KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BIC
1. Thuận lợi
Hiện nay với sự gia nhập WTO của nước ta đã mở cửa cho thị trường BH có những cơ hội phát triển. Cùng với lợi thế là công ty BH tiên phong được thành lập bởi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), BIC sẽ tận dụng triệt để lợi thế này để nghiệp vụ BH cháy ngày càng được mở rộng thích nghi với tình hình mới. Những thuận lợi chủ yếu đem lại cho nghiệp vụ BH cháy của BIC tốc độ tăng trưởng cao phải kể đến:
- Môi trường pháp lý về kinh doanh BH cháy ở Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện. Do những hậu quả nặng nề của hỏa hoạn để lại không chỉ đối với bản thân mỗi cá nhân, doanh nghiệp mà còn đối với cả xã hội, nên từ trước đây rất lâu Đảng và Nhà nước đã chủ trương khuyến khích các đơn vị tham gia BH cháy. Theo thông tư số 82/1991/ BTC ban hành ngày 31/12/1991 có ghi rõ “Nhà nước không cho các doanh nghiệp ghi giảm vốn điều lệ trong TS bị tổn thất do những rủi ro mà các công ty BH trong nước đã triển khai”. Và đến thời điểm hiện tại văn bản có tính pháp lý cao nhất là nghị định 130/2006/NĐ- CP của Chính phủ được ban hành ngày 8/11/2006 quy định chế độ BH cháy nổ bắt buộc. Cùng với đó quy định thực hiện bắt buộc đối với nghiệp vụ BH cháy cũng được nêu tại điều 8 của Luật kinh doanh BH 2000 và điều 9 luật PCCC 2001 “cơ quan , tổ chức và cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy nổ phải thực hiện BH cháy nổ bắt buộc đối với TS của cơ sở
ngoài việc tự nguyện tham gia BH cháy nổ của các tổ chức, cá nhân, góp phần gia tăng đóng góp kinh phí cho hoạt động PCCC theo quy định của Nhà nước và kinh phí ĐPHCTT của doanh nghiệp BHtừ đó bảo vệ đối tượng BH và gián tiếp giảm xác suất bồi thường cho doanh nghiệp BH.
- Môi trường kinh tế sôi động tạo nên nhu cầu ngày càng gia tăng về BH cháy. Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay thì việc đầu tư, xây mới các công trình, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh diễn ra rất sôi nổi ở các khu kinh tế trọng điểm và các khu kinh tế mới. Tai nạn cháy nổ nếu xảy ra sẽ là thảm họa. Việc các doanh nghiệp mua BH cháy hết sức cần thiết và bức bách góp phần ổn định tài chính và bảo toàn giá trị tài sản doanh nghiệp. Nhu cầu Bảo hiểm cháy ngày càng gia tăng song hành cùng quá trình phát triển đất nước trong xu thế hội nhập hứa hẹn một thị trường BH cháy đầy tiềm năng trong tương lai.
- BIC là công ty BH trực thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển với bề dày hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng – tài chính. Chính vì vậy bên cạnh những kênh truyền thống khác, kênh khai thác chủ yếu của BIC vẫn là tận dụng tối đa lợi thế quy mô hoạt động và mạng lưới BIDV. Đây cũng chính là thế mạnh của BIC có thể cạnh tranh với các công ty BH khác. Khách hàng thường đến Ngân hàng vay vốn chủ yếu cho những công trình xây dựng tầm cỡ với STBH rất lớn. Những TSnày đều thuộc đối tượng BH sẽ được BIC tận dụng khai thác triệt để. Do vậy cùng với các nghiệp vụ khác như xây dựng lắp đặt, xe cơ giới … nghiệp vụ BH cháy ngày chiếm một tỷ trọng cao trong doanh thu của công ty.
- BH cháy là sản phẩm truyền thống của công ty, một trong những nghiệp vụ được ưu tiên khai thác. Với số phí thu được từ nghiệp vụ BH cháy cuối năm 2006 là 4.612 triệu đồng thì đến năm 2007 con số này đã lên đến 16.213 triệu đồng chiếm 11,02% tổng doanh thu phí. Cùng với sự phát triển
của các nghiệp vụ BH khác, trong tương lai không xa nghiệp vụ BH cháy sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi công ty cũng gặp không ít khó khăn trong việc triển khai nghiệp vụ BH cháy. Điều đó được thể hiện ở một số khía cạnh sau:
* Xuất phát từ nền kinh tế
Mặc dù một số năm trở lại đây nền kinh tế nước ta đã phục hồi nhanh chóng nhưng vẫn còn tụt hậu xa so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nước ta là 7 – 8 %, nhưng đây chỉ là con số tương đối, nếu xét về tuyệt đối thì con số này rất nhỏ bé. Và cho dù mức sống của dân cư được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần thì đó vẫn chưa phải mặt bằng chung. Do vậy nhận thức của người dân về việc tham gia BH nói chung và BH cháy nói chung vẫn chưa cao. Điều đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi triển khai các nghiệp vụ BH trong đó có nghiệp vụ BH cháy.
* Xuất phát từ phía thị trường bảo hiểm
BH cháy là một trong những nghiệp vụ BH truyền thống của công ty. Doanh thu phí BH gốc nghiệp vụ BH cháy của BIC có độ tăng trưởng cao liên tục trong một vài năm trở lại đây nhưng thị phần nghiệp vụ BH cháy của công ty so các công ty khác còn khiêm tốn, chỉ chiếm 2,1% so thị trường, trong khi đó Bảo Việt là 36,63% , PVI 27,5%, Bảo Minh 24,2%. Sở dĩ như vậy một phần là do quy mô của BIC là còn quá nhỏ trong khi thị trường BH Việt Nam đang diễn ra sôi nổi với sự cạnh tranh khá mạnh của nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ khác như Bảo Việt, BẢo Minh,PJICO…Đó là những công ty với bề dày kinh nghiệm, có thương hiệu và ưu thế nhất định đã chiếm lĩnh hầu như toàn bộ thị trường với thị phần khá cao. BIC mới tách ra khỏi liên doanh, thành lập và hoạt động từ đầu năm 2006 nên cũng hạn chế về uy
tín, thương hiệu và kinh nghiệm. Cùng với đó là sự ra đời và phát triển của nhiều công ty BH phi nhân thọ mới như Bảo Nông, Bảo Tin, Toàn Cầu…làm thị trường BH ngày càng sôi động và cạnh tranh trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra việc gia nhập WTO đã đặt ra cho các công ty BH những thách thức mới, đặc biệt từ1/1/2008 theo cam kết theo lộ trình gia nhập của Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh các loại hình BH bắt buộc tại Việt Nam như BH TNDS của chủ xe cơ gới, BH cháy nổ…Điều đó tạo nên sức ép cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp BH trong nước, trong đó có cả BIC.
* Xuất phát từ phía khách hàng
Niềm tin của khách hàng đối với các công ty BH chưa cao. Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thấp thì cũng có không ít doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, thậm chí lợi nhuận rất cao nhưng họ vẫn không muốn tham gia BH, bởi vì họ chưa thực sự tin tưởng vào việc tham gia BH để bù đắp thiệt hại khi không may xảy ra tổn thất. Chính vì vậy ngay cả khi Nhà nước ra quy định bắt buộc đối với những cơ sở sản xuất nguy cơ cháy nổ cao phải mua BH cháy nổ thì những doanh nghiệp này vẫn thờ ơ, né tránh. Mặc dù nguy cơ cháy nổ có thể đe dọa bất kỳ cá nhân, tổ chức nào nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng bỏ tiền túi ra mua BH cháy nổ. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài xem BH cháy nổ là một chi phí đầu tư bắt buộc thì các doanh nghiệp Việt Nam lại xem như một chi phí có thể tiết kiệm. Vì vậy các công ty BH phải tích cực tuyên truyền kiến thức về BH cháy và tác hại của nó đồng thời tạo niềm tin cho khách hàng thông qua việc giả quyết bồi thường nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
Cũng phải nói thêm bên cạnh những doanh nghiệp thờ ơ thì cũng có nhiều chủ doanh nghiệp cẩn trọng mua BH cháy nổ. Thế nhưng chính những hợp đồng BH có trong tay làm chủ doanh nghiệp chủ quan hơn. Họ không tội
gì bỏ thêm chi phí phòng chống cháy nổ khi mà TS đã được BH. Trong khi đó các nhà BH không thể can thiệp vào chuyện phòng chống cháy nổ của đơn vị mua BH. Chính vì những bất cập từ phía những người tham gia khiến cho việc triển khai nghiệp vụ BH cháy nói chug và công tác ĐPHCTT của doanh nghiệp BH trở nên khó khăn hơn.
* Xuất phát từ phía công ty:
Năng lực BH của BIC đã suy giảm đáng kề từ sau khi tách khỏi QBE dẫn đến giảm khả năng nhận TBH và giảm khả năng cạnh tranh với các công ty BH khác trong việc tiếp cận dịch vụ lớn. Do đó trong thời gian đầu BIC phải tái phần lớn số phí thu được, doanh thu các năm có tăng nhưng chưa đáng kể so tiềm lực.
Mặt khác do tổ chức lại công ty nên đã có một số nghỉ việc để chuyển sang công ty khác, đại đa số là người có kinh nghiệm. Sự ra đi của cán bộ kéo theo sự ra đi của khách hàng. Chính vì vậy một số khách hàng cũ đã không tái tục tại BIC. Sự mất đi khách hàng cũ đã làm giảm doanh thu phí của nghiệp vụ, ảnh hưởng đến doanh thu phí toàn công ty.
Hiện tại lực lượng cán bộ tâm huyết, làm việc vì sự phát triển chung của công ty còn chưa nhiều, cơ chế làm việc, lương thưởng và các chính sách khác chưa thu hút được nguồn nhân lực tốt từ thị trường, vì vậy BIC khó lòng giữ chân được cán bộ đẳng cấp vì họ luôn được chào mời với mức lương, vị trí công tác hấp dẫn hơn hẳn BIC ở các công ty liên doanh, BH nước ngoài.
Ngoài ra BIC còn bị hạn chế bởi mạng lưới, chi nhánh: số lượng đại lý, chi nhánh của BIC còn mỏng không song hành cùng các đại lý BIDV dẫn đến việc khai thác khách hàng tiềm năng gặp khó khăn mà khách hàng chủ yếu do BIDV giới thiệu. Việc hợp tác với các đơn vị BIDV còn chưa chặt chẽ, nhiều nơi còn mang tính chất văn bản, giấy tờ nên hiệu quả chưa cao. Thực tế chỉ
1/3 doanh thu khai thác năm 2006 của BIC là từ các chi nhánh BIDV, phần còn lại do BIC tự khai thác.