Tình hình khai thác

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC.doc (Trang 69 - 76)

III. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY TẠI BIC

1, Tình hình khai thác

BH cháy và các rủi ro đặc biệt là một trong những nghiệp vụ BH có doanh thu cao, góp phần không nhỏ vào tổng doanh thu phí BH gốc hàng năm của BIC. Kết quả của công tác khai thác được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 7: Quy mô khai thác nghiệp vụ BH cháy và các rủi ro đặc biệt ở Việt- Úc (2003-2005) và BIC (2006, 2007) Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 1.Phí BH gốc Trđ 1.765 2.332 3.166 4.612 16.213 2.Lượng tăng (giảm) DT phí Trđ - 567 834 1.446 11.601

3.Tốc độ tăng

trưởng DT phí % - 32,12 35,75 45,67 251,54

4.STBH Trđ 2.510.450 2.940.020 4.230.280 5.910.750 81.357.637

5.Số đơn BH Đơn 230 290 340 450 1.398

6.Lượng tăng giảm

đơn BH Đơn - 60 50 110 948

7.STBH bq 1 đơn Trđ/đơn 10.915 10.138 12.442 13.135 58.196

(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội)

Nghiệp vụ BH cháy là một trong các nghiệp vụ BH truyền thống của công ty bên cạnh những nghiệp vụ khác như: BH xây dựng- lắp đặt, BH hàng hóa vận chuyển…Ngay từ những năm đầu triển khai nghiệp vụ BH này cho đến bây giờ số lượng khách hàng tham gia không ngừng gia tăng. Cùng với sự nỗ lực của các đơn vị khai thác và sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty đã đưa nghiệp vụ BH cháy qua các năm ngày một tăng trưởng.

Qua bảng số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét về tình hình khai thác nghiệp vụ BH cháy và các rủi ro đặc biệt:

- Doanh thu phí BH cháy không ngừng gia tăng qua các năm. Nhịp độ tăng trưởng doanh thu phí BH gốc tăng khá đều đặn từ năm 2004- 2006. Những năm 2004, 2005 tốc độ tăng trưởng đều đạt ngưỡng trên 30 % tương ứng với doanh thu phí BH lần lượt là 2.332 triệu đồng & 3.166 triệu đồng. Trong thời gian này công ty vẫn hoạt động dưới hình thức liên doanh, là công ty được thành lập bởi Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam và công ty BH quốc tế QBE (Úc) dưới tên gọi là công ty BH Việt- Úc. Với kinh nghiệm tích lũy lâu năm, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tài chính hùng mạnh,

Việt- Úc đã đem lại những kết quả khả quan như mong đợi, phù hợp với bước tiến của công ty khi tham gia vào thị trường BH Việt Nam.

Đến năm 2006, sau khi chia tách, công ty BH Việt- Úc đổi tên thành công ty BH Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIC chính thức đi vào với tên gọi mới từ lúc này. Mặc dù trong năm 2006 có sự xáo trộn trong việc bố trí lại cơ cấu tổ chức nhưng giai đoạn này tốc độ tăng trưởng doanh thu phí BH gốc của nghiệp vụ BH cháy còn tăng nhanh hơn cả những năm 2004 và 2005. Với số phí lên tới 4.612 triệu đồng, BIC đã đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 45,67 %. Có thể nói rằng đây là năm có tình hình khai thác khả quan và điều này cũng thể hiện thế mạnh của nghiệp vụ BH này, một trong những nghiệp vụ được ưu tiên khai thác của công ty.

Năm 2007 đánh dấu bước tăng trưởng vượt bậc của tất cả các nghiệp vụ của BIC nói chung và nghiệp vụ BH cháy nói riêng: doanh thu phí đạt mức kỷ lục trong vòng 5 năm (2003- 2007): 16.213 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 251,54 % gấp hơn bốn lần năm 2006 (4.612 triệu đồng). Với mục tiêu “tăng tốc” trong năm 2007, BIc đã hoàn thành kế hoạch đạt được tốc độ tăng trưởng ba lần về doanh thu (từ 50 tỷ 2006 lên tới 165 tỷ 2007) trong đó phải kể đến sự tăng trưởng phí BH gốc trong đó có nghiệp vụ BH cháy.

- Số lượng đơn BH cấp hàng năm có xu hướng tăng nhưng tăng không đều, trong đó phải kể đến hai năm 2005 và 2007 có lượng tăng giảm đơn đột biến .

Nếu như năm 2004 số đơn cấp ra là 60 đơn thì đến năm 2005 giảm xuống chỉ còn 50 đơn. Sở dĩ năm 2005 số đơn BH giảm đáng kể 10 đơn như vậy do đây là giai đoạn chuẩn bị chia tách và thành lập công ty BH BIC. Một số cán bộ chủ chốt, có năng lực và kinh nghiệm sắp chuyển sang công ty khác kéo theo một số khách hàng khiến cho một số đơn BH có giá trị lớn không tái tục ở BIC.

Qua năm 2006, số đơn lại tăng vượt bậc 110 đơn, gấp đôi so năm 2005. Và đến năm 2007 số đơn BH tăng đột biến 1.398 đơn, gấp 3 lần so 2006, gấp 15 lần 2004. Đây là năm có số đơn BH cấp ra lớn nhất trong vòng 5 năm qua. Như vậy có thê thấy rằng công tác khai thác của công ty trong một số năm gần đây (đặc biệt năm 2007) đã đạt hiệu quả như mong muốn.

- STBH trong 5 năm cũng có sự gia tăng đồng đều đặc biệt là giai đoạn 2003- 2006. STBH bình quân một đơn cấp trong giai đoạn này ở mức trên 10 tỷ đồng /1 đơn. Điều này chứng tỏ các đơn vị tham gia BH cháy tại BIC chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô lớn, làm ăn hiệu quả. Năm 2007 STBH bình quân một đơn cấp đạt mức kỷ lục 58.196 triệu đồng / đơn. Một trong các nguyên nhân khiến STBH bình quân tăng nhanh hơn gấp 4 lần so giai đoạn 2003- 2006 là do thị trường đang có sự cạnh tranh khốc liệt về phí BH. Mặc dù biểu phí và hoa hồng bảo hiểm cháy nổ tự nguyện và bắt buộc được bộ Tài chính quy định thống nhất nhưng các doanh nghiệp đã tự hạ biểu phí so quy định, đồng thời mở rộng điều kiện BH, tăng hoa hồng giành cho khách hàng. Điều đó sẽ dẫn đến việc khách hàng sẽ tham gia BH cháy với STBH lớn bởi vì số phí họ phải nộp rất thấp không đáng kể so STBH ( tuy nhiên STBH phải thấp hơn hoặc bằng giá trị tài sản tham gia BH).

Như vậy trong vòng 5 năm (2003-2007) thì năm 2007 đã đạt được sự tăng trưởng đột biến trong công tác khai thác nghiệp vụ BH cháy. Với số đơn cấp ra là 1.398 đơn, BIC đã BH cho tổng TS với STBH là 81.357 tỷ đồng và tương ứng với STBH đó công ty thu được 16.213 triệu đồng. Điều này chất lượng phục vụ và uy tín của công ty đã bắt đầu được khách hàng đánh giá cao hơn, mức phí BH cháy mà công ty áp dụng phù hợp với khả năng tài chính của các đơn vị, xí nghiệp. Đồng nghĩa với việc doanh thu, số lượng hợp đồng đang ngày càng gia tăng, kết quả khai thác đã được đánh giá thực hiện tương đối tốt ở BIC.

Bên cạnh đó, nghiệp vụ BH cháy còn là một trong những nghiệp vụ BH truyền thống được ưu tiên khai thác. Để thấy rõ sự phát triển của nghiệp vụ này cũng như đánh giá cố gắng của cán bộ, nhân viên phụ trách nghiệp vụ trong công ty, ta so sánh về tình hình thu phí BH cháy trong tổng doanh thu phí của tất cả các nghiệp vụ mà công ty đang triển khai qua bảng số liệu sau:

Bảng 8: Tỷ lệ doanh thu phí BH cháy so tổng doanh thu phí của tất cả các nghiệp vụ ở Việt- Úc (2003-2005) và BIC (2006,2007)

Năm DT phí BH cháy (trđ) Tổng DT phí BH (trđ) Tỷ lệ (%) 2003 1.765 18.705 9,44 % 2004 2.332 21.656 10,77 % 2005 3.166 25.834 12,26 % 2006 4.612 40.217 11,47 % 2007 16.213 147.164 11,02 % TB 5.617,6 50.715,2 10,99 %

(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong vòng 5 năm từ 2003- 2007, doanh thu phí trung bình của nghiệp vụ BH cháy là 5.617,6 triệu đồng so doanh thu phí trung toàn công ty là 50.715,2 triệu đồng tức là chiếm 10,99 %. Có thể nói trong một khoảng thời gian dài, đây vẫn là nghiệp vụ chiếm tỷ lệ khai thác cao so với các nghiệp vụ BH khác mà công ty đang triển khai, luôn đứng top đầu cùng nghiệp vụ BH kỹ thuật và BH xe cơ giới. Nếu như năm 2003 tỷ lệ doanh thu phí BH cháy so tổng doanh thu phí của tất cả các nghiệp vụ là 9,44 % thì đến năm 2004 đã tăng lên 10,77 %. Theo đà đó năm 2005 con số này đã lên đến 12,26 %.

Đây là năm thành công trong hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ này, bên cạnh sự phát triển của các nghiệp vụ BH truyền thống như BH kỹ thuật, hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm con người…

Giai đoạn 2006, 2007 tuy doanh thu phí nghiệp vụ BH cháy tăng mạnh đặc biệt năm 2007 doanh thu tăng lớn nhất trong 5 năm song tỷ lệ doanh thu phí BH cháy so tổng doanh thu phí BH tất cả các nghiệp vụ trong công ty có

xu hướng giảm xuống. Năm 2006 là 11,47 % và năm 2007 còn 11,02 %. Sở dĩ có tình trạng giảm sút đó do năm 2006, 2007 công ty đã triển khai thêm một số nghiệp vụ BH mới và do doanh thu một số nghiệp vụ đã tăng lên đáng kể, trong đó phải kể đến tốc độ tăng trưởng doanh thu phí nghiệp vụ BH xe cơ giới. Thị trường BH Việt Nam trong hai năm 2006, 2007 đã ghi nhận sự vươn lên dẫn đầu về doanh thu phí của nghiệp vụ BH xe cơ giới. Như vậy mặc dù doanh thu phí BH cháy có tăng vượt bậc trong hai năm 2006, 2007 nhưng tỷ trọng lại giảm nguyên nhân do các nghiệp vụ khác có tốc độ tăng trưởng mạnh lấn áp: BH kỹ thuật 27,99 %, BH xe cơ giới 27,5 % (2007).

Qua 2 năm đi vào hoạt động với tên gọi mới, BIC đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Để thấy được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ doanh thu gốc BH cháy và các rủi ro đặc biệt ta xem thêm bảng sau:

Bảng 9: So sánh doanh thu phí BH gốc và thị phần nghiệp vụ BH cháy của BIC so với Bảo Việt, Bảo Minh 2 năm 2006, 2007

Năm 2006 Năm 2007 DT phí BH gốc (trđ) Thị phần (%) DT phí BH gốc (trđ) Thị phần (%) BIC 4.612 0,9 16.213 12,89 Bảo Việt 129.820 25,43 604 0,4 Bảo Minh 192.253 37,67 8.324 6,6 Toàn thị trường 510.409 100 125.224 100

(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)

Năm 2006 BIC chính thức được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty Nhà nước. Do thời gian đầu mới tham gia vào thị trường BH nên kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ và năng lực BH còn hạn chế. Nếu doanh thu phí BH gốc năm 2006 là 4.612 chiếm 0,9% thị phần so với thị trường thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên là 16.231 triệu đồng và chiếm 12,89% so với thị trường. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong việc khai thác doanh thu phí BH cháy và các rủi ro đặc biệt ở BIC.

So với hai công ty BH phi nhân thọ lớn trên thị trường như Bảo Việt, Bảo Minh thì năm 2006 doanh thu phí nghiệp vụ cũng như thị phần của BIC còn khá khiêm tốn. Doanh thu gốc BH cháy và các rủi ro đặc biệt chỉ bằng xấp xỉ 1/28 lần so với Bảo Việt (doanh thu phí 129.820 triệu đồng và thị phần 25,43%) và gần bằng 1/42 lần so với Bảo Minh (doanh thu phí 192.253 triệu đồng và thị phần là 37,67%). Với uy tín nhất định và kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ lâu năm thị phần của Bảo Việt, Bảo Minh chiếm lĩnh hầu hết thị trường. Do vậy mặc dù BH cháy và các rủi ro đặc biệt là nghiệp vụ BH truyền thống của BIC, doanh thu phí BH gốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của tất cả các nghiệp vụ nhưng so với thị trường con số này còn rất nhỏ bé.

Đến năm 2007 với doanh thu phí BH gốc đạt mức kỷ lục là 16.312 triệu đồng chiếm 12,89% thị phần toàn thị trường đã đưa BIC vươn lên đứng vị trí thứ 2 về thị phần kinh doanh BH cháy (chỉ sau Pjico thị phần chiếm 39.95%). Bảo Việt và Bảo Minh trong năm 2007 thị phần chỉ chiếm ở mức lần lượt 0,48% và 6,6% (tương ứng với doanh thu phí BH gốc là 604 triệu đồng và 8.324 triệu đồng). Sở dĩ năm 2007 thị phần BH cháy và các rủi ro đặc biệt của BIC nhiều hơn hẳn so Bảo Việt, Bảo Minh là do các đơn vị tham gia BH cháy ở công ty này chủ yếu tham gia loại hình BH kết hợp mọi rủi ro TS và cháy nổ, ngược lại hẳn với BIC đại đa số là đơn BH cháy nổ riêng biệt (doanh thu phí BH mọi rủi ro TS và cháy nổ ở BIC, Bảo Việt, Bảo Minh tương ứng là 6.414 triệu đồng, 230.317 triệu đồng và 247.163 triệu đồng). Do đó doanh thu gốc BH cháy và các rủi ro đặc biệt toàn thị trường năm 2007 giảm chỉ còn 125.224 triệu đồng so năm 2006 là 510.409 triệu đồng.

Tuy vậy nếu xét về doanh thu phí BH cháy nổ chung (bao gồm BH mọi rủi ro TS & cháy nổ và cả BH cháy nổ riêng biệt) thì BIC vẫn đứng vị trí thứ 5 trên 22 công ty BH phi nhân thọ (sau Bảo Việt, Bảo Minh, Pvi, Pjico).

Qua sự phân tích trên ta thấy doanh thu phí BH cháy nhìn chung có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh thu phí toàn công ty. Có được kết quả như trên phải kể đến sự nhiệt tình năng động của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công ty nói chung và của nghiệp vụ BH cháy nói riêng. Đồng thời cũng phải kể đến các chính sách khách hàng hợp lý của công ty như: chính sách khách hàng lớn thể hiện trên các mặt ưu đãi về phí BH, về tiền thưởng khi không có tổn thất hoặc ít tổn thất, hay sử dụng chính sách hoa hồng hợp lý để khuyến khích đại lý, cộng tác viên khai thác triệt để các tiềm năng, mà đầu mối là những khách hàng do BIDV giới thiệu đến vay vốn ngân hàng để mua sắm những tài sản có giá trị lớn và điều kiện để vay vốn là phải mua BH tại BIC để đảm bảo các khoản vay đó không bị mất.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC.doc (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w