Nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG (Trang 36 - 38)

5. Bố cục của khoá luận

2.1.3. Nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực luôn giữ vị trí chủ chốt trong quá trình phát triển, quy định chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch. Theo đánh giá mới đây của Tổng

cục du lịch, hiện nay số lao động trong lĩnh vực du lịch khoảng 850 nghìn người. Trong đó lao động trực tiếp là 250 nghìn người, lao động gián tiếp là 600 nghìn người. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50 % số lao động trong số này được qua đào tạo. Đối với tỉnh Quảng Ninh, theo số liệu thống kê năm 2006, có khoảng 12.000 lao động được bố trí việc làm. Trong đó nhân lực ngành du lịch - dịch vụ là 1.200 lao động chiếm 10 %, hiện nay cùng với những chủ trương phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, số lượng lao động phục vụ trong ngành du lịch - dịch vụ ngày càng tăng mạnh. Không chỉ có nguồn nhân lực trong tỉnh mà còn có một số lượng tương đối đông nhân lực từ các tỉnh khác đến.

Số lượng và cơ cấu lao động được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2: Số lượng và cơ cấu lao động ngành du lịch của Hạ Long Năm 2007 – 2008

Đơn vị Năm 2007 Năm 2008

So sánh năm 2008 với 2007

+/- %

Tổng số lao động Người 17320 19012 + 692 1.09

Trình độ chuyên môn

Đại học và trên đại học 3520 3915 + 395 1.12

Tỷ lệ so với tổng số % 20,3 20,6 + 0.3

Cao đẳng và trung cấp Người 4500 5123 + 623 1.13

Tỷ lệ so với tổng số % 26 27 + 1

Nhân viên nghiệp vụ đã được

đào tạo Người 8092 8510 + 418 1.05

Tỷ lệ so với tổng số % 47 50 + 3 Trình độ ngoại ngữ Trình độ A Người 963 1122 + 159 1.16 Tỷ lệ so với tổng số % 6 6 0 Trình độ B Người 9625 9021 - 604 -0.93 Tỷ lệ so với tổng số % 50 47 - 3 Trình độ C Người 6359 7246 + 887 1.14 Tỷ lệ so với tổng số % 37 38 + 1

Như vậy có thể thấy tổng số lao động hoạt động trong ngành du lịch ở Hạ Long ngày càng tăng, trong đó số lao động có trình độ chuyên môn cao cũng ngày càng tăng. Đây là nguồn lực dồi dào để phát triển các loại hình du lịch, đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế chính và thành phố Hạ Long sẽ là thành phố du lịch trong tương lai.

Hiện nay cùng với một số lượng khá lớn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch, tỉnh Quảng Ninh cũng đưa ra nhưng chủ chương chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thụân lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao nhằm phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của du khách.

Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch chủ yếu của tỉnh là Trường cao đẳng Nghệ thuật và du lịch với các ngành đào tạo Việt Nam học (chuyên ngành quản trị lữ hành – hướng dẫn), quản trị khách sạn – nhà hàng, quản lý văn hoá, quản trị lữ hành - hướng dẫn. Góp phần quan trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực du lịch có chuyên môn của tỉnh, là nơi cung cấp một đội ngũ nhân viên dịch vụ và hướng dẫn viên tốt tại khu vực du lịch Vịnh Hạ Long.

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG (Trang 36 - 38)

w