II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY Ở BIC
8. Phòng chống gian lận và trục lợi bảo hiểm
Trục lợi BH là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ngay từ khi tham gia BH hoặc phát sinh sau khi xảy ra sự kiện BH nhằm chiếm đoạt một khoản tiền từ phía doanh nghiệp BH mà đáng lý ra họ không được hưởng.
Trục lợi BH diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ BH và bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh BH thương mại đều có hiện tượng bị trục lợi. Chính vì vấn đề nhức nhối đó mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra khá nhiều tiền để khắc phục, song số vụ gian lận vẫn tăng theo thời gian và hìn thức ngày càng tinh vi, thủ đoạn ngày càng sắc sảo.
Nghiệp vụ BH cháy có đối tượng tham gia BH rất rộng, giá trị TS tham gia rất lớn. Nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn khó lường có thể xuất phát từ bất kỳ lý do nào. Do vậy hiện tượng trục lợi BH ở nghiệp vụ này là tất yếu. Xuất phát từ chính sai sót của công ty BH như: thực hiên không nghiêm trong khâu đánh giá rủi ro bắt đầu khi BH, chấp nhận BH cho những khách hàng tham gia BH theo lối chọn điểm, không thực hiện nghiêm quá trình giám định tổn thất, chi trả và sự tha hóa của cán bộ cấu kết với khách hàng..làm cho vấn đề trục lợi không thể kiểm soát được. Hậu quả để lại cho công ty là làm giảm lợi
nhuận, hiệu quả kinh doanh bị hạn chế, thậm chí còn gây tác động xấu đến uy tín doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có nhiều vụ gian lận sẽ có mức phí cao hơn những doanh nghiệp kiên quyết chống và loại trừ những kẻ trục lợi BH và như vậy ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng.
Một trong các biện pháp tích cực mà các doanh nghiệp BH sử dụng là tiến hành kiểm tra chặt chẽ cán bộ, đại lý, cộng tác viên khai thác. Một mặt phải nhắc nhở họ thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, mặt khác phải đề ra những cơ chế quản lý phù hợp từ khâu khai thác đến bồi thường.