Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG (Trang 49)

5. Bố cục của khoá luận

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm, tình hình khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long cũng có những hạn chế nhất định. Những hạn chế đó là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, cũng như sự tác động qua lại giữa các lĩnh vực hoạt động phát triển du lịch.

Chất lượng khai thác tài nguyên du lịch chưa cao do khai thác tràn lan, thiếu hoặc không thực hiện theo quy hoạch tổng thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc khai thác tài nguyên du lịch ngày càng làm gia tăng sự ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực lên cảnh quan khu vực, làm mất dần các giá trị vốn có của Vịnh Hạ Long. Một trong những giá trị bị ảnh hưởng nặng nề là sự đa dạng sinh học đang có nguy cơ bị xâm hại bởi sự ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay nước tại một số đảo không còn trong xanh như nó vốn có mà thay vào đó là rác thải sinh hoạt.

Đầu tư khai thác và phát triển du lịch mất cân đối, do nặng về khai thác các sản phẩm du lịch phục vụ lưu trú mà thiếu các dịch vui chơi giải trí, loại hình du lịch đặc trưng.

Mặt khác, còn thiếu cơ chế tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư khu vực di sản tham gia đầu tư phát triển du lịch, cũng như khai thác giá trị văn hoá, nghệ thuật dân gian, nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch.

Các doanh nghiệp du lịch khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long nhìn chung năng lực cạnh tranh còn yếu, tình liên kết kém, các doanh nghiệp mới chỉ tập trung phục vụ các thị trường khách quen thuộc như: Trung Quốc, Đài Loan hay Hồng Kông, chưa đủ sức vươn tới các thị trường tiềm năng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu…

Sản phẩm du lịch, chương trình tour tuyến, điểm tham quan còn đơn điệu, chưa tương xứng với giá trị đích thực của một Di sản thiên nhiên thế giới.

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn yếu, chưa theo kịp sự phát triển của ngành cũng như hình ảnh của Vịnh Hạ Long. Hạn chế trong công tác vận động bình chọn Vịnh Hạ Long. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc kết hợp thiếu chặt chẽ, chưa đạt hiệu quả trong quảng bá và vận động bình chọn Vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới.

CHƯƠNG 3

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

VỊNH HẠ LONG

3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VỊNH HẠ LONG 3.1.1.Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

Trong những năm tới đây du lịch Việt Nam được định hướng phát triển trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch phong phú của đất nước, huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước, vận động sự ủng hộ hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện xã hội hoá du lịch. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực. Phần đấu năm 2010, du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Để thực hiện mục tiêu đó, một chương trình “chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phể duyệt với các nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất là xác định rõ mục tiêu chiến lược là đẩy mạnh khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của đất nước, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 – 2010 đạt 11 – 11, 5%/năm với các chỉ tiêu:

- Năm 2005, lượng khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 3 – 3,5 triệu lượt người, khách nội địa từ 15 – 16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ USD.

- Năm 2010, khách quốc tế đạt từ 5,5 – 6 triệu lượt người, trong đó khách nội địa từ 25 – 26 triệu lượt, thu nhập du lịch đạt 4 – 4,5 tỷ USD.

Thứ hai là xác định một số lĩnh vực cần phát triển

- Về thị trường: Khai thác nguồn khách từ các thị trường quốc tế và trong khu vực, đặc biệt khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương, Tây Âu, Bấc Mỹ. Bên cạnh đó, cũng chú trọng phát triển thị trường nội địa, phát huy hiệu quả lợi

thế du lịch của địa phương. Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong và ngoài nước.

- Đầu tư phát triển du lich: Kết hợp chặt chẽ việc sử dụng nguồn đầu tư ngân sách của Nhà nước với việc khai thác và sử dụng nguồn vốn nước ngoài cũng như huy động nguồn nhân lực trong nhân dân theo phương châm xã hội hoá du lịch.

Phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lich chuyên đề, cũng như lập kế hoạch phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch, thành phố du lịch trọng điểm. Tuy nhiên, cần đầu tư phát triển một cách hợp lý để đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững nhằm nâng cao tính hấp dẫn cho các hoạt động du lịch.

- Phát triển nguồn nhân lực: Đây là một trong những mục tiêu tổng quát nhất trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010.

3.1.2.Định hướng phát triển du lịch Vịnh Hạ Long

3.1.2.1. Định hướng chiến lược

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010, định hướng đến năm 2020 và dự án quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch biển đảo giai đoạn 2010 – 2020.

- Định hướng phát triển bền vững, tạo chuyển biến tích cực về chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

- Tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động khái thác tối đa các lợi thế và hạn chế các yếu tố bất lợi để phát triển.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch. - Tăng cường liên kết vùng, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và xúc tiến du lịch mở rộng không gian và thị trường du lịch.

3.1.2.2.Định hướng phát triển một số chỉ tiêu cụ thể

* Định hướng phát triển theo ngành du lịch - Định hướng lượng khách du lịch

Trong những năm tới khu du lịch Hạ Long vẫn là nơi thu hút chính lượng khách du lịch đến Quảng Ninh. Số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến khu du lịch Hạ Long và các chỉ tiêu cụ thể như số lượng khách có lưu trú qua đêm, thời gian lưu trú trung bình và tổng số ngày khách lưu trú cụ thể được đặt ra những chỉ tiêu cụ thể trong năm 2010 như bảng 9 sau:

Bảng9. Dự báo số lượng khách du lịch, thời gian lưu trú và tổng số ngày khách lưu trú tại khu du lịch Hạ Long năm 2010.

Đơn vị Năm 2010

Tổng lượng khách Nghìn lượt 3.48

Khách quốc tế " 1.45

Khách nội địa " 2.03

Lượng khách lưu trú Nghìn lượt 2.053

Khách quốc tế " 1.015

Khách nội địa " 1.038

Thời gian lưu trú Ngày

Khách quốc tế " 2,1

Khách nội địa " 2

Tổng ngày lưu trú Nghìn ngày 4.207

Khách quốc tế " 2.131

Khách nội địa " 2.076

Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh

- Định hướng doanh thu du lịch

Trong chiến lược phát triển du lịch Quảng Ninh 2001 – 2010, giai đoạn đầu đến năm 2005, khu vực du lịch Vịnh Hạ Long luôn chiếm tỷ trọng lớn so với các điểm du lịch khác trong tỉnh. Định hướng chỉ tiêu doanh thu du lịch Hạ Long trong năm 2010 sẽ chiếm 60 % doanh thu du lịch của cả tỉnh, cụ thể như bảng 10 sau:

Bảng10. Dự báo thu nhập du lịch của khu du lịch Hạ Long năm 2010

Đơn vị Năm 2010

Thu nhập du lịch Tỷ đồng 1.874

Tỷ lệ so với thu nhập của tỉnh % 63

Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh

* Định hướng phát triển thị trường khách du lịch Thị trường khách quốc tế

Khách quốc tế đến tham quan vịnh Hạ Long có nhiều nguồn gốc, quốc tịch khác nhau. Căn cứ vào nhu cầu du lịch, đặc điểm tâm lý xã hội của khách có thể phân loại thị trường khách quốc tế đến Vịnh Hạ Long và các chiến lược kèm theo như sau:

- Thị trường khách Trung Quốc: Đây là loại thị trường chiếm tỷ lệ cao trong tổng số khách. Phần lớn đến từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc, thích dịch vụ rẻ nhưng mưc tiêu thụ ít. Phương tiện đi lại chủ yếu là tàu biển, đường sắt, đường bộ, trong đó tiềm năng khai thác đường bộ, tàu biển là rất lớn nhờ thủ tục qua lại biên giới dễ dàng. Do vậy, có thể đáp ứng với nhiều loại sản phẩm du lịch như: Tham quan Vịnh, du lịch nghỉ biển, mua sắm và du lịch tàu biển.

- Thị trường khách Nhật Bản: Là đối tượng khách du lịch có mức chi tiêu du lịch cao, tuy nhiên cũng đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao cấp, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Cấn đáp ứng các sản phẩm du lịch như: Du lịch tham quan Vịnh, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lễ hội, du lịch tàu biển và câu cá trên Vịnh.

- Thị trường khách Hàn Quốc: Là một trong những thị trường tiềm năng cần chú trọng khai thác trong tương lai. Khách du lịch Hàn Quốc có đặc điểm gần giống khách Nhật Bản nên có thể đáp ứng các sản phẩm du lịch như: Du lịch tham quan Vịnh, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lễ hội.

- Thị trường khách Đài Loan: Chiếm tỷ lệ cao về số lượng trong tương lai, tuy nhiên mức thanh toán không nhiều, thích các dịch vụ vui chơi giải trí ồn ào, náo nhiệt. Do đó, có thể đáp ứng các sản phẩm du lịch như: Du lịch nghỉ biển, du lịch tham quan Vịnh, vui chơi giải trí.

- Thị trường khách Hồng Kông và các nước Đông Nam Á là những thị trường tiềm năng, dễ tính trong việc lựa chọn loại sản phẩm du lịch. Các dịch vụ cần chú trọng phát triển là: tham quan, du lịch mạo hiểm, vui chơi giải trí.

- Thị trường Châu Úc: Phần lớn khách du lịch là sinh viên, học sinh, công chức. Các sản phẩm du lịch nên chú trọng phát triển là: Tham quan Vịnh, đảo và hang động, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch tàu biển và câu cá trên Vịnh.

- Thị trường khách Mỹ: Chú trọng khai thác đối tượng khách là cựu chiến binh, Việt kiều, thanh niên nên các sản phẩm du lịch cần phát triển là: Du lịch sinh thái, du lịch tham quan Vịnh, du lịch mạo hiểm, lặn biển.

- Thị trường khách Pháp: Gồm nhiều đối tượng khác nhau và thuộc nhiều lứa tuổi từ thanh niên đến trung niên và người nghỉ hưu. Sản phẩm du lịch cần phát triển là: Du lịch tham quan Vịnh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, du lịch mạo hiểm với các dịch vụ nhảy dù, lặn biển.

- Thị trường khách New Zealand, Canada và các thị trường khác: phần đông là khách trung niên nên các loại sản phẩm du lịch được ưa chuộng là: Du lịch tham quan Vịnh., du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…

Qua đó có thể định hướng phát triển các sản phẩm du lịch ưu tiên cho một số thị trường khách du lịch quốc tế, thể hiện ở bảng 11 sau:

Bảng11. Sản phẩm du lịch ưu tiên cho một số thị trường khách du lịch quốc tế. Thị trường Tham quan Nghỉ dưỡng biển đảo Sinh thái Văn hoá, lịch sử Tàu biển Mạo hiểm Chuyên đề

Trung Quốc 1 1 2 4 4 (mua sắm)

Đài Loan 1 1 3 3 2 (vui chơi giải trí)

Nhật Bản, Hàn Quốc 1 2 2 3 3 3 (câu cá)

Đông Nam Á 1 3 3 2 2 (hội nghị)

Châu Úc 1 2 3 2 2 (câu cá)

Châu Mỹ 1 3 2 3 2 2 3

Tây Âu 1 3 2 3 3 2 2

Đông Âu 1 2 3 3 3

Chú thích:

1. Ưu tiên loại thứ nhất. 3. Ưu tiên loại thứ ba. 2. Ưu tiên loại thứ hai. 4. Ưu tiên loại thứ tư.

Thị trường khách nội địa

Khách nội địa đến tham quan Vịnh Hạ Long thuộc nhiều thành phần và nhiều lứa tuổi khác nhau. Các đối tượng chính là:

+ Khách nghỉ cuối tuần: chủ yếu là khách từ Hải Phòng, trong tỉnh và các vùng lân cận.

+ Khách tham quan, nghỉ dưỡng biển khu vực Vịnh Hạ Long: từ Hà Nội và các tỉnh miền Bắc

+ Khách đi tour trọn gói: Hà Nội - Hạ Long – Bái Tử Long – Trà Cổ - Móng Cái, chủ yếu là khách từ Hà Nội, các tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh.

+ Khách nghỉ tuần trăng mật: từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc

+ Thanh niên, học sinh tại địa phương, Hà Nội và các vùng phụ cận

Đối với thị trường khách nội địa các sản phẩm du lịch có định hướng phát triển đồng bộ để thu hút khách du lịch đến quanh năm nhất là vào mùa thu và mùa xuân, giảm bớt lượng khách có thu nhập thấp đến vào mùa hè – mùa cao điểm, đảm bảo lượng du khách đồng đều quanh năm. Do vậy, có thể định hướng phát triển một số sản phẩm du lịch chủ yếu ở Vịnh Hạ Long như: Du lịch tham quan Vịnh, du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, du lịch thể thao nước, thám hiểm, du lịch nghiên cứu khoa học và hội nghị, hội thảo.

* Định hướng không gian phát triển du lịch

Không gian khu vực du lịch Hạ Long được định hướng phát triển theo 2 khu chức năng: Khu lưu trú, dịch vụ ven bờ và khu du lịch biển, đảo.

Khu lưu trú, dịch vụ ven bờ gồm: Khu vực Bãi Cháy, đảo Tuần Châu và các khách sạn, nhà nghỉ ở thành phố Hạ Long.

Đây là trung tâm đón tiếp, điều hành, phân phối lưu trú khách du lịch; trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm hàng hoá; đồng thời là điểm xuất phát cho các tuyến du lịch biển đảo và các tuyến tham quan trên đất liến khi du khách đến với Vịnh Hạ Long.

Do vậy, định hướng trong phát triển du lịch trong năm 2010 tới là xây dựng cơ sở lưu trú gồm các khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 – 5 sao, mỗi khách sạn có từ 50 – 300 phòng, hạn chế xây dựng khách sạn mini, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh khách sạn.

- Khu vực du lịch biển đảo

Định hướng phát triển trọng tâm khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Khu vực này có phạm vi 434km2 với 775 hòn đảo lớn nhỏ.

Đây là khu vực tập trung phần lớn các hang động đẹp, các điểm tham quan, các đảo đá muôn hình vạn trạng…là đặc trưng của du lịch Hạ Long.

Định hướng phát sản phẩm du lịch tại 4 khu vực như sau:

+ Khu vực đảo Đầu Gỗ: tham quan hang động, cảnh quan, ngắm cảnh. + Khu vực đảo TiTốp – Soi Sim - Lờm Bò: Tham quan hang động, cảnh quan, nghiên cứu các giá trị địa chất, vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ ngơi và tắm biển.

+ Khu vực đảo Đầu Bê – Hang Trai: Tham quan hang động, cảnh quan đáy đại dương, làng chài Cửa Vạn, hệ sinh thái biển, tắm và lặn biển.

+ Khu vực đảo Cống Đỏ: Chủ yếu phát triển du lịch lặn biển, tham quan hệ sinh thái dưới biển.

* Định hướng tổ chức các tuyến tham quan

Phát triển du lịch Vịnh Hạ Long trong giai đoạn 2001 – 2010, dựa trên cơ sở xác định sản phẩm du lịch, đầu tư xây dựng, cần tập trung xây dựng các tuyến du lịch chính như:

- Tuyến 1: Cảng tàu Du lịch - động Thiên Cung – hang Đầu Gỗ - hòn Đỉnh Hương – hòn Gà Chọi (Thời gian 4h).

- Tuyến 2: Cảng tàu Du lịch - động Thiên Cung – hang Đầu Gỗ - hòn Đỉnh Hương – hòn Gà Chọi – hang Sửng Sốt - đảo Ti Tốp (Thời gian 6h)

- Tuyến 3: Cảng tàu Du lich – Tam Cung – hang Sửng Sốt - đảo T Tốp

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG (Trang 49)

w