NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG
Trang 1Lời cảm ơn!
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, Khoa du lịch, cùng toàn thể cácthầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy chúng em trong suốt quá trình học tập tạilớp Vh2 – K11 Khoa Du lịch, trường Đại học Dân lập Đông Đô
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn: Tiến
sĩ Nguyễn Thị Nguyên Hồng, giảng viên trường Đại học Thương Mại đã tận tìnhhướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Qua đây em cũng xin cảm ơn sâu sắc đến các cô chú cán bộ Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Quảng Ninh cùng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã tạo điềukiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp
-Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè những người thân đã ủng hộ,giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009 Sinh viên
Lương Thị Hồng Hạnh
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 5
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Bố cục của khoá luận 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH 7
1.1 Tài nguyên du lịch 7
1.1.1 Quan niệm về tài nguyên du lịch 7
1.1.2 Vai trò của tài nguyên du lịch 9
1.1.3 Những yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch 11
1.2 Khai thác tài nguyên du lich 14
1.2.1 Nội dung khai thác tài nguyên du lịch 14
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên du lịch 15
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG 19
2.1 Tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long 19
2.1.1 Vị trí địa lý và tài nguyên du lịch 20
2.1.1.1 Vị trí địa lý 20
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch 21
2.1.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 32
2.1.2.1 Cơ sở hạ tầng 32
2.1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 33
2.1.3 Nhân lực du lịch 36
2.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch và hoạt động khai thác du lịch tại Vịnh Hạ Long 38
2.2.1 Thị trường khách du lịch đến Vịnh Hạ Long 39
2.2.1.1 Thị trường khách trong nước 39
2.2.1.2 Thị trường khách du lịch quốc tế 39
2.2.2 Các loại hình du lịch 41
Trang 32.2.3 Chương trình du lịch 45
2.3 Nhận xét chung tình hình khai thác tài nguyên du lịch tại Vịnh Hạ Long 48 2.3.1 Ưu điểm 48
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 49
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG 51
3.1 Những định hướng phát triển du lich ở Vịnh Hạ Long 51
3.1.1.Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 51
3.1.2 Định hướng phát triển du lịch Vịnh Hạ Long 52
3.1.2.1 Định hướng chiến lược 52
3.1.2.2 Định hướng phát triển mốt số chỉ tiêu cụ thể 52
3.2 Một số đề xuất nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long 59
3.2.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và Thành phố 59
3.2.1.1 Tăng cường đầu tư có trọng điểm vào Vịnh Hạ Long 59
3.2.1.2 Nâng cao hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về du lịch 62
3.2.1.3 Nâng cao nhận thức của khách du lịch và dân địa phương về du lịch 63 3.2.2 Đối với Ban quản lý Vịnh Hạ Long 64
3.2.2.1 Những giải pháp về cơ chế chính sách và hợp tác đầu tư 64
3.2.2.2 Giải pháp về công tác quản lý 66
3.2.2.3 Giải pháp về môi trường 69
3.2.3 Đối với các doanh nghiệp du lịch 70
3.2.3.1 Đa dạng hoá sản phẩm và phát triển loại hình du lịch đa dạng, hấp dẫn .70
3.2.3.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ 71
3.2.3.3 Bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực 72
3.2.3.4 Xúc tiến quảng bá du lịch 73
3.2.3.5 Mở rộng quan hệ hợp tác 74
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loàingười, du lịch đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu cho hướng đi pháttriển kinh tế lâu dài của nhiều quốc gia trên thế giới Du lịch được ví như “ con
gà đẻ trứng vàng” hay “ nền công nghiệp không khói”…và thực sự du lịch đãđược coi là ngành mũi nhọn đem lại hiệu quả cao trong nền kinh tế quốc dân.Trong những năm gần đây hoà nhịp cùng công cuộc đổi mới của đất nước ngành
du lịch Việt Nam đã có những bước đi tích cực nhằm nâng cao vai trò của mình.Phát triển du lịch là một hướng đi quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của đất nước bởi du lịch là ngành kinh tế mang tính đa ngành, đa mụctiêu, đa thành phần, có tính mùa vụ, tính liên ngành và tính chi phí
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọngđiểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Namvới Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO côngnhận về giá trị thẩm mỹ và địa chất, địa mạo
Tuy nhiên du lịch Quảng Ninh với trọng tâm là du lịch Vịnh Hạ Long vẫnchưa phát triển hết tiềm năng và vị thế vốn có Chính vì vậy, việc đề ra nhữngđịnh hướng, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long
là rất cần thiết nhằm phát triển du lịch Vịnh Hạ Long một cách bền vững
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giáctăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam Quảng Ninh được biết đến với nhiềuđiểm du lịch hấp dẫn hàng năm thu hút một số lượng lớn du khách trong vàngoài nước đến thăm quan như: khu danh thắng Vịnh Hạ Long cũng gần 500khu di tich lịch sử, văn hoá, nghệ thuật gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong
đó có những di tích Quốc gia như: chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sửBạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn…đây là những điểm thu hút khách
Trang 5thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo nhất là vào các dịp
Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long khai thác chưa thật sựhiệu quả, chưa tương xứng với giá trị đích thực của tài nguyên thiên nhiên thếgiới Việc khai thác vẫn chỉ dừng lại ở các vùng ven bờ, không có chiến lượcquy hoạch phát triển cụ thể, quy mô dàn trải, lộn xộn
Để có thể phát huy hết tiềm năng du lịch của Vịnh Hạ Long thì những giảipháp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long luôn là vấn đềđặt lên hàng đầu đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và địa phương Là ngườihoạt động trong lĩnh vực du lịch trong tương lai , những vấn đề thực tiễn về dulịch là rất cần thiết, đây cũng là lý do em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằmkhai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long”
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Đề tài thực hiện một số mục tiêu nhằm tìm hiểu, đánh giá tiềm năng và hiệntrạng khai thác tài nguyên du lịch tại Vịnh Hạ Long Bên cạnh những địnhhướng chiến lược nhằm phát triển du lịch Vịnh Hạ Long của cơ quan quản lýNhà nước Trung ương và địa phương là việc tìm ra những giải pháp cũng nhưmột số đề xuất nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long
Đề tài gồm 3 nhiệm vụ chính là :
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về khai thác tài nguyên du lịch
- Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long
Trang 6- Đề xuất những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịchVịnh Hạ Long.
3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Vịnh Hạ Long với việc tìm hiểu, đánh giátiềm năng du lịch cũng như thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở đây
Thời gian nghiên cứu: 2007 – 2008 và đề xuất giải pháp cho năm 2015 nhằmđưa Vịnh Hạ Long trở thành điểm đến du lịch lớn nhất cả nước
4 Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong thực hiện khóa luận:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê các dữ liệu
- Phương pháp nghiên cứu, khảo sát dựa trên cơ sở phân tích, so sánh các
dữ liệu
5 Bố cục của khoá luận
Nội dung chính của khoá luận có cấu trúc theo 3 chương
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về khai thác tài nguyên du lịch
- Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch Vịnh HạLong
- Chương 3: Những định hướng du lịch và đề xuất nhằm khai thác hiệu quảtài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long
Trang 7CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.1 TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.1.1 Quan niệm về tài nguyên du lịch
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tài nguyên du lịch, đứng trên mỗigóc độ, mỗi lĩnh vực hay ở một phương diện nào đó thì quan niệm về tài nguyên
du lịch lại được hiểu theo một nghĩa khác nhau Mỗi quan niệm đều có những
ưu điểm và hạn chế nhất định Để có được quan niệm đúng đắn về tài nguyên dulịch trước hết phải có những quan niệm chung về tài nguyên
Theo PGS - TS Nguyễn Trung Lương: “Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộngbao gồm tất cả nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có Trên trái đất vàtrong không gian vũ trụ liên quan, mà con người có thể sử dụng phục vụ chocuộc sống và phát triển của mình” (1)
Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt Sựphát triển của du lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch Vì vậyviệc khai thác tài nguyên du lịch và phát triển các hoạt động du lịch luôn là sựtác động qua lại khăng khít
Theo PGS.TS Trần Đức Thanh: “Tài nguyên là tất cả những nguồn thôngtin, vật chất, năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của
xã hội loài người Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, nhữngcông trình, những sản phẩm do bàn tay khối óc của con người làm nên, nhữngkhả năng của loài người…Được sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế và xãhội của cộng đồng” (2)
Trang 8Tuy nhiên có thể hiểu tài nguyên theo một quan niệm đơn giản là: “Tất cảnhững gì thuộc về tự nhiên và tất cả những sản phẩm do con người tạo ra, có thểđược con người sử dụng vào phát triển kinh tế và xã hội để tạo ra hiệu quả kinhtế- xã hội và môi trường trong quá trình lịch sử phát triển của loài người”.(1)
Tài nguyên du lịch có thể hiểu là một dạng đặc sắc của tài nguyên nóichung Tài nguyên du lịch gắn liền với sự phát triển của ngành du lịch
Theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hoá lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hổi và pháttriển thể lực và tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ,trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹthuật cho phép, chúng được dung để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra nhữngdịch vụ du lịch và nghỉ ngơi” (2)
-Hay cũng gần giống như định nghĩa của PGS Nguyễn Minh Tuệ : “Tàinguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử cùng các thành phần củachúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực và trí lực của con người, khả nănglao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này đợc sử dụng cho nhu cầutrực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch” (3)
Còn các nhà khoa học du lịch của Trung Quốc lại định nghĩa: “Tất cả giới
tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng chongành Du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều cóthể gọi là tài nguyên du lịch” (4)
Theo Pháp lệnh Việt Nam, 1999 định nghĩa tài nguyên du lịch như sau: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử
Trang 9dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm
du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”
Hay trong khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2007quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tíchlịch sử văn hoá, công trình sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác
có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành cáckhu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”
Như vậy, tài nguyên du lịch luôn được xem như tiền đề để phát triển dulịch Trên thực tế đã cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắcbao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu
1.1.2 Vai trò của tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự pháttriển hoạt động du lịch
Thứ nhất, tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm
du lịch
Mỗi sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố, nhưng trên hết làyếu tố tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch tạo nên những điểm đặc sắc riêngcho mỗi địa phương, mỗi quốc gia Cũng như để đáp ứng nhu cầu du lịch của dukhách, các sản phẩm du lịch không thể nghèo nàn, đơn điệu, kém hấp dẫn khôngmang bản sắc riêng mà cần phải đa dạng, phong phú và mới lạ Tài nguyên dulịch càng phong phú, đặc sắc bao nhiêu thì giá trị của các sản phẩm du lịch càngcao và có sức hấp dẫn đối với khách du lịch
Chính sự đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú trongloại hình sản phẩm du lịch Như vậy có thể khẳng định chất lượng của tàinguyên du lịch là yếu tố cơ bản quyết định tới quy mô, số lượng, chất lượng sảnphẩm du lịch cũng như hiệu quả hoạt động du lịch
Thứ hai, tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình
du lịch
Trang 10Trong quá trình phát triển du lịch, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dulịch cũng như không ngừng đáp ứng nhu cầu nhằm làm thoả mãn mục đích dulịch của du khách, các loại hình du lịch mới liên tục xuất hiện và phát triển.
Tất cả các loại hình du lịch ra đời đều dựa trên cơ sở của tài nguyên dulịch Ví dụ như loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng phải được phát triển ởnhững vùng có nguồn suối khoáng; du lịch mạo hiểm được tổ chức ở những nơi
có địa hình hiểm trở, rừng nguyên sinh hay hang động…; du lịch nghỉ dưỡngthường được tổ chức ở những nơi có khí hậu mát mẻ, bãi biển đẹp… Và cũngchính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm cho nhiều yếu tố của điềukiện tự nhiên và xã hội trở thành tài nguyên du lịch
Thứ ba, tài nguyên du lịch là mục đích chuyến đi của du khách và tạonhững điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu của họ trong chuyến đi
Yếu tố khách du lịch rất quan trọng trong việc phát triển hoạt động du lịch
và hiệu quả kinh doanh Khách du lịch nói chung hay khách du lịch thuần tuý thìngoài những dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại …mục đích chuyến đi của họ còn là
để khám phá giá trị của tài nguyên du lịch, thưởng thức và cảm nhận nó Vì vậycông tác bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch cũng như công tác xúctiến quảng bá là vô cùng quan trọng đối với mỗi địa phương, quốc gia
Thứ tư, tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổchức lãnh thổ du lịch
Trong phạm vi một lãnh thổ cụ thể, mọi hoạt động du lịch đều phản ánhmột tổ chức không gian du lịch nhất định Tổ chức không gian du lịch được tạonên bởi các yếu tố như: khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sởvật chất kỹ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ máy tổ chức điềuhành, quản lý du lịch Và hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặtkhông gian giữa các yếu tố đó
Hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau từ các điểm dulịch cho tới các vùng du lịch, dù ở phân vị nào thì tài nguyên du lịch cũng đóngmột vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch Tài nguyên du
Trang 11lịch cũng là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo
ra sự hấp dẫn du lịch cũng như tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên dulịch một cách hiệu quả
Việc tổ chức lãnh thổ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm phân bốcủa tài nguyên du lịch, từ đó hình thành nên các điểm du lịch, cụm du lịch, trungtâm du lịch và các tuyến du lịch Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý sẽ góp phần tạonên hiệu quả trong việc khai thác tài nguyên du lịch nói riêng cũng như hoạtđộng du lịch nói chung
Như vậy có thể thấy tài nguyên du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng cóảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển du lich
1.1.3 Những yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được hình thành dựa trên nhiều yếu tố và được xéttheo nhiều góc độ khác nhau Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần vànhững kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn cóthể sử dụng cho dịch vụ du lịch và thoả mãn nhu cầu của du khách về nghỉ ngơi,tham quan, chữa bệnh…
Về cơ bản tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng vănhoá - lịch sử Xét về cơ cấu tài nguyên du lịch có thể phân làm hai bộ phận hợpthành là: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn
* Tài nguyên tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tựnhiên bao quanh chúng ta Trong đó tự nhiên chỉ tham gia với những đặc điểmcủa mình mà có thể quan sát bằng mắt thường
Theo khoản 1 (Điều 13, Chương 2) Luật Du lịch Việt Nam 2005 quy địnhnhư sau: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địamạo, khí hậu, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thểđược sử dụng phục vụ mục đích du lịch”
Như vậy có thể thấy các thành phần của tự nhiên có tác động mạnh nhấtđến du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên động thực vật
Trang 12- Địa hình
Địa hình của bề mặt trái đất là sản phẩm của quá trình địa chất lâu dài,mọi hoạt động sống của con người trên một lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hìnhtuỳ theo mục đích hoạt động cụ thể Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọngnhất là đặc điểm hình thái của địa hình - là các dấu hiệu bên ngoài địa hình vàcác dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn khai thác du lịch Hình thái chínhcủa địa hình là đồi núi và đồng bằng, vùng đồi núi là nơi được du khách lựachọn hơn cả bởi phong cảnh đẹp và đa dạng, không gian thoáng đãng bao la, cónhiều đồi núi Còn địa hình vùng đồng bằng tẻ nhạt, đơn điệu không gây cảmxúc cho tham quan du lịch
Ngoài ra còn có loại địa hình đặc biệt có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch
là kiểu địa hình Karst (Đá vôi) và kiều địa hình bờ bãi biển
- Khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạtđộng du lịch Nó thu hút người tham gia và người tổ chức du lịch qua khí hậusinh học Trong đó hai chỉ tiêu đánh giá tiềm năng tài nguyên khí hậu là nhiệt độkhông khí và độ ẩm không khí Ngoài ra còn các chỉ tiêu như ánh nắng mặt trời
và các hiện tượng thời tiết đặc biệt Nhìn chung, những nơi có khí hậu ôn hoàthường được khách du lịch ưa thích
- Nguồn nước
Tài nguyên nước bao gồm nước chảy và nước ngầm Đối với du lịch thìnguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn, bao gồm đại dương, biển, hồ, sông, suối,thác nước….Tuỳ theo thành phần hoá lý của nước người ta phân ra nước ngọt vànước mặn Để đáp ứng nhu cầu du lịch, nước được sử dụng theo nhu cầu cánhân, độ tuổi và nhu vầu quốc gia Nguồn tài nguyên nước là thành phần quantrọng hình thành nên các loại hình du lịch thể thao nước, du lịch biển…Ngoài raphải kể đến tài nguyên nước khoáng, đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch
an dưỡng và chữa bệnh
- Hệ động thực vật
Trang 13Hiện nay, thị hiếu về du lịch ngày càng đa dạng và phong phú Ngoài một
số hình thức du lịch truyền thống đã xuất hiện một hình thức du lịch mới, hấpdẫn du khách đó là du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng là các độngthực vật Loại hình du lịch tham quan thế giới động thực vật sống động làm chocon người thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống Tuy nhiên, không phải mọi tàinguyên động thực vật đều là đối tượng du lịch, tham quan mà điều đó phụ thuộcvào mục đích du lịch khác nhau với các chỉ tiêu khác nhau Như vậy, tài nguyênđộng thực vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch
* Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là do con người sáng tạo ra, được khai tháctạo ra hiệu quả kinh tế và môi trường Tài nguyên du lịch nhân văn được cấuthành bởi các giá trị văn hoá tiêu biểu gồm: các di sản văn hoá thế giới và di tíchlịch sử - văn hoá, lễ hội, đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, đối tượng vănhoá, thể thao
- Di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử - văn hoá
Các di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử - văn hoá là nguồn lực đểphát triển và mở rộng hoạt động du lịch và gắn liền với môi trường xung quanh
Di sản văn hoá thế giới là những kỳ quan do bàn tay con người tạo ra nằm tậptrung ở những nôi của nền văn minh nhân loại Nó có ý nghĩa rất lớn trong việcthu hút khách du lịch và khả năng phát triển du lịch của quốc gia
Di tích lịch sử - văn hoá là tài sản văn hoá quý giá của mỗi địa phương,mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và của cả nhân loại Nó là bằng chứng về đặc điểmcủa nền văn hoá của mỗi nước, chúng chứa đựng những truyền thống tốt đẹp,những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia.Mỗi quốc gia có những quy định riêng về di tích lịch sử - văn hoá nhằm khaithác, bảo tồn và phát triển những giá trị của chúng
- Lễ hội
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá tổng hợp đa dạng, phong phú củanhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc và là dịp để con người hướng về
Trang 14những truyền thống tổ tiên lâu đời, giải quyết những lo âu, khao khát ước mơ màcuộc sống thực tại không có được Khách du lịch thường có nhu cầu tham giacác lễ hội để hành hương về với cội rễ, nguồn gốc của con người.
- Dân cư và dân tộc
Những điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạtđộng sản xuất mang sắc thái riêng biệt của mỗi dân tộc luôn có sức hấp dẫn đặcbiệt đối với khách du lịch Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩavới du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội cũng như thói quen sinhhoạt Việt Nam có một nền kiến trúc có giá trị và được bố cục thèo thuyết phongthuỷ của triết học phương Đông, nhiều kiến trúc tôn giáo độc đáo là những giátrị to lớn thu hút khách du lịch
- Đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động khác
Các đối tượng văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích thamquan, nghiên cứu, thường tập trung ở Thủ đô, các thành phố lớn Chúng khôngchỉ thu hút du khách với mục đích tham quan, nghiên cứu mà còn với nhiều mụcđích, lĩnh vực khác
1.2 KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.2.1 Nội dung khai thác tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch,chương trình du lịch
Trong thực tế, tài nguyên du lịch là phương tiện tham gia trực tiếp vàoviệc hình thành nên các sản phẩm du lịch Đó chính là những giá trị hữu hìnhcủa tài nguyên du lịch Ví dụ, tắm biển là loại hình du lịch điển hình của các bãicát biển, nước biển với những đặc điểm tự nhiên cụ thể
Tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấpdẫn và hiệu quả khai thác phục vụ hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu Điềunày tạo nên các chương trình du lịch phong phú, hấp dẫn Có thể nói chất lượngtài nguyên du lịch, công tác khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả sẽ là yếu tố
cơ bản tạo nên chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch
Trang 15- Trong quá trình phát triển du lịch, do đặc điểm phân bố, khai thác tàinguyên du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch đã hình thành nên các điểm du lịch,tuyến du lịch Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên,văn hoá - lịch sử) hay một loại công trình riêng biệt được khai thác phục vụ dulịch với quy mô nhỏ Các điểm du lịch được nối với nhau bằng tuyến du lịch.Trong trường hơp cụ thể, các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểuvùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng (giữa các vùng) phụ thuộc rất lớn vàoquá trình khai thác tài nguyên du lịch.
Từ các tuyến điểm du lịch này, trong quá trình khai thác sẽ lựa chọn, sắpxếp thành các chương trình du lịch cụ thể cung cấp cho khách du lịch
- Nguồn tài nguyên tương đối tập trung và được khai thác một cách hiệuquả sẽ tạo ra các khu du lịch hấp dẫn dù nguồn tài nguyên không thật đa dạng vềloại hình
Trên lãnh thổ của một khu du lịch tập trung rất nhiều điểm du lịch Thựcchất khu du lịch là sự kết hợp của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại cókhả năng và sức thu hút khách du lịch
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề phát triển du lịch của mỗi địaphương, quốc gia Do vậy, việc khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả luôn làvấn đề được đặc lên hàng đầu Tuy nhiên việc khai thác tự nhiên phụ thuộc vàorất nhiều nhân tố
Dưới góc độ khai thác thì tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch đangkhai thác và tài nguyên du lịch chưa khai thác Khai thác tiềm năng tài nguyên
du lịch ở mức độ như thế nào phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Sự phát triển của nền kinh tế xã hội
Sự phát triển của một nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu, vì
nó làm xuất hiện nhu cầu đi du lịch và biến nhu cầu đó trở thành hiện thực
Không thể nói tới một xã hội có ngành du lịch phát triển khi nền kinh tếcủa nó trong tình trạng thấp kém Nền sản xuất xã hội càng phát triển, thị trường
Trang 16nhu cầu của khách du lịch càng lớn, đòi hỏi chất lượng càng cao, điều này yêucầu việc khai thác tài nguyên du lịch phải đạt hiệu quả tốt, tạo ra những sảnphẩm du lịch có chất lượng để đáp ứng nhu cầu đó.
- Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên dulịch vốn còn tiềm ẩn
Nguồn tài nguyên tài sản quốc gia, tình hình kinh tế xã hội của quốc gia,địa phương cũng có tác động rất lớn đến hiệu quả và mức độ khai thác tàinguyên du lịch Những nước đang phát triển, có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng,tài chính, hệ thống chính sách pháp luật hoàn chỉnh, chất lượng cuộc sống vàtrình độ dân trí cao là những điều kiện tốt nhất cho việc hoạch định chiến lượckhai thác tài nguyên và phát triển du lịch
- Nhu cầu của khách du lịch
Hiện nay, việc phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầucủa du khách là một mục tiêu được đặt ra hàng đầu Nhu cầu du lịch của dukhách ngày càng lớn và đa dạng đòi hỏi chất lượng sản phẩm du lịch ngày càngcao và mức độ khai thác tài nguyên du lịch cũng ngày càng lớn phụ thuộc vàomức sống và trình độ dân trí Từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, trên thế giớichủ yếu phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao mùa độngdành cho giới thượng lưu, tuy nhiên cho đến nay, cùng với sự phát triển của nềnkinh tế của nhiều nước trên thế giới, chất lượng cuộc sống của người dân đượcnâng cao thì du lịch trở thành một nhu cầu phổ biến trong đời sống xã hội Cácloại tài nguyên du lịch được khai thác ở nhiều mức độ nhằm phát triển đa dạng
và phong phú hơn sản phẩm du lịch
- Trình độ phát triển khoa học công nghệ
Trình độ phát triển khoa học công nghệ đã tạo ra các phương tiện để khaithác tiềm năng tài nguyên có hiệu quả hơn Ví dụ, truớc đây loại hình du lịchthám hiểm đáy biển chỉ là mơ ước thì ngày nay với sự phát triển vượt bậc củakhoa học công nghệ tạo ra những công cụ hữu hiệu như tầu ngầm chuyên dụng
mà du khách có thể tham quan thám hiểm khám phá những điều kỳ diệu của đại
Trang 17dương một cách dễ dàng Không chỉ có vậy hiện nay sự phát triển nhanh chóngcủa trình độ khoa học công nghệ mà con người đã có thể có cơ hội du lịch trênmặt trăng và trong tương lai sẽ là cơ hội được tham quan khám phá những hànhtinh xa xôi ngoài trái đất.
- Nhân tố chính trị
Đường lối, chính sách thuận lợi các quốc gia là điều kiện đặc biệt quantrọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình khai thác tài nguyên du lịchnói riêng và quá trình phát triển du lịch nói chung Quốc gia nào có hệ thốngpháp luật hoàn thiện, phát triển phù hợp, chính sách khuyến khích phát triểnkinh tế - xã hội và chính sách phát triển ngành du lịch hợp lý thì đó sẽ là đòn bẩyđẩy mạnh hoạt động du lịch Để khai thác du lịch đạt hiệu quả cao thì chiến lượcphát triển du lịch luôn là mối quan tâm của các quốc gia, đảm bảo khai thác bềnvững, khai thác đi đôi với quản lý, bảo tồn
- Các nguồn lực khai thác tài nguyên du lịch
Các nguồn lực khai thác tài nguyên du lịch như vốn, lao động và sự đầu tưvào cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố có ảnhhưởng rất lớn đến vẫn đề khai thác tài nguyên và phát triển du lịch
Huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài, đầu tư sửa chữa, nângcấp và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng vững chắc để tạo điềukiện thuận lợi cho khai thác tài nguyên du lịch Bên cạnh đó, nguồn nhân lựctham gia hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ngày càng đông và có trình độcũng là một trong những nhân tố thuận lợi để khai thác hiệu quả tài nguyên dulịch
- Thời vụ du lịch
Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên du lịch có khả năngkhai thác quanh năm, nhưng cũng có những tài nguyên việc khai thác lệ thuộc ítnhiều vào thời vụ Sự lệ thuộc này chủ yếu dựa vào quá trình diễn biến của khíhậu, hình thành nên tính mùa vụ của du lịch
Trang 18Ví dụ, đối với tài nguyên du lịch biển, thời gian thích hợp nhất để khaithác phục vụ du lịch là vào thời kỳ có khí hậu nóng, như mùa hè ở miền Bắc.Vào mùa khô, ít mưa, thời tiết tốt, ấm áp là thời kỳ thích hợp cho việc tổ chứcnhiều hoạt động du lịch Đây là vấn đề rất được quan tâm để có thể khai thác tàinguyên du lịch đạt hiệu quả tốt nhất.
- Sự cạnh tranh trên thị trường
Ngày nay, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch của du khách đòi hỏi được đáp ứngvới chất lượng dịch vụ cao và ngày càng hoàn thiện Khách du lịch luôn mongnhận được chất lượng dịch vụ tương xứng với chi phí họ bỏ ra, vì vậy để thu hút
du khách, các sản phẩm du lịch luôn được chú trọng xây dựng Tuy nhiên, trênthị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt để thu hút du khách nhằm bánđược nhiều sản phẩm du lịch Điều này đã kích thích quá trình khai thác tàinguyên du lịch phát triển và diễn ra có hiệu quả, không ngừng sáng tạo ra nhữngsản phầm du lịch độc đáo, đặc trưng
Trang 19CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG
2.1 TIỀM NĂNG DU LỊCH VỊNH HẠ LONG
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với nhiều cảnh quan, hệ sinh thái điểnhình và là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vangcùng nền văn hoá đa dạng giàu bản sắc, Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi đểphát triển ngành du lịch Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,nước ta còn có hơn 100 vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu danhthắng nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đượccông nhận là di sản thiên nhiên thế giới và khoảng 40.000 di sản văn hoá vật thể
và phi vật thể, trong đó trên 2.800 di tích được xếp hạng quốc gia Các di sảnvăn hoá thế giới như: Cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Nhã nhạccung đình Huế, Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là niềm tự hào và
là những báu vật vô giá của quốc gia
Quảng Ninh được biết đến là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên
du lịch vô cùng phong phú của Việt Nam Bên cạnh danh thắng nổi tiếng Vịnh
Hạ Long; bãi tắm đảo Tuần Châu, Bãi Cháy tuyệt đẹp cùng gần 500 di tích lịch
sử, văn hoá, nghệ thuật gắn với nhiều lễ hội truyền thống của quốc gia và địaphương Trong đó có những di tích nổi tiếng như: chùa Yên Tử, đền Cửa Ông,
di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn …đây là những điểm
du lịch hàng năm thu hút rất đông du khách đến tham gia vào các loại hình dulịch văn hoá, du lich tôn giáo đặc biệt vào nhũng dịp lễ hội
Nói đến du lịch Quảng Ninh không thể không nhắc tới Vịnh Hạ Long –
Di sản thiên nhiên thế giới hai lần được UNESCO công nhận bởi giá trị thẩm
mỹ và địa chất địa mạo Là một trong hai vịnh đẹp nhất Việt Nam bên cạnh vịnhNha Trang, vịnh Hạ Long với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan thiên nhiên vàđịa chất, địa mạo, lại là trung tâm của khu vực có nhiều yếu tố đồng dạng bao
Trang 20gồm: vịnh Bái Tử Long nằm ở phía Đông Bắc, quần đảo Cát Bà với vịnh Cát Bà
và vịnh Lan Hạ ở phía Tây Nam, vịnh Hạ Long hội tụ đầy đủ những điều kiệnthuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng
Năm 1962, vịnh Hạ Long được Bộ Văn hoá- Thông tin Việt Nam (nay là
Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc giavới diện tích 1553 km2 bao gồm 1969 hòn đảo
Các đảo trong vùng vịnh Hạ Long được quy hoạch thành khu bảo tồn các
di tích văn hoá- lịch sử và cảnh quan quốc gia, theo Quyết định số 313/VH- VPcủa Bộ Văn hoá- Thông tin Việt Nam (nay là Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch)ngày 28/04/1962 Các đảo này cũng có tên trong danh sách các khu rừng đặcdụng theo Quyết định số 194/CT, ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ)
Ngày 17 tháng 02 năm 1994, Uỷ ban Di sản Thế giới đã công nhận vịnh
Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàncầu về mặt thẩm mỹ theo tiêu chuẩn của Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản tựnhiên và văn hoá của thế giới
Ngày 02 tháng 12 năm 2000, căn cứ Công ước Quốc tế về bảo vệ di sảnvăn hoá và thiên nhiên thế giới cùng kết quả xét duyệt hồ sơ địa chất vịnh HạLong, tại Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Di sản Thế giới tại thành phố Cairns,Queensland, Australia, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là
Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất, địa mạo
Với những tiềm năng du lịch đa dạng vốn có, trong những năm tới, ngành
du lịch Quảng Ninh nói chung và du lịch vịnh Hạ Long nói riêng sẽ có nhữngbước phát triển mới Dự kiến đến năm 2010, Quảng Ninh sẽ là một trong nhữngđiểm du lịch lớn nhất cả nước
2.1.1 Vị trí địa lý và tài nguyên du lịch
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc vùng bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khuvực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ
Trang 21Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn Phía Tây Nam vịnhgiáp đảo Cát Bà, phía Đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biểndài 120km được giới hạn từ 106o58' - 107o22' kinh độ Ðông và 20o45' - 20o50' vĩ
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh, đặc biệt là vùng vịnh Hạ Long làmột vùng địa hình độc đáo với 1969 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ, là vùng địa hìnhKarst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng lànhững hang động kỳ thú, chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước Các đảo trải dài theođường ven biển hơn 250km chia thành nhiều lớp Trong đó có nhiều đảo rất lớnnhư đảo Cái Bầu, Bản Sen, nhưng lại có đảo lại chỉ như hòn non bộ Và haihuyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô Địa hình đáy biểnkhông bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m Có những lạch sâu và dải đá ngầmlàm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng
Đặc trưng địa hình vùng vịnh Hạ Long là địa hình Karst bị nước bào mòn
Là một quá trình tiến hoá Karst đầy đủ trải qua 20 triệu năm nhờ sự kết hợpđồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi rất dày, khí hậu nóng ẩm và quá trình
Trang 22nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều dạng địahình Karst kiểu Phong Tùng, Phong Linh.
- Địa hình Karst kiểu Phong Tùng: gồm một cụm đá vôi thường có hìnhchóp nằm kề nhau có đỉnh cao trên dưới 100m, đỉnh cao nhất khoảng 200m
- Địa hình Karst kiểu Phong Linh: Đặc trưng bởi các đỉnh tách rời nhautạo thành các tháp có vách dốc đứng Phần lớn các tháp có độ cao từ 50 – 100m
Tỷ lệ giữa các chiều cao và rộng khoảng 6m
Cánh đồng Karst là lòng chảo rộng phát triển trong các vùng Karst có bềmặt tương đối bằng phẳng Cánh đồng Karst được tạo thành theo phương thứckhác nhau như: do kiến tạo liên quan các hố sụt địa hào; do sụt trần của cácthung lũng sông ngầm, hang động ngầm; do tồn tại các tầng đá không hoà tannhư bị xói mòn mạnh mẽ nằm giữa vùng địa hình Karst cao hơn vây quanh tạothành…Cánh đồng Karst Hạ Long thường xuyên ngập nước
- Địa hình Karst ngầm: Là hệ thống các hang động đa dạng trên vùng vịnh
Hạ Long, được chia thành 3 nhóm chính:
Nhóm thứ nhất là di tích các hang động cổ, tiêu biểu là hang Sửng Sốt,động Tam Cung, động Lâu Đài, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, Thiên Long…
Nhóm thứ hai là các hang nền Karst tiêu biểu là hang Trinh Nữ, Bồ Nâu,Tiên Ông, Hang Trống…
Nhóm thứ ba là hệ thống các hàm ếch biến, tiêu biểu là 3 hang thông nhau
ở cụm hồ Ba Hầm, hang Luồn, Ba Hang…
Karst trên vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có tính chất nền tảng chokhoa học địa mạo Môi trường địa chất còn là nền tảng phát sinh các giá trị kháccủa Vịnh Hạ Long như đa dạng sinh học, văn hoá khảo cổ và các giá trị khác.Đây là một trong những tài nguyên du lịch đầy tiềm năng của Vịnh Hạ Long
Trang 23Lượng mưa trung bình hàng năm lên đến 2.000 - 2200mm, với trên300mm vào mùa nóng nhất trong năm (tháng sáu, tháng bảy, tháng tám) và dưới300mm vào mùa khô nhất trong năm (tháng mười hai, tháng một, tháng hai).Đây là điều kiện thuận lợi cho hệ sinh thái phát triển.
- Hệ sinh thái
Vịnh Hạ Long được xem như một khu hệ sinh thái đa dạng với những hệsinh thái điểm hình như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệsinh thái tùng áng và hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới Bên cạnh những thảm thựcvật xanh phủ khắp các đỉnh núi cheo leo, các vách đá và các vách hang trên cácđảo là nhiều loài động vật quý hiếm
Trên thực tế, các hòn đảo ở đây là nơi trú ngụ của rất nhiều loại thực vật,bao gồm cả những loại quý hiếm, đặc hữu và tuyệt đẹp Cùng với đó là sự đadạng và phong phú về các loài với nhiều hình dáng, kích thước, sự thích nghivới môi trường sống
Tổng số các loài thực vật có mặt trên các đảo thuộc vịnh Hạ Long đến nay vẫnchưa được xác định Tuy vậy có thể xác định sự hệ thực vật đa dạng này gồm:
Trang 24+ Thực vật ở cửa hang và khe đá
Bên cạnh đó là hệ động vật phong phú gồm khoảng 1.000 loài cá biển,trong đó có 730 loài đã định tên; 140 loài động vật phù du; gần 500 loài độngvật đáy; 326 loài động vật tự du; 130 loài động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ; hơn
230 loài san hô và một số loài linh trưởng quý hiếm cùng nhiều thực vật đặchữu
Hiện nay hệ sinh thái ở vịnh Hạ Long còn khá nguyên vẹn, thảm thực vậthầu như không có dấu hiệu của sự đốt cháy hay chặt phá Tuy nhiên là Di sảnthiên nhiên thế giới, sự đa dạng phong phú sinh học ở đây cần được bảo vệ nhưmột phần di sản thiên nhiên Việt Nam
* Tài nguyên du lịch nhân văn
- Dân cư và dân tộc
Hiện nay tại khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, có một bộphận dân cư sinh sống, chủ yếu tập trung tại các làng chài : Cửa Vạn, VôngVênh, Cống Tàu, Ba Hang…Họ sống trên các nhà thuyền, bè và sinh sống dựavào nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản
Vịnh Hạ Long là nơi cư trú của 21 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại cónhững đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán riêng Đây cũng là yếu tố chủ đạohình thành nên nền văn hoá của vùng Hạ Long và là một nguồn tài nguyên nhânvăn giàu tiềm năng trong khai thác phục vụ du lịch
- Di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc mỹ thuật
Nền văn hoá Hạ Long tồn tại qua hàng nghìn năm, từ lâu được biết đến lànền văn hoá mang đặc trưng của người tiền sử sinh sống ven biển và hải đảo.Cùng với sự tồn tại và phát triển của những giá trị văn hoá truyền thống , Vịnh
Hạ Long đã hình thành theo thời gian những công trình kiến trúc và di tích lịch
sử có giá trị như: Thương cảng Vân Đồn tồn tại dưới thời vua Lý Anh Tông(Thế kỷ XII), là nơi thông thương, giao lưu trao đổi buôn bán hang hoá, giao lưuvăn hoá…kéo dài từ thời thời Lý tới thời Trần, Lê Ngoài ra còn rất nhiều di tích
Trang 25lịch sử khác như: đình Quan Lạn trên đảo Quan Lạn thuộc quần đảo Vàm Thư( thị xã Cẩm Phả), đền Cửa Ông…
Đáng chú ý trong khu vực Vịnh Hạ Long là di tích lịch sử bãi cọc BạchĐằng, nơi ghi dấu ba trận đánh lớn trên sông Bạch Đằng của quân dân ta dưới sựchỉ huy của ba vị anh hung Ngô Quyền (năm 983), Lê Hoàn (năm981), TrầnHưng Đạo (năm1288) Đây cũng là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt củanhân dân Quảng Ninh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Hạ Long đã trải qua ba nền văn hoá kế tiếp:
Văn hoá Soi Nhụ (cách ngày nay 18.000 – 7000 năm) phân bố chủ yếu ởkhu vực Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long
Văn hoá Cái Bèo (cách ngày nay 7.000 – 5.000 năm), di chỉ văn hoá nàyđược tìm thấy ở khu vực Vịnh Hạ Long là Giáp Khẩu và Hà Gián
Văn hoá Hạ Long (cách ngày nay 4500 – 3500 năm), chia làm 2 giaiđoạn: Giai đoạn Sớm và giai đoạn Muộn Giai đoạn muộn, nền văn hoá pháttriển cực kỳ phong phú, di chỉ tìm thấy gồm rất nhiều dụng cụ đá độc đáo mangđặc trưng văn hoá Hạ Long
- Lễ hội văn hoá lịch sử
Vịnh Hạ Long là vùng đất đã tồn tại một nền văn hoá đa dạng, đặc sắcgiàu tính truyền thống thể hiện qua rất nhiều lễ hội văn hoá lịch sử hấp dẫn Các
lễ hội Phật giáo, lễ hội tín ngưỡng dân gian, lễ hội địa phương và các lễ hội dulịch được tổ chức hàng năm là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô giá Đặc
Trang 26trưng của các lễ hội tại Vịnh Hạ Long là tái hiện lại cảnh sinh hoạt của ngư dântrên Vịnh, tế Ngư Ông, hội chèo thuyền….
- Nghề thủ công truyền thống
Các nghề thủ công như: gồm sứ, tạc than đá…ở Hạ Long từ lâu được coinhư những sản phẩm lưu niêm du lịch độc đáo phục vụ khách du lịch
* Các giá trị nổi bật
Bên cạnh tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, vịnh Hạ Long còn
có những giá trị nổi bật như: giá trị thẩm mỹ; giá trị địa chất, địa mạo; giá trị vănhoá lịch sử và giá trị đa dạng sinh học, đây là những tiềm năng quan trọng trongphát triển du lịch vịnh Hạ Long
- Giá trị thẩm mỹ
Vẻ đẹp của vịnh Hạ Long được hội tụ bởi ba yếu tố: đá, nước và bầu trờitạo nên một Hạ Long lung linh huyền ảo với vô vàn dáng núi Hòn Đỉnh Hươngtoát lên ý nghĩa tâm linh, hòn Gà Chọi mang một chiều sâu triết học, hòn ConCóc vẫn ngàn năm thi gan đứng đó kiện trời Tất cả đường nét, hoạ tiết, màu sắccủa đảo núi cùng hoà quyện trong sắc nước mây trời tạo nên một bức tranh thuỷmặc Và trước vẻ đẹp của trời nước Hạ Long, nhiều danh nhân trong và ngoàinước bao đời nay đã không tiếc lời ca ngợi bằng nhiều loại hình nghệ thuật, đặcbiệt là bằng ngôn ngữ thi ca
Vịnh Hạ Long là một tác phẩm điều khắc hùng vĩ và kỳ lạ của thiênnhiên Bên trong những đảo đá lại là những hang động kỳ lạ Động Thiên Cungnhư một đền đài tráng lệ như chính tên gọi của nó, hang Bồ Nâu với vô số nhũ
đá buông xuống trước cửa hang như những cành liễu, hang Sửng Sốt đẹp đếnbất ngờ với những nhũ đá mang hình hài của gà rừng, cóc, rồng, thác nước cùngnhiều hình hài khác biến đổi theo trí tưởng tượng của từng du khách, tất cả như
mở ra một thế giới cổ tích Mỗi hang động đều mang một vẻ đẹp độc đáo riênglàm mêm mải lòng người
Cảnh đẹp Vịnh Hạ Long luôn thay đổi theo góc nhìn, thời gian và tâmtrạng của người ngoạn cảnh Nhưng nếu chỉ là một tạo tác thuần tuý tự nhiên,
Trang 27Hạ Long sẽ không hấp dẫn đến thế, Hạ Long – vùng thiên nhiên duyên dáng, thơmộng ấy còn là một thế giới có tâm hồn, lịch sử, có buồn vui và hạnh phúc Vẻđẹp này chỉ có thể được chiêm ngưỡng bởi chính du khách khi đến với Hạ Long
Vào đầu kỷ Cambri ( cách đây khoảng 570 – 500 triệu năm), vịnh HạLong về cơ bản là lục địa nổi cao, chịu tác động của quá trình rửa trôi và xóimòn Đến cuối kỷ Cambri, vùng này bị chìm trong nước biển và hình thành vịnh
Hạ Long từ đó Trong thời gian kỷ Odovic và Silua ( 500 – 400 triệu năm trước),khu vực Hạ Long và vùng Đông Bắc Việt Nam về cơ bản là vùng biển sâu nằmtrong chế độ hoạt động địa máng tích cực, đáy biển có lúc liên tục hạ thấp, cólúc được bồi tụ bằng trầm tích của địa tầng Cô Tô có cấu tạo phân nhịp dày trên2000m chứa nhiều hoá thạch bút đá Vào cuối kỷ Silua, khu vực này chuyển quaquá trình chuyển động tạo sơn và hình thành nhiều núi đá liên tiếp
Từ cuối kỷ Silua và trong kỷ Đêvôn ( 240 – 340 triệu năm trước), khu vựcvịnh Hạ Long chịu quá trình xâm thực bào mòn mạnh mẽ trong điều kiện khíhậu khô nóng Hạ Long là một phần của lục địa Katania rộng lớn bao trùm gầnnhư toàn bộ khu vực biển Đông và thềm lục địa Trung Quốc ngày nay Cuối kỷĐêvôn, do ảnh hưởng của chuyển động kiến tạo Haxini, khu vực Hạ Long và cảvùng Đông Bắc bị dâng lên cao và môi trường biển hoan toàn biến mất
Trang 28Sang giai đoạn cổ sinh muộn ( Kỷ Cacbon và Pecmi từ 340 – 240 triệunăm trước), chế độ biển nông ấm được thiết lập lại và kéo dài suốt lỷ Cacbon vàgần hế kỷ Pecmi Chế độ biển nông đó đã tồn tại hàng triệu năm đã tích tụ tạothành đá vôi có nguồn gốc hoá học và sinh vật với hệ tầng Cát Bà có tuổiCacbon sớm dày 450m và hệ tầng Quang Hanh có tuổi cacbon trung, Pecmi sớmdày 750m, hai hệ tầng này chiếm ưu thế trên hàng trăm đảo của vịnh.
Sang thời đại Tân Sinh ( 67 triệu năm trước), vịnh Hạ Long tồn tại trongmôi trường lục địa núi cao do ảnh hưởng của các pha tạo sơn mạnh mẽ Vào nửaPaleogen, chuyển động nâng dần và ổn định, quá trình xâm thực bắt đầu diễn ramạnh mẽ Sau một thời gian bóc mòn hàng triệu năm, địa hình bán bình nguyênđược hình thành
Kỷ Đệ Tứ, đặc biệt là giữa kỷ Neogen, quá trình xâm thực Karst hoà tan
đá vôi phát triển mạnh mẽ ở vùng núi đá vôi Hạ Long Các đảo đá hiện nay làchứng tích còn lại của quá trình đó Ban đầu, nước mưa chảy theo những khenứt vỡ của đá vôi được tạo ra do chuyển động kiến tạo phát sinh đứt gãy Quátrình ăn mòn của nước mưa ngày càng mở rộng các khoảng trống khe nứt đểhình thành nên các hang động
Thời gian Haloxen từ 11.000 – 7.000 năm trước, Hạ Long vẫn ở chế độlục địa Từ 7.000 – 4.000 năm trước, biển tiến Haloxen mở rộng cực đại và vịnh
Hạ Long chính thức hình thành Cách đây 3.000 – 4.000 năm trước, biển lùi vàkhu vực này xuất hiện nền văn hoá Hạ Long
Trải qua 1.000 năm kiến tạo với đặc trưng cơ bản là biển lấn, những lầnbiển tiến, quá trình xâm thực, xói mòn của nước biển tạo nên các ngấn sâu trêncác vách đá, từ đó hình thành nên những giá trị đặc sắc về địa chất, địa mạo kỳthú của vịnh Hạ Long
- Giá trị đa dạng sinh học
Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy vịnh Hạ Long có đầy đủ các hệsinh thái của vùng biển nhiệt đới như: hệ sinh thái rừng ngậm mặn, hệ sinh thái
Trang 29rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới và đặc biệt là hệsinh thái tùng áng đặc thù.
Với điều kiện khí hậu rất ổn định; địa hình có cấu tạo vô cùng phức tạp, bờ biểnkhúc khuỷu nhiều cửa sông lớn là những điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợicho hệ sinh thái phát triển
Hệ sinh thái san hô
Trong vùng biển Hạ Long, san hô mọc rải rác ở nhiều nơi nhưng tập trungvới số lượng lớn nhất là ở vùng biển phía đông và nam xa bờ lục địa Vịnh HạLong có khoảng 163 loài san hô, thuộc 44 chi và 12 họ, thường tập trung ở độsâu 5 – 10m Độ che phủ rạn san hô trung bình 30 % nhưng cũng có nơi lên đến
70 – 80 % như khu vực Cống Đỏ, Bọ Hung…Rừng san hô của vịnh Hạ Longthực sự là một cảnh sắc tuyệt đẹp, san hô dạng cảnh như san hô cây, san hô đĩa,san hô cục…với nhiều màu sắc trắng, lam, hồng, đỏ…Rạn san hô đồng thời lànơi cư trú của nhiều loài sinh vật như cá 107 loài, rong, tảo, động vật phù du,thực vật phù du…Trong đó có nhiều loài cá cảnh rất đẹp
Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Đây là loại cảnh quan đặc sắc hấp dẫn của vùng bãi triều của vịnh HạLong Hệ sinh thái này tập trung chủ yếu ở khu vực Tuần Châu, Cửa Lục, BaChẽ và rải rác ven bờ Bên cạnh đó là rất nhiều giống cây như: sú, vẹt, quần xãmắm, quặn…Sinh sống trong vùng rừng ngập mặn ấy là vô số loài động thực vậtnhư chim di cư, bán di cư ( 37 loài), động vật đáy có 81 loài; 90 loài cá thuộc 55
họ Đặc biệt là động vật đáy trong rừng ngập mặn chiếm 61.2 % tổng số loàitrên toàn vùng triều với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như sò huyết, ngao, sáisung, ngành giáp xác…
Hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới
Hệ sinh thái này với số lượng giống loài rất phong phú như: đinh, hương,sến , táu, vàn hương…phần lớn trên các đảo Đây cũng là nơi sinh sống của rấtnhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như: hươu, chồn, sóc, đặc biệt là khỉkhoang trắng và khỉ lông đỏ cùng nhiều loài khác
Trang 30Hệ sinh thái tùng áng
Ngoài những hệ sinh thái cơ bản trên, vịnh Hạ Long còn có một hệ sinhthái tùng áng nhỏ ăn thông với biển Đông, là nơi cư trú sinh sống và phát triểncủa vô số loài sinh vật và thực vật như: cỏ biển, rong, tảo, cá tôm… Ngoài xakhơi là nơi cư ngụ của các loài tôm, cá, mực, bào ngư, hải sản với số lượng đánhbắt hàng năm lên tới hành nghìn tấn
Với hệ sinh thái phong phú như vậy, vịnh Hạ Long đã được Thủ tướngchính phủ ra quyết định số 5/2001 ngày 1/6/2001 thành lập Vường Quốc gia Bái
Tử Long nhằm bảo tồn giá trị đa dạng sinh học vùng biển vịnh Hạ Long
- Giá trị văn hoá lịch sử
Vẻ đẹp của vịnh Hạ Long được phơi bày ở từng dáng núi, sắc nước mâytrời trong những hang động nổi tiếng, nhưng không chỉ có vậy Hạ Long còn làcái nôi của loài người cổ đại đã từng tạo ra nền văn hoá Hạ Long
Qua khảo sát và nghiên cứu, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện và khaiquật được rất nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị như ở Đồng Mang, Xích Thố, SoiNhụ…trong một diện tích hàng trăm km2 với vô số các hiện vật bằng đá sinhđộng và các mảnh gốm xốp có hoa văn vạch Các nhà khảo cổ học Việt Nam gọinền văn hoá này là “ văn hoá Hạ Long” có niên đại cách đây 4.000 năm
Cuối 1937, nhà khảo cổ học người Thuỵ Điển Andecxen và hai chị emnhà khảo cổ học người Pháp Colani đã phát hiện nhiều công cụ bằng đá củangười nguyên thuỷ như rùi bôn, mảnh tước, chày nghiền, bàn mài, kim khâu, đồtrang sức bằng vàng…và họ được coi là những người có công đầu trong việckhảo cứu nền văn hoá Hạ Long Từ đó tới nay, các nhà khảo cổ học Việt Namtiếp tục khảo cứu khai quật thêm nhiều di tích khảo cổ có giá trị và được gọi là :Văn hoá Hạ Long hậu thời kỳ Đồ Đá mới” cho tới ngày nay đã phát hiện được
20 di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hoá này
Quá trình phát triển văn hoá tiền sử ở khu vực Hạ Long là liên tục, khôngđứt đoạn và có nguồn gốc bản địa Nhiều di chỉ khảo cổ tìm được cho thấyngười Hạ Long sống chủ yếu nhờ vào nghề biển, sống và thích nghi với việc
Trang 31khai thác nguồn lợi từ biển, giao lưu trao đổi để làm phong phú cho cuộc sốngcủa mình Tuy vậy người Hạ Long đã không hề đánh mất bản sắc văn hoá truyềnthống tự ngàn xưa đó mà ngược lại luôn luôn sáng tạo những nét văn hoá mớigóp phần vào việc sáng tạo nên một nền văn hoá Việt cổ, sáng lập nhà nước VănLang của các vua Hùng
Hạ Long có vị trí đặc biệt quan trọng về giao lưu buôn bán, văn hoá vàquân sự trong suốt quá trình phát triển lịch sử của đất nước Sông Bạch Đằng, lànơi chứng kiến trận đánh lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta Vân Đồncũng là nơi ghi dấu ấn chiến công oanh liệt của quân dân nhà Trần trong cuộcchiến chống lại quân Nguyên Mông lần thứ III (năm 1288)
Bên cạnh đó Hạ Long còn được xem như một trung tâm giao lưu văn hoá,giao thương giữa Việt Nam với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm La,các nước Đông Nam Á dưới các thời kỳ phong kiến Lý - Trần - Lê Minh chứngcho điều này chính là việc cảng Vân Đồn được thành lập vào năm thứ 10 dướiđời vua Lý Anh Tông (năm 1149) Hiện nay vẫn có thể thấy dấu tích còn sót lạicuar thương cảng này là bến cảng Cái Làng (đảo Quan Lạn) Rất nhiều hiện vậtđược tìm thấy ở đây bao gồm hàng triệu mảnh sứ có nguồn gốc Việt Nam,Trung Hoa, Nhật Bản kết tầng dày đến 0,60m Trong đó đa phần là các mảnhgồm có niên đại triều Lý đến triều Lê Chứng tích của những ngôi nhà cổ cũngđược tìm thấy rất nhiều ven bờ vịnh Đây là những ngôi nhà cổ được xếp bằng
đá cuội nằm sát nhau thành hàng dải ven bờ vịnh, quanh nhà còn có rất nhiều hũsành đựng tiền đồng thuộc các triều vua ở Trung Quốc từ Đường đến Thanh vàtiền Việt Nam từ thời Lý đến thời Nguyễn Ngoài ra còn có rất nhiều bến vàthương cảng cổ khác được phát hiện như: Cống Đông, Cống Yên, Ngọc Vừng,Quan Lạn, Cái Bầu…
Gắn liền với các chứng tích đó là dấu ấn của một nền kiến trúc tôn giáophát triển rất hưng thịnh Các công trình kiến trúc được xây dựng và tôn tạo đểđáp ứng nhu cầu tâm linh của những người buôn bán cũng như của cư dân địaphương, đó là những ngôi chùa, nhà thờ Thiên Chúa Giáo…Chỉ tính riêng trên
Trang 32đảo Cống Đông đã có tới 4 ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó quy mô lớn nhất là chùaLấm với lối kiến trúc rất đẹp mắt Chùa được xây dựng dưới thời Trần, trênsườn núi phía tây của đảo Kiến trúc chùa gồm: Tam quan, Bái đường, phật điện,nhà Tổ Phía Bắc chùa có ngôi bảo tháp, qua những phế tích còn sót lại cho thấyquy mô ngôi bảo tháp là khá đồ sộ.
Vịnh Hạ Long đuợc ví như chốn đào nguyên với những ưu ái của tạo hoákhi tạo nên cho nơi đây những đảo đá muôn hình vạn trạng, như một thế giới cổtích huyền ảo trải qua hàng triệu năm Vẻ đẹp của vịnh Hạ Long được hiện lêntrong những góc độ không gian và thời gian khác nhau và qua những cách cảmnhận riêng của du khách
2.1.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
2.1.2.1 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch
có hiệu quả Hiện nay, cơ sở hạ tầng tại thành phố Hạ Long cũng như khu vựcvịnh là rất tốt
- Về giao thông vận tải
Có các hình thức vận chuyển đa dạng gồm: đường bộ, đường sắt, đườngbiển và đường hàng không cùng các tuyến đường được nâng cấp, xây mới cóchất lượng tốt đảm bảo phục vụ yêu cầu đi lại tham quan của du khách
+ Đường bộ gồm các tuyến xe Bus chất lượng cao, + Đường sắt Hà Nội – Hạ Long dài 170 km xuất phát từ ga YênViên (Hà Nội),
+ Đường hàng không, vào thứ bày hàng tuần có một chuyến máybay trực thăng của Công ty bay dịch vụ miền Bắc, xuất phát từ sân bay Gia Lâm(Hà Nội)
+ Đường thuỷ, hiện nay phương tiện tàu thuỷ cao tốc rất đượckhách du lịch quan tâm và sử dụng nhiều khi đến tham quan Hạ Long
Trong đó các phương tiện vận chuyển bằng ôtô, tàu thuỷ đã được khaithác phục vụ du lịch từ lâu và mang lại hiệu quả rõ rệt Trong những năm gần
Trang 33đây hình thức vận chuyển khách du lịch bằng trực thăng và tàu hoả được rấtnhiều du khách đón nhận sử dụng dịch vụ
Mới đây, tuyến tàu hoả du lịch khởi hành từ ga Gia Lâm (Hà Nội) đến HạLong (Quảng Ninh) đã được đưa vào hoạt động, bước đầu đã được du khách hếtsức quan tâm Đây là chuyến tàu khách chất lượng cao do công ty TNHH mộtthành viên vận tải đường sắt Dongrim (Hàn Quốc) đẩu tư khai thác với tổng sốvốn đầu tư trên 1 triệu USD Điều này đã mở ra cơ hội mới cho du lịch QuảngNinh trong việc đưa đón, thu hút khách thăm quan du lịch từ Hà Nội về Hạ Long
và ngược lại
Bên cạnh đó, các tuyến đường chính như đường Hùng Thắng, đường HạLong đã và đang được đầu tư xây dựng, nâng cấp có chất lượng tốt đảm bảophục vụ tốt nhu cầu đi lại tham quan của du khách Đặc biệt, gần đây cây cầuBãi Cháy được xây dựng và đưa vào lưu thông đã tạo điều kiện thuận lợi choviệc phát triển du lịch của thành phố cũng như của tỉnh một cách thống nhất
- Về hệ thống điện, nước
Hiện nay hệ thống điện, nước tại Hạ Long là rất tốt và ngày càng đượcchú trọng đầu tư sửa chữa và nâng cấp Hệ thống điện ổn định, đường dây tảiđảm bao an toàn Hệ thống cấp thoát nước trong thành phố cũng như khu vựcVịnh Hạ Long khá tốt với việc đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch, đảm bảo antoàn vệ sinh, cũng như đảm bảo xử lý và thoát nước đúng theo quy định
- Mạng lưới thông tin liên lạc rất tốt đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thôngtin của khách du lịch
Bên cạnh đó là các cơ sở hạ tầng khác như các trạm thu phí, trạm cấp cứu
y tế ven biển, ngân hang cũng khá phát triển …nhằm phục vụ du khách tốt nhất
2.1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật
* Các cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú là điều kiện thiết yếu không thể thiếu để đảm bảo cho hoạtđộng và phát triển du lịch Hiện nay, sự gia tăng đáng kể về số lượng du kháchđến Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng đã thúc đẩy sự phát triểncủa các cơ sở lưu trú Chỉ tính riêng trong vòng 10 năm trở lại đây, hàng loạtkhách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ của các thành phần kinh tế, các cơ quan,
tổ chức và tư nhân lần lượt ra đời Chiếm số lượng chủ yếu là các khách sạnmini, các cơ sở lưu trú này đáp ứng cao nhu cầu chỗ nghỉ của du khách đặc biệt
Trang 34là vào mùa cao điểm, tuy nhiên sự gia tăng ồ ạt các khách sạn có quy mô vừa vànhỏ này tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng thừa trong mùa thấp điểm Do vậy côngsuất sử dụng phòng trong năm là không cao Một số khách sạn được xếp sao chocông suât sử dụng phòng khá cao như khách sạn Hạ Long I, II, III và Hạ Longbay đạt trên 80 %, ngoài ra còn một số khách sạn lớn khác như: khách sạn GàiGòn - Hạ Long, khách sạn Hạ Long – Plaza, khách sạn Bạch Đằng, khách sạnCông Đoàn, khách sạn Vườn Đào cũng là những khách sạn có công suất sử dụngphòng cao
Trong những năm gần đây, tổng số khách sạn và số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tếkhông ngừng tăng
Theo thống kê năm 2008, Hạ Long có 857 cơ sở lưu trú với 12.300phòng Trong đó có 77 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 – 5 sao với trên 5.000phòng Cụ thể tại bảng 1 sau:
Bảng 1 Bảng thống kê cơ sở lưu trú ở Hạ Long theo tiêu chuẩn sao
Trang 35Số lượng cơ sở lưu trú năm 2008 tăng khá nhanh so với năm 2007 Sốlượng khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 – 5 sao tăng thêm 13 cơ sở, tăng 5.7 % Sốlượng phòng lưu trú tăng 450 phòng.
Các khách sạn chủ yếu tập trung ở khu vực Bãi Cháy và một số nằm ởbên Hòn Gai - chủ yếu nằm trên đường Lê Thánh Tông Đây là một trong nhữngthuận lợi cho phát triển du lịch của thành phố nói chung và khu vực Vịnh HạLong nói riêng trong việc đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách
* Các cơ sở ăn uống
Các cơ sở ăn uống tại thành phố Hạ Long rất đa dạng Hầu hết các kháchsạn, nhà nghỉ, nhà khách đều phục vụ ăn uống Ngoài ra còn có các nhà hàng,quán ăn, quán bar của các thành phần kinh tế, trong đó phần lớn là của tư nhânphục vụ khách du lịch và nhân dân địa phương suốt ngày đêm
Với những loại cơ sở dịch vụ nhà hàng ăn uống từ bình dân, đặc sản biểnđến các quán ăn Âu, Á sang trọng Các quán ăn cao cấp tập trung phần lớnquanh khu vực Bãi Cháy và trong các khách sạn lớn Các quán ăn phục vụ chủyếu các món đồ đặc sản biển, món ăn Việt Nam
- Nhà hàng ăn Âu, Á có quy mô tương đối lớn, chủ yếu đặt tại các kháchsạn đạt tiêu chuẩn 3- 5 sao, đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế
- Nhà hàng đặc sản biển, với số lượng hàng chục nhà hàng có quy môphục vụ vừa và khá lớn nằm trên đường Bãi Cháy và những tuyến đường lớncủa thành phố như Lê Thánh Tông, Trần Hưng Đạo là những địa chỉ cho khách
du lịch thưởng thức những món ăn đặc sản biển của Hạ Long Đặc biệt nhất làchuỗi nhà hàng nổi, nhà bè nơi du khách tận mắt ngắm nhìn và thưởng thứcnhững món hải sản mang hương vị vùng biển Hạ Long
- Ngoài ra, cơ sở dịch vụ ăn uống ở Hạ Long phong phú hơn bởi rất nhiềuquán ăn, quán giải khát phục vụ ngày đêm Trong đó, được biết đến nhiều là
“Siêu thị ốc” nơi hấp dẫn du khách vào các buổi tối
Tuy nhiên, dù là cơ sở dịch vụ lớn hay nhỏ, phục vụ tại thời điểm nào, tất cả đềuphục vụ các món hải sản đặc trưng của một địa danh du lịch biển
Trang 36* Các cơ sở vui chơi - giải trí và thể thao
Hiện nay tại thành phố Hạ Long cũng như khu vực vịnh có rất nhiều cơ sởvui chơi - giải trí - thể thao được xây dựng để phục vụ nhu cầu của du kháchcũng như nhân dân địa phương Tập trung phần lớn tại khu vực Bãi Cháy vớinhiều cơ sở được đầu tư kỹ lưỡng gồm các quán Bar, sàn nhảy, sòng bạc casino,khu công viên (công viên Quốc tế Hoàng Gia) nằm bên bờ biển, khu du lịchquốc tế Tuần Châu, khu chợ đêm bán hàng lưu niệm, khu vực thể thao như môtônước, dù lượn…
* Các phương tiện vận chuyển khách du lịch
Phương tiện vận chuyển du khách chủ yếu hiện nay là ôtô và tàu du lịch
Số lượng phương tiện vận chuyển ngày càng tăng về số lượng và chất lượng,Hiện nay thành phố có khoảng trên 427 tàu du lịch các loại phục vụ khách thamquan vịnh Hạ Long, trong đó có 109 tàu có cơ sở lưu trú với các phòng đạt tiêuchuẩn chất lượng cao (số liệu thống kê năm 2008) Các phương tiện có thể đápứng ở nhiều mức độ tuỳ theo nhu cầu của du khách về tiện nghi, trang thiết bị.Tàu du lịch ở vịnh Hạ Long được phân loại và hạng như sau:
- Loại tàu đạt tiêu chuẩn 3 sao
- Loại tàu đạt tiêu chuẩn 2 sao
- Loại tàu đạt tiêu chuẩn 1 sao
- Loại tàu đạt tiêu chuẩn tối thiểu
Tuỳ thuộc vào tuyến hành trình lựa chọn, thời gian tham quan trên vịnh cóthể kéo dài 4h, 6h, 8h mà du khách còn có thể lựa chọn dịch vụ lưu trú đêm trênvịnh Hạ Long trên các tàu du lịch có đủ điều kiện dinh doanh
* Các công ty lữ hành và đại lý du lịch
Vịnh Hạ Long từ lâu được biết đến là một trong những điểm du lịch hấpdẫn của đất nước với những hoạt động du lịch diễn ra sôi động Đóng góp mộtphần rất lớn vào việc quảng bá hình ảnh du lịch Vịnh Hạ Long trong nước vàquốc tế là các công ty du lữ hành và các đại lý du lịch hiện đang hoạt động rấthiệu quả Hiện nay, có khoảng 30 công ty lữ hành đặt trụ sở và chi nhánh hoạtđộng tại Hạ Long, trong đó có nhiều công ty lữ hành và đại lý du lịch lớn, uy tín
2.1.3 Nhân lực du lịch
Nguồn nhân lực luôn giữ vị trí chủ chốt trong quá trình phát triển, quyđịnh chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch Theo đánh giá mới đây của Tổng
Trang 37cục du lịch, hiện nay số lao động trong lĩnh vực du lịch khoảng 850 nghìn người.Trong đó lao động trực tiếp là 250 nghìn người, lao động gián tiếp là 600 nghìnngười Tuy nhiên chỉ có khoảng 50 % số lao động trong số này được qua đàotạo Đối với tỉnh Quảng Ninh, theo số liệu thống kê năm 2006, có khoảng12.000 lao động được bố trí việc làm Trong đó nhân lực ngành du lịch - dịch vụ
là 1.200 lao động chiếm 10 %, hiện nay cùng với những chủ trương phát triểnngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, số lượng lao độngphục vụ trong ngành du lịch - dịch vụ ngày càng tăng mạnh Không chỉ cónguồn nhân lực trong tỉnh mà còn có một số lượng tương đối đông nhân lực từcác tỉnh khác đến
Số lượng và cơ cấu lao động được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2: Số lượng và cơ cấu lao động ngành du lịch của Hạ Long
Nhân viên nghiệp vụ đã được
Trang 38Như vậy có thể thấy tổng số lao động hoạt động trong ngành du lịch ở HạLong ngày càng tăng, trong đó số lao động có trình độ chuyên môn cao cũngngày càng tăng Đây là nguồn lực dồi dào để phát triển các loại hình du lịch, đẩyngành du lịch trở thành ngành kinh tế chính và thành phố Hạ Long sẽ là thànhphố du lịch trong tương lai.
Hiện nay cùng với một số lượng khá lớn nhân lực phục vụ trong ngành dulịch, tỉnh Quảng Ninh cũng đưa ra nhưng chủ chương chính sách khuyến khích,tạo điều kiện thụân lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môncao nhằm phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của du khách
Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch chủ yếu của tỉnh là Trường caođẳng Nghệ thuật và du lịch với các ngành đào tạo Việt Nam học (chuyên ngànhquản trị lữ hành – hướng dẫn), quản trị khách sạn – nhà hàng, quản lý văn hoá,quản trị lữ hành - hướng dẫn Góp phần quan trọng vào việc phát triển nguồnnhân lực du lịch có chuyên môn của tỉnh, là nơi cung cấp một đội ngũ nhân viêndịch vụ và hướng dẫn viên tốt tại khu vực du lịch Vịnh Hạ Long
2.2 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VỊNH HẠ LONG
Hiện nay việc khai thác phục vụ du lịch ở vịnh Hạ Long chỉ tập trung chủyếu ở những vùng ven bờ, điều này làm cho sản phẩm du lịch còn đơn điệu,chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị đích thực của khu vực di sản thiênnhiên thế giới Khai thác và hoạt động du lịch của toàn bộ khu vực di sản mớichỉ dừng lại ở việc phục vụ nghỉ dưỡng cho du khách, tham quan trên vịnh,khám phá hang động Bên cạnh đó cũng có những tour du lịch được thiết kế dựatrên nhu cầu cụ thể của du khách Một số doanh nghiệp thiết kế những tour nghỉđêm trên vịnh, chèo thuyền Kayak, tham quan làng vạn chài…
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một chương trình riêng biệt tạo được
ấn tượng riêng trong lòng du khách như các tour chuyên nghiên cứu các di chỉkhảo cổ, tìm hiểu nét văn hoá, phong tục tập quán của cư dân các làng vạn chài