XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU DU LỊCH THUNG LŨNG TÌNH YÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH TCM Tác giả TRƯƠNG VĂN CHUNG Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằn
Trang 1XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU DU LỊCH THUNG LŨNG TÌNH YÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH (TCM)
Tác giả
TRƯƠNG VĂN CHUNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Giáo viên hướng dẫn:
ThS VŨ THỊ HỒNG THỦY
Tháng 07 năm 2010
Trang 2KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp
chi phí du hành (TCM)”
LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Vũ Thị Hồng Thủy Cô là giảng viên của
khoa Môi trường và Tài nguyên, là người đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi tận tình trong
suốt thời gian thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, các thầy cô trong khoa Môi trường và Tài nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, kiến thức bổ ích để tôi học tập và nghiên cứu trong suốt 4 năm qua
Xin ngỏ lời tri ân sâu sắc đến Cha Mẹ kính yêu của tôi Cảm ơn Mẹ, người hằng
ngày không quản nắng mưa, vất vả, lo lắng, chăm sóc, cho con được đến trường Cảm
ơn người Cha mẫu mực, đáng kính, luôn yêu thương và dạy dỗ con hết lòng Cảm ơn
vì con đã được là con của Cha Mẹ - những người vĩ đại nhất trong cuộc đời con
Một lần nữa, tôi xin cảm ơn các Thầy Cô và tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này
TP.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện
TRƯƠNG VĂN CHUNG
Trang 3KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)” được tiến hành tại KDL Thung Lũng Tình Yêu ở thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng – Việt Nam từ tháng 03/2010 – 07/2010 Nghiên cứu đã được tiến hành dựa trên các đặc điểm kinh tế - xã hội, chi phí
du hành và số lần du lịch của du khách được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi Questionaire bằng phương pháp chi phí du hành (Travel Cost Method
- TCM), nghiên cứu đã lựa chọn các nhân tố có ý nghĩa quan trọng đến quyết định đi
du lịch của du khách và xử lý dữ liệu bằng phần mềm EXCEL 2007, EVIEW 4.0 trên nguyên tắc phân tích hồi quy hàm bậc nhất đa biến bằng phương pháp bình phương cực tiểu (Ordinary Least Of Squares) để xác định giá trị thặng dư người tiêu dùng của mỗi du khách Từ đó, nghiên cứu tiến hành xác định giá trị tài nguyên của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu trong năm 2010
Nghiên cứu đã xác định giá trị tài nguyên du lịch của KDL Thung Lũng Tình Yêu trong năm 2010 là: 1.000.321.042.000 đồng (một nghìn tỷ ba trăm hai mươi mốt triệu không trăm bốn mươi hai nghìn đồng) Đồng thời, nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị cho công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở KDL Thung Lũng Tình Yêu nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung
Trang 4KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt viii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các hình x
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu 2
1.3.1 Ý nghĩa về mặt xã hội 3
1.3.2 Ý nghĩa về mặt kinh tế 3
1.3.3 Ý nghĩa về mặt bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5.1 Phương pháp điều tra và tham khảo số liệu 3
1.5.2 Phương pháp phân tích số liệu 4
1.6 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 2 TỔNG QUAN 5
2.1 Tổng quan về Đà Lạt 5
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 5
2.1.1.1 Vị trí địa lý 5
2.1.1.2 Địa hình 5
2.1.1.3 Thủy văn 5
2.1.1.4 Khí hậu 6
2.1.2 Đặc điểm kinh tế 6
Trang 5KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
2.1.3 Đặc điểm văn hóa – xã hội 6
2.2 Tình hình du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng 7
2.3 Hiện trạng môi trường các điểm du lịch ở Đà Lạt 10
2.4 Giới thiệu về KDL Thung Lũng Tình Yêu 10
Chương 3 CƠ SỞ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 13
3.1 Cơ sở lý thuyết 13
3.1.1 Mối quan hệ giữa tài nguyên môi trường và kinh tế 13
3.1.1.1 Khái niệm môi trường 13
3.1.1.2 Chức năng cơ bản của tài nguyên môi trường 13
3.1.1.3 Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường 14
3.1.1.4 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường 14
3.1.2 Phương pháp chi phí du hành TCM (Travel Cost Method) 16
3.1.2.1 Chi phí du hành theo khu vực ZTCM (Zonal Travel Cost Method) 17
3.1.2.2 Chi phí du hành cá nhân ITCM (Individual Travel Cost Method) 18
3.1.2.3 Các hạn chế của phương pháp chi phí du hành 19
3.1.3 Các yếu tố tác động đến số lần đi du lịch 21
3.1.3.1 Mối quan hệ giữa chi phí du hành và số lần du lịch 21
3.1.3.2 Mối quan hệ giữa số lần du lịch và sự thay đổi chất lượng môi trường 22
3.1.3.3 Mối quan hệ giữa các yếu tố khác đến số lần du lịch 23
3.2 Cơ sở thực tiễn 23
3.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài 23
3.2.2 Các nghiên cứu trong nước 25
Chương 4 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU DU LỊCH THUNG LŨNG TÌNH YÊU 27
4.1 Những đặc trưng của du khách đến KDL Thung Lũng Tình Yêu 27
4.2 Xác định giá trị tài nguyên du lịch của KDL Thung Lũng Tình Yêu 30
4.2.1 Xây dựng mô hình ước lượng giá trị giải trí 30
4.2.1.1 Lựa chọn mô hình ước lượng 30
4.2.1.2 Lựa chọn các biến của mô hình ước lượng 31
4.2.1.3 Thiết lập hàm cầu của mô hình ước lượng 33
4.2.2 Thực hiện xây dựng mô hình ước lượng 35
Trang 6KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
4.2.2.1 Thống kê mô tả số liệu của các biến trong mô hình ước lượng 35
4.2.2.2 Phân tích tương quan hồi quy giữa các biến 35
4.2.3 Thực hiện kiểm định kết quả phân tích tương quan hồi quy 36
4.2.3.1 Kiểm định t: kiểm định mức độ tin cậy của các biến 37
4.2.3.2 Kiểm định F: kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy 37
4.2.3.3 Kiểm định hiện tượng phương sai không đồng đều 37
4.2.3.4 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 38
4.2.3.5 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 38
4.2.4 Kết quả phân tích tương quan hồi quy giữa các biến 39
4.2.5 Xác định giá trị giải trí của KDL Thung Lũng Tình Yêu 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
5.1 Kết luận 43
5.1.1 Giá trị tài nguyên du lịch của KDL Thung Lũng Tình Yêu 43
5.1.2 Hạn chế của đề tài 45
5.2 Kiến nghị 46
5.2.1 Xây dựng chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phát triển bền vững 46
5.2.2 Quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên 47
5.2.3 Đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 52
Phụ lục 1: Hồi quy hàm bậc nhất đa biến bằng phương pháp bình phương cực tiểu 52
1.1 Phân tích hồi quy 52
1.2 Cơ sở xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính 52
1.3 Phương pháp bình phương cực tiểu 53
1.4 Lý thuyết kiểm định mô hình hồi quy 53
Phụ lục 2: Thống kê mô tả các biến 57
2.1 Số lần đến Thung Lũng Tình Yêu trong 1 năm 57
2.2 Số tuổi của du khách 58
2.3 Thu nhập của du khách 59
2.4 Khoảng cách từ nơi xuất phát đến Thung Lũng Tình Yêu 60
2.5 Chất lượng môi trường 61
Trang 7KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
2.6 Chi phí du hành 62
Phụ lục 3: Kiểm định hiện tượng phương sai không đồng đều – Kiểm định White bằng phần mềm EVIEW 4.0 64
Phụ lục 4: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng mô hình hồi quy phụ 65
4.1 Mô hình ước lượng hồi quy phụ dạng hàm tuyến tính theo biến AGE 65
4.2 Mô hình ước lượng hồi quy phụ dạng hàm tuyến tính theo biến INCOME 66
4.3 Mô hình ước lượng hồi quy phụ dạng hàm tuyến tính theo biến DIST 67
4.4 Mô hình ước lượng hồi quy phụ dạng hàm tuyến tính theo biến EQ 68
4.5 Mô hình ước lượng hồi quy phụ dạng hàm tuyến tính theo biến TC 69
Phụ lục 5: Mẫu phiếu điều tra 70
Trang 8KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGE: Tuổi của du khách
CVM (Contingent Valuation Method): Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
DIST: Khoảng cách từ nơi cư trú đến KDL Thung Lũng Tình Yêu của du khách DUV (Direct Use Vaiue): Giá trị sử dụng trực tiếp
EQ: Chất lượng môi trường của KDL Thung Lũng Tình Yêu
EV (Exlstence Value): Giá trị tồn tại
HPM (Hedonic Pricing Method ): Phương pháp đánh giá hưởng thụ
INCOME: Thu nhập hàng tháng của du khách
ITCM (Individual Travel Cost Method): Phương pháp chi phí du hành cá nhân
IUV (Indirect Use Value): Giá trị sử dụng gián tiếp
KDL: Khu du lịch
NUV (Non Use Value): Giá trị không sử dụng
OLS (Ordinary Least of Squares): Phương pháp bình phương cực tiểu
OV (Option Value): Giá trị nhiệm ý
QOV (Quasi Option Value): Giá trị kế thừa
TC: Chi phí du hành
TCM (Travel Cost Method): Phương pháp chi phí du hành
TEV (Total Economic Value): Tổng giá trị kinh tế
UV (Use Value): Giá trị sử dụng
V: Số lần du lịch đến KDL Thung Lũng Tình Yêu trong 1 năm của du khách
WTP (Willingness to Pay): Mức sẵn lòng trả
ZTCM (Zonal Travel Cost Method): Phương pháp chi phí du hành theo khu vực
Trang 9KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượt du khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng từ năm 2006 – 2009 11
Bảng 2.2: Số lượt du khách đến KDL Thung Lũng Tình Yêu từ năm 2006 – 2009 12
Bảng 4.1: Thống kê mô tả đặc trưng của du khách đến Thung Lũng Tình Yêu 27
Bảng 4.2: Mô tả các biến trong mô hình ước lượng 33
Bảng 4.3: Tóm tắt thông số thống kê mô tả của các biến 35
Bảng 4.4: Phân tích tương quan hồi quy giữa các biến bằng EXCEL 2007 36
Bảng 4.5: Kiểm định mức độ tin cậy của các biến trong mô hình hồi quy 37
Bảng 4.6: Kiểm định hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình 38
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình 38
Trang 10KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Mối quan hệ giữa chi phí du hành và số lần du lịch 22 Hình 3.2: Mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và số lần đi du lịch 23 Hình 4.1: Đường cầu cá nhân chi phí du hành phụ thuộc vào số lần tham quan 41
Trang 11KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
du lịch
Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (không khí mát mẻ - trong lành, cảnh quan trữ tình – hùng vĩ, được mệnh danh là “Thành phố ngàn hoa”), Đà Lạt
là nơi tập trung nhiều điểm tham quan, khu du lịch Một trong những khu du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt là KDL Thung Lũng Tình Yêu với không khí trong lành, phong cảnh thơ mộng, hồ nước rộng trong xanh được bao quanh bởi núi đồi và rừng thông KDL Thung Lũng Tình Yêu là điểm tham quan của hơn 50% lượng du khách đến
Đà Lạt Chính vì thế, khu du lịch phải chịu áp lực nặng nề về nguy cơ chất thải, ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, hoạt động khai thác thiếc trái phép thường xuyên xảy
ra cùng với nạn chặt phá rừng cây, phá hoại cảnh quan đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường khu du lịch Ban quản lý của khu du lịch đã ý thức được tầm quan trọng của tài nguyên cảnh quan và môi trường nên đã có nhiều biện pháp nhằm bảo vệ nhưng vẫn chỉ ở mức độ nhắc nhở, mang tính đối phó tạm thời (yêu cầu du khách bỏ rác đúng nơi quy định, gìn giữ cảnh quan, đội công nhân vệ sinh làm việc hằng ngày) Chính vì thế, khu du lịch vẫn tồn tại tình trạng rác thải bị vứt bừa bãi, hồ nước bị
Trang 12KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
nhiễm bẩn bởi xăng dầu và rác thải Trong tương lai năm 2010 - 2012, những dự án nâng cấp khu du lịch nhằm phục vụ du khách chứa đựng những nguy cơ phá hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường nghiêm trọng như: xây dựng khu khách sạn, khu Bungalow, phòng hội nghị
Trước những nguy cơ đó, KDL Thung Lũng Tình Yêu cần được bảo vệ bởi những giải pháp mang tính chiến lược, hiệu quả lâu dài Trên thực tế, ngành du lịch là ngành hoạt động gắn liền với khách du lịch nên vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường dựa vào du khách là giải pháp hữu hiệu nhất Công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường chỉ phát huy hiệu quả khi nhận thức về giá trị tài nguyên của con người được nâng cao, tức là giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch cần phải được xác định
và thừa nhận
Chính từ yêu cầu trên, tôi thực hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
Tôi hi vọng nghiên cứu này sẽ giúp ích trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của KDL Thung Lũng Tình Yêu nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung Đồng thời, nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách trong tương lai
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
9 Xác định giá trị tài nguyên du lịch của KDL Thung Lũng Tình Yêu trong năm
2010
9 Nâng cao nhận thức của con người về giá trị tài nguyên môi trường
9 Đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường một cách hiệu quả
9 Vì mục tiêu chung: bảo tồn tài nguyên môi trường cho thế hệ mai sau
1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu
Hầu như tất cả các loại tài nguyên và dịch vụ môi trường đều có giá trị, nhưng vì không được mang ra mua bán trên thị trường nên các loại hàng hóa đặc biệt này đều không có giá cả thị trường Do vậy, giá trị của chúng vẫn chưa được xác định và thừa nhận, gây trở ngại trong việc gìn giữ và bảo tồn Chính vì thế, việc xác định giá trị của
Trang 13KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
các tài nguyên và dịch vụ môi trường có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhận thức của con người, của xã hội và công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường
1.3.1 Ý nghĩa về mặt xã hội
Xác định giá trị tài nguyên du lịch của KDL Thung Lũng Tình Yêu mang ý nghĩa to lớn về mặt xã hội Nghiên cứu này góp phần khẳng định giá trị to lớn của KDL Thung Lũng Tình Yêu nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung Đồng thời, giá trị tài nguyên du lịch được xác định sẽ cho con người một cái nhìn thực tế hơn, từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của con người, của xã hội về tài nguyên thiên nhiên Đồng thời, kết quả nghiên cứu là tài liệu quý giá cho những hoạch định chính sách của các ban ngành, các tổ chức quản lý tài nguyên thiên nhiên
1.3.2 Ý nghĩa về mặt kinh tế
Giá trị tài nguyên du lịch được xác định từ nghiên cứu là sự khẳng định tiềm năng phát triển du lịch của KDL Thung Lũng Tình Yêu Đồng thời, kết quả của nghiên cứu này góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về giá trị to lớn của tài nguyên du lịch, từ đó, khuyến khích mức sẵn lòng trả của du khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh Giá trị tài nguyên du lịch được xác định tạo cơ sở cho các nhà đầu tư kinh doanh khai thác và thu hút nguồn vốn từ các quỹ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
1.3.3 Ý nghĩa về mặt bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Giá trị tài nguyên du lịch được xác định đã khẳng định được tầm quan trọng và giá trị của KDL Thung Lũng Tình Yêu, góp phần nâng cao nhận thức người dân và tăng cường thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
1.4 Phạm vi nghiên cứu
9 Địa điểm nghiên cứu là KDL Thung Lũng Tình Yêu, một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khoảng 6 km về hướng Đông Bắc, với tổng diện tích là 342 ha gồm: 133 ha rừng cảnh quan, một hồ nước rộng 13 ha (hồ Đa Thiện 3)
9 Thời gian nghiên cứu từ tháng 03/2010 đến 07/2010
9 Đối tượng nghiên cứu là du khách đến du lịch tại KDL Thung Lũng Tình Yêu
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp điều tra và tham khảo số liệu
1) Thu thập, tham khảo số liệu, tài liệu
Trang 14KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
9 Các số liệu từ các tài liệu thống kê, các báo cáo của các cơ quan, các tổ chức, các đơn vị quản lý của nhà nước
9 Các tài liệu, số liệu thực tế của ban quản lý KDL Thung Lũng Tình Yêu
9 Các tài liệu sách báo, internet trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
9 Các dữ liệu thu thập được từ du khách tại KDL Thung Lũng Tình Yêu thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi Quesionaire
2) Điều tra thực địa
Cuộc khảo sát được tiến hành tại KDL Thung Lũng Tình Yêu bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp 159 du khách qua 2 đợt điều tra thực địa: đợt 1 từ ngày 28/03/2010 đến ngày 04/04/2010, đợt 2 từ ngày 27/04/2010 đến ngày 30/04/2010 Sau khi tiến hành tổng hợp và xem xét, chỉ có 128 mẫu đạt chất lượng để phân tích
Bảng câu hỏi dùng phỏng vấn du khách thể hiện các thông tin cần thiết cho việc xác định chi phí du hành và các yếu tố tác động đến số lần thực hiện du lịch của du khách
đến KDL Thung Lũng Tình Yêu (xem Phụ lục 5: Mẫu phiếu điều tra)
1.5.2 Phương pháp phân tích số liệu
9 Dùng phương pháp thống kê mô tả đối với dữ liệu thu thập được
9 Sử dụng phần mềm EXCEL 2007 và EVIEW 4.0 để xử lý số liệu
9 Dùng phương pháp phân tích tương quan hồi quy hàm bậc nhất đa biến bằng
phương pháp bình phương cực tiểu (xem Phụ lục 1: Hồi quy hàm bậc nhất đa biến
bằng phương pháp bình phương cực tiểu) đối với các yếu tố liên quan đến số lần đi
du lịch đến KDL Thung Lũng Tình Yêu của du khách
1.6 Cấu trúc của luận văn
Luận văn chia làm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về mục đích, ý nghĩa, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Chương 2: Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở thực hiện luận văn
Chương 4: Xác định giá trị tài nguyên du lịch của KDL Thung Lũng Tình Yêu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 15KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng
9 Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương
9 Phía Nam giáp huyện Đức Trọng
9 Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương
9 Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà
2.1.1.2 Địa hình
Nằm ở độ cao trung bình 1.500 m, địa hình Đà Lạt mang 2 dạng đặc trưng chính:
9 Địa hình núi cao khoảng 1.700 m với các dãy núi LangBiang ở phía Bắc (2.169 m), phía Đông Nam là núi Hòn Ông (1.738 m) và núi Hòn Bồ (1.709 m); phía Đông là dãy núi Gió Hú (1.644 m)
9 Địa hình đồi núi thấp có độ cao trung bình 1.500 m, thấp nhất là 700 – 900 m
2.1.1.3 Thủy văn
Mạng lưới sông suối khá dày đặc với các sông suối ở thượng nguồn: sông Đa Nhim, sông Đạ Đờn, sông Cam Ly Mật độ sông suối khoảng 1,2 km/km2 Do địa hình bị phân cắt mạnh nên Đà Lạt có nhiều ghềnh thác như: thác Cam Ly, thác Datanla, thác Hang Cọp, thác Bảy Tầng… Ngoài ra, Đà Lạt còn có nhiều hồ nước mặt phân bố rải rác như: Xuân Hương, Đa Thiện, Tuyền Lâm, Than Thở, Chiến Thắng, Vạn Kiếp
Trang 16KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
2.1.1.4 Khí hậu
Đà Lạt có khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu vùng cao nguyên Do địa hình núi cao nên nhiệt độ trung bình khoảng 180C Nhiệt độ dao động từ 150C – 240C, biên độ trung bình năm giữa các tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 40C – 50C Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm vào mùa khô từ 110C – 130C, các tháng mưa từ 60C – 70C Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 1.850 mm Mùa mưa kéo dài khoảng 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4, chiếm 80% tổng lượng mưa trong năm Mùa khô có lượng mưa trung bình từ 16 – 40 mm Độ ẩm tương đối trung bình giữa các tháng khoảng 85%, 84% - 91% vào mùa mưa, và 75% - 78% vào mùa khô Số giờ nắng trung bình khoảng 1.997 giờ/năm
2.1.2 Đặc điểm kinh tế
Ngành nông – lâm nghiệp ở Đà Lạt có mức tăng bình quân hàng năm từ 2,5% - 3%, thu nhập từ nông nghiệp đóng góp 50% tổng thu nhập của Đà Lạt, chủ yếu là trồng hoa và các loại rau có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã và đang phát triển chủ yếu dựa vào thế mạnh sẵn có của thành phố như: chế biến rau, hoa quả, dược liệu, chè, tơ tằm, hạt điều, may mặc, thêu đan, vật liệu xây dựng… Đến năm 2007, ngành công nghiệp của
Đà Lạt có mức tăng bình quân là 9% - 10%
Du lịch là thế mạnh của Đà Lạt Lượng du khách tăng nhanh qua các năm, 450.000 lượt khách trong năm 2000 lên 690.000 lượt năm 2002 và đến năm 2005 là 1,2 triệu lượt khách Mức tăng bình quân hàng năm của ngành thương mại – dịch vụ - du lịch từ năm 2002 – 2005 là 13,5% - 15,5%
2.1.3 Đặc điểm văn hóa – xã hội
Đến năm 2005, dân số Đà Lạt khoảng 200.000 người, trong đó, dân tộc Kinh chiếm
đa số, dân thành thị chiếm 89%, nông thôn chiếm 11% Mật độ dân số trung bình là
470 người/km2 Tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 8 triệu đồng Từ năm
2000 – 2005, nền kinh tế có mức tăng trưởng bình quân 11%
Văn hóa Đà Lạt khá đa dạng với sự hội nhập của 3 miền Bắc, Trung, Nam Nét độc đáo của văn hóa Đà Lạt là sự hội tụ của dân cư ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, với rất nhiều công trình văn hóa chùa chiền, nhà thờ, di tích lịch sử, phong tục tập quán,
Trang 17KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
tín ngưỡng, lễ hội của đồng bào dân tộc Tất cả các yếu tố trên đã hòa quyện và tạo nên thành phố Đà Lạt đa dạng về văn hóa, đặc sắc về phong tục, hiền hòa, mến khách
Về y tế, đến năm 2005, tỉ lệ số cán bộ y tế trên 1.000 người dân của Đà Lạt là 3,2 cán bộ y tế Các chương trình y tế được triển khai tốt, cơ sở vật chất cho y tế phát triển, thực hiện tốt công tác chăm sóc y tế cho người dân, đặc biệt là trẻ em và đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa…
Về giáo dục và đào tạo, đến năm 2005, Đà Lạt đã chuẩn hóa quốc gia về xóa mù chữ Công tác giáo dục được quan tâm cả về chất lượng và cơ sở vật chất Trường Đại học Đà Lạt và Đại học Dân lập Yersin là hai trung tâm đào tạo lớn của Đà Lạt Chất lượng giáo dục ngày càng được cải thiện và không ngừng mở rộng với nhiều ngành nghề đào tạo khác nhau
2.2 Tình hình du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định Đà Lạt là một trong những trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng lớn của cả nước; là một cực của các vùng hoạt động du lịch sôi động: Hồ Chí Minh - Đà Lạt – Nha Trang; Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt “Đề án phương hướng và giải pháp tăng tốc phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên” đã xác định Đà Lạt là trung tâm du lịch của tiểu vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh Tây Nguyên từ Kon Tum đến Lâm Đồng
Đà Lạt có 1 trong 4 khu du lịch tổng hợp (KDL ĐanKia – Suối Vàng) và 1 trong 17 khu du lịch chuyên đề (KDL hồ Tuyền Lâm) của quốc gia Đà Lạt - Lâm Đồng có một
số cảnh quan du lịch tự nhiên đặc sắc như: hồ Xuân Hương, Đankia – Suối Vàng, Tuyền Lâm, Than Thở, Thung Lũng Tình Yêu, Đa Nhim; thác Voi, Prenn, Ankroét, Pongour, Gougah, Đambri, Datanla Các di tích văn hoá lịch sử như: Dinh 1, Dinh 2, Dinh 3, khách sạn Sofitel Dalat Palace, chùa Linh Sơn, Linh Phong, Thiền Viện Trúc Lâm, nhà thờ Chánh toà, Nghĩa trang liệt sĩ, khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên; các lễ hội văn hóa dân gian như: lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa của các đồng bào dân tộc có sức hút du khách trong nước và quốc tế
a) Về giao thông, hiện nay, du khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng qua các tuyến đường bộ: từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt theo Quốc lộ 20 và từ Ninh Thuận đi Đà Lạt
Trang 18KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
qua Quốc lộ 20B, từ các tỉnh Tây Nguyên theo Quốc lộ 27 qua Đăk Lăk đến Đà Lạt - Lâm Đồng Về đường hàng không, hiện nay có 2 đường bay Đà Lạt – TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt – Hà Nội
b) Về tuyến du lịch
9 Đà Lạt nằm trong hành lang tuyến du lịch “Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, là điểm tiếp nối của “Con đường di sản miền Trung” từ Phong Nha - Quảng Bình vào đến Nha Trang - Khánh Hoà, điều này sẽ tạo
ra điều kiện, cơ hội cho ngành du lịch tiếp nhận dòng du lịch từ phía Bắc, miền Trung
và Tây Nguyên
9 Tuyến du lịch miền núi kết hợp với miền biển, đồng bằng: Đà Lạt – Nha Trang – Hội An - Huế; Đà Lạt – Ninh Chữ – Phan Thiết; Đà Lạt – thành phố Hồ Chí MInh – Vũng Tàu – Cần Thơ – Kiên Giang; Đà Lạt – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh
9 Các tour nội tỉnh: tham quan di tích lịch sử, công trình kiến trúc; văn hoá – lễ hội – tôn giáo; tham quan các danh lam thắng cảnh; du lịch thể thao, dã ngoại, leo núi, săn bắn; tìm hiểu khám phá thiên nhiên, tour du lịch trở về chiến trường xưa, tour tham quan, mua sắm
c) Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật
9 Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2009 trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có tổng cộng 673 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 11.000 phòng, sức chứa tối đa khoảng 45.000 khách/ngày đêm, hệ số sử dụng phòng đạt 34,2% Trong đó, có 85 khách sạn cao cấp từ 1 - 5 sao với 2.976 phòng, bao gồm: 11 khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao với
927 phòng và 588 cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn với 8.024 phòng Riêng thành phố
Đà Lạt chiếm trên 90% tổng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Số lượng và chất lượng các dịch vụ phục vụ khách trong các khách sạn ngày càng được nâng cao, bao gồm: nhà hàng, vũ trường, massage, sauna, karaoke, internet, bán hàng lưu niệm, tennis, hồ bơi, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc tóc, thẩm mỹ, phục vụ hội nghị - hội thảo Nhiều
cơ sở lưu trú còn tổ chức tour để phục vụ du khách
9 Hệ thống lữ hành, vận chuyển du lịch: Đến nay toàn tỉnh hiện có 22 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành - vận chuyển du lịch, trong đó có 07 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và 15 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và vận chuyển du lịch
Trang 19KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
9 Hệ thống khu, điểm du lịch: Đến hết năm 2009, toàn tỉnh có 35 khu, điểm du lịch hoạt động kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh và hơn 60 điểm tham quan miễn phí khác Một số khu, điểm du lịch trong những năm gần đây đã quan tâm, đầu tư, nâng cấp mở rộng dự án, phát triển sản phẩm theo chiều sâu như: KDL Madagui, thác Đamb’ri, Thung Lũng Vàng, Đồi Mộng Mơ, XQ - Đà Lạt Xử Quán
d) Đầu tư du lịch: Đến năm 2009, ước tính tổng vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng và phát triển sản phẩm du lịch khoảng 150.000 tỷ đồng Vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất thuộc về các khu, điểm du lịch: Madagui (78 tỷ đồng), Trúc Lâm Viên (136 tỷ đồng), Cáp treo Đà Lạt (54,2 tỷ đồng), thác Đamb’ri (47 tỷ) Đa số các dự án tập trung đầu tư vào loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và hội nghị - hội thảo
Lượng khách đến Lâm Đồng đã tăng nhanh, từ 1,848 triệu lượt khách năm 2006 lên 2,2 triệu lượt khách năm 2007 và 10 tháng đầu năm 2009 là 2,5 triệu lượt khách Doanh thu năm 2007 đạt 270,95 tỷ đồng, 10 tháng đầu năm 2009 đạt trên 310 tỷ đồng Hoạt động khai thác kinh doanh các khu, điểm tham quan du lịch vẫn đạt được mức tăng trưởng trên 10% so với năm 2008
Mục tiêu phát triển của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng là đến hết năm 2010 đạt trên 3 triệu lượt khách/năm, trong đó khách quốc tế khoảng 7 - 10% Tăng thời gian lưu trú của khách lên 2,5 - 2,7 ngày; tổng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng trên 50% GDP của các ngành dịch vụ nói chung (tương đương 19% GDP toàn tỉnh), nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2010 có khoảng 15.000
- 17.000 phòng, trong đó có ít nhất 1.500 phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao, nguồn nhân lực du lịch tăng gấp 3 lần so với năm 2005, đạt 15.000 lao động trực tiếp và trên 30.000 lao động gián tiếp tham gia phục vụ du lịch Mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh Lâm Đồng sẽ tiếp đón khoảng 4 - 5 triệu lượt khách/năm, trong đó khách quốc tế khoảng 15 - 20%
Trước những thách thức, cơ hội, tiềm năng và mục tiêu trên, ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng cần phải có những biện pháp kịp thời nhằm cải thiện cảnh quan và môi trường du lịch, nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng về tiêu chuẩn và chất lượng phục vụ, đa dạng hóa và chủ đề hóa sản phẩm du lịch; đồng thời, tận dụng triệt để và bảo vệ hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm thực hiện mục tiêu đề ra
Trang 20KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
2.3 Hiện trạng môi trường các điểm du lịch ở Đà Lạt
Đến hết 10 tháng đầu năm 2009, ngành du lịch Lâm Đồng đã tiếp đón 2,5 triệu lượt khách, tăng 300.000 lượt khách so với năm 2008 Mục tiêu phát triển của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng là đến hết năm 2010 đạt trên 3 triệu lượt khách/năm và năm 2020
là 4 – 5 triệu lượt khách/năm Tuy nhiên, lượng du khách tăng nhanh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh của các khu, điểm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và cảnh quan của các khu, điểm du lịch ở Đà Lạt
Nhìn chung, công tác quản lý, bảo vệ di tích đối với những khu, điểm là danh thắng
đã được xếp hạng (quốc gia và địa phương) đều được quản lý tuân thủ theo quy định của Luật Di sản Văn hoá Tuy nhiên, nhiều khu, điểm du lịch vẫn xảy ra hiện tượng xuống cấp cảnh quan, môi trường, làm giảm giá trị của danh thắng như: hồ Than Thở; thác Cam Ly; thác Pongour và Gougah; thác Voi; thác Bảo Đại Tàhine; khuôn viên nhà ga Đà Lạt; KDL thác Prenn
Hầu hết các khu, điểm du lịch có quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan Bên cạnh đó, ở nhiều nơi, công tác vệ sinh môi trường vẫn chưa được chú trọng quan tâm thực hiện một cách thường xuyên và triệt để, đặc biệt là các khu điểm
du lịch có diện tích rộng lớn thường không bố trí đủ nhân viên để vệ sinh toàn bộ khu vực Một số khu, điểm không quan tâm duy trì, đảm bảo chất lượng nhà vệ sinh phục
vụ khách và các công trình xử lý môi trường (khu xử lý rác, xử lý chất thải khu vực nuôi thú cảnh…) Các khu, điểm du lịch hiện nay đều có quá trình đầu tư, hoạt động kinh doanh khá dài nên chưa triển khai áp dụng các quy định về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường Do đó, công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để và khoa học
2.4 Giới thiệu về KDL Thung Lũng Tình Yêu
Năm 1972, hồ Đa Thiện rộng 13 ha được hình thành sau khi một đập nước được xây dựng ngăn giữa hai ngọn đồi để giữ nước phục vụ sản xuất và tạo nên một thắng cảnh thơ mộng với mặt hồ phẳng lặng giữa những đồi thông trùng điệp Đập nước này thường gọi là đập III Đa Thiện Từ giữa thế kỉ XX, nơi này được người Pháp gọi là
Trang 21KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
Thung Lũng Tình Yêu (Vallée d’Amour) Sau đó, được gọi là Thung Lũng Hòa Bình, đến năm 1953, được đổi tên thành Thung Lũng Tình Yêu cho đến nay
Thung Lũng Tình Yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6 km về hướng Đông Bắc, với tổng diện tích
là 342 ha, trên 133 ha rừng cảnh quan, một hồ nước rộng 13 ha (hồ Đa Thiện) Nơi đây hội tụ cảnh trí bao la của sông nước và nét hùng vĩ của núi rừng Thung Lũng Tình Yêu đẹp và cuốn hút bởi thung lũng sâu với hồ nước trong xanh, đồi thông xanh trải dài trên đồi núi uốn lượn quanh hồ
Sau năm 1975, Thung Lũng Tình Yêu được giao cho Ðoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh thành phố Ðà Lạt khai thác và kinh doanh du lịch Năm 1985, Thung Lũng Tình Yêu được Công ty Dịch vụ Du lịch Thanh niên Đà Lạt (từ tháng 5 năm
2007 cho đến nay là Công ty Cổ phần Du lịch Thung Lũng Tình Yêu Đà Lạt) quản lý
và tiếp tục kinh doanh du lịch, với các lĩnh vực kinh doanh sau:
9 Các dịch vụ du lịch: Tổ chức và hướng dẫn tham quan – vui chơi giải trí, kinh doanh khách sạn nhà hàng, khu nghỉ mát, du lịch dã ngoại và vận chuyển, lữ hành
9 Các dịch vụ thương mại: Kinh doanh hàng lưu niệm, giải khát, hoa, giống hoa, cây cảnh
9 Tư vấn hợp đồng xây dựng, chăm sóc các công viên, vườn hoa, tiểu cảnh cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài thành phố
9 Các dịch vụ Văn hóa – Thể thao: Văn hóa cồng chiêng – dân tộc; nhiếp ảnh, kinh doanh văn hóa phẩm, dụng cụ thể dục thể thao, các loại hình thể thao gắn với du lịch (cưỡi ngựa, bắn cung, bắn súng thể thao)
Du khách đến với KDL Thung Lũng Tình Yêu chủ yếu là tham quan, vui chơi giải trí và mua sắm Hàng năm, KDL Thung Lũng Tình Yêu đón khoảng 50% trên tổng lượng khách đến Đà Lạt vào tham quan
Bảng 2.1: Số lượt du khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng từ năm 2006 – 2009
Đơn vị tính: ngàn lượt
Lượng khách 2006 2007 2008 2009 Khách quốc tế 97 120 120 130 Khách nội địa 1.751 2.080 2.180 2.370 Tổng số 1.848 2.200 2.300 2.500
(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Lâm Đồng)
Trang 22KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
Trong 3 năm (2006, 2008, 2009), lượng khách đến với KDL Thung Lũng Tình Yêu đều hơn 400.000 khách Năm 2007, khu du lịch tiến hành nạo vét lòng hồ Đa Thiện III trong 10 tháng nên lượng khách giảm đi đáng kể Theo ban quản lý KDL Thung Lũng Tình Yêu, từ năm 2006 - 2009, lượng khách quốc tế chiếm khoảng 10% (chủ yếu đến
từ các nước như: Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore ), lượng khách nội địa chiếm 90% (trong đó, từ Hồ Chí Minh chiếm 45%, miền Đông và Tây Nam Bộ 35%, miền Bắc và Trung chiếm 20%)
Bảng 2.2: Số lượt du khách đến KDL Thung Lũng Tình Yêu từ năm 2006 – 2009
(Nguồn: Ban quản lý KDL Thung Lũng Tình Yêu)
Từ một thắng cảnh hoang sơ ban đầu, KDL Thung Lũng Tình Yêu ngày nay đã có nhiều thay đổi tích cực về cảnh quan như: vườn hoa, nhiều loài cây cảnh quý hiếm; các dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn (dạo quanh hồ bằng cano, đạp vịt; đi dạo quanh khu
du lịch bằng xe Jeep, cưỡi ngựa, đi xe ngựa…), các tượng đôi uyên ương, tượng thú;
cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng hoàn thiện như: nhà hàng phục vụ ăn uống, các quầy bán hàng lưu niệm, trạm dừng chân, hệ thống vệ sinh…
Trong vài năm gần đây, KDL Thung Lũng Tình Yêu đã đẩy mạnh công tác đầu tư, nâng cấp và tôn tạo cảnh quan phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách Đầu tư và đưa nhanh vào khai thác lĩnh vực lưu trú với những hệ thống nhà nghỉ Bungalow đạt tiêu chuẩn 3 sao, hướng đến tiêu chí thân thiện với môi trường; xây dựng một khu khách sạn – nhà hàng đạt tiêu chuẩn rộng khoảng 2.000 m2, trong đó nhà hàng khoảng
300 chỗ, 1 phòng hội nghị 300 – 350 chỗ, và 30 – 40 phòng khách
KDL Thung Lũng Tình Yêu thật sự là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đã đón trên nửa triệu du khách trong nước và quốc tế đến tham quan hằng năm Lượng du khách và tình hình kinh doanh ngày càng phát triển, trong 10 tháng đầu năm 2009, KDL Thung Lũng Tình Yêu đã tiếp đón 400.000 khách tham quan, với doanh thu gần 6,5 tỷ đồng Chỉ tiêu năm 2010 của KDL Thung Lũng Tình Yêu sẽ đón 600.000 khách,
và phát triển kinh doanh theo hướng sinh thái và thân thiện môi trường
Trang 23KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
Chương 3
CƠ SỞ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý thuyết
3.1.1 Mối quan hệ giữa tài nguyên môi trường và kinh tế
3.1.1.1 Khái niệm môi trường
9 Theo Albert Einstein (1870 – 1955, Nobel Kinh tế năm 1921), “Môi trường là tất cả những gì ngoài tôi ra”
9 Theo định nghĩa của UNESCO (1981), “Môi trường của con người bao gồm: toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình
và vô hình, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình”
9 Theo Luật Bảo vệ Môi trường của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), “Môi trường bao gồm: các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
3.1.1.2 Chức năng cơ bản của tài nguyên môi trường
Tài nguyên môi trường có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất kinh tế của con người Chức năng cơ bản của tài nguyên môi trường có thể bao gồm:
9 Cung cấp tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo và không tái tạo: các tài nguyên này cung cấp nơi ở, thức ăn, vật liệu làm công cụ cho sản xuất sản phẩm tiêu dùng
9 Tạo ra không gian sống, phục vụ con người với những cảnh quan thiên nhiên để thưởng thức về mặt thẩm mỹ, vui chơi giải trí, đem lại niềm vui tinh thần
9 Hấp thụ chất thải
Trang 24KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
Các chức năng này đều có giá trị kinh tế nhưng trên thực tế, do không được mua bán trên thị trường và không nhận ra các giá trị này nên các hàng hóa và dịch vụ môi trường thường không có giá cả thị trường dẫn đến việc con người thường lạm dụng và dần hủy hoại tài nguyên môi trường
3.1.1.3 Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Một trong những khía cạnh của hoạt động kinh tế là một quá trình khai thác, sử dụng, chuyển đổi vật chất và năng lượng của môi trường, đồng thời tạo ra chất thải vào môi trường Hay nói cách khác, môi trường có vai trò cung cấp tài nguyên, nguyên nhiên vật liệu và các yếu tố cần thiết cho sự phát triển kinh tế, đồng thời là nơi chứa chất thải do hoạt động kinh tế sinh ra
Trong quá trình hoạt động của nền kinh tế, vật chất và năng lượng không thể bị hủy hoại theo nghĩa tuyệt đối, nên chúng sẽ tái xuất hiện như chất thải và cuối cùng được thải ra môi trường Nói cách khác, tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất hay tiêu thụ tài nguyên cuối cùng đều đưa đến những sản phẩm phế thải bằng với lượng tài nguyên đưa vào các hoạt động này khi tính theo lượng vật chất và năng lượng
Những sản phẩm phế thải không thể được thu hồi hoặc tái sinh hoàn toàn để đưa lại vào chu trình tài nguyên và môi trường Chính vì thế, hoạt động kinh tế sẽ gây nên tổn thất, thất thoát nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường Do đó, giá trị của tài nguyên thiên nhiên và môi trường cần được xác định nhằm hỗ trợ cho công tác nghiên cứu vận dụng các quy luật phát triển kinh tế vào việc sử dụng có hiệu quả và tránh việc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động kinh tế
Ngoài ra, đối với các ngành kinh tế hoạt động dựa vào các nguồn tài nguyên môi trường, hệ sinh thái, cảnh quan như ngành du lịch thì việc xác định giá trị tài nguyên càng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao ý thức con người về việc gìn giữ và bảo tồn tài nguyên môi trường
3.1.1.4 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường
Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường gồm giá trị sử dụng và giá trị không
sử dụng, được khái quát bằng công thức sau (Pearce, 1990):
TEV = UV + NUV = DUV + IUV + OV + EV+ QOV (3.1)
Trang 25KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
Trong đó:
9 TEV (Total Economic Value): tổng giá trị kinh tế
9 UV (Use Value): giá trị sử dụng
9 NUV (Non Use Value): giá trị không sử dụng
9 DUV (Direct Use Vaiue): giá trị sử dụng trực tiếp
9 IUV (Indirect Use Value): giá trị sử dụng gián tiếp
9 OV (Option Value): giá trị nhiệm ý
9 EV (Exlstence Value): giá trị tồn tại
9 QOV (Quasi Option Value): giá trị kế thừa
Giá trị sử dụng là giá trị hoặc lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên môi trường nhằm thỏa mãn lợi ích hay nhu cầu của con người Giá trị sử dụng bao gồm: giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp
9 Giá trị sử dụng trực tiếp là giá trị của tất cả các loại sản phẩm hàng hóa khai thác được: lâm sản, thủy hải sản
9 Giá trị sử dụng gián tiếp chủ yếu là các giá trị về chức năng sinh thái của hệ thống tài nguyên môi trường: phòng hộ, tích lũy cacbon, cảnh quan
Giá trị không sử dụng thể hiện các giá trị thuộc về bản chất của sự vật, nhưng nó không liên quan đến việc sử dụng thực tế Các giá trị này được coi như những yếu tố phản ánh sự lựa chọn của con người, những lựa chọn này có tính đến sự quan tâm, đồng cảm và trân trọng đối với phúc lợi của các sinh vật khác ngoài con người như các giống loài khác, các quần thể hệ sinh thái Giá trị không sử dụng bao gồm: giá trị nhiệm ý, giá trị tồn tại và giá trị kế thừa
9 Giá trị nhiệm ý thể hiện bằng việc chọn lựa các cách sử dụng trực tiếp hay gián tiếp tài nguyên môi trường trong tương lai; một cá nhân hiện tại không sử dụng tài nguyên này nhưng coi trọng việc sử dụng nó trong tương lai
9 Giá trị tồn tại là giá trị mà một cá nhân đánh giá việc giữ gìn một tài sản là cần thiết, mặc dù người đó hay các thế hệ tương lai không trực tiếp sử dụng
9 Giá trị kế thừa là giá sẵn lòng trả để bảo tồn môi trường vì lợi ích của các thế hệ sau
Tổng giá trị kinh tế giúp con người nhận định một cách tổng quát các giá trị của hàng hóa phi thị trường, từ đó, lựa chọn phương pháp để xác định giá trị của tài
Trang 26KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
nguyên môi trường Có rất nhiều phương pháp có thể sử dụng để xác định giá trị phi thị trường của tài nguyên môi trường như: phương pháp phân tích lợi ích – chi phí, phương pháp chi phí du hành (Travel Cost Method – TCM), phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM), phương pháp định giá hưởng thụ (Hedonic Pricing Method – HPM) Trong các phương pháp trên, phương pháp TCM được sử dụng phổ biến và có lịch sử lâu dài
3.1.2 Phương pháp chi phí du hành TCM (Travel Cost Method)
Phương pháp TCM dùng để xác định giá trị giải trí của một địa điểm thông qua chi phí du hành hay mức sẵn lòng trả (Willingness to Pay - WTP) nhằm góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên sinh thái và môi trường
TCM là một phương pháp lựa chọn ngầm, sử dụng kỹ thuật điều tra trên cơ sở phỏng vấn (bằng bảng câu hỏi Questionaire) khách du lịch tại điểm vui chơi, giải trí để thu thập các thông tin về chuyến đi và các đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách Cơ
sở căn bản của phương pháp TCM là khi một người tiêu dùng muốn sử dụng các dịch
vụ của một địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí thì người đó phải bỏ ra chi phí du hành
để đến địa điểm đó Sự thay đổi của chi phí du hành sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi số lần thực hiện chuyến đi của du khách Quan sát những biến đổi này cho phép ta ước lượng được hàm cầu được thể hiện bởi mối quan hệ nghịch biến giữa chi phí du hành
và số lần thực hiện chuyến đi, từ đó xác định được giá trị giải trí của điểm du lịch
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện TCM
a) Thuận lợi
9 TCM là phương pháp có lịch sử phát triển lâu dài
9 Giá trị giải trí được tính toán dựa trên chi phí thực của du khách (không phải là giá trị giả thuyết)
9 TCM là phương pháp đã được sử dụng rất phổ biến để ước lượng giá trị các khu giải trí, du lịch sinh thái, tài nguyên môi trường
9 Phương pháp điều tra thu thập số liệu đơn giản và dễ thực hiện, câu hỏi và trả lời trong bảng Questionaire thường ngắn gọn và dễ hiểu
9 TCM là phương pháp đòi hỏi quá trình phân tích và xử lý số liệu Nhưng đây là phương pháp không khó phân tích
Trang 27KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
b) Khó khăn
9 Khi tiến hành thực hiện phương pháp, giả định rằng du khách chỉ đến với mục đích tham quan Nhưng trên thực tế, du khách ít đến một nơi nào với mục đích duy nhất, điều này gây ra sự sai lệch là giá trị giải trí được xác định của địa điểm khảo sát
sẽ lớn hơn giá trị thực của nó
9 Quá trình phỏng vấn, thu thập số liệu từ du khách tốn nhiều thời gian, công sức
9 Câu trả lời của du khách còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố về sự thân thiện và nhạy cảm của du khách Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều tra
9 Đối với những du khách tốn ít chi phí cho địa điểm tham quan ở gần nhà sẽ dẫn đến giá trị sinh thái môi trường tại địa điểm khảo sát thấp hơn giá trị thực của nó
9 Chi phí cơ hội trong TCM rất khó xác định và chưa được thống nhất Mặc dù, yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc ước tính chi phí du hành của du khách
Hai dạng chính của phương pháp chi phí du hành là: mô hình chi phí du hành theo vùng (ZTCM) và mô hình chi phí du hành theo cá nhân (ITCM) ZTCM chia nơi xuất phát của du khách thành một số vùng và sau đó xác định biến phụ thuộc là tỷ lệ của tổng số chuyến đi từ một vùng nhất định trên tổng dân số của vùng đó, trong một khoảng thời gian nhất định) ITCM xác định biến phụ thuộc là số lần đến điểm du lịch của mỗi du khách trong một khoảng thời gian nhất định
3.1.2.1 Chi phí du hành theo khu vực ZTCM (Zonal Travel Cost Method)
Phương pháp ZTCM đòi hỏi phải phân chia những khu vực xung quanh địa điểm khảo sát thành những vùng khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách đến địa điểm cần nghiên cứu Khi đó, những vùng đã được phân chia sẽ là những vòng tròn đồng tâm, còn địa điểm du lịch cần nghiên cứu là tâm điểm Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thường phân chia vùng theo khu vực hành chính để dễ dàng trong thu thập dữ liệu của dân số từng vùng Tuy nhiên, phương pháp ZTCM đòi hỏi số lượng vùng khá lớn (6 vùng trở lên) vì chi phí du hành, bao gồm cả chi phí thời gian, tăng theo khoảng cách Hàm số của phương pháp ZTCM có dạng như sau:
Vzj/Pz = f(TCzj, Sz) z = 1 … n (3.2) Trong đó:
9 Vzj: Số lần đi tham quan của du khách từ vùng z tới điểm tham quan j trong 1 năm
Trang 28KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
9 Pz: Dân số của vùng z
9 TCzj: Chi phí du hành từ vùng z đến điểm tham quan j
9 Sz: Các đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng z (thu nhập bình quân của vùng, …) Trong phương pháp ZTCM, đường cầu du lịch được xác định bằng mối quan hệ giữa số lần đi du lịch của một vùng sẽ thay đổi như thế nào khi chi phí du hành biến đổi Dữ liệu trong ZTCM hầu hết là các số liệu thứ cấp và thông tin đơn giản được thu thập từ du khách Tuy nhiên, phương pháp này có thể bỏ qua yếu tố quan trọng (mối quan hệ giữa số lần du lịch và sự thay đổi trong chất lượng môi trường của địa điểm du lịch), hạn chế sự thể hiện quan điểm của du khách về địa điểm nghiên cứu
3.1.2.2 Chi phí du hành cá nhân ITCM (Individual Travel Cost Method)
Phương pháp này được thực hiện dựa trên mối quan hệ giữa số lần đi du lịch và mức phí sẵn lòng trả cho từng chuyến tham quan của mỗi cá nhân để tiến hành xây dựng đường cầu du lịch nhằm xác định giá trị thặng dư người tiêu dùng của du khách
Từ đó, phương pháp có thể xác định giá trị giải trí của địa điểm nghiên cứu
Hàm số của phương pháp ITCM có dạng như sau:
Vij = V(TCij, Si) i = 1 n; j = 1 m (3.3) Trong đó:
9 Vij: Số lần đi tham quan của cá nhân i đến địa điểm du lịch j trong một năm
9 TCij: Chi phí du hành của cá nhân i đến địa điểm du lịch j
9 S: Những yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của cá nhân i tới điểm
du lịch j như: thu nhập, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn
Các bước tiến hành khi thực hiện phương pháp TCM
9 Bước 1: Xác định những vấn đề cần quan tâm hay những yếu tố tác động lên WTP của du khách như: chi phí của chuyến tham quan, số lần đến khu du lịch, …
9 Bước 2: Quyết định xem phương pháp điều tra nào được áp dụng Hiện có 03 phương pháp điều tra được sử dụng phổ biến hiện nay là: bằng thư từ, bằng điện thoại,
và phỏng vấn trực tiếp Cần xem xét số lượng câu hỏi cần phải hỏi, những câu hỏi nào liên quan và những người nào được phỏng vấn Trong ba phương pháp điều tra trên, phương pháp điều tra trực tiếp được sử dụng để thu thập thông tin
Trang 29KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
9 Bước 3: Xây dựng bảng câu hỏi (Questionaire) Bảng câu hỏi phải thật ngắn gọn nhưng đầy đủ ý và được sắp xếp một cách khoa học để nổi bật lên những thông tin quan trọng và giúp dễ dàng điều tra Bảng câu hỏi dựa trên ý kiến của du khách về WTP cho mỗi chuyến du lịch, bao gồm: chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt, chi phí ăn uống Mặt khác, các đặc trưng của từng cá nhân có thể ảnh hưởng đến WTP thường bao gồm: tuổi tác, tình trạng hôn nhân, thu nhập, nơi cư trú…
9 Bước 4: Tiến hành điều tra tại những nơi có liên quan Trong luận văn này, việc điều tra được tiến hành tại KDL Thung Lũng Tình Yêu bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp du khách một cách ngẫu nhiên
9 Bước 5: Biên soạn, phân tích và báo cáo kết quả Dữ liệu thu thập được từ quá trình điều tra phỏng vấn được thống kê, phân tích và xử lý để tiến hành xây dựng mô hình ước lượng Từ các yếu tố ảnh hưởng lên WTP, đường cầu du lịch được ước lượng bằng phương pháp bình phương cực tiểu (Ordinary Least Square) thông qua phân tích tương quan hồi quy hàm bậc nhất đa biến Các hệ số tương quan hồi quy rút ra từ quá trình phân tích trên được sử dụng để xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Trên cơ sở đó, nghiên cứu xây dựng đường cầu cá nhân theo chi phí
du hành phụ thuộc vào số lần tham quan (xem Hình 4.1) Theo lý thuyết, giá trị giải trí
của khu du lịch chính là thặng dư người tiêu dùng trong trường hợp du khách đang sử dụng sản phẩm du lịch của địa điểm khảo sát
3.1.2.3 Các hạn chế của phương pháp chi phí du hành
Dữ liệu cơ bản của phương pháp TCM là những thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách và chi phí du hành của họ Việc xác định chi phí du hành của du khách liên quan đến nhiều chi phí khác (chi phí thời gian, chi phí cơ hội ) và rất nhiều vấn đề đặt ra khi áp dụng để có thể ước lượng giá trị giải trí của điểm tham quan Chính vì thế, khi áp dụng phương pháp TCM, ta cần chú ý đến những yếu tố sau: 1) Chi phí thời gian
Chi phí du hành trong phương pháp TCM gồm nhiều chi phí như: đi lại, lưu trú, ăn uống, vui chơi, mua sắm Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đi du lịch, du khách không thể làm những việc khác, tức là du khách đã bỏ ra chi phí Chi phí đó chính là yếu tố thời gian, đây là chi phí ẩn – chi phí cơ hội của việc đi du lịch Chính vì thế,
Trang 30KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
việc bỏ qua yếu tố chi phí thời gian sẽ dẫn đến việc ước tính rất thấp giá trị giải trí của
du khách, từ đó, làm giảm đi giá trị giải trí của điểm tham quan Do đó, chúng ta phải tính thêm giá trị thời gian vào chi phí du hành
Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất trong việc xác định: giá trị thời gian là gì, làm thế nào để tính được giá trị thời gian Đồng thời, nhiều nhà nghiên cứu có quan điểm rằng không nên đưa yếu tố chi phí thời gian (chi phí cơ hội) vào chi phí du hành đối với những du khách đi du lịch vào thời điểm không ảnh hưởng đến thu nhập của họ
Một vấn đề nữa là đối với những người thích đi du lịch thì yếu tố thời gian của hành trình đến địa điểm du lịch không phải là chi phí, ngược lại, đó là lợi ích Trong trường hợp này, chi phí thực của chuyến đi sẽ được bù đắp một phần (hoặc hoàn toàn) bằng giá trị giải trí du khách thu được từ chuyến đi Để có thể xác định thời gian trên xe là chi phí hay lợi ích, nghiên cứu tiến hành hỏi ý kiến chủ quan của du khách
2) Một hành trình với nhiều nơi tham quan
Trường hợp du khách đi đến nhiều nơi tham quan trong một hành trình sẽ gây trở ngại cho việc xác định chi phí du hành của địa điểm khảo sát Trong trường hợp này, mặc dù tiêu tốn chi phí cho nhiều điểm tham quan, nhưng du khách chỉ được phỏng vấn tại một điểm khảo sát Các nhà phân tích sẽ cố gắng để xác định chi phí du hành cho mỗi địa điểm khảo sát như: dùng tỉ lệ phần trăm so với tổng chi phí du hành hay hỏi những người tham quan để biết tỉ lệ này nhưng nói chung là không chính xác Trong nghiên cứu này, đối với trường hợp du khách tham quan nhiều địa điểm trong hành trình thì chi phí du hành của riêng KDL Thung Lũng Tình Yêu sẽ được tính bằng cách lấy tổng chi phí du hành chia cho số điểm tham quan
3) Các cảnh quan thay thế
Khách du lịch có thể vượt qua hàng trăm km đường để đến thăm một cảnh quan mà
họ đặc biệt ưa thích, trong khi cũng có một người khác không ưa thích phong cảnh này lắm nhưng có thể đi qua cùng một quãng đường từ một hướng khác để tham quan chỉ
vì chẳng còn một cảnh quan nào khác ở gần nhà họ Việc dùng phương pháp TCM mang lại kết quả là cả hai du khách đều có cùng giá trị giải trí như nhau về cảnh quan này, điều này rõ ràng là không đúng Một vài nhà phân tích cố gắng cho phép tính cả
Trang 31KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
điều này bằng cách hỏi khách du lịch cho biết các cảnh quan thay thế Tuy nhiên, việc này vừa phức tạp về mặt thống kê, lại vừa dẫn đến sai sót
4) Quyết định mua nhà
Quyết định mua nhà sẽ được thực hiện đối với những du khách đánh giá cao giá trị giải trí của địa điểm du lịch Khi đó, họ sẽ chỉ phải bỏ ra chi phí tương đối thấp để tham quan nơi họ đánh giá cao, nghĩa là chi phí du hành sẽ làm giảm đi giá trị giải trí của điểm tham quan Yếu tố này cần được các nhà phân tích chú ý và đưa vào bảng câu hỏi của mình
5) Các du khách không tốn chi phí
Phương pháp TCM bỏ qua những khách tham quan ở rất gần khu giải trí Vì ở quá gần nên họ có thể đi bộ đến đó, điều này làm giảm đi giá trị ước lượng của địa điểm khảo sát khi thực hiện bằng phương pháp TCM Nhưng xét về khía cạnh khác thì họ có thể đánh giá cao giá trị khu giải trí
3.1.3 Các yếu tố tác động đến số lần đi du lịch
Số lần đi du lịch của du khách chịu rất nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố như: chi phí
du hành; sự thay đổi chất lượng môi trường khu du lịch; các yếu tố khác (giới tính, thu nhập, số tuổi, nơi cư trú, chi phí du hành, trình độ học vấn, nghề nghiệp ) Mối quan
hệ giữa các yếu tố này với số lần đi du lịch của du khách là cơ sở quan trọng để thực hiện nghiên cứu này
3.1.3.1 Mối quan hệ giữa chi phí du hành và số lần du lịch
Hàng hoá trên thị trường đều chịu yếu tố tác động tất yếu và quan trọng là yếu tố giá cả Giá cả của mặt hàng đó thấp thì sẽ trở thành yếu tố kích cầu cho người tiêu dùng, nói một cách khác là tạo điều kiện dễ dàng cho khả năng mua (chi trả) của những người có ý muốn sẵn sàng mua Và ngược lại, giá cao dẫn đến lượng cầu giảm
vì mỗi một loại hàng hoá có thể thay thế bởi các hàng hoá khác Giá của hàng hoá nào
đó cao lên thì người ta sẽ tìm mua các hàng hoá thay thế khác để sử dụng
Chi phí du hành để đến tham quan điểm du lịch cũng có thể xem là giá cả của chuyến đi Chính vì thế, chi phí du hành là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của du khách Chi phí du hành để đến được địa điểm tham quan đó
Trang 32KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
càng cao thì số lần đi du lịch đến đó của từng du khách càng thấp Nếu chi phí du hành (TC) cao hơn mức sẵn lòng trả của du khách thì số lần du lịch có thể bằng không
Hình 3.1: Mối quan hệ giữa chi phí du hành và số lần du lịch
3.1.3.2 Mối quan hệ giữa số lần du lịch và sự thay đổi chất lượng môi trường
Chất lượng môi trường tại điểm du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến số lần đi du lịch của du khách Mục đích cơ bản trong chuyến du lịch của du khách là nghỉ ngơi, thư giãn, thoải mái nên chất lượng môi trường tác động rất lớn đến quyết định quay trở lại điểm du lịch của họ
Đồng thời, chất lượng môi trường cũng là một yếu tố kích thích mức sẵn lòng trả của du khách Trên thực tế, bởi nhiều yếu tố chi phối nên du khách không thể đi du lịch nhiều lần nhưng họ sẵn sàng bỏ ra mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng môi trường cho lần quay lại trong tương lai hay vì thế hệ mai sau Khi chất lượng môi trường tại điểm du lịch quá kém, tài nguyên thiên nhiên bị huỷ hoại, số lần du lịch của
du khách sẽ giảm xuống và có thể sẽ không quay trở lại nơi đó
Tóm lại, khi chất lượng môi trường tăng lên sẽ kích thích số lần thực hiện du lịch cũng như mức sẵn lòng chi trả của du khách để đến điểm du lịch và ngược lại Hay nói cách khác, chất lượng môi trường kích thích nhu cầu du lịch và mức sẵn lòng chi trả của du khách Nhận định trên được thể hiện bằng sự dịch chuyển của đường cầu từ D1đến D2
Trang 33KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
Hình 3.2: Mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và số lần đi du lịch
3.1.3.3 Mối quan hệ giữa các yếu tố khác đến số lần du lịch
Ngoài những yếu tố như: chi phí du hành, sự thay đổi chất lượng môi trường nơi du lịch, còn có các yếu tố khác của du khách ảnh hưởng đến số lần du lịch như: giới tính, thu nhập, số tuổi, nơi cư trú, trình độ giáo dục, nghề nghiệp
3.2 Cơ sở thực tiễn
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định giá trị giải trí khu giải trí thông qua WTP (mức sẵn lòng trả) của du khách Từ đó, các nghiên cứu có thể đưa ra một mức phí thích hợp có thể giúp ích cho việc cải tiến và bảo vệ môi trường và
hệ sinh thái
3.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
1) Ở Bangladesh, từ tháng 04/1998 – 01/1999, nghiên cứu “Ứng dụng phương pháp chi phí du hành (TCM): Xác định giá trị tài nguyên môi trường của vườn thú Dhaka, Bangladesh” được tiến hành bởi Rumi Shammin, giảng viên Đại học Bắc Nam, Dhaka, Bangladesh Nghiên cứu tiến hành theo phương pháp TCM thực hiện phỏng vấn 2.343 du khách và đã cho những kết quả đáng quan tâm:
9 Mức sẵn lòng trả của mỗi du khách cho vườn thú là 300,713 Taka/ ngày (6,46 USD/ngày) (1 US Dollar = 46,55 Taka, giá trị chuyển đổi vào ngày 29/04/1998)
Trang 34KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
9 Mức sẵn lòng trả hàng năm của du khách là: 1.288.601.665 Taka/năm (27.682.098,07 USD/năm)
2) Ở Malaysia, tháng 06/1999, nghiên cứu “Áp dụng phương pháp chi phí du hành
để xác định giá trị của hoạt động câu cá giải trí ở khu bảo tồn rừng đước ở Matang, Malaysia” được thực hiện bởi Mohd Shahwahid H Othman Kết quả của nghiên cứu
là nhằm để cung cấp thông tin cho những nhà quản lý, quy hoạch và trồng rừng trong việc sử dụng vốn đất của khu bảo tồn rừng đước ở Matang, Malaysia
3) Ở Nhật Bản, năm 2004, nghiên cứu “Áp dụng phương pháp chi phí du hành để xác định giá trị của các công viên ở thành phố Saga, Nhật Bản” của Kardi Teknomo, Viện Khoa học Công nghệ, trường Đại học Saga, Nhật Bản Nghiên cứu tiến hành với 3 công viên tại thành phố Saga là Saga Castle, Kono, Shinrin đã xác định được mức sẵn lòng trả của mỗi người dân là 374,48 yen/năm
4) Ở Ấn Độ, năm 2007, nghiên cứu “Đánh giá giá trị tài nguyên của công viên quốc gia Periyar, ở Kerala, Ấn Độ bằng phương pháp chi phí du hành” được thực hiện bởi Tobias Lundgren và Sebastian Bülov, trường Đại học Công nghệ Lulea, Ấn Độ Nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn 129 du khách đến công viên quốc gia Periyar, ở Kerala, Ấn Độ và đã xác định được mức sẵn lòng trả của du khách cho công viên này
là 15 tỷ USD
5) Ở Trung Quốc, Du Yaping đã nghiên cứu “Đánh giá việc cải thiện chất lượng nước tại khu giải trí hồ Đông (East Lake), Vũ Hán, Trung Quốc” bằng việc áp dụng phương pháp TCM và CVM Ông ta cho rằng chất lượng nước ở đây mà càng cao thì dẫn đến nhu cầu du lịch của con người đến hồ càng cao Các mức độ chất lượng nước ông đặt ra là: có thể chèo thuyền, câu cá hoặc bơi ra hồ Vì thế, WTP trong nghiên cứu này có thể được hiểu như là mức phí phải bỏ ra để sử dụng các dịch vụ du lịch như: chèo thuyền trên hồ, bơi, câu cá
6) Ở Thái Lan, Adis Isang Kura đã đánh giá giá trị của môi trường để xác định giá vào cổng cho hệ thống rừng quốc gia ở miền Bắc của Thái Lan Theo kết quả phân tích tương quan hồi quy và các tính toán khác, nghiên cứu đã xác định được giá vé vào cổng mới cho khu vực nghiên cứu Mức vé vào cổng sau khi thu được sẽ sử dụng cho việc cải thiện và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, đồng thời là nguồn vốn để duy trì hoạt động giải trí ở khu vực này
Trang 35KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
3.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, việc sử dụng phương pháp TCM trong nghiên cứu xác định giá trị của khu giải trí, điểm du lịch đã mang lại nhiều lợi ích và giá trị như:
1) Trong giai đoạn năm 1996 – 1997, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thanh để đánh giá lợi ích du lịch của rừng quốc gia Cúc Phương (Việt Nam), được thực hiện bằng phương pháp TCM và CVM Kết quả nghiên cứu đã xác định được tổng lợi ích có được từ rừng quốc gia là 1.502 triệu VNĐ/năm, thặng dư người tiêu dùng là 105 triệu VNĐ/năm, WTP - mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho việc cải thiện hệ thống đường xá và rừng quốc gia là 504 triệu VNĐ
2) Từ tháng 05 – 09/2005, nghiên cứu “Ðánh giá giá trị cảnh quan của vườn Quốc gia Ba Bể và khu du lịch hồ Thác Bà” được thực hiện bởi Trần Thị Thu Hà và Vũ Tấn Phương bằng phương pháp TCM đã xác định được:
9 Vườn quốc gia Ba Bể: Mức sẵn lòng chi trả của du khách trong nước là 21.300 VNĐ/người, của du khách quốc tế là 89.300 VNĐ/người Tổng mức sẵn lòng chi trả hàng năm của du khách là 586.899.200 VNĐ/năm
9 Hồ Thác Bà: Mức sẵn lòng chi trả của du khách là 8.600 VNĐ/người Tổng mức sẵn lòng chi trả hàng năm của du khách đối với hồ Thác Bà là 291.129.920 VNĐ/năm
3) Từ năm 2000 – 2007, nghiên cứu “Ước lượng giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại cụm đảo Hòn Mun: nhìn từ góc độ giải trí du lịch” được tiến hành bởi Phạm Hồng Mạnh và Trương Ngọc Phong, bằng phương pháp chi phí du hành TCM Kết quả đã ước lượng được giá trị cải thiện chất lượng môi trường là 28,3
tỉ VNĐ
4) Nghiên cứu “Đánh giá giá trị giải trí du lịch của du khách trong nước đối với khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang” được thực hiện từ 08/2007 - 04/2008 bởi Phạm Hồng Mạnh bằng phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lợi ích giải trí của du khách trong nước đối với vịnh Nha Trang là 23.281,281 tỉ VNĐ và thặng dư tiêu dùng
là 7.760,427 tỉ VNĐ (năm 2007) Giá sẵn lòng trả của du được tính vào phụ phí tiền phòng tại khách sạn của Nha Trang cho 1 ngày đêm nghỉ là 7.875 VNĐ/du khách/đêm
và tổng mức sẵn lòng trả của du khách là 21,224 tỉ VNĐ (năm 2007 – 2008)
Trang 36KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
5) Một nghiên cứu khác được thực hiện ở đảo Hòn Mun (tỉnh Khánh Hoà – Việt Nam) của Trần Võ Hùng Sơn và Phạm Khánh Nam nhằm đánh giá giá trị du lịch sinh thái của đảo Hòn Mun bằng phương pháp TCM và CVM, kết quả đã xác định được giá trị giải trí của đảo Hòn Mun là 259,8 tỷ VNĐ/năm
Trang 37KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
Chương 4
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
CỦA KHU DU LỊCH THUNG LŨNG TÌNH YÊU
4.1 Những đặc trưng của du khách đến KDL Thung Lũng Tình Yêu
Các thông tin kinh tế - xã hội của khách du lịch (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp ) có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu du lịch của họ Do đó, để có thể kích thích nhu cầu du lịch thì việc nắm bắt thông tin của du khách cũng có vai trò quan trọng Nghiên cứu tiến hành thống kê mô tả các đặc điểm kinh tế - xã hội của 128 du khách được phỏng vấn tại KDL Thung Lũng Tình Yêu
Bảng 4.1: Thống kê mô tả đặc trưng của du khách đến Thung Lũng Tình Yêu
STT Tiêu chí Thống kê mô tả dữ liệu
2 Tuổi Từ 23 – 40 tuổi
51%
Từ 40 – 60 tuổi 27%
Từ 22 tuổi trở xuống 22%
4 Nghề
nghiệp
Cán bộ công chức 50%
Kinh doanh 20% Học sinh/sinh
Từ 1 – 3 triệu 15%
Trên 10 triệu 5%
Trang 38KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
7 Hình thức
du lịch
Với gia đình, bạn bè 58%
Với cơ quan tập thể 22%
Theo tour du lịch 17% Khác 3%
8 Lí do đến
khu du lịch
Phong cảnh đẹp, thơ mộng 59%
Bạn bè, gia đình mời 18%
Đoàn du lịch hướng dẫn 9%
Khu du lịch nổi tiếng
6%
Đi công tác ghé qua 5% Khác 3%
Vĩnh Long 2% An Giang 2% Ban Mê Thuột
Nha Trang 20% Miền Tây 18% Vũng Tàu 15%
Hạ Long 12% Phan Thiết 11% Hà Nội 9% Huế 6% Hồ Chí Minh 5% Lâm Đồng 4%
Giới tính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của du khách Nam giới có nhiều thuận lợi như: sức khỏe, tâm lí, nhu cầu du lịch nên nam giới thường đi du lịch nhiều hơn nữ giới Thực tế nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ nam giới đến Thung Lũng Tình Yêu chiếm tỉ lệ cao hơn với 58% so với nữ giới là 42%
Trang 39KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
2) Tuổi (xem phần 4.2.1.2 Lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng)
Độ tuổi cũng là một yếu tố kích thích nhu cầu du lịch của con người Người có tuổi tác càng cao càng có xu hướng thích đi du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái Tuy nhiên, những người có tuổi tác quá cao dù có thời gian nhưng lại bị hạn chế
về sức khỏe nên cũng không thể đi du lịch nhiều Bên cạnh đó, những người ở độ tuổi trung niên thì lại du lịch nhiều hơn vì vẫn có điều kiện về sức khỏe cũng như tài chính nên có số lượng lớn hơn Ở độ tuổi trẻ hơn, con người ít có điều kiện về tài chính và thời gian nên chiếm tỉ lệ không nhiều
Kết quả thống kê từ nghiên cứu cho thấy, lứa tuổi từ 23 – 40 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 51%, lứa tuổi từ 40 – 60 tuổi chiếm 27% và thấp nhất là lứa tuổi từ 22 tuổi trở xuống chiếm tỉ lệ thấp nhất là 22%
3) Trình độ học vấn: Yếu tố này liên quan đến vấn đề nhận thức về lợi ích của việc
đi du lịch và nhận thức môi trường Những người có trình độ học vấn càng cao thì có
xu hướng càng thích đi du lịch Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ những người có trình độ đại học chiếm tỉ lệ cao nhất với 38%, còn lại lần lượt là: cao đẳng 21%, trung cấp 16%, phổ thông trung học 15%, trung học cơ sở 7%, tiểu học 3%
4) Nghề nghiệp: những người có nghề nghiệp càng ổn định (thời gian làm việc, tiền thưởng, lương bổng, thời gian nghỉ phép ) thì càng tạo nhiều thuận lợi về thời gian rảnh rỗi, tâm lí thoải mái, tài chính và hạn chế việc mất mát chi phí cơ hội do hoạt động du lịch của họ mang lại Chính vì thế, những người có nghề nghiệp ổn định có xu hướng đi du lịch nhiều hơn
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cao nhất là cán bộ công chức chiếm 50%, còn lại lần lượt
là người làm kinh doanh 20%, học sinh – sinh viên 16%, công nhân 9%, nghỉ hưu 5%
5) Thu nhập (xem phần 4.2.1.2 Lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng)
Người có thu nhập cao có điều kiện tài chính để đi du lịch hơn người có thu nhập
thấp Kết quả thống kê cho thấy, du khách có thu nhập từ 5 – 10 triệu chiếm tỉ lệ cao
nhất với 49%, còn lại lần lượt là từ 3 – 5 triệu chiếm 31%, từ 1 – 3 triệu chiếm 15% và thấp nhất là 5% với mức thu nhập trên 10 triệu, điều này cũng dễ hiểu vì những người
có thu nhập cao thì thường công việc bận rộn và một phần là chi phí cơ hội do du lịch mang lại của họ quá lớn nên họ ít đi du lịch
Trang 40KLTN: “Xác định giá trị tài nguyên du lịch của khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)”
6) Chất lượng môi trường KDL Thung Lũng Tình Yêu (xem phần 4.2.1.2 Lựa
chọn các nhân tố ảnh hưởng): Chất lượng môi trường khu du lịch càng tốt thì sẽ kích
thích số lần đến của du khách cũng như mức sẵn lòng trả của họ Yếu tố này là một vấn đề chủ yếu, có tầm quan trọng mang tính quyết định trong công tác bảo tồn và gìn
giữ tài nguyên và môi trường khu du lịch
7) Hình thức du lịch chủ yếu của du khách đến với KDL Thung Lũng Tình Yêu là gia đình và bạn bè chiếm 58%, cơ quan tập thể 22%, theo tour du lịch 17% và hình thức khác là 3%
8) Lí do đến với khu du lịch của du khách chủ yếu với quan điểm phong cảnh đẹp
và thơ mộng của du khách chiếm 59% Số liệu này cho thấy rõ ý nghĩa quan trọng của cảnh quan và môi trường tác động rất lớn đến việc kích thích số lần đến của du khách Ban quản lý cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác bảo tồn cảnh quan, môi trường du lịch nhằm đảm bảo doanh thu của khu du lịch
Ngoài ra, một số đặc trưng khác của du khách cần quan tâm là: nơi xuất phát của du khách chủ yếu là Hồ Chí Minh với tỉ lệ 36%, địa điểm thay thế của du khách chủ yếu
là Nha Trang với 20%, mức độ hài lòng của du khách chủ yếu là thư giãn thoải mái chiếm 75%
Những đặc trưng trên của du khách là nguồn dữ liệu quan trọng mà ban quản lý khu
du lịch cần quan tâm, dựa trên nền tảng đó để kích thích số lần đến của du khách, khắc phục các vấn đề hạn chế còn tồn tại song song với việc phát huy thế mạnh hiện có, tăng doanh thu kinh doanh, tăng cường công tác bảo tồn và gìn giữ cảnh quan và môi trường du lịch
4.2 Xác định giá trị tài nguyên du lịch của KDL Thung Lũng Tình Yêu
4.2.1 Xây dựng mô hình ước lượng giá trị giải trí
4.2.1.1 Lựa chọn mô hình ước lượng
Nghiên cứu này thực hiện bằng phương pháp TCM với mô hình được lựa chọn là phương pháp ITCM – chi phí du hành cá nhân Theo lý thuyết của phương pháp TCM, hàm ITCM có dạng như sau:
Vi = f (TCi, Si) (4.1) Trong đó:
9 Vi: Số lần du lịch đến KDL Thung Lũng Tình Yêu của cá nhân i trong 1 năm