Thực trạng tiêu thụ cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 26 - 31)

Như đã phân tích ở trên, phần lớn cà phê của Việt Nam được sản xuất với mục đích xuất khẩu nên thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam phần lớn là ở bên ngoài. Do quá chú trọng vào việc xuất khẩu cà phê nên cầu của ngành hàng này dường như chỉ dựa vào thị trường tiêu thụ nước ngoài mà quên đi mất tầm quan trọng của thị trường tiêu thụ trong nước. Bình quân năm 2002, mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 1,25kg cà phê; giá trị tiêu thụ cà phê trung bình là 9130 đ/người/năm.Theo Vicofa, lượng cà phê tiêu thụ nội địa năm 2003 chiếm khoảng 4,4% tổng sản lượng. Theo điều tra của WB lại cho biết, tiêu thụ cà phê trong nước chiếm khoảng 10% tổng sản lượng. Còn theo VLSS 2004, lượng tiêu thụ trong gia đình các loại cà phê đã chế biến chiếm khoảng 2% tổng sản lượng xuất khẩu. Sở dĩ, có các kết quả nghiên cứu khác biệt như vậy là do chưa có nguồn số liệu thống kê thống nhất về sản lượng cà phê tiêu thụ trong nước. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đễn những khó khăn trong phân tích thị trường tiêu thụ ngành hàng này.Cho đến năm 2006, nước ta đã xuất khẩu gần 900.000 tấn cà phê nhân, đạt kim ngạch xuất khẩu là 1,5 tỷ USD, song thị trường tiêu thụ cà phê trong nước vẫn chưa có chút tiến triển đáng kể nào thể hiện rõ được tầm quan trọng của

thống kê song chúng ta vẫn có thể khẳng định thị trường tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với thế giới. Bình quân mỗi năm, các nước thuộc tổ chức cà phê thê giới (ICO) tiêu thụ nội địa được khoảng 25,16% sản lượng. Vậy nguyên nhân mất cân bằng giữa các thị trường tiêu thụ là do đâu? Thiết nghĩ, đó là do chúng ta chưa có sự quan tâm đúng mực, chưa có sự đấu tư thích đáng vào thị trường trong nước để mở rộng quy mô tiêu thụ cà phê. Thứ hai, đó là do tâm lý người dân Việt Nam , chủ yếu là ở nông thôn, ít có cơ hội để tiếp cận sự phổ biến của cà phê trong văn hóa Phương Đông, họ chưa quen với việc coi uống cà phê là một thức uống hàng ngày. Mặt khác, nhiều người không đủ điều kiện để thưởng thức cà phê hàng ngày, và thậm chí nhiều người không dùng cà phê vì họ thấy uống cà phê không tốt cho sức khỏe... Thứ ba là do chúng ta chưa có một chiến lược maketing sản phẩm đến người tiêu dùng trong nước một cách đồng bộ, hiệu quả, đầy đủ. Do vậy, ngoài vấn đề tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê, chúng ta cần chú trọng nhiều hơn nữa tới việc tăng cầu tiêu thụ cà phê trong nước. Đó mới là nguồn tiêu thụ bền vững của mỗi quốc gia, nhất là thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn có “nhạy cảm” với các cuộc khủng hoảng.

Như đã phân tích, tiêu thụ cà phê trong nước giữa thành thị và nông thôn có sự khác biệt lớn. Lượng tiêu thụ bình quân đầu người của thành thị năm 2002 là 2,4kg cao gấp 2,72 lần tiêu thụ của nông thôn là 0,89 kg. Trong khi đó, giá trị tiêu thụ bình quân đầu người của thành thị đạt 20.280 đồng, cao gấp 3,5 lần mức của nông thôn

Hình 3: Lượng (kg/người) và giá trị (nghìn đồng/người) tiêu thụ cà phê bình quân đầu người nông thôn và thành thị năm 2002 phê bình quân đầu người nông thôn và thành thị năm 2002

Sở dĩ, có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn là do giá cà phê ở thành thị cao hơn ở nông thôn không chỉ do mức sống thành thị cao hơn mà còn do chất lượng cà phê thành thị tốt hơn. Hơn nữa, thu nhập ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn nên tiêu dùng cũng cao hơn.

Không chỉ có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn trong tiêu dùng cà phê mà giữa các nhóm người có thu nhập khác nhau thì tiêu dùng cà phê cũng khác nhau.Tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tăng dần từ nhóm có thu nhập thấp nhất đến nhóm có thu nhập cao nhất. Trong đó, lượng tiêu thụ cà phê của nhóm 5 cao hơn nhóm 1 đến gần 18 lần, tuy nhiên, giá trị tiêu thụ chỉ chênh lệch khoảng gần 9 lần. Như vậy, tiêu thụ cà phê có xu hướng thay đổi theo thu nhập thể hiện ở hình dưới đây:

Hình 4: Tiêu thụ cà phê đầu người theo nhóm thu nhập năm 2002

Nguồn: Theo Điều tra mức sống dân cư 2002

Tiêu thụ cà phê trong nước còn không đồng đều giữa các vũng lãnh thổ. Cụ thể:

Hình 5: Tiêu thụ cà phê đầu người theo vùng của Việt Nam năm 2002 2002

Nguồn: Theo Điều tra mức sống dân cư 2002

Theo biểu đồ cho thấy, hầu hết các vùng trong cả nước đều tiêu thụ cà phê nhưng sản lượng và giá trị tiêu thụ rất khác biệt. Duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là 3 vùng có lượng tiêu thụ lớn nhất cả nước. Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng Bằng sông Hồng tiêu thụ rất ít cà phê, thậm chí khu vực Tây Bắc hầu như không tiêu thụ với mức tiêu thụ bình quân đầu người chỉ có 0,03 kg/năm. Lượng tiêu thụ cà phê ở khu vực Tây Nguyên nhiều thứ 4 trên cả nước nhưng vẫn ở mức thấp so với 3 khu vực đứng đầu.

Giá trị tiêu thụ của các khu vực diễn biến không hoàn toàn giống như lượng tiêu thụ. Đặc biệt là ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, mặc dù lượng tiêu thụ đầu người rất cao (1,5kg/người/năm) nhưng giá trị tiêu thụ chỉ đạt 6.230 đ/người/năm. Trong khi ở Tây Nguyên, các con số này lần lượt là 0,28 kg và 4.150đ. Một trong những nguyên nhân giải thích hiện tượng này là ở Tây Nguyên chủ yếu tiêu thụ các loại cà phê bột, có chất lượng cao, với lượng cà phê bột tiêu thụ ở khu vực này cao thứ 3 cả nước (0,12 kg/người/năm) so với mức 0,08kg của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Như vậy, cho thấy sản lượng và giá trị tiêu thụ cà phê trong nước còn quá ít và không đồng đều, trong khi theo WB phân tích với thực trạng sản xuất cà phê của Việt Nam với sản lượng khoảng từ 700 - 800 nghìn tấn thì lượng cà phê tiêu thụ trong nước có thể chiếm 10% tổng sản lượng. Vậy mà cho đến nay, khi trong khi sản lượng cà phê sản xuất ra đã trên 1 tỷ tấn nhưng tỷ trọng tiêu thụ nội địa mới

chỉ đạt tới khoảng 5% tổng sản lượng. Điều đó đặt ra cho chúng ta vấn đề làm thế nào để đẩy mạnh tiêu thụ cà phê trong thị trường nội địa...

Chương III: Tác động của hoạt động xuất khẩu cà phê tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w