BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG BẰNG PHƯƠNG
PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH (TCM)
Họ và tên sinh viên: VÕ NGUYỄN THANH TUẤN Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI Niên khóa: 2006 – 2010
\
Tháng 7/2010
Trang 2XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU
HÀNH (TCM)
Tác giả
VÕ NGUYỄN THANH TUẤN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu
cầu cấp bằng kỹ sư ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Vũ Thị Hồng Thủy
Tháng 7 năm 2010
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cùng toàn thể quý thầy cô
khoa Môi Trường & Tài Nguyên – Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu trong 4 năm học vừa qua
Tiếp theo, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô ThS Vũ Thị Hồng Thủy đã
tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Quản lý Khu du lịch hồ Tuyền
Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập, học hỏi kiến thức thực tiễn tại đây
Cảm ơn chú Trần Quốc Cường - Trưởng phòng nghiệp vụ BQL Khu du lịch Hồ
Tuyền Lâm đã truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm thực tiễn vô cùng bổ ích để khóa
luân tốt nghiệp của tôi hoàn thiện hơn Em xin cảm ơn các cô, chú, anh chị công tác
tại Ban quản lí đã giúp đỡ và chỉ dẫn em trong thời gian nghiên cứu tại đây
Xin chân thành cảm ơn !
Ngày 5 tháng 07 năm 2010 SV: Võ Nguyễn Thanh Tuấn
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, tỉnh
Lâm Đồng bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)” được thực hiện từ tháng
3/2010 đến tháng 7/2010 với các nội dung :
- Khảo sát thực địa nhằm xác định điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Khu
- Xác định giá trị tài nguyên du lịch của Khu du lịch hồ Tuyền Lâm.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái tại Khu du lịch hồ Tuyền Lâm.
Kết quả thu được:
- Xác định được các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Khu du lịch hồ Tuyền Lâm.
- Tiến hành điều tra và phỏng vấn 250 du khách (có 223 phiếu hợp lệ), xác định được các đặc điểm kinh tế xã hội, hành vi, nhu cầu và đánh giá của du khách khi đi tham quan tại Khu du lịch hồ Tuyền Lâm.
- Mô hình ước lượng giá trị tài nguyên du lịch của Khu du lịch hồ Tuyền Lâm có
dạng hàm tuyến tính : VIS = -1.184 – 0.739*FO + 0.032*AGE + 0.851*EVQ
– 0.322*WTP + 0.573*INC
- Giá trị tài nguyên du lịch của Khu du lịch hồ Tuyền Lâm là :
3,281,472,000,000đồng (ba ngàn hai trăm tám mươi mốt tỷ bốn trăm bảy hai triệu đồng)
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái tại Khu du lịch hồ Tuyền Lâm : sử dụng hợp lý tài nguyên, quản lý môi trường du lịch, kết hợp du lịch với môi trường, tăng cường công tác quản lý.
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ x
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 2
1.4 Cấu trúc của khóa luận 3
1.5 Giới hạn đề tài 3
Chương 2 TỔNG QUAN 4
2.1 Tổng quan về Thành phố Đà Lạt 4
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 4
2.1.2 Tổng quan về du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng 6
2.1.2.1 Vai trò, vị trí của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng trong chiến lược phát triển du lịch cả nước 6
2.1.2.2 Tiềm năng phát triển du lịch 7
2.1.2.3 Tình hình hoạt động du lịch: 7
2.1.2.4 Công tác quản lý, bảo vệ di tích và giữ gìn môi trường cảnh quan 10
2.2 Giới thiệu tổng quan về hồ Tuyền Lâm 11
2.2.1 Vị trí địa lý 11
Trang 62.2.3 Đặc điểm địa hình, cảnh quan 12
2.2.4 Hiện trạng tài nguyên 13
2.2.4.1 Hiện trạng tài nguyên sinh vật cạn 13
2.2.4.2 Hiện trạng khu hệ thủy sinh vật 14
2.2.5 Hiện trạng quản lý và khai thác tài nguyên du lịch tại hồ Tuyền Lâm t 15
2.2.5.1 Công tác quản lý hoạt động du lịch 15
2.2.5.2 Tổ chức quản lý 16
2.2.5.3 Quản lý, khai thác di tích lịch sử, văn hóa 17
2.2.5.4 Các tồn tại trong công tác quản lý 18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Cơ sở lý luận 20
3.1.1 Cơ sở hình thành giá trị của một Tài nguyên Du lịch 20
3.1.1.1 Khái niệm về Du lịch và Khách du lịch 21
3.1.1.2 Cầu du lịch 23
3.1.1.3 Cung du lịch 28
3.1.2 Giá trị của một tài nguyên môi trường 29
3.1.2.1 Giá trị của một tài nguyên du lịch 29
3.1.2.2 Đánh giá giá trị của một tài nguyên môi trường 29
3.1.2.3 Ý nghĩa của việc đánh giá 30
3.2 Cơ sở xác định giá trị tài nguyên du lịch của hồ Tuyền Lâm 30
3.2.1 Phương pháp xác định giá trị sử dụng trực tiếp 30
3.2.2 Phương pháp chi phí du hành – TCM (Travel Cost Method) 30
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu trong đề tài 34
3.2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 34
3.2.3.2 Phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM) 34
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
Trang 74.1 Hành vi khách du lịch nội địa 38
4.2 Những đặc điểm kinh tế xã hội của du khách 40
4.3 Nhu cầu, hành vi của du khách trong nước 45
4.4 Đánh giá của du khách sau khi tham quan 49
4.5 Xác định giá trị du lịch của KDL Hồ Tuyền Lâm theo phương pháp ITCM 54
4.5.1 Định nghĩa các biến và kỳ vọng dấu 55
4.5.2 Xây dựng mô hình thực nghiệm 56
4.5.3 Phân tích tương quan hồi quy giữa các biến 57
4.5.3.1 Kiểm định các giả thiết mô hình 58
4.5.3.2 Kiểm tra sự vi phạm các giả thiết của mô hình 59
4.5.4 Kết quả phân tích tương quan hồi quy giữa các biến 60
4.5.5 Xác định hàm số tương quan hồi quy 61
4.5.6 Xác định giá trị tài nguyên du lịch của hồ Tuyền Lâm 62
4.5.7 Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái ở Khu du lịch hồ Tuyền Lâm 63
4.5.7.1 Vấn đề sử dụng tài nguyên 64
4.5.7.2 Vấn đề quản lý môi trường trong du lịch 64
4.5.7.3 Kết hợp giữa du lịch với môi trường 65
4.5.7.4 Công tác quản lý Khu du lịch hồ Tuyền Lâm 65
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 Kiến nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 71
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL Ban quản lý
CPDH Chi phí du hành
CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method)
DUV Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct used value)
ITCM Phương pháp chi phí du hành theo cá nhân (Individual Travel Cost
Method) KDL Khu du lịch
LHQ Liên hợp quốc
NGTK Niên giám thống kê
TCM Phương pháp chi phí du hành (Travel Cost Method)
TEV Tổng giá trị kinh tế (Total economic value)
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Uỷ ban Nhân dân
ZTCM Phương pháp chi phí du hành theo vùng (Zone Travel Cost Method) WTP Mức sẵn lòng trả
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp kết quả ngành du lịch Lâm Đồng 39
Bảng 4.2: Tỷ lệ khách du lịch xuất phát từ các vùng 45
Bảng 4.3: Tóm tắt thông số của các biến 56
Bảng 4.4: Tóm tắt số liệu phân tích tương quan hồi quy giữa các biến 57
Bảng 4.5: Tương quan giữa các biến 58
Bảng 4.6: Kiểm định t cho các hệ số ßi ước lượng hàm cầu tuyến tính 59
Bảng 4.7: R2AUX của các mô hình hồi quy bổ sung 60
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1: Đường cầu số lần đi tham quan 32
Hình 3.2: Đường cầu số lần tham quan từ vùng z 33
Hình 4.1: Mối Tương Quan Hồi Quy Giữa WTP Và VIS 63
Biểu đồ 4.1 : Khách Du Lịch Phân Theo Giới 40
Biểu đồ 4.2 : Khách Du Lịch Phân Theo Độ Tuổi 41
Biểu đồ 4.3 : Khách Du Lịch Phân Theo Trình Độ Học Vấn 42
Biểu đồ 4.4 : Khách Du Lịch Phân Theo Nghề Nghiệp 43
Biểu đồ 4.5 : Khách Du Lịch Phân Theo Hôn Nhân 44
Biểu đồ 4.6 : Khách Du Lịch Phân Theo Thu Nhập 44
Biểu đồ 4.7 : Khách Du Lịch Phân Theo Phương Tiện 47
Biểu đồ 4.8 : Khách Du Lịch Phân Theo Hình Thức Du Lịch 47
Biểu đồ 4.9 : Phân Nhóm Du Khách Theo Tổng Số Người Đi Trong Nhóm 48
Biểu đồ 4.10 : Khách Du Lịch Phân Theo Lý Do 49
Biểu đồ 4.11 : Phân Chia Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách 50
Biểu đồ 4.12 : Tỷ Lệ Du Khách Quay Trở Lại Hồ Tuyền Lâm 50
Biểu đồ 4.13 : Phân Loại Du Khách Theo Thời Gian Lưu Trú 51
Biểu đồ 4.14 : Đánh Giá Của Du Khách Về Chất Lượng Môi Trường 52
Biểu đồ 4.15 : Phân Chia Khách Du Lịch theo Các Hoạt Động Thay Thế 52
Biểu đồ 4.16 : Nguồn Tài Trợ Cho Khu Du Lịch Theo Ý Kiến Của Du Khách 53
Biểu đồ 4.17 : Tỷ Lệ Du Khách Sẵn Sàng Giới Thiệu Hồ Tuyền Lâm Cho Người Khác 54
Trang 11lớn công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân
Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng và lâu đời, vốn là một địa danh quen thuộc cho du khách lựa chọn để phục vụ cho nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng Thiên nhiên đã ban tặng cho Đà Lạt những thắng cảnh đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ, tạo lợi thế cho thành phố phát triển du lịch, thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước tới thăm viếng mỗi năm Từ đó góp phần làm tăng ngân sách của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho lao động và tăng thu nhập cho người dân địa phương Hiện nay, theo chủ trương phát triển của tỉnh, thành phố đang khai thác tối đa thế mạnh du lịch sinh thái ở những khu thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn Tuy nhiên vấn đề cần đặt ra là làm sao cân bằng được nhu cầu của con người với khả năng đáp ứng của tự nhiên Bởi nếu không được quy hoạch
và quản lý một cách hợp lý và chặt chẽ chẳng mấy chốc sẽ dẫn đến tình trạng phá hoại hoặc làm suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Hồ Tuyền Lâm là một trong những khu du lịch nổi tiếng của Đà Lạt, Lâm Đồng Tuy BQL ở địa phương cũng như những người có trách nhiệm cũng đã có những biện pháp để bảo vệ và hạn chế tình trạng ô nhiễm từ hoạt động du lịch ở đây
Trang 12nhưng việc quản lý này cũng không mấy chặt chẽ Đồng thời những chiến lược của địa phương trong việc đầu tư bảo tồn và cải tạo hồ Tuyền Lâm nhằm thu hút khách và phát triển ngành du lịch lại không được chú ý đến nhiều Nếu tình trạng này không được cải thiện thì trong tương lai không xa hồ Tuyền Lâm sẽ bị ô nhiễm nặng nề, những đồi thông xanh mát sẽ mất đi và chẳng mấy chốc sẽ bị lãng quên
Trước thực trạng đó, hồ Tuyền Lâm cần phải được quan tâm và bảo vệ một cách đúng mức hơn Điều này chỉ có thể làm được khi hồ Tuyền Lâm được xác định đúng giá trị của nó
Vì vậy,việc nghiên cứu “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của Khu du lịch hồ Tuyền Lâm tỉnh Lâm Đồng bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)” sẽ rất hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách ở địa phương bây giờ và sau này
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Ước lượng giá trị du lịch của Hồ Tuyền Lâm trong giai đoạn từ 2009-2010 và
thặng dư khách du lịch nội địa đến khu du lịch
- Đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
một cách hiệu quả
Ngoài giá trị sử dụng trực tiếp, hồ Tuyền Lâm còn có những giá trị chưa thể xác định được như: giá trị bảo vệ, điều hòa khí hậu, ổn định mạch nước ngầm…
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành phỏng vấn du khách tại Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm
Hồ Tuyền Lâm nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 7km Nó là nơi tập trung
và chứa nước của suối Tía và dòng chảy từ dòng sông Đa Tâm với 32km2diện tích nước mặt và sâu khoảng 30m Hồ Tuyền Lâm được xác định ranh giới với các vùng
Trang 13phụ cận bao gồm: Trúc Lâm thiền viện, thác Bảo Đại, … với những dãy núi chạy dài cùng với những đồi thông đầy thơ mộng tạo nên một quang cảnh hết sức tự nhiên Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2010 đến tháng 7/2010
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Chương 1 Đặt vấn đề: Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và
ý nghĩa của đề tài
Chương 2 Tổng quan: Giới thiệu tổng quan về thành phố Đà Lạt và Khu du lịch hồ Tuyền Lâm
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Giới thiệu một số khái niệm
về du lịch, cung và cầu du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch Bên cạnh đó giới thiệu phương pháp chi phí du hành được thực hiện trong đề tài
Chương 4 Kết quả và thảo luận: Tiến hành phân tích đánh giá các yếu tố kinh
tế xã hội của khách du lịch đến Đà Lạt Từ đó tiến hành xây dựng hàm cầu du lịch theo phương pháp ITCM và xác định giá trị tài nguyên du lịch của hồ Tuyền Lâm Đồng thời đưa ra một số giải pháp để bảo vệ môi trường sinh thái Khu du lịch hồ Tuyền Lâm
Chương 5 Kết luận và kiến nghị: Kết luận và dựa vào kết quả điều tra, phân tích đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển, quản lý và bảo vệ một cách hiệu quả Khu
Trang 14o Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương
o Phía Nam giáp huyên Đức Trọng
o Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương
o Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà
Đà Lạt cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km về phía Tây - Nam, cách Buôn Ma Thuột 190 km về Phía Bắc, cách Phan Rang 110 km về phía Đông và cách Nha Trang 230 km về phía Đông Bắc Đà Lạt có vị trí thuận lợi để mở rộng giao lưu với các trung tâm kinh tế phía Nam và Duyên hải miền Trung
9 Địa hình
Đà Lạt có độ cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m)
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
Trang 15¾ Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô,
độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m
¾ Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m) Ở phía Bắc cao nguyên Lang Bian là dãy núi Bà (Lang Bian) hùng vĩ, cao 2.165 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến
Đa Me (đổ vào Đạ Đờng) Phía Đông là dãy núi đỉnh Gió Hú (cao 1.644 m) Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m)
Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m
Chính địa hình đặc biệt đó đã tạo cho Đà Lạt một vẻ đẹp vừa hùng vĩ, mạnh mẽ, vừa mềm mại, uyển chuyển, lôi cuốn khách du lịch đến với thành phố này
9 Khí hậu và thời tiết
Đà Lạt nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi độ cao và địa hình tự nhiên nên khí hậu mang tính chất đặc thù so với những vùng lân cận
Nhiệt độ trung bình cả năm là 18,30C, vào tháng 12 và tháng 1: 16,3 – 16,70C Những tháng còn lại nhiệt độ trong khoảng 18 – 19,40C
Khí hậu Đà Lạt chia làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng
10 hàng năm, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau
Lượng mưa bình quân hàng năm ở Đà Lạt đạt khoảng 1800 mm Cường độ mưa tập trung vào các tháng 8, 9 hàng năm Mùa khô kiệt nước vào các tháng 12, 1 và 2
Số giờ nắng trung bình 2.318 h/năm, bình quân đạt 6,3h/ ngày (tháng mưa: 4-5 h/ngày, mùa khô 6-9 h/ngày)
Trang 16Nhìn chung, Đà Lạt có khí hậu ôn hoà dịu mát quanh năm, mùa mưa nhiều, mùa khô ngắn, không có bão, mùa khô nắng chiếu nhiều nhưng nhiệt độ trung bình thấp Đây là đặc trưng của vùng nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch Đồng thời, khí hậu thuận lợi cho phát triển các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới ngay trong vùng có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo như rau, hoa, cây ăn trái
9 Tài nguyên thiên nhiên
Rừng ở Đà Lạt vừa là thắng cảnh, vừa có giá trị bảo vệ môi trường và có vai trò quan trọng trong phát triển mạng lưới du lịch của khu vực Nam Tây Nguyên Địa phận thành phố Đà Lạt có khoảng 1979 ha rừng trong đó có 716 ha rừng tự nhiên, 1262 ha rừng trồng Trong rừng có nhiều thú quý hiếm: hươu, nai, sóc, nhím, heo rừng Rừng
có tỷ lệ che phủ khá tốt (63%) góp phần duy trì môi trường sống, bổ sung nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến
Do đặc điểm về khí hậu và thổ nhưỡng nên sự phân bố thảm thực vật tự nhiên tại
Đà Lạt rất phong phú và đa dạng với nhiều kiểu rừng khác nhau Chúng vừa mang tính chất của thảm thực vật nhiệt đới ẩm, vừa mang tính chất của vùng á nhiệt đới ẩm Trong đó, chiếm ưu thế là rừng lá kim với đặc trưng là rừng thông ba lá Đặc biệt, thành phố Đà Lạt có nhiều khu rừng sinh thái, tạo điều kiện cho việc phát triển hoạt động du lịch sinh thái
Đà Lạt Trong đề án phương hướng và giải pháp tăng tốc phát triển du lịch miền Trung Tây nguyên đã xác định Đà Lạt nằm trong nhóm tiểu vùng Tây Nguyên, và là trung
tâm của tiểu vùng (gồm 5 tỉnh Tây Nguyên từ Kon Tum đến Lâm Đồng)
Trang 17Đà Lạt có 1 trong 4 khu du lịch tổng hợp (khu du lịch Đan Kia – Suối Vàng) và 1 trong 17 khu du lịch chuyên đề (Khu du lịch hồ Tuyền Lâm) của quốc gia
2.1.2.2 Tiềm năng phát triển du lịch
Lâm Đồng có diện tích 9.764km2 với dân số trên 1 triệu người, nằm trên cao nguyên thứ ba và cao nhất của vùng Tây Nguyên là cao nguyên Lâm Viên – Di Linh (cao 1500m so với mực nước biển) 70% diện tích tự nhiên của tỉnh là núi rừng Tài nguyên du lịch tự nhiên của Lâm Đồng đa dạng và phong phú, được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tố, địa hình, khí hậu (nhiệt độ trung bình là 190C) rừng
và các khu hệ động thực vật, thuỷ văn đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với nhiều hồ, thác nước, đồi núi, rừng thông ngoạn mục
Đà Lạt - Lâm Đồng có một số cảnh quan du lịch tự nhiên đặc sắc như: hồ Xuân Hương, Đankia – Suối Vàng, Tuyền Lâm, Than Thở, Thung lũng Tình yêu, Đa Nhim; thác Voi, Prenn, Ankroét, Pongour, Gougah, Đambri, Đatanla Các di tích văn hoá lịch sử như Dinh 1, Dinh 2 Dinh 3, Khách sạn Sofitel Dalat Palace, chùa Linh Sơn, Linh Phong, Thiền Viện Trúc Lâm, nhà thờ Chánh toà, Nghĩa trang liệt sĩ, khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên; các lễ hội văn hoá dân gian như Lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng, phong tục tập quán, bản sắc văn hoá của các đồng bào dân tộc có sức hút khách trong nước và quốc tế
Sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo, các công trình kiến trúc (hơn 2000 biệt thự mang kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20), các danh lam, di tích lịch
sử (16 điểm đã được Bộ Văn hoá công nhận di tích cấp quốc gia) đã tạo nên nhiều loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch hội nghị hội thảo, du lịch thể thao, dã ngoại
2.1.2.3 Tình hình hoạt động du lịch:
- Về Giao thông: Du khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng hiện nay qua các tuyến đường bộ là: Từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt theo quốc lộ 20 và từ Ninh Thuận
đi Đà Lạt qua quốc lộ 20B, từ các tỉnh Tây Nguyên theo quốc lộ 27 qua Đăk Lăk đến
Đà Lạt - Lâm Đồng Về đường hàng không, hiện nay có 2 đường bay Đà Lạt – TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt – Hà Nội Trong tương lai, khi hoàn thiện việc nâng cấp sân bay
Trang 18quốc tế Liên Khương sẽ có điều kiện mở các đường bay quốc tế, trước hết là các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ góp phần mở rộng giao lưu thị trường, trao đổi khách giữa Đà Lạt – Lâm Đồng với các nước trong vùng Dự án đường cao tốc Liên Khương – Dầu Giây đang được xúc tiến sẽ tạo nên sự kết nối thuận lợi giữa Đà Lạt – Lâm Đồng với các tỉnh Đông Nam bộ, kết nối với đường Xuyên Á để khai thác tuyến du lịch Việt Nam – Campuchia – Thái Lan
- Về tuyến du lịch:
+ Đà Lạt nằm trong hành lang tuyến du lịch “Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, là điểm tiếp nối của “Con đường di sản miền Trung” từ Phong Nha-Quảng Bình vào đến Nha Trang-Khánh Hoà, điều này sẽ tạo ra điều kiện, cơ hội cho ngành du lịch tiếp nhận dòng du lịch từ phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên về
+ Tuyến Du lịch miền núi kết hợp với miền Biển, đồng bằng với các tour: Đà Lạt – Nha Trang – Hội An - Huế; Đà Lạt – Ninh Chữ – Phan Thiết; Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí MInh – Vũng Tàu – Cần Thơ – Kiên Giang; Đà Lạt – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh
+ Các tour nội tỉnh: Tour du lịch tham quan di tích lịch sử, công trình kiến trúc; tour du lịch văn hoá – lễ hội – tôn giáo; tour tham quan các danh lam thắng cảnh; tour
du lịch thể thao, dã ngoại, leo núi, săn bắn; tour du lịch tìm hiểu khám phá thiên nhiên, tour du lịch trở về chiến trường xưa, tour tham quan, mua sắm
* Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật:
- Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2009 trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có
tổng cộng 673 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 11.000 phòng, sức chứa tối đa khoảng 38.000 khách/ngày - đêm Trong đó có 85 khách sạn cao cấp từ 1-5 sao với 2.976 phòng bao gồm 11 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao với 927 phòng (kể cả khách sạn Blue Moon đang trình hồ sơ thẩm định để công nhân hạng 4 sao với 86 phòng) và 588 cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn với 8.024 phòng Riêng thành phố Đà Lạt chiếm trên 90% tổng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Số lượng và chất lượng các dịch vụ phục vụ khách trong các khách sạn ngày càng được nâng cao, bao gồm: nhà hàng, vũ trường,
Trang 19massage, sauna, karaoke, internet, cửa hàng bán hàng lưu niệm, tennis, hồ bơi, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc tóc, thẩm mỹ, phục vụ hội nghị - hội thảo nhiều cơ sở lưu trú còn tổ chức dịch vụ lữ hành để tổ chức các tour du lịch phục vụ du khách
- Hệ thống lữ hành, vận chuyển du lịch: Đến nay toàn tỉnh hiện có 22 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành - vận chuyển du lịch, trong đó có 07 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và 15 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và vận chuyển du lịch
- Hệ thống khu, điểm du lịch: Đến nay, toàn tỉnh có 32 khu, điểm du lịch hoạt động kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh và hơn 60 điểm tham quan miễn phí khác (các danh thắng tự nhiên, các công trình kiến trúc cổ, cơ sở tôn giáo, làng nghề…) Một số khu, điểm du lịch trong những năm gần đây đã quan tâm, đầu tư, nâng cấp mở rộng dự
án, phát triển sản phẩm theo chiều sâu tạo nên sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch như: Khu du lịch rừng Madagui, Thác Đamb’ri, Thung lũng vàng, Đồi Mộng Mơ, XQ-Đà Lạt sử quán
- Đầu tư du lịch: Đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 235 dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 62.955 tỷ đồng (chưa kể nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn nhưng chưa xác định rõ vốn đăng ký đầu tư như khu du lịch văn hoá nghỉ dưỡng Langbiang, trung tâm văn hoá thể thao tỉnh, nhiều dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng khác…), trong đó có 90dự án được chủ trương đầu tư đang tiến hành lập báo cáo đầu tư với tổng vốn đăng ký 37.304 tỷ đồng và 145 dự án đã được thoả thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn được phê duyệt là 25.651 tỷ đồng Đa số các dự án tập trung đầu tư vào loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và hội nghị-hội thảo Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, UBND tỉnh đã quyết định thu hồi
52 dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch Đa số các dự án thu hồi đã kêu gọi nhà đầu tư mới tiếp tục triển khai dự án
Đối với công trình trọng điểm khu du lịch hồ Tuyền Lâm, đã có 34 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 7.500 tỉ đồng, trong đó có 06 dự án được chủ trương đầu tư với vốn đăng ký là 994 tỷ đồng và 28 dự án đã được thỏa thuận đầu
tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư với vốn phê duyệt là 6.578 tỷ đồng Đến nay, đã có 11
dự án động thổ khởi công, tuy nhiên chỉ có 3 dự án tiến hành đầu tư xây dựng bao gồm: dự án vườn hoa lan Thanh Quang đã cơ bản hoàn thành trên 80% hạng mục; dự
Trang 20án Nam Sơn Resort của công ty Maico đã hoàn thành khoảng 40% khối lượng, dự kiến
sẽ đi vào hoạt động giữa năm 2010; Số còn lại đang tiến hành đầu tư giao thông nội bộ hoặc chưa triển khai thi công chính thức, hầu hết đều triển khai chậm so với tiến độ được duyệt
2.1.2.4 Công tác quản lý, bảo vệ di tích và giữ gìn môi trường cảnh quan
Nhìn chung, công tác quản lý, bảo vệ di tích đối với những khu, điểm là danh thắng đã được xếp hạng (quốc gia và địa phương) đều được các chủ quản lý tuân thủ theo quy định của Luật Di sản Văn hoá Tuy nhiên, còn nhiều khu, điểm du lịch vẫn xảy ra hiện tượng xuống cấp cảnh quan, môi trường, làm giảm giá trị của danh thắng như: hồ Than Thở bị bồi lắng nhiều, mặc dù đã được chủ đầu tư quan tâm nạo vét nhưng công tác này không được triển khai thường xuyên và triệt để; Thác Cam Ly bị ô nhiễm nghiêm trọng nhiều năm, cảnh quan xuống cấp nhiều nhưng vẫn chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả; Thác Pongour và Gougah bị ảnh hưởng nghiêm trọng về nguồn nước và cảnh quan thác do ảnh hưởng từ công trình hồ thuỷ điện Đại Ninh; thác Voi bị xuống cấp nghiêm trọng do đã bị thu hồi dự án và chủ đầu tư mới không có phương án nâng cấp, quản lý phù hợp; thác Bảo Đại Tàhine bị ảnh hưởng cảnh quan thác do nạn khai thác vàng ở đầu nguồn thác làm đục nguồn nước quanh năm cũng như hiện tượng nhà dân xây dựng trái phép trong phạm vi khu vực 2 của thắng cảnh làm phá vỡ cảnh quan khu vực danh thắng; khuôn viên nhà Ga Đà Lạt còn bị lấn chiếm, cảnh quan xuống cấp Khu du lịch thác Prenn còn tuỳ tiện xây dựng nhiều hạng mục trong khu vực xếp hạng di tích mà chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý trước khi triển khai xây dựng
Hầu hết các khu, điểm du lịch có quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan Nhưng tại một số khu, điểm du lịch, công tác vệ sinh môi trường vẫn chưa được chú trọng quan tâm thực hiện một cách thường xuyên và triệt để, đặc biệt là các khu điểm du lịch có diện tích rộng lớn thường không bố trí đủ nhân viên để vệ sinh toàn bộ khu vực Một số khu, điểm không quan tâm duy trì, đảm bảo chất lượng nhà
vệ sinh phục vụ khách và các công trình xử lý môi trường (như khu xử lý rác, xử lý chất thải khu vực nuôi thú cảnh…) Các khu, điểm du lịch hiện nay đều có quá trình
đầu tư, hoạt động kinh doanh khá dài nên chưa triển khai áp dụng các quy định về lập
Trang 21báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường Do đó, công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để và khoa học
2.2 Giới thiệu tổng quan về hồ Tuyền Lâm
- Điểm cực Đông : 108028’ độ kinh Đông
- Điểm cực Tây : 108023’ độ kinh Đông
Hiện tại, từ Đà Lạt đến Khu du lịch hồ Tuyền Lâm theo hai hướng đường bộ :
- Theo quốc lộ 20 đến km số 5 rẽ phải: đường trải nhựa dài 1,5 km, giao thông thuận lợi
- Theo đường Triệu Việt Vương: dài 4,2 km, có 1,1 km là đường nhựa , đoạn còn lại là đường cấp phối và đường đất, giao thông không thuận lợi.Sau khi nâng cấp, đây sẽ là tuyến đường chính để du khách từ trung tâm thành phố đến với khu du lịch
- Hoặc bằng tuyến cáp treo Đà Lạt – Tuyền Lâm dài 2,3 km, đã đưa vào sử dụng
từ tháng 2/2003, rất thuận tiện, khách được đưa thẳng từ đồi Robin đến khu du lịch
2.2.2 Phạm vi và ranh giới
Hồ Tuyền Lâm nằm trong thung lũng bao quanh bởi các dãy núi cao Địa giới khu du lịch hồ Tuyền Lâm xác định theo quốc lộ 20 và đường phân thủy của đồi núi
- Phía Đông Bắc và Đông giáp quốc lộ 20
- Phía Tây Bắc và Tây giáp núi B’Nam
- Phía Bắc giáp khu vực Sầm Sơn, Quảng Thừa
Trang 22Khu du lịch hồ Tuyền Lâm có diện tích tự nhiên là 2.827 ha, đường ranh giới như sau :
- Đường ranh giới phía Bắc chạy theo sông suối và đường phân thủy
- Đường ranh giới phía Tây Bắc chạy theo đường phân thủy của dãy B’Nam
- Đường ranh giới phía Đông Bắc chạy theo quốc lộ 20
- Đường ranh giới phía Đông Nam, Nam và Tây Nam trùng với đường địa giới hành chính phân cách giữa thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng
Với quy mô diện tích khá lớn và các đường ranh giới rõ ràng, Khu du lịch hồ Tuyền Lâm là một đơn vị địa lý hoàn chỉnh, có nhiều thuận lợi trong công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch
2.2.3 Đặc điểm địa hình, cảnh quan
Khu du lịch hồ Tuyền Lâm nằm trong vùng rìa chuyển tiếp từ công viên Lâm Viên độ cao trung bình 1.500 m xuống bậc địa hình thấp hơn là cao nguyên Đức Trọng- Đơn Dương- Lâm Hà độ cao trung bình 1.200 m Địa hình khu vực chủ yếu là đồi núi xen kẽ với các thung lũng sâu, mức độ phân cắt dọc và ngang lớn Cấu trúc địa chất phức tạp, thành phần đá nền chủ yếu là các đá axit và phiến sét Loại đất hình thành trên nền đá phiến sét phân bố trên sườn dốc Đất dốc tụ phân bố chủ yếu trên các lũng suối
Các suối chảy theo các đứt gãy và thung lũng giữa núi nên có bờ rất sâu và dốc, tạo nên nhiều ghềnh thác có giá trị du lịch như Datanla, Bảo Đại Phía Tây và phía Nam có các đỉnh Pin Hatt (1.691 m), B’Nam Qua (1.665,5 m) và B’Nam (1.719,5 m) Phía Bắc, trên đỉnh đồi cao 1.450 m có Thiền viện Trúc Lâm, một công trình kiến trúc lớn của Phật giáo hiện đang thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan , chiêm bái Khu ven hồ là những đồi thấp cao 20 - 70 m, trên có rừng thông trồng 12 -15 tuổi, cũng có nơi được trồng cách đây 25 – 35 năm Rừng thông ở đây là thông thuần loại,
chủ yếu là thông ba lá (Pinus Khasya ) tạo nên khung cảnh rất thơ mộng Trên các dãy
núi cao phía sau các đồi thấp là loại rừng lá rộng và rừng hỗn giao khá đa dạng
Các đỉnh núi, sườn đồi và các thảm rừng là yếu tố làm phong phú các dạng cảnh quan khi nhìn từ bất cứ đểm nào trên mặt hồ, tạo nét hấp dẫn riêng cho hồ Tuyền Lâm,
Trang 23là lợi thế để phát triển các loại hình du lịch leo núi, du lịch sinh thái, cắm trại….Hồ Tuyền Lâm nằm ở trung tâm khu du lịch, diện tích mặt nước 296 ha với nhiều nhánh
ăn sâu vào đất liền theo dạng lông chim, chia cắt địa hình thành nhiều bán đảo với diện tích khá rộng, đủ để xây dựng sân golf Một số đồi có hướng nhìn về hồ đẹp, thuận lợi
để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, làng biệt thự ven hồ… Các nhánh nhỏ của hồ có phong cảnh trữ tình thuân tiện để bố trí các điểm câu cá Bán đảo giữa hồ có vị trí đẹp, diện tích khá rộng, có thể xây dựng thành một khu vui chơi, giải trí cao cấp
2.2.4 Hiện trạng tài nguyên
2.2.4.1 Hiện trạng tài nguyên sinh vật cạn
Khu hệ động vật và thực vật ở Khu du lịch hồ Tuyền Lâm rất đa dạng từ hình thái và cấu trúc của kiểu thảm thực vật, số lượng các loài cho đến đa dạng các taxon và
đa dạng nguồn tài nguyên
Khu vực có 26 loài cây gỗ lớn, 105 loài cây gỗ nhỏ, cây bụi thường thấy ở vùng
Đà Lạt Các cây gỗ lớn, cây nhỡ thường gặp gồm Thông ba lá (Pinus kesiya), Thông hai lá (Pinus merkusii), Bời lời vàng (Litsea sp.), Nhọc đen, Gội hồng, Dẻ (Lithocarpus sp.), Bứa (Garcinea sp.), Cơm vỏ vàng, Vối thuốc, Giổi, Mán đỉa, Ngâu
lớn, Ba soi, Đơn gai, Hu đay (Trema canabina)
Trang 24c) Hiện trạng các khu hệ động vật
Khu vực hồ Tuyền Lâm có tính đa dạng sinh học cao, đó là sự tồn tại của một diện tích rừng lá rộng thường xanh có quy mô lớn và liên tục kéo dài từ Nam Đà Lạt đến huyện Lâm Hà và Đức Trọng, phần lớn diện tích rừng phân bố trên núi cao, cách
ly địa lý nên ít bị tàn phá của con người
Trong vùng có khoảng 27 loài thú và bò sát, 80 loài chim Các loài thú thường gặp như nai, hoẵng, cheo, gấu chó, sơn dương, mang nhỏ, heo….các loài khỉ, tê tê, cầy huwong, nhím… các loài lưỡng cư như kỳ đà, rùa núi, các loài trăn, rắn… Bước đầu
xác định có các loài quý hiếm là Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) Các loài
chim thường gặp là bách thanh, sáo sậu, cu gáy, gà gô, bìm bịp, gõ kiến xanh… Các
loài chim đặc hữu gồm: Khướu má trắng (Garrulax vassal), Khướu đầu đen (Garrulax milleti), Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti), Mi Lang Biang Theo phân loại
của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, hồ Tuyền Lâm đứng thứ 12/79 vùng đất ngập nước
có tầm quan trọng quốc gia trong việc bảo tồn các loài chim nước quý hiếm và các loài
cá nước ngọt
2.2.4.2 Hiện trạng khu hệ thủy sinh vật
a) Thực vật phiêu sinh
Có khoảng 93 loài và biến loài thực vật phiêu sinh thuộc 5 ngành tảo :
Cyanophyta, Chrysophyta, Chlorophyta, Euglenophyta và Dinophyta
Phần lớn các loài tảo tìm thấy thuộc ngành tảo lục (Chlorophyta) và tảo silic (Diatoms thuộc Chlorophyta) Kế đến là sự đóng góp của tảo mắt (Euglenophyta), tảo lam (Cyanophyta), tảo giáp (Dinophyta) chiếm một số rất ít loài trong tổng số vào
thành phần loài thực vật phiêu sinh ở hồ Tuyền Lâm
Tất cả các loài tảo ở đây đều đặc trưng cho môi trường nước ngọt Hầu hết chúng
ưa thích môi trường nước tĩnh và hàm lượng dinh dưỡng cao
b) Động vật phiêu sinh
Tại khu vực hiện có 36 loài và ba dạng ấu trùng thuộc 16 họ, 28 giống, tập trung
phân bố theo bốn nhóm ngành chính: Arthropoda, Aschelminthes, Protozoa và Larvae
Trang 25Thành phần loài và tỷ lệ phân bố động vật phiêu sinh thể hiện tính chất chung của các loại hình thủy vực vùng Đông Nam Bộ - lưu vực sông Đồng Nai Tỷ lệ xuất
hiện vượt trội nhóm loài Eurotatorea-Monogononta (48,7%), Crustacea-Brachiopoda
(20,5%) thể hiện đặc tính môi trường nước là ngọt hoàn toàn Phần lớn các loài hiện diện đặc trưng cho tính chất nước đứng hoặc chảy chậm, nhiều chất lơ lửng và giàu dinh dưỡng hữu cơ
c) Động vật không xương sống cỡ lớn
Hệ động vật không xương sống của khu vực hiện có 10 loài thuộc 9 họ, 7 bộ
Trong đó, số loài côn trùng (Insect) và ấu trùng côn trùng (Insect larva) chiếm ưu thế với 7 loài (70%), thấp nhất là giun ít tơ (Oligochaeta), nhuyễn thể (Mollusca) và giáp xác (Crustacea) cùng 1 loài (10%)
2.2.5 Hiện trạng quản lý và khai thác tài nguyên du lịch tại hồ Tuyền Lâm
2.2.5.1 Công tác quản lý hoạt động du lịch
Lượng khách đến khu du lịch hồ Tuyền Lâm mang tính thời vụ , khách đông vào mùa hè (cao điểm là tháng 7, 8, 9), sau tết (tháng 1, 2), các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần Các tháng 10, 11, 12 và những ngày đầu tuần thường ít khách
Trong khu vực hiện có 3 doanh nghiệp kinh doanh du lịch gồm công ty Đà Lạt Tourism, Công ty TNHH Phương Nam và DNTN Nam Qua
• Công ty Đà Lạt Tourism kinh doanh tại khu du lịch Thác Datanla và một khu
du lịch dã ngoại tại phía Nam hồ Tuyền Lâm Lượng khách đến tham quan du lịch tại khu vực Thác Đatanla bằng khoảng 25% du khách đến Đà Lạt hằng năm
• Công ty TNHH du lịch dã ngoại Phương Nam kinh doanh khách theo tour du lịch dã ngoại từ hồ đi vào khu Đá Tiên, lên đỉnh Pin Hatt, Núi Voi và làng dân tộc Đarahoa
• Doanh nghiệp tư nhân Nam Qua kinh doanh du lịch dã ngoại
Tại hồ Tuyền Lâm còn có 8 hộ tư thương kinh doanh các sản phẩm lưu niệm, áo len, kinh doanh hàng ăn và nước giải khát các loại
Trang 26Ngoài ra, BQL Khu du lịch hồ Tuyền Lâm hiện có một đội quản lý dịch vụ bến bãi du thuyền , BQL đã ký hợp đồng thuê mặt hồ với công ty khai thác công trình thủy lợi để hoạt động đưa đón khách đi thuyền
Doanh thu từ các hoạt động du lịch ở Khu du lịch hồ Tuyền Lâm hiện nay còn rất hạn chế, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của du lịch toàn tỉnh vì các dịch vụ
du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu Lượng khách tuy đông nhưng chủ yếu chỉ đi tham quan trong một thời gian ngắn Các khoản thu chính của Khu du lịch hồ Tuyền Lâm là
từ vận chuyển khách trên mặt hồ và ăn uống
2.2.5.2 Tổ chức quản lý
Hiện nay, Khu du lịch hồ Tuyền Lâm được giao cho nhiều đơn vị quản lý và khai thác kinh doanh các dịch vụ du lịch
a) Quản lý rừng và đất rừng
• BQL khu du lịch hồ Tuyền Lâm hiện đang quản lý toàn bộ diện tích là 2.827
ha Từ năm 1996 đến nay, tình trạng chặt phá cây rừng và lấn chiếm đất rừng tuy có giảm nhưng người dân vẫn tiếp tục canh tác, sang nhượng phần diện tích đất đã lấn chiếm
b) Quản lý mặt nước
• Hồ Tuyền Lâm với mục đích tưới tiêu là chính nên việc quản lý và sử dụng nguồn nước của hồ như tăng , giảm mực nước, cải tạo lòng hồ… là do công ty Khai thác công trình thủy lợi đảm nhiệm
• Nước hồ chủ yếu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và tạo cảnh quan phát triển
du lịch Lượng nước tích trong mùa mưa đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ 247 ha và gần 1.000 ha ở các xã ở Tây Bắc huyện Đức Trọng Vào các tháng khô hạn, việc xả nước tưới cho vùng hạ lưu được điều tiết bằng đập dâng, mực nước hồ giữ ở cao trình 1.370,5 m (tương đương diện tích mặt nước hồ 68 ha) có tác dụng tích cực trong việc điều hòa khí hậu, giữ chế độ nhiệt, ẩm ổn định nên thảm thực vật xung quanh hồ luôn luôn xanh tươi, không khí trong lành, dịu mát quanh năm
• Do hoạt động du lịch trên mặt hồ chưa nhiều và được quản lý khá tốt nên nước
hồ trong sạch, các thông số ô nhiễm còn thấp Tại khu bến thuyền, không thấy
Trang 27tình trạng xả rác tùy tiện xuống hồ và cũng chưa thấy váng dầu mỡ trên mặt nước Đáng chú ý là việc thải nước thải sinh hoạt tại khu vực thác Bảo Đại (từ suối Tía) xuống hồ và việc canh tác trên sườn đồi, khai thác sử dụng đất đến tận mép nước…vì nước tưới sản xuất nông nghiệp, nước mưa chảy tràn rửa trôi bùn đất, phân bón, thuốc BVTV … xuống hồ Nếu tình trạng này cứ tiếp tục, nguy
cơ bồi lắng lòng hồ và suy thoái chất lượng nước hồ là không tránh khỏi
c) Quản lý dân cư
• Dân cư trong địa bàn khu vực thuộc quản lý của UBND phường 3, phường 4 nhưng lấn chiếm đất rừng thuộc quyền quản lý của BQL đặc dụng Lâm Viên Mặc dù Tỉnh ủy Lâm Đồng đã có chỉ thị 01/CT-TU về việc giải tỏa các khu vực này trả đất lại cho lâm nghiệp nhưng chưa có các giải pháp phù hợp nên kết quả còn hạn chế và tồn tại cho đến nay, thậm chí một số khu vực còn có xu hướng tăng lên Để đảm bảo cho xu hướng phát triển của khu du lịch Hồ Tuyền Lâm trong tương lai cần có các giải pháp thích hợp về giải tỏa, đền bù, tái định canh – định cư cho dân cư đang cư trú và sản xuất trong vùng
d) Quản lý hoạt động của ngành
• Sở Văn hóa thể thao & du lịch quản lý hoạt động ngành du lịch của các đơn vị kinh doanh trong khu vực: Công ty Du lịch Đà Lạt Tourism, Công ty du lịch Phương Nam, Doanh nghiệp Tư nhân Nam Qua
• Công ty Công trình đô thị Đà Lạt quản lý các hoạt động trên mặt hồ bằng thuyền máy
• Thiền viện Trúc Lâm do ngành Văn hóa – Thông tin quản lý
2.2.5.3 Quản lý, khai thác di tích lịch sử, văn hóa
Trong khu vực hồ Tuyền Lâm có làng dân tộc, có di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ,
có các công trình tôn giáo gắn liền với quá trình hình thành, phát triển thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng nhưng chưa được đầu tư để phát huy hết tiềm năng phục vụ du lịch
• Văn hóa dân tộc: Ở làng Đarahoa phía Đông Nam khu vực hồ Tuyền Lâm có 42
hộ dân tộc K’Ho định cư Các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc
Trang 28là giao lưu, uống rượu cần Cần khôi phục, duy trì kiểu kiến trúc “nhà dài” gắn liền với chế độ đại gia đình, chế tác đồ trang sức bằng đồng, biểu diễn nhạc cụ dân gian, lễ hội mang màu sắc tín ngưỡng, tục thờ cúng nhiều thần linh… vì đây là những yếu tố hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước nhờ tính độc đáo
• Di chỉ khảo cổ : Di chỉ núi Voi có niên đại từ 3 – 4 vạn năm đến 5 – 6 vạn năm
về trước ; Đã phát hiện một số công cụ lao động làm từ đá opal của dân cư hậu
kỳ đá mới khá phổ biến ở Tây Nguyên; Các dấu tích văn hóa xác nhận sự có mặt của nhiều lớp cư dân thời tiền sử, trong đó có thể là lớp cư dân cổ nhất được biết đến nay ở Lâm Đồng Khu vực này cần có kế hoạch quản lý, bảo vệ, khai thác phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch
• Di tích lịch sử : Khu vực núi Voi, suối Tía là căn cứ cách mạng của quân dân
Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, là nơi chỉ đạo phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang, nơi tập kết, đóng quân, huấn luyện các lực lượng vũ trang, các đội công tác đặc biệt của tỉnh và khu 6
• Di tích tôn giáo : Thiền viện Trúc Lâm xây dựng năm 1993 theo phong cách Á Đông, tuân thủ các quy tắc phong thủy, là công trình văn hóa quan trọng và nổi tiếng của Phật giáo Đồi Phúc âm (đồi Thánh Giá) là nơi cầu nguyện của người theo đạo Thiên chúa, xây dựng năm 1930 mô phỏng theo điển tích nơi Chúa hài đồng ra đời gồm 1 bệ thánh giá cao 4 m và 1 tầng hầm dùng làm nơi cầu nguyện
2.2.5.4 Các tồn tại trong công tác quản lý
Thực trạng quản lý khu du lịch Hồ Tuyền Lâm bộc lộ một số tồn tại sau đây:
• Thiếu sự phối hợp giữa các ngành trong sử dụng, khai thác các tài nguyên du lịch Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý rừng, đất đai, mặt nước hoạt động theo mục đích, nhiệm vụ riêng của mình Chính quyền thành phố có tham gia giải tỏa đất rừng bị lấn chiếm, ngăn chặn khai phá đất trái phép nhưng không thường xuyên
• Việc quản lý vĩ mô toàn bộ khu du lịch lỏng lẻo, hoạt động du lịch phân tán, chưa có ban quản lý chuyên trách thống nhất nên công tác bảo vệ an ninh, an toàn cho du khách còn buông lỏng Công tác thống kê, theo dõi các hoạt động
Trang 29du lịch chưa theo kịp yêu cầu quản lý Chưa có sự thống nhất về giá cả, chất lượng sản phẩm du lịch, quy chế quản lý… nên các đơn vị kinh doanh đã có những hành vi cạnh tranh, giành khách làm mất trật tự và ảnh hưởng không tốt đến uy tín của khu du lịch
• Việc quản lý các tệ nạn xã hội, điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm và các yêu cầu về quản lý môi trường du lịch chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra
• Công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư và thu hút khách du lịch chưa được quan tâm đúng mức do thiếu đầu mối, thiếu quy hoạch chi tiết và dự án Về phía tỉnh cũng chưa mạnh dạn chấp thuận đầu tư vì thiếu thông tin
Trang 30Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một phần khá quan trọng trong nghiên cứu này nói riêng và mọi nghiên cứu nói chung Nó là nền tảng để giải quyết những vấn đề trong phần mục tiêu nghiên cứu đưa ra Các lý thuyết về tài nguyên, du lịch, các mối quan hệ giữa chi phí du hành
và số lần tham quan, mối quan hệ giữa số lần du lịch và sự thay đổi về chất lượng môi trường và mối quan hệ giữa các yếu tố khác đến số lần tham quan là những tiền đề cơ bản để có thể định giá được Khu du lịch hồ Tuyền Lâm
Bên cạnh đó, những phương pháp nghiên cứu phục vụ cho đề tài và những cơ sở
để lập luận cho việc lựa chọn những phương pháp này để sử dụng vào đề tài cũng sẽ được trình bày trong chương này, bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phân tích và
xử lý số liệu, phương pháp chi phí du hành (TCM) và cuối cùng là phương pháp kinh
tế lượng thông qua mô hình tuyến tính để ước lượng đường cầu du lịch của hồ Tuyền Lâm, từ đó xác định được giá trị của khu du lịch này
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Cơ sở hình thành giá trị của một Tài nguyên Du lịch
Đời sống càng cao thì nhu cầu về giải trí cũng được tăng lên Một trong những hình thức giải trí phổ biến nhất hiện nay và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa của con người, đó là du lịch Du lịch đáp ứng cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của đại bộ phận du khách quốc tế và nội địa tìm đến Trong đó, du lịch sinh thái là một loại hình du lịch phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây Nó là một hướng đi đúng đắn, đồng thời góp phần tô điểm cho vẻ đẹp của “Thành phố hoa, Thành phố ngàn thông” Đây là ngành Kinh tế chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên
Trang 31và môi trường, dựa vào tính đa dạng và độc đáo của thiên nhiên nơi đây Môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ, cảnh vật phong phú và đa dạng là những yếu tố cơ bản để tạo nên giá trị của tài nguyên du lịch ở đây
để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma- Italia (21/8- 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì: Khách
du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú, làm việc
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục
vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác
b) Bản chất du lịch
Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định, chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người,
Trang 32tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học - công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hóa cao
Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch: Dựa trên nền tảng của tài nguyên
du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung và ngắn hạn Lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất
- kỹ thuật và hạ tầng cơ sở dịch vụ du lịch tương ứng
Xét từ góc độ sản phẩm du lịch: Sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hóa và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển
Xét từ góc độ thị trường du lịch: Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “mua chương trình du lịch”
c) Khái niệm về khách du lịch
- Khách thăm viếng
Khách thăm viếng (Visitor) là một người đi tới một nơi - khác với nơi họ thường trú, với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lĩnh lương từ nơi đó) Khách thăm viếng được chia thành hai loại:
+ Khách du lịch (Tourist): là khách thăm viếng có lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với mục đích nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao…
+ Khách tham quan (Excursionist) còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày (Day Visitor): là loại khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm
Trang 33- Khách quốc tế
Theo Uỷ ban thống kê chuyên gia liên minh Quốc tế năm 1937 thì: “Khách du lịch quốc tế là người rời khỏi nước định cư của mình tới thăm viếng một nước khác tối thiểu 24 giờ đồng hồ”
Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam : “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam ra nước ngoài du lịch”
- Khách nội địa
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam:
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”
Theo tổ chức Du lịch Thế giới:
“Tất cả những người thực hiện lữ hành trên mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, nghỉ phép, thể thao, thương vụ, công vụ, hội nghị, điều dưỡng, học tập và tôn giáo đều được coi là khách nội địa”
3.1.1.2 Cầu du lịch
a) Khái niệm cầu du lịch
Cầu du lịch là một bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về vật chất và dịch vụ du lịch đảm bảo sự đi lại lưu trú tạm thời của những người ngoài nơi ở thường xuyên của họ, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu văn hoá, chữa bệnh, tham gia các chương trình đặc biệt và các mục đích khác
b) Phân loại cầu du lịch
Cầu du lịch bao gồm cầu về dịch vụ du lịch và cầu về hàng hoá vật chất
- Cầu về dịch vụ du lịch
+ Cầu về dịch vụ chủ yếu
Gồm cầu về vận chuyển, bảo đảm sự ăn uống, lưu trú
Trang 34Cầu về vận chuyển là đảm bảo sự di chuyển tất yếu từ nơi ở thường xuyên đến điểm du lịch và ngược lại Do bản chất của du lịch là sự di chuyển, đi lại cho nên nếu không có dịch vụ vận chuyển thì không có du lịch Đáp ứng được cầu về dịch vụ vận chuyển thì mới có cơ sở để thực hiện các nhu cầu khác phát sinh trong chuyến đi Lưu trú và ăn uống không phải là mục đích chính của chuyến đi nhưng đó là nhu cầu tất yếu nên cầu về hai dịch vụ này luôn chiếm một phần không nhỏ trong chi tiêu của khách du lịch Việc ăn uống, lưu trú trong chuyến đi không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của chuyến đi Khi hai nhu cầu này được thoả mãn tốt thì chất lượng của chuyến đi được tăng lên
+ Cầu về dịch vụ đặc trưng
Là những nhu cầu về dịch vụ và nhu cầu cảm thụ, thưởng thức mà khách mong đợi khi đi du lịch Cầu về dịch vụ đặc trưng là lý do và mục đích của du khách khi tham gia chuyến đi
+ Cầu về dịch vụ đi kèm
Là cầu về những dịch vụ rất đa dạng phát sinh trong chuyến đi của du khách, bao gồm dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ đặt chỗ, mua vé, giặt ủi, v.v… Phần lớn những nhu cầu này phát sinh ngay tại nơi đi du lịch và cần được thoả mãn trong thời gian ngắn
- Cầu về hàng hoá
+ Cầu về hàng lưu niệm
Mỗi điểm du lịch có những sản phẩm hàng hóa đặc trưng riêng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách, giúp họ gợi nhớ về điểm du lịch Điều này sẽ mang lại hiệu ứng tốt về việc quảng bá hình ảnh cho điểm du lịch đó
+ Cầu về hàng hoá có giá trị kinh tế cao
Trong quá trình tham gia chuyến đi, du khách có thể kết hợp mua một số hàng hoá có giá trị kinh tế cao, được bán tại nơi du lịch có giá rẻ hơn nơi họ sinh sống
c) Các yếu tố tác động đến Cầu du lịch
- Yếu tố tự nhiên
Trang 35+ Đặc điểm các yếu tố tự nhiên ở nơi cư trú thường xuyên của khách du lịch Những nơi có điều kiện bất lợi như thời tiết nắng, nóng, địa hình đơn điệu, động thực vật không phong phú,… sẽ dễ làm phát sinh nhu cầu đi du lịch của người dân sống nơi đó Các yếu tố này tác động lên điều kiện sống của dân cư một cách liên tục, làm cho nhu cầu du lịch đến nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn trở nên cần thiết
và ngày càng tăng
+ Đặc điểm các yếu tố tự nhiên của điểm du lịch
Bao gồm khí hậu ôn hoà, đặc trưng, địa hình đa dạng, phong cảnh thiên nhiên đẹp, động thực vật phong phú hay quý hiếm là nơi du khách thường hướng tới
- Yếu tố văn hoá - xã hội
+ Tình trạng tâm, sinh lý của con người
Tâm lý thư giãn, thoải mái, sức khoẻ tốt thường nảy sinh nhu cầu du lịch Ngược lại, có những trường hợp do buồn chán, do tình hình sức khoẻ mà khi có lời khuyên của bạn bè, người thân, đặc biệt là của bác sĩ thì người ta dễ chấp nhận một chuyến đi
để thư giãn hoặc để chữa bệnh Do đó, cả hai trạng thái tâm sinh lý trên đều tác động đến nhu cầu du lịch
+ Độ tuổi và giới tính khách du lịch
Những người trẻ tuổi thường thích đi du lịch và thích mạo hiểm nhưng bị giới hạn bởi khả năng tài chính Những người già có điều kiện về tài chính và thời gian nhưng sức khoẻ lại không cho phép Phần lớn những chuyến du lịch của bố mẹ có con cái ở độ tuổi đi học thường phải gắn với kỳ nghỉ hè của con cái Tuy nhiên mỗi đối tượng đều có mặt mạnh riêng Trẻ em tác động đến việc đi du lịch của bố mẹ và đồng thời cũng sẽ là những du khách trong tương lai Phụ nữ là người nắm tài chính do đó
họ thường đưa ra đề nghị và quyết định việc đi du lịch, v.v
+ Thời gian nhàn rỗi
Thời gian nhàn rỗi là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của du lịch Khi xã hội chưa phát triển con người sử dụng thời gian nhàn rỗi cho việc nghỉ ngơi theo đúng nghĩa đen của nó Nhưng dần dần, khi đời sống ngày càng được nâng
Trang 36cao, con người đã biết sử dụng thời gian nhàn rỗi cho việc nghỉ ngơi theo nghĩa tích cực hơn, trong đó có việc đi du lịch Số lượng thời gian nhàn rỗi của mỗi người là khác nhau Yếu tố này tác động trực tiếp đến độ dài, ngắn của chuyến đi, đặc biệt là loại hình du lịch cuối tuần
+ Dân cư
Các yếu tố dân cư như dân số, thành phần dân tộc, nhân khẩu, cơ cấu phân bố và mật độ dân cư tác động trực tiếp đến việc hình thành cầu du lịch Yếu tố dân cư tác động ảnh hưởng đến cầu du lịch cần được xem xét dưới hai góc độ:
Một là bản thân dân cư ở địa phương có nhu cầu du lịch phụ thuộc vào đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư nơi đó
Hai là đặc điểm của dân cư tuỳ thuộc theo mức độ của mỗi thành tố của nó tạo nên một sự hấp dẫn du lịch, tác động vào việc hình thành cầu, cơ cấu và khối lượng cầu du lịch của dân cư các nơi khác
+ Bản sắc văn hoá và tài nguyên nhân văn khác
Sự khác biệt về nền văn hoá giữa các địa phương, các vùng của một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau do tập tục mỗi vùng, bản sắc văn hoá dân tộc quyết định Chính bản sắc văn hoá dân tộc tạo ra sự kích thích hình thành cầu du lịch Tài nguyên nhân văn như di tích văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá, v.v tác động đến cầu
du lịch qua bốn giai đoạn từ thông tin, tiếp xúc, nhận thức đến đánh giá nhận xét có tác động thúc đẩy việc hình thành cầu du lịch
+ Trình độ văn hoá
Trình độ văn hoá tác động đến việc hình thành cầu cả về phía người hưởng thụ
và người kinh doanh du lịch Trình độ văn hoá được nâng cao thì động cơ du lịch tăng lên, thói quen du lịch hình thành ngày một rõ Tại các điểm du lịch, trình độ văn hoá
và dân trí cao hay thấp quyết định đến hành vi ứng xử với khách trong quá trình giao tiếp, đến chất lượng phục vụ du khách tạo nên sự hấp dẫn, thu hút khách Trình độ văn hoá của người du lịch tác động đến sản phẩm du lịch và thông qua đó tác động đến việc hình thành cầu, đến khối lượng và cầu du lịch
+ Nghề nghiệp
Trang 37Tuỳ thuộc vào đặc thù, tính chất mỗi nghề nghiệp mà con người sẽ phải dịch chuyển, đi du lịch nhiều hay ít
+ Thị hiếu và kỳ vọng
Thị hiếu ảnh hưởng đến nhu cầu, hướng sự ưu tiên tiêu dùng vào hàng hoá, dịch
vụ du lịch nào đó Các kỳ vọng hay sự thay đổi của con người về sự thay đổi thu nhập, giá cả, v.v làm cho cầu du lịch thay đổi
- Yếu tố kinh tế
+ Thu nhập
Thu nhập là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đi du lịch của du khách
Để có cầu về du lịch thì thu nhập của người dân phải vượt qua mức chi tiêu đáp ứng các nhu cầu cần thiết hoặc phải có nguồn thu nhập bổ sung bằng hoặc lớn hơn chi phí của chuyến du lịch
du lịch vẫn tăng, ví dụ như du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng
+ Tỷ giá trao đổi ngoại tệ
Yếu tố này tác động đến sự hình thành cầu, khối lượng và cơ cấu du lịch quốc tế Trong điều kiện giữ nguyên giá cả hàng hoá du lịch, khách du lịch thường quyết định
đi đến những nơi mà tỷ giá hối đoái giữa đồng tiến nước họ với nơi đến du lịch là cao nhất
- Cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và quá trình đô thị hoá
Cách mạng khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin và quá trình đô thị hoá tác động sâu sắc đến toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin làm cho thu nhập tăng lên, thời gian nhàn rỗi nhiều
Trang 38hơn, thông tin về các sản phẩm du lịch nhanh hơn và phong phú hơn Mặt khác khi phát triển, các yếu tố này phá vỡ sự cân bằng nhịp sống buộc con người phải nghỉ ngơi
để khôi phục lại sức khoẻ lẫn tinh thần Từ đó làm nảy sinh nhu cầu du lịch dưới nhiều dạng khác nhau với tốc độ tăng không ngừng
- Yếu tố chính trị
Yếu tố này tác động mạnh đến cầu du lịch Điều kiện chính trị ổn định, hoà bình
sẽ làm tăng lượng khách du lịch, đồng thời chính sách phát triển kinh tế xã hội cũng tác động trực tiếp đến việc hình thành cầu, cơ cấu và khối lượng cầu du lịch
- Giao thông vận tải
Giao thông vận tải là tiền đề cho sự phát triển du lịch Nhóm yếu tố giao thông đến cầu du lịch từ hai khía cạnh:
+ Sự phát triển mạng lưới giao thông thúc đẩy việc hình thành và phát triển du lịch
+ Phương tiện giao thông đa dạng sẽ làm đa dạng chủng loại cầu du lịch, rút ngắn thời gian đi lại và tăng thời gian nghỉ ngơi du lịch giải trí
3.1.1.3 Cung du lịch
a) Khái niệm cung du lịch
Cung du lịch là khả năng cung cấp dịch vụ du lịch và hàng hoá du lịch (cả hàng hoá vật chất và dịch vụ du lịch) mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở những mức giá khác nhau trong một thời gian và không gian xác định
b) Khái niệm loại hình cung du lịch
Loại hình cung du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch của một vùng và của một quốc gia có liên hệ mật thiết nhau hoặc vì chúng thoả mãn cùng một động cơ du lịch, cùng diễn ra ở một loại điểm đến, được bán cho cùng một giới khách hàng, được hình thành trên cơ sở cùng sử dụng chung một loại hình dịch vụ tiền lẻ hoặc đưa đến khách
du lịch theo một nghĩa như nhau
Trang 39b) Các loại hình du lịch
- Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên với mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường và văn hoá, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn
- Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần
Loại hình này xuất phát từ nhu cầu giải toả bớt căng thẳng sau những giờ phút lao động vất vả để phục hồi sức khoẻ
- Du lịch văn hoá kết hợp thể thao
Loại hình này có tính định kỳ và liên quan mật thiết đến yếu tố mùa Đó là những chuyến du lịch gắn liền với mục đích tham gia một môn thể thao nào đó hoặc tham gia các lễ hội văn hoá, các lễ hội thể thao
- Du lịch chữa bệnh
Do nhu cầu đòi hỏi một phương pháp chữa bệnh đặc biệt gắn liền với một điều kiện địa giới, khí hậu, môi trường,… Loại hình du lịch nghỉ ngơi chữa bệnh và cả điều trị được thiết lập nhằm phục vụ cho những đối tượng có nhu cầu
3.1.2 Giá trị của một tài nguyên môi trường
3.1.2.1 Giá trị của một tài nguyên du lịch
Giá trị tài nguyên du lịch không thể xác định thông qua việc trao đổi, mua bán trên thị trường và cũng không có quan hệ mật thiết nào đối với các loại hàng hóa khác
Vì vậy không thể dựa vào thị trường để xác định giá trị của một tài nguyên du lịch
3.1.2.2 Đánh giá giá trị của một tài nguyên môi trường
Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên môi trường tức là thừa nhận giá trị kinh tế của chức năng môi trường, đồng thời nỗ lực đưa ra một con số chứng minh giá trị bằng tiền
Trang 403.1.2.3 Ý nghĩa của việc đánh giá
Hầu hết tài nguyên môi trường là tài sản công cộng không có sự mua bán trên thị trường nên không có giá cả nhưng tài nguyên môi trường đều có giá trị Định giá tài nguyên môi trường là nỗ lực đưa ra những giá trị bằng tiền của các tài nguyên tự nhiên
và dịch vụ môi trường vốn không có giá trên thị trường
Giá trị tài nguyên môi trường khi đã được xác định được sẽ được sử dụng trong phân tích lợi ích và chi phí để làm cơ sở đưa ra các quyết định dự án chính sách liên quan đến môi trường
3.2 Cơ sở xác định giá trị tài nguyên du lịch của hồ Tuyền Lâm
3.2.1 Phương pháp xác định giá trị sử dụng trực tiếp
Giá trị sử dụng trực tiếp là giá trị được cấu thành từ yếu tố vật chất của một loại tài nguyên thiên nhiên và được thể hiện trên thị trường bằng giá cả Giá trị này được xác định thông qua đóng góp trực tiếp của tài nguyên đối với quá trình sản xuất và tiêu dùng hiện tại
Có 3 phương pháp đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp:
- Đánh giá dựa trên chi phí (% lãi suất)
- Đánh giá trên thu nhập
- Đánh giá theo giá thị trường
3.2.2 Phương pháp chi phí du hành – TCM (Travel Cost Method)
Phương pháp chi phí du hành (TCM) là một phương pháp về sự lựa chọn ngầm
có thể dùng để ước lượng đường cầu với các nơi giải trí, từ đó đánh giá giá trị cho các cảnh quan này
Giả định: - Chi phí du hành càng cao thì nhu cầu tham quan giải trí càng thấp Chi phí du hành = Chi phí đi lại + Chi phí lưu ngụ tại chỗ du lịch (ăn, uống, ở, tuỳ theo mục đích) + Chi phí cơ hội của việc đi chơi
Các bước tiến hành: