị tự thân của một điểm đến được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới mà Hội An còn được biết đến như một điểm du lịch được quy hoạch một cách
hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương và phát triển du lịch
theo hướng bền vững Mục đích của bài báo cáo, tác giả muốn tìm hiểu rõ hơn về
du lịch Hội An, những tiềm năng và định hướng phát triển, những việc mà các nhà
quản lí, quy hoạch du lịch phố cổ Hội An đã làm được và được nhìn nhận, đánh giá
chủ yếu dựa trên quan điểm của khách du lịch, không nhằm mục đích liệt kê lại tất
cả những kiến thức đã được tiếp nhận trong giáo trình của thạc sỹ Bùi Thị Hải Yến
nên phần cơ cấu của đề tài có đôi chút khác biệt Em mong nhận được sự đánh giá
từ phía cô giáo hướng dẫn - giảng viên trực tiếp giảng dạy môn Tuyến điểm du lịch
Trang 2và Quy hoạch du lịch của khoa Du lịch học- ĐHKHXH&NV Em xin chân thành
cảm ơn
Trang 3PHẦN NỘI DUNG
1 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH -
PHÁT TRIỂN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU PHỐ CỔ HỘI AN
Đô thị - thương cảng Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà
Nẵng 30 km về phía Đông Nam, phía Đông nối liền với biển Đông qua cửa Đại
Phía Nam giáp với huyện Duy Xuyên, phía Tây Nam giáp huyện Điện Bàn Vào
các thế kỉ trước, Hội An còn thông thông thương với Đà Nẵng bằng con sông Cổ
Cờ Thông qua sông Thu Bồn, đô thị cổ Hội An nối vơi kinh đo Trà Kiệu, với ku
thờ tự Mỹ Sơn ở thượng lưu, cà thông qua các đường sông, đường bộ nối với núi
rừng giàu lâm thổ sản miền Tâý, cũng như với kinh đô Phú Xuân - Huế ở phía Bắc
và các dinh trấn phía Nam Hội An ở giữa vùng đồng bằng trù phú của xứ Quảng
và giữ một vị trí đầu mối giao thông thuận lợi với các thị trường tong nước và hệ
thống hàng hải quốc tế
Khu phố cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới có diện tích
tổng cộng 0.3 km2, nơi rộng nhất khoảng 300 m và dài nhất khoảng 1000m Thị xã
nhỏ bé nằm trên đất Quảng Nam này từng là nơi chứng kiến hai cuộc giao thoa văn
hóa lớn nhất trong lịch sử dân tộc Việt: Lần thứ nhất cách đâý hơn 5 thế kỷ, khi
nước Đại Việt tiến về phương Nam mở mang bờ cõi, và lần thứ hai cách đây hai
thế kỉ, khi người phương Tây theo các chiến thuyền và thương thuyền đặt chân lên
mảnh đất nàý với ýư đồ truyền bá và thôn tính Cả hai sự kiện lớn đó đều kéo theo
tương tác văn hóa lớn lao và nền văn hóa Việt đã phải vượt qua thử thách đồng hóa
để tự cải biến và tồn tại cùng thời cuộc Có thể nói rằng, thương cảng Hội An được
hình thành vào khoảng thế kỉ 15-16 nhưng thịnh đạt nhất ở thế kỉ 17-18, trong thời
kì thịnh đạt đó, Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và cả nước
Trang 4Đại Việt, là một trong những thương cảng sầm uât của vùng biern Đông Nam A
Trung tâm hoạt động của thương cảng là vùng bến cảng cùng phố chợ buôn bán
nằm trên bờ biển Bắc sông Thu Bồn, nay là vùng nội thị của thị xã Hội An Nhưng
phạm vi thương cảng lúc đó còn mwor rộng ra cả hai bên bờ Bắc, bờ Nam dòng
sông bao gồm những nơi neo đậu tàu thuyền như đầm Trà Nhiêu, Trung Phường,
Trà Quế…Cảng sông Hàn ở phía Bắc, phía trên sông Thu Bồn chính là dinh trấn
Thanh Chiêm của Quảng Nam, nơi các tàu thuyền ngoại quốc muốn hoạt động phải
đến trình báo, vốn là các thủ tục hải quan Như vậy vào thời kỳ nàý đô thị Hội An
đã là nột không gian hoạt động kinh tế rộng lớn Nhờ vào vị trí địa lí thuận lợi nên
hàng hóa bốn phương trong nước tụ về thương cảng Hội An, rồi lại chính từ thương
cảng nàý, hàng hóa trong nước với những sản phẩm nổi tiếng như tơ tằm, gốm sứ,
trầm hương, ýến sào…được thuyenf buôn các nước chuyển tải đến nhiều nước
Đông á, Nam A và một số nước phương Tây Hàng hóa nước ngoài cũng từ Hội An
được chuyển đến mọi miền đất nước Trong lịch sử hình thành và phát triển, Hội
An được thế giới biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau Phổ biến nhất là: Faifo,
Haisfo, Hoài phố, Ketchem, Cotam Các di chỉ khảo cổ và hiện vật, công trình kiến
trúc còn lưu lại đã chứng minh Hội An là nơi hội tụ giao thoa giữa nhiều nền văn
hóa: Chăm, Việt, Trung Hoa, Nhật Bản…trong đó chịu ảnh hưởng nhiều nhất của
văn hóa Việt và Trung Có thể nói, Hội An chính là một trong những cái nôi chính
hình thành nên chữ Quốc ngữ, là trung tâm truyền bá đạo Thiên Chúa, đạo Phật ở
Đàng Trong
Sang đến thế kỉ XIX, do nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài, do cả
những biến đổi của địa hình sông nước, hoạt động kinh tế và vai trò của Hội An suy
giảm dần, kết thúc thời kì thương cảng thuyền buồm và nhường chỗ cho thương
cảng thuyền máy Đà Nẵng phát triển ( từ cuối thế kỉ XIX) Nhưng cũng nhờ đó mà
Hội An tránh được những biến dạng của một đô thị cận đại để bảo tồn cho đến
ngày nay - một quần thể đô thị, thương cảng cổ tương đối còn nguyên vẹn, bao
gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc,
Trang 5bến cảng, chợ… và những con đường hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông
kiểu bàn cờ Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh thắng
Các di tích được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần
linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu và 44 ngôi mộ cổ
Thời gian gần đây ( năm 2006), trong quá trình thi công những dự án lớn vì mục
đích dân sinh, cải tạo cảnh quan môi trường ( như “Dự án tôn tạo cơ sở hạ tầng
trong ku phố cổ Hội An”- do Sở văn hóa thông tin làm chủ đầu tư, “dự án bảo tồn,
tu bảo, tôn tạo di tích Lai Viễn Kiều” do trung tâm bảo tồn di sản di tích Quảng
Nam làm chủ đầu tư…), các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những di tích quan
trọng nhằm nhận diện sâu sắc hơn về diện mạo của khu phố cổ Hội An trong lịch
sử Đó là dấu tích văn hóa Chăm cổ và dấu tích văn hóa thời Đại Việt Ngoài những
di tích giếng cổ có kết cấu giống kiểu giếng Chăm và những di vật Chăm được phát
hiện rải rác trong khu phố cổ, tại địa điểm xâý dựng công trình Hồ Điều Hòa thuộc
khu vực bảo vệ I - khu phố cổ Hội An cách Chùa Cầu khoảng 100 m về phía Bắc,
người ta đã phát hiện ra một vò gốm còn khá nguyên vẹn và nhiều mảnh gốm thuộc
giai đoạn sớm của văn hóa Chăm Mỗi loại hình gốm người thợ sử dụng các loại
chất liệu khác nhau Hoa văn trang trí trên gốm khá phong phú được thực hiện bằng
kĩ thuật in ấn, dập , khắc vạch và chải Loại hình, hoa văn, chất kiệu gốm có nhiều
nét tương đồng với đồ gốm phát hiện được tại các di tích văn hóa Sa Huỳnh muộn
và Chăm sớm Đặc biệt là sự xuất hiện của loại đồ gốm có chất liệu mịn, màu đỏ,
sự phổ biến của loại gốm trang trí hoa văn in ô vuông và ô trám lồng mang phong
cách Hán….nên có thể đây là dấu tích cư trú của người Chăm cổ có niên đại
khoảng thế kỷ III-V sau công nguyên Sự tồn tại của dấu tích này ( và những mảnh
gốm Chăm phát hiện ở đường Hoàng Văn Thụ) trong khu phố cổ là điều hết sức
thú vị, có nhiều ư nghĩa khoa học và lịch sử Hơn nữa, nó phản ánh sự tồn tại đan
xen giữa các di tích văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm trên dải đất cồn cát ven
sông cổ chảy từ Lai Nghi đến Hội An Các nhà khảo cổ học cũng phát hiện ra dấu
tích của những đồ sành, sứ, gốm có niên đại phổ biến từ thế kỉ XVI-XIX Ngoài ra,
Trang 6những dấu vết kiến trúc và kết cấu địa tầng mới được phát hiện còn phản ánh sự
bồi tụ của dòng sông, sự nhấp nhô của địa hình, quá trình nâng cấp mở rộng của hệ
thống giao thông Chính các quá trình này đã làm biến đổi diện mạo, bố cục, không
gian kiến trúc của khu phố cổ Hội An trong lịch sử Có thể nói rằng sự phát hiện ra
những dấu vết cư trú của cư dân Chăm có niên đại thế kỉ III-V tại khu vực I khu
phố cổ Hội An ngày càng khẳng định rõ nét hơn lịch sử lâu đời của khu phố cổ, qua
những dấu vết kiến trúc, các loại hình, nguồn gốc hiện vật gốm, sành sứ …Người ta
thấy rõ nét tính chất đô thị, thương mại của khu phố cổ Hội An trong lịch sử và mối
quan hệ giao lưu văn hóa của nó Sự tồn tại một đô thị cổ Hội An có thể nói là
trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới Đây được xem
như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị Và chính điều này đã trở
thành một trong những yếu tố hấp dẫn nhất đối với khách du lịch
Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một
nền tảng văn hóa phi vật thể khá đồ sộ Cuộc sống thường nhật của cư dân địa
phương với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian,
văn hóa lễ hội, các làng nghề truyền thống được bảo tồn và phát huy, những món
ăn đậm đà phong vị xứ Quảng như bánh Bo, bánh Vạc, Cao lầu….đã làm cho Hội
An trở nên hấp dẫn và quyến rũ hơn trong mắt của du khách thập phương Từ khu
phố cổ Hội An, du khách dễ dàng đến thăm làng mộc Kim Bồng, làng chài Thanh
Nam, làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, khu du lịch sinhthái Cẩm Thanh, khu
du lịch biển Cà Lao Chàm, làng dệt Mả Châu, làng đúc đồng Phước Kiều…Có thể
nói, trải qua một chặng đường dài của quá trình giao thoa, hội nhập và tiếp biến văn
hóa, phố cổ Hội An vẫn lưu giữ được những sắc thái văn háo riêng vừa mang tính
dân tộc, bản địa vừa có sự hài hòa giữa các ýếu tố nội sinh và ngoại sinh
Đô thị - thương cảng Hội An với hạt nhân phố cổ là di tích lịch sử, là di sản
văn hóa vô giá thuộc loại quí hiếm trên thế giới đã được chính phủ CHXHCN Việt
Nam công nhận và xếp hạng Di tích quốc gia ( năm 1985), được dư luận trong
Trang 7nước và thế giới trân trọng đánh giá cao Năm 1985, Hội thảo khoa học quốc gia và
năm 1990, Hội thảo khoa học quốc tế và đô thị cổ Hội An đã được tổ chức ngay tại
Hội An, Đà Nẵng với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước
Năm 1995, Hội bảo trợ di sản văn hóa- kiến trúc Hội An được thành lập nhằm vận
động những cá nhân tổ chức trợ giúp cho công việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích phố
cổ Hội An Và đến ngàý 01/12/1999, UNESCO công nhận khu phố cổ Hội An là di
sản van hóa thế giới đã khẳng định vị trí và sự góp mặt của di sản văn hóa Hội An
trong kho tàng di sản văn hóa nhân loại
2 NÉT HẤP DẪN CỦA DU LỊCH PHỐ CỔ HỘI AN – MINH CHỨNG
SỐNG ĐỘNG CHO MỘT HÌNH MẪU QUY HOẠCH DU LỊCH HIỆU QUẢ
Ai đó đã từng nói rằng: “Du lịch thực sự là một câu chuyện nhân văn”- và
nếu có một nơi nào đó trên dải đất miền Trung c3n nhiều gian khó này, người dân kể
lại “câu chuyện” đó một cách sâu lắng, giản dị nhất –với nhiều du khách có lẽ đó
chính là phố cổ Hội An Lịch lăm và quyến rũ, cổ xưa, lặng lẽ mà giàu sức sống
vươn tới tương lai, ở Hội An có nét thanh b4nh, yên ả lay động những cảm xúc tận
trong đáy sâu l3ng người Và ở phố Hội, người dân vẫn sống trong những ngôi nhà
xưa cũ, g4n giữ nếp sống cũ và làm những nghề thủ công có từ lâu đời Không phải
các di tích nói lên thứ ngôn ngữ lặng lẽ về một thời đại xa xôi nào đó mà trong từng
hơi thở của đất trời, trong không gian mở rộng hào phóng và t4nh ngự3i chân thật,
ngay trong nếp sống sinh hoạt đời thường vốn giản dị của người dân phố cổ -tự bản
thân nó đă là một bảo tàng sống động về một thời hưng thịnh đă qua, tự bản thân nó
đă có một sức hút đặc biệt với du khách
Ở Hội An, không có ăn mày dù xứ Quảng c3n nghèo, không có những em bé
bán báo hay kẹo cao su cứ lẽo đẽo đi sau du khách, không có những người bán
hàng rong rách rưới, không có những bác xe ôm vẫy gọi, chào mời Và người ta
Trang 8không phải bỏ tiền hay mang trong m4nh sự áy náy để mua lấy sự b4nh yên như ở
những điểm du lịch khác
Đi bộ trên những con phố tĩnh lặng và tự do ngắm nh4n những mái nhà lô xô
rêu phong cổ kính mới khám phá ra rằng Hội An có những quán bar đẹp khó tả
Không phô trương, cứ lặng lẽ như những con người phố Hội nhưng quyến luyến
bao bước chân của những ngựi khách lạ Những giàn hoa xanh trắng loà xoà dịu
dàng rơi xuống mái hiên, ngoài kia gió sông Hoài thổi vào nhè nhẹ…không gian và
kiến trúc hoà quyện với nhau, tạo nên một vẻ đẹp lịch lăm và đầy thơ mộng Những
tiệm ăn ở đây được bài trí rất đẹp, không gian mở và thoáng đãng, điều đặc biệt là
các món ăn của phố Hội khá ngon mà lại không đắt, giá cả rất phải chăng dù đây là
đất du lịch
Mua hàng ở Hội An cũng là một cái thú Ở đây có rất nhiều mặt hàng thủ
công mỹ nghệ, may thêu, chạm khắc đá, gỗ …đặc sắc Không cần phải mặc cả
nhiều v4 người Hội An không nói thách Du khách không chỉ mua đồ thủ công mỹ
nghệ mà c3n được xem cách người dân làm chúng thế nào Những cửa hàng bán đèn
lồng ở Hội An cũng vậy, cách người Hội An bán hàng và phục vụ làm cho du
khách rất dễ chịu Bạn không mua hàng cũng không sao, có thể tự do lựa chọn và
ngắm nghía nhưng vẫn được chủ cửa hàng niềm nở, lịch thiệp Có nhiều du khách
Hà Nội bỗng chạnh l3ng khi nghĩ tới những cửa hàng bán đồ mỹ nghệ trên phố cổ
Hà Nội, thỉnh thoảng bạn vẫn được nh4n cái nguưt dài của những ngựi “dẫu không
thanh lịch cũng ngựi Tràng An” khi rời cửa hàng mà không mua thứ g4
Cuộc sống hiện đại và những mặt trái của nền kinh tế thị trường đă làm mai
một không ít những nghề truyền thống cổ xưa Nhưng ở Hội An, những cư dân ở
đây vẫn sống được bằng những nghề do cha ông để lại Du lịch cộng đồng đă thực
sự phát triển và mang lại những lợi ích thiết thực cho ngựi dân ở Hội An Phải
chăng họ đă ư thức được rằng : bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá cũng
Trang 9chính là cách để tạo ra những giá trị vật chất từ những giá trị vô h4nh và ngoài
những di sản, th4 nụ cười và l3ng mến khách cũng là một quà tặng, một hấp lực để
phát triển du lịch Quảng Nam Chỉ khi nào du lịch phát triển dựa trên sự chia sẻ lợi
ích với cộng đồng địa phương và giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và
khai thác th4 khi đó du lịch mới thực sự phát triển theo hướng bền vững và những
lợi ích do du lịch mang lại mới thực sự có ư nghĩa với cả tự nhiên và đời sống xă
hội
Chính quy hoạch du lịch hiệu quả là một trong những nhân tố chủ ýếu gắn
kết mọi yếu tố hấp dẫn của du lịch phố Hội Có đêm hội hoa đăng phố cổ vào mỗi
đêm rằm âm lịch cho du khách tận hưởng những giây phút thư giãn và chìm đắm
trong những hoài niệm cổ xưa, có “Hội An” của những ngàý “ không có tiếng động
cơ”, có hình ảnh của những làng nghề truyền thống và những con người đang cần
mẫn ngày đêm ra sức bảo vệ nghề tổ tiên để lại, và khách du lịch cảm thấy vui vẻ
với đồng tiền cuối cùng mình bỏ ra cho chuyến du lịch đến Hội An…tất cả là nhờ
sự chung xây vun đắp của cả một cộng đồng, nơi mà lợi ích của cư dân địa phương
được nhấn mạnh và thực thi một cách hiệu quả, và đây chính là nền tảng, là kim chỉ
nam để xây dựng bất cứ một chương trình quy hoạch nào
Trang 10PHẦN KẾT LUẬN
Trong phạm vi của một bài báo cáo chưa đến 10 trang, tác giả đã cố gắng
đưa ra những nhận định chung nhất, khái quát nhát để đánh giá vai trò quan trọng
của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển du lịch của một điểm đến đó là phố cổ
Hội An Tuy đã cố gắng nhưng bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất
mong nhận được ý kiến đánh giá từ phía cô Em xin chân thành cảm ơn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
PHẦN NỘI DUNG3
1 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH -
PHÁT TRIỂN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU PHỐ CỔ HỘI AN3
2 NÉT HẤP DẪN CỦA DU LỊCH PHỐ CỔ HỘI AN – MINH CHỨNG
SỐNG ĐỘNG CHO MỘT HÌNH MẪU QUY HOẠCH DU LỊCH HIỆU
QUẢ7
PHẦN KẾT LUẬN