CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC.doc (Trang 42 - 46)

DOANH BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

1.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả

Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quá trình thực hiện nghiệp vụ qua tất cả các khâu từ khâu khai thác, đề phòng hạn chế tổn thất đến chi trả bồi thường.

Thông thường kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ BH, môt loại hình BH và của cả doanh nghiệp được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là doanh thu và lợi nhuận.

Doanh thu của doanh nghiệp phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh BH, doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính và doanh thu từ hoạt động khác.

Đối với nghiệp vụ BH cháy, khi đánh giá kết quả kinh doanh của nghiệp vụ này thì doanh thu từ phần phí của khách hàng là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu. Ngoài ra doanh thu nhận tái cũng là nguồn thu đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp trong việc xác định kết quả kinh doanh.

Chí phí của doanh nghiệp BH là toàn bộ số tiền doanh nghiệp BH chi ra trong kỳ phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh trong vòng một năm. Tính riêng cho nghiệp vụ BH cháy, tổng chi của nghiệp vụ bao gồm:

- Chi bồi thường: đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của công ty BH, nó có thể phát sinh bất cứ khi nào khó dự đoán được.

- Chi quản lý: là việc chi trả tất cả các khoản tiền để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục như chi lương cho cán bộ công nhân viên, công tác phí, điện thoại, điện nước…theo định mức.

- Chi hoa hồng: khoản tiền trả cho môi giới, cộng tác viên…khuyến khích thu hút khách hàng, được tính theo tỷ lệ.

- Chi ĐPHCTT: nhằm hạn chế tối thiểu khả năng xảy ra tổn thất của đối tượng được BH.

- Chi lập quỹ dự trữ cho trường hợp biến động lớn trong xác suất xảy ra rủi ro. - Chi khác…

Dựa vào kết quả thu chi sẽ tính được lợi nhuận (LN) đối với nghiệp vụ BH cháy mà doanh nghiệp thu được trong năm

LN trước thuế = tổng doanh thu – tổng chi phí

LN sau thuế = LN trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận chỉ được tính riêng cho nghiệp vụ BH cháy nên khi tính toán cần đảm bảo nguyên tắc: những khoản thu, chi nào liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ BH cháy phải được tính riêng cho nghiệp vụ đó (như phí BH, chi bồi thường..) và những khoản thu, chi gián tiếp (chi quản lý doanh nghiệp, thu nhập đầu tư..) phải được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu phí BH cháy so tổng doanh thu của công ty nói chung.

Trong kinh doanh BH nói chung và kinh doanh nghiệp vụ BH cháy nói riêng, để đảm cho hoạt động của công ty ổn định và phát triển thì số thu phải luôn luôn lớn hơn số chi. Và để đạt được lợi nhuận cao thì công ty phải không ngừng tăng doanh thu và giảm những chi phí một cách không hợp lý.

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả.

Kết quả kinh doanh của công ty chỉ là chỉ tiêu phản ánh “bề nổi” bởi vì tốc độ tăng doanh thu hay lợi nhuận chỉ nói lên động thái của kết quả kinh doanh, chứ chưa đề cập đến chi phí trong kinh doanh. Nếu chi phí tăng nhanh

và sử dụng không hợp lý thì về lâu dài tốc độ tăng đó sẽ không có ý nghĩa và hoàn toàn không có hiệu quả. Do vậy để đánh giá chính xác chất lượng hoạt động của nghiệp vụ BH cháy, chúng ta phải sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, đó là các chỉ tiêu phản ánh “bề sâu”. Việc phản ánh các loại chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh là nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh doanh BH nói riêng.

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Với tư cách đó, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp BH cũng như nghiệp vụ BH cháy được thể hiện ở các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế, xã hội khác nhau. Tuy nhiên không phải tất cả các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều là chỉ tiêu hiệu quả. Ví dụ: tiền lương so tổng chi phí…Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chỉ có thể được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí.

* Nếu đứng trên góc độ kinh tế: Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ BH cháy được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận so với tổng chi phí phát sinh trong kỳ.

Hiệu quả thuận:

HD = D/C (1) HL = L/C (2) Hiệu quả nghịch:

hd = C/D (3) hl = C/L (3)

Với HD, HL: hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BH cháy tính theo doanh thu và lợi nhuận.

D: doanh thu trong kỳ của nghiệp vụ BH cháy. C: chi phí phát sinh trong kỳ.

Chỉ tiêu (1) và (2) cho biết cứ một đồng chi phí nghiệp vụ BH cháy chi ra trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận tương ứng.

Chỉ tiêu (3) và (4) phản ánh cứ một đồng doanh thu hoặc lợi nhuận thu được của nghiệp vụ BH cháy doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí tương ứng.

* Nếu đứng trên góc độ xã hội: Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BH cháy được thể hiện ở hai chỉ tiêu:

HXTG = KTG / CBH (5) HXBT = KBT / CBH(6) Trong đó HXTG, HXBT : hiệu quả nghiệp vụ BH cháy.

CBH: tổng chi phí cho nghiệp vụ BH cháy.

KTG: số lượng khách hàng tham gia BH cháy trong kỳ. KBT: số lượng khách hàng được bồi thường trong kỳ.

Chỉ tiêu (5) phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu khách hàng tham gia BH.

Chỉ tiêu (6) phản ánh cũng một đồng chi phí đó đã góp phần giải quyết và khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ.

Mục tiêu của doanh nghiệp BH đối với nghiệp vụ BH cháy là tính hiệu quả trong kinh doanh chứ không chỉ đơn thuần là kết quả thu được. Hiệu quả kinh doanh luôn gắn với hiệu quả kinh tế xã hội. Bởi vì BH không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính xã hội nên khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ không chỉ xét trên góc độ kinh tế mà còn xét trên góc độ phục vụ xã hội. Nguyên tắc “số đông bù số ít” của doanh nghiệp BH chính là biểu hiên mang tính xã hội trong kinh doanh BH. Nếu như hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra kết quả phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thì hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra kết quả để phục vụ xã hội của doanh nghiệp.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIÊM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI BIC CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI BIC

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC.doc (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w