Chiến lược phát triển du lịch tại Vịnh Hạ Long: Đề xuất khai thác hiệu quả tài nguyên

MỤC LỤC

Những yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch

Theo khoản 1 (Điều 13, Chương 2) Luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định như sau: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. Nguồn tài nguyên nước là thành phần quan trọng hình thành nên các loại hình du lịch thể thao nước, du lịch biển…Ngoài ra phải kể đến tài nguyên nước khoáng, đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh.

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1. Nội dung khai thác tài nguyên du lịch

Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên du lịch

Những nước đang phát triển, có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, tài chính, hệ thống chính sách pháp luật hoàn chỉnh, chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí cao là những điều kiện tốt nhất cho việc hoạch định chiến lược khai thác tài nguyên và phát triển du lịch. Từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, trên thế giới chủ yếu phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao mùa động dành cho giới thượng lưu, tuy nhiên cho đến nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao thì du lịch trở thành một nhu cầu phổ biến trong đời sống xã hội.

TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG

TIỀM NĂNG DU LỊCH VỊNH HẠ LONG

    Vịnh Hạ Long là trung tâm của một khu vực rộng lớn có ít nhiều sự tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hoá với vịnh Bái Tử Long ở phía Đông Bắc, quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ phần lớn là đảo đá vôi, 989 đảo cú tờn và 980 đảo chưa cú tờn. Cánh đồng Karst được tạo thành theo phương thức khác nhau như: do kiến tạo liên quan các hố sụt địa hào; do sụt trần của các thung lũng sông ngầm, hang động ngầm; do tồn tại các tầng đá không hoà tan như bị xói mòn mạnh mẽ nằm giữa vùng địa hình Karst cao hơn vây quanh tạo thành…Cánh đồng Karst Hạ Long thường xuyên ngập nước. Cùng với sự tồn tại và phát triển của những giá trị văn hoá truyền thống , Vịnh Hạ Long đã hình thành theo thời gian những công trình kiến trúc và di tích lịch sử có giá trị như: Thương cảng Vân Đồn tồn tại dưới thời vua Lý Anh Tông (Thế kỷ XII), là nơi thông thương, giao lưu trao đổi buôn bán hang hoá, giao lưu văn hoá…kéo dài từ thời thời Lý tới thời Trần, Lê.

    Trong thời gian kỷ Odovic và Silua ( 500 – 400 triệu năm trước), khu vực Hạ Long và vùng Đông Bắc Việt Nam về cơ bản là vùng biển sâu nằm trong chế độ hoạt động địa máng tích cực, đáy biển có lúc liên tục hạ thấp, có lúc được bồi tụ bằng trầm tích của địa tầng Cô Tô có cấu tạo phân nhịp dày trên 2000m chứa nhiều hoá thạch bút đá. Độ che phủ rạn san hô trung bình 30 % nhưng cũng có nơi lên đến 70 – 80 % như khu vực Cống Đỏ, Bọ Hung…Rừng san hô của vịnh Hạ Long thực sự là một cảnh sắc tuyệt đẹp, san hô dạng cảnh như san hô cây, san hô đĩa, san hô cục…với nhiều màu sắc trắng, lam, hồng, đỏ…Rạn san hô đồng thời là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật như cá 107 loài, rong, tảo, động vật phù du, thực vật phù du…Trong đó có nhiều loài cá cảnh rất đẹp. Ngoài những hệ sinh thái cơ bản trên, vịnh Hạ Long còn có một hệ sinh thái tùng áng nhỏ ăn thông với biển Đông, là nơi cư trú sinh sống và phát triển của vô số loài sinh vật và thực vật như: cỏ biển, rong, tảo, cá tôm… Ngoài xa khơi là nơi cư ngụ của các loài tôm, cá, mực, bào ngư, hải sản với số lượng đánh bắt hàng năm lên tới hành nghìn tấn.

    Bảng 1. Bảng thống kê cơ sở lưu trú ở Hạ Long theo tiêu chuẩn sao Năm 2007 – 2008
    Bảng 1. Bảng thống kê cơ sở lưu trú ở Hạ Long theo tiêu chuẩn sao Năm 2007 – 2008

    HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VỊNH HẠ LONG

      Vì vậy việc phát triển du lịch ở vịnh Hạ Long phải căm cứ vào nhu cầu, sở thích cũng như khả năng chi trả của các đối tượng du khách khác nhau để làm phong phú thêm các loại hình du lịch của mình, đó là phát triển các nhóm sản phẩm: du lịch tham quan ngắm cảnh, du lịch nghỉ biển, du lịch sinh thái biển đảo, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hoá lễ hội, làng nghề, di chỉ khảo cổ, du lịch tàu biển…. Trên thực tế những năm qua, hoạt động du lịch ở vịnh Hạ Long mới chỉ phổ biến là hình thức du lịch đại trà hay du lịch thông thường, nghĩa là du khách đến Hạ Long cơ bản mới chỉ dừng lại ở ngắm cảnh, tắm biển, thăm quan các làng chài…Tuy nhiên bước đầu những hình thức du lịch này cũng đã tạo nên những lợi ích kinh tế cho địa phương, bảo tồn văn hoá địa phương và ít nhiều góp phần giáo dục môi trường cho du khách, cũng như tập thể, cá nhân tham gia hoạt động du lịch. Vịnh Hạ Long đã đưa vào khai thác một số tour du lịch sinh thái tại một số điểm hấp dẫn như: động Mê Cung (lịch sử hình thành hang động, trầm tích đá vôi), đảo - hồ Cống Đỏ, hồ Ba Hầm (đa dạng sinh học), núi Bài Thơ – chùa Long Tiên - đền Trần Quốc Nghiễn hay các đảo Ngọc Vừng, Quan Lạn (lịch sử, văn hoá)…Tuy nhiên việc khai thác hoạt động du lịch sinh thái ở những địa điểm này còn nhiều hạn chế chưa phát huy hết tiềm năng, giá trị của nó.

      Đây là một nền văn hoá có những đặc trưng riêng, hiện nay những giá trị của nền văn hoá ấy tiếp tục được duy trì và phát triển cùng với sự tồn tại của cộng đồng ngư dân sống trên vịnh tại các làng chài như: Ba Hang, Hoa Cương, Bồ Nâu, Cửa Vạn, Vông Viêng…Phần lớn họ vẫn sống bằng nghề chài lưới và còn giữ được nhiều phong tục tập quán mang đặc trưng của cư dân vùng biển.

      Bảng 3. Số lượng khách tham quan Vịnh Hạ Long năm 2007 – 2008 và 2 tháng đầu năm 2009
      Bảng 3. Số lượng khách tham quan Vịnh Hạ Long năm 2007 – 2008 và 2 tháng đầu năm 2009

      VỊNH HẠ LONG

      NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VỊNH HẠ LONG 1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

        Đối với thị trường khách nội địa các sản phẩm du lịch có định hướng phát triển đồng bộ để thu hút khách du lịch đến quanh năm nhất là vào mùa thu và mùa xuân, giảm bớt lượng khách có thu nhập thấp đến vào mùa hè – mùa cao điểm, đảm bảo lượng du khách đồng đều quanh năm. Do vậy, có thể định hướng phát triển một số sản phẩm du lịch chủ yếu ở Vịnh Hạ Long như: Du lịch tham quan Vịnh, du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, du lịch thể thao nước, thám hiểm, du lịch nghiên cứu khoa học và hội nghị, hội thảo. Do vậy, định hướng trong phát triển du lịch trong năm 2010 tới là xây dựng cơ sở lưu trú gồm các khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 – 5 sao, mỗi khách sạn có từ 50 – 300 phòng, hạn chế xây dựng khách sạn mini, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh khách sạn.

        Căn cứ vào sự gia tăng doanh thu từ ngành du lịch và đóng góp GDP hàng năm của ngành du lịch, các dự án đầu tư trọng điểm, một trong những định hướng cụ thể phát triển du lịch Vịnh Hạ Long trong giai đoạn 2001 – 2010 là thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

        MỘT SỐ ĐÊ XUÂT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG

          Khuyến khích các hình thức nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ Quảng Ninh như: tổ chức các phong trào, cuộc thi tìm hiểu về giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đưa Di sản vào giáo dục trong học đường nhằm nâng cao nhận thức về Di sản, để hiểu biết và thêm tự hào về quê hương đất nước mình, qua đó mọi người có ý thức trong việc bảo vệ Vịnh Hạ Long. Mạng lưới thoát nước thải của khu vực đô thị, khu vực dịch vụ ven bờ, các khu công nghiệp và rác thải do hoạt động du lịch từ khu vực Hạ Long chiếm 90 % toàn bộ khu vực, hoạt động cải tạo mặt bằng xây dựng các công trình phục vụ du lịch một cách tràn lan thiếu quy hoạch bền vững là những nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm môi trường tại Vịnh Hạ Long. Để việc xúc tiến quảng bá có hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng hình thức quảng bá phong phú với nhiều chương trình hấp dẫn, tiến hành quảng bá trên nhiều phương tiện thông tin như: báo chí, internet, truyền thanh, truyền hình, tập gấp…Nội dung của chương trình xúc tiến quảng bá là nhằm nghiên cứu thị trường, sản phẩm du lịch, quảng bá điểm đến Vịnh Hạ Long, hình ảnh và sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp.

          Tham gia tổ chức Lễ hội Du lịch Hạ Long hàng năm, phối hợp với thành phố, sở Du lịch, cơ quan thông tấn, báo chí trung ương địa phương quảng bá rộng rãi hình ảnh Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các sản phẩm du lịch Vịnh Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung, đặc biệt trong thời gian trước và sau khi diễn ra lễ hội Du lịch Hạ Long.

          Bảng 12. Khả năng huy động vốn đầu tư cho ngành du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001 – 2010
          Bảng 12. Khả năng huy động vốn đầu tư cho ngành du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001 – 2010