ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ RỦI RO ĐẶC BIỆT

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC.doc (Trang 88 - 93)

TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI BIC.

1. Kết quả và hiệu quả

Với sự cố gắng của tập thể ban lãnh đạo công ty nói chung và của các bộ phận trực tiếp kinh doanh nghiệp vụ nói riêng, trong thời gian qua hoạt động kinh doanh nghiệp vụ BH cháy đã đạt được chỉ tiêu đề ra và mang lại doanh thu đáng kể cho công ty. Để thấy rõ hơn kết quả và hiệu quả của nghiệp vụ này ta đi vào phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 13:Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BH cháy ở Việt- Úc (2003- 2005) và BIC(2006, 2007) Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1.DT phí (trđ) 1.765 2.332 3.166 4.612 16.213 2.Tổng chi phí (trđ) 422 769 1.167 2.650 6.317 3. Lợi nhuận (trđ) 1.343 1.563 1.999 1.962 9.896 4.Tỷ suất doanh lợi (%) 76,09 % 67,02 % 63,14 % 42,54 % 61,04 % 5. Hiệu quả theo DT (đ/đ) 4,18 3,03 2,71 1,74 2,57 6.Hiệu quả theo LN (đ/đ) 3,18 2,03 1,71 0,74 1,57

7.STBT (trđ) 189 316 422 1.361 1.872

8.Tỷ lệ chi bồi thường (%) 44,79 % 41,09 % 36,16 % 51,36 % 29,63 %

(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội)

Trong đó: - Tỷ suất doanh lợi RP =( LN / DT) x 100

Tỷ suất này cho biết 1đ doanh thu thuần có bao nhiêu % lợi nhuận - Hiệu quả theo doanh thu = Doanh thu / Chi phí

- Hiệu quả theo lợi nhuận = Lợi nhuận / Chi phí

- Tỷ lệ chi bồi thường = (tổng STBT / tổng chi phí) x 100 Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Lợi nhuận qua các năm có sự biến động lớn, trung bình mỗi năm lợi nhuận là 3.352,6 triệu đồng một con số tương đối lớn. Năm 2003 lợi nhuận đạt 1.343 triệu đồng đến 2004 lợi nhuận 1.563 triệu đồng tăng 220 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 lợi nhuận đã lên tới 1.999 triệu đồng, tức là tăng 656 triệu đồng và bằng 1,49 lần so năm 2003. Đây là năm có kết quả kinh doanh cao xấp xỉ 2 tỷ đồng. Giai đoạn 2003- 2005 là giai đoạn hoạt động với hình thức liên doanh. Xu hướng tăng trưởng lợi nhuận qua các năm đã phản ánh đúng năng lực và kinh nghiệm của Việt- Úc trong quá trình triển khai nghiệp vụ BH cháy. Mặc dù năm 2005 là năm chuẩn bị chia tách nhưng không vì thế mà công ty bị chững lại trong việc gia tăng lợi nhuận cho các nghiệp vụ BH truyền thống.

Đến năm 2006 BIC chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty Nhà nước. Lợi nhuận đạt 1.962 triệu đồng có sụt giảm đi so Việt- Úc trước đây nhưng không đáng kể. Kết quả này đã cho thấy sự nỗ lực của tập thể ban lãnh đạo và nhân viên công ty trong việc duy trì và tăng trưởng doanh thu phí, lợi nhuận cho nghiệp vụ BH cháy.

Đặc biệt năm 2007 lợi nhuận đạt mức kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây với con số 9.896 triệu đồng gấp 5 lần so năm 2006. Sở dĩ đây là năm có lợi nhuận cao như vậy do doanh thu phí BH gốc nghiệp vụ đã tăng gấp 4 lần năm 2006 nhưng chi phí bồi thường chỉ gấp 1,4 lần. Nếu chỉ xét về doanh thu và chi phí bồi thường thì năm 2007 được đánh giá là năm kinh doanh hiệu quả của công ty.

- Trong tổng số chi của công ty thì tỷ lệ chi bồi thường trong 5 năm qua ở mức trung bình dưới 50 % (trừ năm 2006 là 51, 36%), mặc dù đây là khoản chi lớn nhất trong tổng chi. Điều này cho thấy công tác ĐPHCTT của công ty đã mang lại hiệu quả tích cực và công tác đánh giá rủi ro đã được thực hiện tương đối tốt. Vì tổng STBT qua các năm có sự biến động đáng kể dẫn đến tỷ lệ chi

bồi thường cũng không ổn định. Tỷ lệ này năm 2003 là 44,79 % và đến năm 2004 giảm xuống còn 41,09%. Tiếp tục sang năm 2005 tỷ lệ chi bồi thường chỉ còn 36,16%. Có thể nói rằng giai đoạn 2003- 2005 hoạt động kinh doanh của công ty khá khả quan khi tỷ lệ chi bồi thường ngày càng có xu hướng giảm.

Năm 2006 tỷ lệ chi bồi thường tăng đột biến lên tới 51,36%, cao nhất trong vòng 5 năm. Nguyên nhân chủ yếu do BIC mới hoạt động nên thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai các nghiệp vụ dẫn đến tỷ lệ chi trả bồi thường có gia tăng hơn so giai đoạn 2003- 2005. Tuy nhiên đến năm 2007 tỷ lệ chi bồi thường giảm mạnh xuống còn 29,63 %. Sở dĩ như vậy do STBT năm 2007 tăng không nhiều so năm 2006 nhưng các khoản chi khác như chi hoa hồng, dự phòng, chi quản lý… lại có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn hẳn các năm trước. Đặc biệt khoản chi hoa hồng đang ngày có xu hướng gia tăng khi các doanh nghiệp đang chạy đua để giành khách hàng. Do vậy tốc độ chi bồi thường không bằng tốc độ tăng của các khoản chi khác dẫn đến tỷ lệ chi bồi thường năm 2007 thấp nhất trong 5 năm.

Tỷ lệ chi bồi thường giảm trong khi đó STBT lại có xu hướng tăng và ngược lại chứng tỏ các khoản chi khác đang có sự biến động lớn và việc kiểm soát chưa được chặt chẽ, hợp lý.

- Tỷ suất doanh lợi tương đối cao, hầu hết trên 60% (trừ năm 2006 là 42,54%). Như vậy 1đ doanh thu thuần mà công ty khai thác được thì lợi nhuận chiếm tới trên 60%- một tỷ lệ khá cao đối với hoạt động kinh doanh BH. Năm 2003 là năm có sự thành công nổi bật trong hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ BH này với tỷ suất doanh lợi đạt 76,09% tức là 1đ doanh thu thuần thì có tới 76,09% lợi nhuận.

- Hiệu quả theo doanh thu bình quân mỗi năm là 2,864 đơn vị. Con số này cho biết trung bình cứ bỏ ra 1đ chi phí thì thu được 2,864 đ doanh thu. Hiệu quả theo doanh thu của công ty có xu hướng giảm từ năm 2003- 2006.

Chỉ đến năm 2007 hiệu quả theo doanh thu mới bắt đầu tăng lên đến 2,57 đơn vị cao hơn so năm 2005, 2006 là hai năm công ty gặp nhiều khó khăn về mọi mặt. Tuy nhiên hiệu quả theo doanh thu ở BIC năm 2007 vẫn còn thấp hơn so hoạt động Việt- Úc trước đây.

- Hiệu quả theo lợi nhuận trung bình mỗi năm đạt 1,8 đơn vị. Riêng chỉ năm 2006 con số này chỉ ở mức 0,74 đơn vị thấp nhất trong vòng 5 năm tương đương với việc cứ bỏ ra 1 đ chi phí thì thu được 0,74 đ lợi nhuận. Sở dĩ hiệu quả theo lợi nhuận trong năm này thấp như vậy vì đây là năm công ty bắt đầu chia tách và hoạt động độc lập, kết quả đạt được không như mong muốn.

2. Các tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ của công ty trong thời gian qua, việc triển khai nghiệp vụ BH cháy ở BIC còn không ít các tồn tại. Đó là một trong những hạn chế khiến cho hoạt động kinh doanh nghiệp vụ BH cháy chưa thực sự đạt như mong muốn. Những tồn tại chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất: Phạm vi khai thác nghiệp vụ BH cháy ở BIC còn hạn chế. Do công tác tuyên truyền, quảng cáo chưa phát huy được hiệu quả tốt vì vậy công ty chưa khai thác triệt để số lượng khách hàng tham gia BH. Điều đó cũng chứng tỏ ý thức về bảo hiểm của các đơn vị, doanh nghiệp còn rất kém.

`Thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp tham gia BH cháy ở Việt Nam nói chung và ở BIC nói riêng chủ yếu là các doanh nghiệp liên doanh, văn phòng đại diện nước ngoài hoặc một số công ty, xí nghiệp bị bắt buộc phải mua BH cháy khi vay vốn Ngân hàng BIDV, còn lại rất ít tham gia tự nguyện ngay cả đối với những doanh nghiệp có nguy cơ rủi ro cao. Nhiều khách sạn, nhà hàng, đại lý ga, kho xăng dầu, bãi chợ…chưa tham gia BH cháy mặc dù trong đó có những trường hợp thuộc diện bắt buộc theo nghị định 130 của Chính phủ. Điều này càng gây khó khăn không chỉ cho công ty

trong việc triển khai nghiệp vụ BH cháy đối với các đối tượng trên. Theo con số thống kê của Hiệp hội BH Việt Nam: toàn quốc có khoảng 35.000 cơ sở sản xuất thuộc diện bắt buộc nhưng chỉ có 20 đến 30% tham gia BH cháy.

Thứ hai: Thị trường BH cháy tăng nhanh nhưng số lượng cán bộ có chuyên môn còn thiếu, chất lượng còn yếu.

Đội ngũ nhân lực cấp cao còn thiếu nhất là trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm, chuyên gia phần mềm…nên quản lý của doanh nghiệp chưa theo kịp được sự phát triển thị trường. Nhìn chung chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, từng bộ phận chưa rõ ràng dẫn đến giải quyết công việc ôm đồm, sự vụ. Nghiệp vụ BH cháy và các rủi ro đặc biệt là một nghiệp vụ khá phức tạp, yêu cầu cán bộ ngoài kiến thức chuyên môn về BH vững cần phải có kiến thức cơ bản PCCC để có thể đánh giá được rủi ro và tư vấn cho người tham gia cách hạn chế tổn thất. Điều này lại càng quan trọng khi mà công ty chưa có bộ phận chuyên phụ trách công tác đánh giá rủi ro, cán bộ khai thác phải kiêm luôn nhiệm vụ này.

Thứ ba: Trình độ công nghệ thông tin trong công ty chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý.

Phần lớn phần mềm tin học hiện tại BIC đang sử dụng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, chưa phục vụ kịp thời cho việc ra quyết định và kiểm soát thông tin về hoạt động, chưa đáp ứng được yêu cầu về kinh doanh: trích lập dự phòng, quản lý dữ liệu liên quan đến hợp đồng, khách hàng...

Thứ tư: Yếu tố cạnh tranh trên thị trường BH đã trở nên gay gắt, mặt khác các đối thủ cạnh tranh thường dùng những chính sách không lành mạnh làm cho thị trường BH biến động rất phức tạp như hạ phí, tăng hoa hồng, tăng chi phí hỗ trợ đại lý, chi phí khai thác nhằm giành giật đại lý tăng chi phí cho doanh nghiệp dẫn đến tỷ suất lợi nhuận có chiều hướng giảm không đạt được kết quả như mong muốn.

Thứ năm: Thời gian qua công ty tập trung tăng trưởng doanh thu, thị phần nhưng chưa chú trọng nhiều đến chất lượng hiệu quả dịch vụ. Mặc dù hiện tại BIC là một trong 5 công ty BH phi nhân thọ có vốn điều lệ lớn nhất nhưng so với các công ty BH khác trong khu vực và trên thế giới, quy mô vốn và TS còn nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Năm 2007 BIC được đánh giá là năm có sự tăng trưởng đột biến về doanh thu phí BH gốc nhưng mức giữ lại không tăng tương ứng. Do năng lực BH của BIC bị suy giảm đáng kể sau khi tách khỏi QBE, vì vậy trong thời gian đầu BIC phải tái phần lớn số phí thu được, Doanh thu phí BH cháy qua các năm có tăng trưởng nhưng chưa tương xứng tiềm năng.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ RỦI RO TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ RỦI RO

ĐẶC BIỆT TẠI BIC

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC.doc (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w