Giải pháp về công tác quản lý

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG (Trang 65)

5. Bố cục của khoá luận

3.2.2.2. Giải pháp về công tác quản lý

Với mục tiêu gìn giữ, phát huy bền vững các giá trị tiềm năng Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long cho hôm nay và cho muôn đời sau. Đảm bảo vừa bảo tồn vừa khai thác, bảo tồn để phát huy và khai thác hiệu quả để có điều kiện quản lý, bảo tồn tốt hơn nữa các giá trị tiềm năng của Di sản Vịnh Hạ Long.

Những năm gần đây, để đáp ứng xu hướng phát triển của ngành du lịch với những chính sách mở cửa với nước ngoài, tình hình tổ chức quản lý du lịch tại tỉnh Quảng Ninh cũng như của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã có nhiều đổi mới theo hướng tích cực nhằm tăng cường công tác quản lý của các sở, ban, ngành về du lịch. Hầu hết các hoạt động du lịch đều nằm dưới sự quản lý của Sở du lịch, tuy nhiên Ban Quản lý Vịnh Hạ Long lại trực thuộc UBND tỉnh. (Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Vịnh Hạ Long như sơ đồ)

Tuy nhiên, cơ cấu bộ máy quản lý du lịch Vịnh Hạ Long cần hợp lý, gọn nhẹ, năng động để thực hiện tốt nhất chức năng lập chương trình, hoạch định chiến lược, triển khai các hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao.

Giải pháp cụ thể như sau: Có thể chuyển đổi vị trí của một số phòng, ban theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các phó trưởng ban.

+ Phó trưởng ban 1 quản lý trực tiếp hệ thống văn phòng, phòng tài chính - kế hoạch, phòng nghiệp vụ nghiên cứu, phòng quản lý dự án đầu tư.

+ Phó trưởng ban 2 quản lý các trung tâm gồm: Trung tâm bảo tồn Công viên hang động, trung tâm Bảo tồn giải trí biển, trung tâm Cứu hộ - Cứu nạn Vịnh Hạ Long, trung tâm Bảo tồn công viên Vạn Cảnh, trung tâm Bảo tồn văn hoá biển và Bảo tàng sinh thái Hạ Long.

+ Phó trưởng ban 3 quản lý các Đội kiểm tra, đội Quản lý kỹ thuật phương tiện…

Giải pháp đổi mới có ưu điểm là các phòng, ban, trung tâm được quản lý theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể, nên dễ dàng cho công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Cùng với đó phải thường xuyên tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch giáo dục và nâng cao ý thức của nhân dân về lợi ích du lịch và trách nhiệm đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh.

- Quản lý hệ thống hang động – tài nguyên quý giá của Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long nơi hội tụ rất nhiều hang động đẹp, xen kẽ các núi đá vôi, nhiều hang động vẫn còn nằm trong lòng núi chưa được khai thác. Đến nay mới chỉ một số hang động được đưa vào khai thác như: hang Đầu Gộc, động Thiên Cung, hang Sửng Sốt, hang Bồ Nâu, động Mê Cung…tại đây công tác quản lý cần được quan tâm, đầu tư chặt chẽ. Đảm bảo việc quản lý hệ thống đèn chiếu, đèn màu, đường đi thuận lợi cho du khách. Đảm bảo việc đón du khách tại điểm du lịch, bảo vệ hang động, quản lý trang thết bị, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

Công tác quản lý nhân sự cũng được chú trọng, đặc biệt là quản lý đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Quản lý số lượng hướng dẫn viên, công tác cấp thẻ hướng dẫn viên và hướng dẫn viên quốc tế được đảm bảo diễn ta thường xuyên đúng quy định về thời gian và tiêu chuẩn.

- Quản lý hoạt động cơ sở lưu trú

Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Du lịch chỉ đạo, vận động thành lập Chi hội Khách sạn theo tiêu chuẩn sao. Các chi hội này thoả thuận xây dựng, thực hiện Nghị quyết của chi hội về việc đoàn kết hợp tác, nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh và bình ổn giá, thực hiện biểu giá tối thiểu cho thuê phòng thống nhất trong từng khối khách sạn sao. Áp dụng chế tài kiểm tra, giám sát, thưởng phạt, tôn vinh giá trị thương hiệu và Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Phối hợp với thành phố Hạ Long rà soát nắm lại số lượng cơ sở lưu trú đối với các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi mục đích kinh doanh, thẩm định, tái thẩm định cơ sở lưu trú, phân thứ hạng sao…

Quản lý chặt chẽ và hạn chế tối đa việc phát triển các khu lưu trú, nghỉ dưỡng trên đảo. Đối với hệ thống nhà nghỉ, khách sạn nổi, lưu động phải có biện pháp quản lý kiểm soát ngặt nghèo theo tiêu chuẩn du lịch sinh thái.

- Quản lý hoạt động bến bãi, phương tiện thăm Vịnh Hạ Long

Tăng cường công tác quản lý dịch vụ vận chuyển tham quan du lịch Vịnh Hạ Long, quản lý hoạt động của các tàu du lịch, đặc biệt là các tàu lưu trú trên vịnh Hạ Long.

Thống kê số lượng tàu vận chuyển du lịch, tàu đóng mới, sủa chữa đưa vào sử dụng. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long tiến hành công tác quản lý này bằng cách phân loại tàu, thuyền du lịch cũng theo thứ hạng tiêu chuẩn sao, niêm yết giá, nâng cao chất lượng phục vụ của đội tàu. Phân định ranh giới giữa tàu và thuyền du lịch.

Tăng cường công tác quản lý hoạt động của các dịch vụ du lịch gồm công tác thu phí, dịch vụ vui chơi giải trí trên Vịnh, bán hàng lưu niệm. Xây dựng các điểm kiểm tra vé của hành khách tại Cảng tàu du lịch Bãi Cháy, cũng như tại các hang động, đảm bảo thu phí tham quan hợp lý.

Bên cạnh đó còn cung cấp cho du khách một số dịch vụ đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn, vui chơi và mua sắm…

3.2.2.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường

Mặc dù mới đang trong giai đoạn phát triển nhưng họat động du lịch tại Vịnh Hạ Long đã cho thấy những dấu hiệu làm ô nhiễm môi trường nước biển. Mạng lưới thoát nước thải của khu vực đô thị, khu vực dịch vụ ven bờ, các khu công nghiệp và rác thải do hoạt động du lịch từ khu vực Hạ Long chiếm 90 % toàn bộ khu vực, hoạt động cải tạo mặt bằng xây dựng các công trình phục vụ du lịch một cách tràn lan thiếu quy hoạch bền vững là những nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm môi trường tại Vịnh Hạ Long.

Điều này tác động tiêu cực đến cảnh quan du lịch biển Vịnh Hạ Long. Nhiều khu vực có cảnh quan đẹp trong Vịnh bị xâm hại làm mất đi vẻ đẹp của phong cảnh tự nhiên.

Hệ sinh thái vùng Vịnh Hạ Long cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự ô nhiễm môi trường ngày một có chiều hướng gia tăng này. Hệ sinh thái Vịnh Hạ Long được đánh giá là đa dạng, phong phú đặc biệt có sự xuất hiện của các rạn san hô dày đặc, đây là một tín hiệu cho tiềm năng phát triển những sản phẩm du lịch hấp dẫn mới trong tương lai. Tuy nhiên, sự ô nhiễm môi trường đang làm mất dần đi các rạn san hô này, thêm vào đó là hang năm một số lượng lớn san hô được khai thác để làm quà lưu niệm và để nung vôi phục vụ xây dựng làm lượng san hô bị suy giảm nghiêm trọng.

Do đó, Ban quản lý Vịnh Hạ Long cần đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tốt hơn để có thể khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch vô giá của Vịnh Hạ Long.

Trước mắt cần nhanh chóng có kế hoạch di chuyển các công trình doanh nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực Vịnh Hạ Long. Đầu tư cải tạo và xây dựng công trình xử lý chất thải đảm bảo xử lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn trước khi thải ra Vịnh.

Sớm nghiên cứu, đưa ra các chính sách cụ thể về môi trường, quy định xử phạt, bồi thường… đối với trường hợp làm giảm sút tài nguyên môi trường biển, ven biển, hang động và đảo. Quy định chặt chẽ việc bảo vệ môi trường đối với các tàu thuyền vận chuyển du lịch trên Vịnh, cũng như các tàu thuyền nước ngoài bằng những chính sách, quy chế đặc biệt về bảo vệ môi trường gắn với trách nhiệm vật chất, quy định xử phạt đối với trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu, thiết lập một hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên đảo và ven biển theo kiểu, loại phù hợp nhằm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái đặc thù và đa dạng sinh học biển, ven biển và các đảo. Trước hết là xây dựng, bảo tồn vườn quốc gia Bái Tử Long với những quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường.

Tăng cường phát triển phong trào tuyên truyền, giáo dục môi trường trong cộng đồng dân cư và khách tham quan.

3.2.3. Đối với các doanh nghiệp du lịch

Các doanh nghiệp là một thành phần hoạt động kinh tế quan trọng đóng góp vào sự phát triển du lịch của mỗi địa phương. Đối với các doanh nghiệp du lịch khai thác tài nguyên ở Vịnh Hạ Long luôn cần những đề xuất, giải pháp để khai thác có hiệu quả hơn.

3.2.3.1. Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các loại hình du lịch độc đáo hấp dẫn

Đối với mỗi doanh nghiệp du lịch, đa dạng hoá sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng nhất để thu hút khách du lịch, tạo dấu ấn thương hiệu riêng. Vừa qua tại Vịnh Hạ Long đã triển khai một số loại hình du lịch như: du lịch tham quan, du lịch chèo thuyền, du lịch sinh thái Vịnh Hạ Long, du lịch

nghỉ dưỡng…Tuy nhiên các sản phẩm du lịch vẫn chưa đa dạng, thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.

Do vậy, một nhiệm vụ đặt ra đối với các doanh nghiệp là đầu tư nghiên cứu, triển khai xây dựng đưa vào phục vụ những loại hình du lịch mới hơn, hấp dẫn hơn, phong phú hơn như du lịch mạo hiểm, du lịch leo núi, du lịch lặn biển…

Đặc biệt cần quan tâm phát triển các loại hình du lịch đặc trưng của địa phương, tạo các tour du lịch có tính liên kết nhiều vùng, nhiều sắc thái khác nhau tạo sự mới lạ và thích thú cho du khách để có thể thu hút du khách kéo dài thời gian lưu trú và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Nghiên cứu sở thích và khả năng chi trả của du khách để xây dựng các tour du lịch thích hợp và sáng tạo ra những sản phẩm đặc trưng đáp ứng sở thích của du khách như du lịch tuần trăng mật…

3.2.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tuy nhiên trong thời gian qua chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch tại Hạ Long chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Về lâu dài, để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, cần được tiến hành đồng bộ ở nhiều khâu: từ việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đến nâng cao trình độ đội ngũ những người làm du lịch cùng với những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch phát triển.

Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các loại hình du lịch, hoạt động văn hoá thể thao, vui chơi giải trí. Ngoài ra tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển, hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn, các doanh nghiệp cần nâng cấp và nâng số nhà hàng phục vụ ăn uống trong khu du lịch, chất lượng đảm bảo để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao tinh thần,

thái độ phục vụ của nhân viên, cử cán bộ trực tiếp tiếp cận đoàn khách du lịch để lấy ý kiến đóng góp nhằm phục vụ du khách ngày càng chuyên nghiệp hơn.

3.2.3.3. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực

Việc nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động phục vụ du lịch là vấn đề rất đáng quan tâm đối với mỗi doanh nghiệp vì nó sẽ quyết định chất lượng phục vụ., chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch.

Hiện nay, nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch chưa thật sự chuyên nghiệp và có trình độ cao. Do đó, việc tăng cường bỗi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực là hết sức quan trọng.

Các nhà quản lý doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể đào tạo một cách căn bản để đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Cần đào tạo đội ngũ lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao, có trách nhiệm, có trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ, tinh thần phục vụ, khả năng giao tiếp và ngoại ngữ, nắm vững đường lối, chính sách và chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, lớp tập huấn cho các đối tượng từ cán bộ quản lý cho đến nhân viên đặc biệt là những người trực tiếp tham gia phục vụ du khách với những hình thức đào tạo bài bản, gắn liền với thực tế và nội dung đào tạo phong phú đáp ứng đạt yêu cầu về trình độ lao động.

Do tính chất lao động trong ngành du lịch ở nhiều trình độ khác nhau, từ đơn giản (lao động nghiệp vụ) đến phức tạp (giám sát, quản lý) nên hệ thống đào tạo du lịch cần thiết phải đảm bảo thực hiện đào tạo liên thông từ thấp đến cao. Các doanh nghiệp cần có sự liên kết với các cơ sở đào tạo để có cơ chế đào tạo phù hợp, thực tiễn, gắn kết giữa lý thuyết và thực hành như mô hình “trường – khách sạn” là mô hình thực tế đăm bảo được yêu cầu nâng cao chất lượng về quản lý doanh nghiệp, lễ tân, phiên dịch, nghiệp vụ buồng phòng, nghiệp vụ bếp

ăn, quầy bar…và đặc biệt là được thực hành trong những điều kiện tốt nhất và năng động nhất.

Bên cạnh đó, phải có chế độ khen thưởng kịp thời (nâng lương, đề bạt) đối với cán bộ, nhân viên năng động, ham học hỏi, cầu tiến, có những sáng kiến hay được áp dụng vào công tác thực hiện. Đồng thời khiển trách và đưa ra khỏi ngành, doanh nghiệp những cán bộ quản lý quan liêuthiếu năng lực, những nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.2.3.4. Xúc tiến quảng bá du lịch

Mỗi doanh nghiệp có một chiến lược kinh doanh khác nhau, một chương trình tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch khác nhau. Tuy nhiên mục đích chính vẫn là thu hút du khách, hướng du khách sử dụng dịch vụ của mình.

Để việc xúc tiến quảng bá có hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng hình thức quảng bá phong phú với nhiều chương trình hấp dẫn, tiến hành quảng bá trên nhiều phương tiện thông tin như: báo chí, internet, truyền thanh, truyền hình, tập gấp…Nội dung của chương trình xúc tiến quảng bá là nhằm nghiên cứu thị trường, sản phẩm du lịch, quảng bá điểm đến Vịnh Hạ Long, hình ảnh và sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp.

Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng công tác nghiên cứu thị trường du lịch, xác định thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng, trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch xúc tiến, quảng bá chương trình du lịch của mình theo cách phù hợp nhất.

Tham gia tổ chức Lễ hội Du lịch Hạ Long hàng năm, phối hợp với thành phố, sở Du lịch, cơ quan thông tấn, báo chí trung ương địa phương quảng bá rộng rãi hình ảnh Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các sản phẩm du lịch Vịnh Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung, đặc biệt trong thời gian trước và sau khi diễn ra lễ hội Du lịch Hạ Long.

Xây dựng nội dung, ấn phẩm quảng bá du lịch, phát hành nhiều ấn phẩm,

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w