0
Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 42 -44 )

III- Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

I- Kết luận

Từ những nghiên cứu và phân tích trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam:

- Hoạt động xuất khẩu cà phê là một hoạt động thương mại đưa nông sản Việt Nam ra tiêu thụ ở thị trường thế giới nhằm thu được nguồn lợi nhuận cao hơn so với việc tiêu thụ mặt hàng này ở thị trường nội địa.

- Hoạt động xuất khẩu cà phê của có hiệu quả - đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê và đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta thể hiện tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là lớn. Thành tựu kinh tế này làm tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, từ đó mở ra các mối quan hệ hợp tác lâu dài về chính trị - xã hội, nâng tầm Việt Nam lên cao hơn, tạo cơ sở cho Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu

- Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang ở “ thời kỳ hoàng kim” nhưng đằng sau nó còn rất nhiều bất cập bởi lẽ thị trường cà phê Việt Nam chịu tác động mạnh của giá cà phê thế giới. Tuy sản lượng có tăng nhưng chất lượng cà phê xuất khẩu vẫn còn thấp do quá trinh thu hoạch- chế biến còn chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật

- Song, trong điều kiện chính trị - kinh tế Việt Nam hiện nay cho phép chúng ta lạc quan và tin vào sự tăng lên mạnh mẽ của hoạt động thương mại Việt Nam trong đó có xuất khẩu cà phê, tạo thặng dư lớn cho cán cân thương mại , thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế biến Việt Nam trở thành một cường quốc kinh tế trong tương lai gần nhất.

II- Kiến nghị

Để thúc đẩy xuất khẩu cà phê trong thời gian tới , tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

* Đối với Nhà nước:

- Chú trọng tới các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành cà phê, gắn sản phẩm sản xuất với nhu cầu của thị trường thế giới

- Ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô, tạo điều kiện, hỗ trợ vốn, khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm cà phê đã qua chế biến

- Hoàn thiện và bổ sung các chính sách nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, tăng cường sản xuất cà phê sạch.

- Hoàn thiện chính sách tài chính khuyến khích sản xuất- xuất khẩu cà phê - Thực hiện hệ thống chính sách khuyến khích thương mại : đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy xúc tiến thương mại...

- Hạn chế chính sách đầu tư của Nhà nước vào thị trường cà phê xuất khẩu - Nghiên cứu chiến lược xuất khẩu cà phê một cách toàn diện nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

* Đối với Bộ, ngành:

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ , ngành trong việc chỉ đạo sản xuất, xuất khẩu cà phê.

- Chính sách và giải pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện ngành cà phê hiện nay, đảm bảo cho ngành có thể phát triển tốt nhất

* Đối với Hiệp hội cà phê:

- Cần phát huy hơn nữa chức năng, vai trò của Hiệp hội trong các lĩnh vực: + Phối hợp có hiệu quả các hoạt động sản xuất cà phê trên thị trường trong và ngoài nước

+ Thống nhất nhận thức và hành động , tránh gây tổn hại đến lợi ích toàn ngành

+ Chống hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê xuất khẩu.

- Củng cố, hoàn thiện để Hiệp hội thực sự trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp, hội viên và Nhà nước, tạo ra một hệ thống quản lý thống nhất từ trên xuống tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cà phê

- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê xuất khẩu, tổ chức thăm dò, khảo sát, tìm kiếm thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam , nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho cà phê Việt Nam.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 42 -44 )

×