1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008

97 613 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 727 KB

Nội dung

Tuy nhiên, vào thờiđiểm đó, những ý tưởng của ông đã không được đánh giá một cách đúng đắncho đến những năm 60 của thế kỷ 20 với sự đóng góp to lớn của JackClawson và Marion Knetsch tron

Trang 1

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM VÀ CVM

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC

Hà Nội, 2008

Trang 2

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM VÀ CVM

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TRẦN ĐỨC THANH

Hà Nội, 2008

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình hay tài liệu nào Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn

Học viên

Trương Văn Đạo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Du lịch học,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đãtạo điều kiện tốt nhất cho học viên trong suốt quá trình học tập, cũng nhưtrong thời gian thực hiện và hoàn thiện Luận văn này

Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là Ban quản líVườn Quốc gia Cúc Phương đã giúp tôi có được những thông tin đầy đủ vàchính xác nhất về Vườn quốc gia, đặc biệt là trong giai đoạn thực địa và khảosát tại Vườn

Bên cạnh đó, tôi hết sức biết ơn và trân trọng những ý kiến nhận xét quýbáu và những góp ý chân thành của các bạn học viên trong và ngoài Khoa Dulịch học

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Đức Thanh khôngchỉ đã dành nhiều thời gian và tâm huyết giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thựchiện Luận văn, mà còn là người tận tình hướng dẫn tôi trong cả quá trình họctập ở bậc Đại học

Học viên

Trang 5

MỤC LỤC

BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC BIỂU BẢNG 5

DANH MỤC HÌNH VẼ 7

MỞ ĐẦU 8

1 Lí do chọn đề tài 8

2 Mục tiêu nghiên cứu 10

3 Phạm vi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Cấu trúc của Luận văn 11

NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ TCM VÀ CVM 13

1.1 Các quan điểm và phương pháp định giá môi trường 13

1.2 Lược sử nghiên cứu TCM và CVM 19

1.2.1 Trên thế giới 19

1.2.2 Ở Việt Nam 25

1.3 Nội dung phương pháp TCM 28

1.3.1 Khái niệm 28

1.3.2 Cơ sở của phương pháp 28

1.3.3 Nội dung phương pháp luận 28

1.3.4 Các bước thực hiện 29

1.3.5 ZTCM và ITCM 29

1.3.5.1 ZTCM 30

1.3.5.2 ITCM 31

1.3.6 Phân tích các yếu tố của chi phí du lịch 32

1.3.7 Ưu, nhược điểm của TCM 33

Trang 6

1.3.7.1 Ưu điểm 33

1.3.7.2 Nhược điểm 34

1.4 Phương pháp CVM 35

1.4.1 Khái niệm 35

1.4.2 Nội dung phương pháp 35

1.4.3 Ý nghĩa của phương pháp 36

1.4.4 Những khó khăn trong việc ứng dụng CVM 37

Tiểu kết chương 1 38

CHƯƠNG 2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG 39

2.1 Khái quát về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên Vườn Quốc gia Cúc Phương 39

2.1.1 Vị trí địa lí 39

2.1.2 Địa hình 40

2.1.3 Khí hậu 41

2.1.4 Hệ thực vật 42

2.1.5 Hệ động vật 45

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 47

2.2.1 Dân cư 47

2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 47

2.2.2.1 Động người xưa 47

2.2.2.2 Bản Mường 48

2.2.2.3 Hang Con Moong 48

2.3 Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và nguồn nhân lực du lịch 49

2.3.1 Hệ thống giao thông 49

2.3.2 Cơ sở lưu trú 49

2.3.3 Dịch vụ du lịch 49

Trang 7

2.3.4 Nguồn nhân lực 50

2.4 Hiện trạng khai thác và bảo tồn các tài nguyên du lịch 50

2.4.1 Các hoạt động du lịch 50

2.4.2 Các tuyến điểm tham quan 52

2.4.3 Khách du lịch 55

2.4.4 Các nỗ lực bảo tồn 56

Tiểu kết chương 2 59

CHƯƠNG 3 ĐỊNH LƯỢNG GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG 60

3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của khách du lịch 62

3.2 Chi phí du lịch 68

3.3 Cầu du lịch của Vườn Quốc gia Cúc Phương 72

3.4 Lợi ích du lịch và giá trị thặng dư của du khách nội địa tới Vườn Quốc gia Cúc Phương 73

3.5 Mức độ sẵn sàng đóng góp của du khách 75

Tiểu kết chương 3 80

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 90

Trang 8

BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT

Valuation Method)

ITCM: Phương pháp chi phí du lịch tính theo cá nhân du

khách (Individual Travel Cost Method)

UNWTO: Tổ chức Du lịch Thế giới (United Nations World

Tourism Organization)

WTP: Sẵn sàng chi trả (Willingness to pay)

Cost Method)

Trang 9

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu tại Vườn quốc gia Ba Bể 27

Bảng 1.2 Tổng hợp kết quả nghiên cứu tại hồ Thác Bà 27

Bảng 2.1 Sự phân bố các taxon trong ngành của hệ thực vật Cúc Phương 43

Bảng 2.2 Khu hệ động vật có xương sống 46

Bảng 2.3 Đa dạng thành phần loài động vật có xương sống 46

Bảng 3.1 Đặc điểm của các đới du lịch 62

Bảng 3.2 Số lần đi du lịch theo các đới 63

Bảng 3.3 Độ dài chuyến đi theo các đới 63

Bảng 3.4 Số người trong đoàn theo các đới 64

Bảng 3.5 Phân loại khách nội địa theo mục đích chuyến đi 65

Bảng 3.6 Phân loại khách nội địa theo giới tính 65

Bảng 3.7 Phân loại khách nội địa theo độ tuổi 66

Bảng 3.8 Phân loại khách nội địa theo trình độ học vấn 66

Bảng 3.9 Phân loại khách nội địa theo tình trạng hôn nhân 67

Bảng 3.10 Tỷ lệ du khách nội địa đến Cúc Phương theo các đới 67

Bảng 3.11 Tỷ lệ khách nội địa/nghìn dân của các đới 68

Bảng 3.12 Mức chi tiêu theo các đới 70

Bảng 3.13 Tổng hợp tiêu dùng du lịch và tỷ lệ khách nội địa theo đới 71

Bảng 3.14 Tổng hợp thu nhập và tỷ lệ khách nội địa theo các đới 71

Bảng 3.15 Tổng hợp chi phí du lịch và tỷ lệ khách nội địa theo các đới 72

Bảng 3.16 Tương quan giữa VR và TC 72

Bảng 3.17 Thặng dư tiêu dùng theo các đới 74

Bảng 3.18 Tổng hợp giá trị giải trí của Vườn Quốc gia Cúc Phương 74

Bảng 3.19 Tỷ lệ du khách nội địa sẵn sàng đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn 75

Bảng 3.20 Tỷ lệ du khách nội địa sẵn sàng đóng góp theo các đới 76

Trang 10

Bảng 3.21 Mức đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn Vườn Quốc gia Cúc Phương 76

Bảng 3.22 Mức đóng góp theo các đới 77

Bảng 3.23 Nguyên nhân du khách nội địa không sẵn sàng đóng góp 77

Bảng 3.24 Mức độ sẵn sàng đóng góp của du khách nước ngoài 78

Bảng 3.25 Mức đóng góp của du khách nước ngoài cho các nỗ lực bảo tồn Vườn Quốc gia Cúc Phương 78

Bảng 3.26 Nguyên nhân du khách nước ngoài không sẵn sàng đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn Vườn Quốc gia Cúc Phương 79

Trang 11

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Các bước thực hiện TCM 29

Hình 2.1 Bản đồ du lịch Vườn Quốc gia Cúc Phương 51

Hình 2.2 Số lượng khách du lịch đến Cúc Phương giai đoạn 1997 - 2007 56

Hình 3.1 Tương quan giữa chi phí du lịch và số lượng khách 73

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay, du lịch được coi là một nhu cầu không thể thiếu của một bộphận lớn dân cư ở nhiều quốc gia trên thế giới và là một tiêu chuẩn để đánhgiá chất lượng sống của con người Đặc biệt trong những năm gần đây, do

sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và lực lượng lao độngtrên phạm vi toàn thế giới đã làm cho năng suất lao động được tăng lên, thờigian rảnh rỗi nhiều hơn, các chế độ phúc lợi xã hội cho người lao động đượccải thiện đáng kể… Tất cả những điều đó đã giải phóng con người khỏi nơisinh sống và làm việc thường xuyên để đi du lịch, trải nghiệm những vẻ đẹpđộc đáo của các điểm du lịch Điều đó được chứng minh bởi số lượng dukhách quốc tế đã và đang tăng lên nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu

Du lịch, trước hết trong bản chất vốn có của nó, là một hiện tượng

xã hội Tuy nhiên, du lịch còn được coi là ngành kinh tế mũi nhọn củanhiều quốc gia Du lịch là ngành kinh tế mang ý nghĩa xã hội sâu sắc,bởi sự phát triển của du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của rấtnhiều các ngành khác Chính vì tính chất phức tạp của hoạt động du lịch

và lữ hành nên sự đóng góp của du lịch nói chung đối với các nền kinh

tế quốc dân cũng như giá trị đích thực của các điểm du lịch và chi phíthực tế mà du khách phải trả cho chuyến đi cũng chưa được đánh giámột cách chính xác Điều đó, ở một góc độ nào đó, đã làm giảm đáng kểgiá trị du lịch của không ít các điểm đến Hơn nữa, khi giá trị thực tế củacác điểm du lịch không được đánh giá một cách đúng đắn, các nỗ lựcbảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch đó cũng thật khó để thựchiện, và cũng không dễ dàng thuyết phục du khách cũng như nhữngngười được hưởng lợi từ việc khai thác các tài nguyên du lịch tham giađóng góp cho các nỗ lực bảo tồn đó

Trang 13

Năm 1947, trong một bức thư ngắn gửi Giám đốc Cục bảo tồn cácVườn quốc gia ở Mỹ, nhà toán học, kinh tế học và thống kê học người MỹHarold Hotelling (1895 - 1973) đã đề xuất áp dụng một phương pháp có tên

là Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method) nhằm đánh giá đầy đủ

và chính xác hơn giá trị du lịch của các điểm du lịch Tuy nhiên, vào thờiđiểm đó, những ý tưởng của ông đã không được đánh giá một cách đúng đắncho đến những năm 60 của thế kỷ 20 với sự đóng góp to lớn của JackClawson và Marion Knetsch trong việc hoàn thiện và áp dụng phổ biếnphương pháp này kết hợp với Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM).Cho đến nay, TCM và CVM đã và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiềuquốc gia trên thế giới để đánh giá đúng đắn giá trị của các khu du lịch nhưcác Vườn quốc gia, các hồ và các khu vực công cộng khác, nơi có rất nhiềucác hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức

Ở Việt Nam, TCM và CVM đã bước đầu được nghiên cứu và giới thiệuvào khoảng những năm 90 của thế kỷ 20 Tuy nhiên, việc áp dụng cácphương pháp này vẫn còn rất hạn chế Và cho đến nay có thể nói rằng TCM

và CVM vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và hoàn chỉnh về cảnội dung phương pháp luận cũng như phương thức áp dụng

Nhận thức được ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn của việc áp dụngPhương pháp chi phí du lịch và Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên trong việcxác định một cách đúng đắn giá trị du lịch của các điểm tham quan, từ đógiúp cho công tác quy hoạch và quản lí du lịch được thực hiện có hiệu quảhơn, đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận và phương pháp luậncủa các phương pháp TCM và CVM và bước đầu áp dụng vào việc xác địnhgiá trị du lịch của Vườn Quốc gia Cúc Phương

Trang 14

2 Mục tiêu nghiên cứu

du lịch và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

du lịch và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

cách áp dụng phương pháp chi phí du lịch kết hợp với phương pháp đánh giángẫu nhiên

phương pháp nói trên vào việc xác định giá trị thực tế của các điểm du lịch nóichung

3 Phạm vi nghiên cứu

Nhận thức được rằng đây là một vấn đề tương đối mới mẻ và khá phứctạp, do vậy đề tài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi sau:

tiêu nghiên cứu đã đặt ra ở trên

Quốc gia Cúc Phương, đề tài tập trung vào việc phân tích các hoạt động dulịch được tổ chức tại Vườn, các tài nguyên du lịch được khai thác và nhữnglợi ích du khách mang lại cho Vườn cũng như cộng đồng địa phương

pháp chi phí du lịch được nghiên cứu trong suốt quá trình hình thành và pháttriển trên thế giới cũng như ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Với các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu nêu trên, đề tài luận văn có sửdụng các phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Về mặt phương pháp luận, quan điểm duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử được sử dụng như một kim chỉ nam trong suốt quá trình nghiên cứu

Trang 15

Theo đó, các vấn đề trình bày trong luận văn được nghiên cứu trong quátrình vận động và phát triển trong mối quan hệ tác động với các vấn đề vàmục tiêu nghiên cứu khác, cũng như trong sự phát triển của hoạt động dulịch trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Ngoài ra, do bản chấtvốn có của nó, du lịch là một hệ thống trong đó các thành tố của hệ thống cómối tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau và có mối tương tác với các hệthống kinh tế - xã hội khác Do vậy quan điểm hệ thống và phương pháptiếp cận hệ thống được sử dụng xuyên suốt trong quá trình phân tích các vấn

đề nghiên cứu của Luận văn Ngoài ra, các vấn đề nghiên cứu của Luận vănđược phân tích, làm rõ hơn nhờ có sự kế thừa các công trình nghiên cứu củacác nhà khoa học trong và ngoài nước đã được công bố rộng rãi

Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được sử dụngtrong quá trình thực hiện các mục tiêu nghiên cứu mà Luận văn đã đặt ra:phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp khảo sát thực địa; các phươngpháp thống kê, so sánh, tổng hợp và các phương pháp xã hội học…

5 Cấu trúc của Luận văn

Với mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu nêu trên, ngoàiphần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài Luận văn baogồm những nội dung chính sau đây:

GIA CÚC PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM VÀ CVM

Nhận thức được rằng đây là một vấn đề khá mới mẻ và phức tạp, đòi hỏiquá trình nghiên cứu lâu dài và toàn diện Tuy nhiên, do khó khăn về nhiềumặt, cho nên chắc chắn có nhiều nội dung chưa được phân tích một cách thấuđáo và triệt để, cũng như còn không ít vấn đề mà học viên chưa đi tới Vớithái độ nghiêm túc và tinh thần cầu thị, học viên rất mong nhận được những ý

Trang 16

kiến đóng góp quý báu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các thầy

cô giáo trong và ngoài khoa cũng như của các bạn học viên gần xa

NỘI DUNG

Trang 17

Chương 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ TCM VÀ CVM

Trong thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu du lịch và lữ hành ởnhiều quốc gia trên thế giới đã nhấn mạnh đến vai trò của các phương phápchi phí du lịch và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên trong việc xác định giátrị du lịch của các điểm du lịch như các Vườn quốc gia, các hồ nước, cáckhu vực công cộng mà ở những nơi đó có tổ chức các hoạt động du lịch vàgiải trí Xuất hiện lần đầu tiên từ những năm 50 của thế kỷ thứ 20, cho đếnnay TCM và CVM đã và đang được áp dụng thành công ở nhiều quốc giatrên thế giới Chương dưới đây trình bày khái quát nội dung của các phươngpháp và quan điểm định giá môi trường, lược sử nghiên cứu TCM và CVM,nội dung phương pháp luận và ý nghĩa của việc áp dụng các phương phápnày trong lĩnh vực du lịch và lữ hành

1.1 Các quan điểm và phương pháp định giá môi trường

Từ góc độ kinh tế học, thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán giữangười bán và người mua về một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó Và trên thịtrường, tất cả các hàng hóa và dịch vụ đều phải tuân theo quy luật cung cầu,quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh,… Khi xuất hiện trên thị trường, các hànghóa và dịch vụ được trao đổi, mua bán với các mức giá khác nhau do các điềukiện thị trường cụ thể, cũng như do giá trị và giá trị sử dụng của các hàng hóa

và dịch vụ đó quy định Như vậy, có thể nói rằng thị trường là cơ sở, là thước

đo để xác định giá hay giá trị của một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó

Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải tất cả các loại hàng hóa, dịch

vụ đều có thể dễ dàng xác định giá trị thông qua giá cả trên thị trường Mộtmặt là do tính phức tạp cố hữu của các thành phần tạo nên các sản phẩm haydịch vụ đó Mặt khác, giá trị đích thực của sản phẩm hay dịch vụ không nhấtthiết phải nằm trong chính sản phẩm đó, mà có thể do tầm quan trọng của

Trang 18

chúng đối với một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể hay sự tác động của chúngđối với các sản phẩm, dịch vụ khác hay đối với người tiêu dùng Điều này

dễ dàng nhận thấy đối với các sản phẩm và dịch vụ du lịch, các hàng hóa vàdịch vụ môi trường Đây là những sản phẩm và dịch vụ được tạo nên bởi rấtnhiều thành tố khác nhau, rất nhiều ngành nghề khác nhau, và đặc biệt, phầnlớn trong số đó được đặc trưng bởi tính công cộng trong quá trình sử dụng,nên thật khó để áp dụng các quan điểm và phương pháp định giá hàng hóathị trường đối với các sản phẩm và dịch vụ nói trên

Trong thời gian gần đây, khi định giá một loại sản phẩm hay dịch vụnào đó, các nhà hoạch định chính sách ngày càng chú trọng đến khía cạnhmôi trường, bên cạnh lợi ích kinh tế của sản phẩm Vậy đối với các hànghóa và dịch vụ phi thị trường, điều cần thiết là cần gán cho chúng một mứcgiá nào đó Do đó, trong những năm qua, việc định giá các hàng hóa phi thịtrường đã trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiêncứu trong và ngoài nước do sự ý thức ngày càng cao về ý nghĩa xã hội quantrọng của các hàng hóa đó cũng như sự thiếu chính xác trong quá trình tínhtoán giá trị mà các hàng hóa phi thị trường thực sự mang lại Chính vì lẽ đó,một số quan điểm và phương pháp định giá hàng hóa phi thị trường đã đượcđưa ra bởi một số nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách ở nhiều lĩnh vựccủa đời sống kinh tế - xã hội

Trên thực tế, có khá nhiều quan điểm và phương pháp xác định giá trịtiền tệ của các hàng hóa phi thị trường

i)Quan điểm hàng hóa liên quan

Như chúng ta đã biết, một loại hàng hóa hay dịch vụ phi thị trường cóthể liên quan đến một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó hiện có trên thịtrường Do đó giá trị của các loại hàng hóa phi thị trường này có thể đượcxác định bằng cách sử dụng các thông tin về các mối liên quan và giá cả trênthị trường Theo đó, có thể áp dụng các phương pháp định giá sau:

Trang 19

 Phương pháp trao đổi

Cơ sở của phương pháp trao đổi là xác định giá trị của loại hàng hóaphi thị trường thông qua giá của loại hàng hóa thị trường có thể trao đổitương đương Phương pháp này chủ yếu được áp dụng ở các nước đang pháttriển, nơi còn diễn ra phổ biến phương thức trao đổi hàng – hàng Hơn nữa,

sử dụng phương pháp này cần tính đến những thói quen, phong tục tập quánđịa phương, đặc biệt là các đơn vị trao đổi và giá cả của hàng hóa…

Phương pháp thay thế trực tiếp

Phương pháp này ước tính giá trị của hàng hóa và dịch vụ phi thịtrường theo giá cả của hàng hóa và dịch vụ thay thế trong những điều kiệntương đương Có hai trường hợp có thể xảy ra Thứ nhất, nếu hàng hóa đượcthay thế hoàn hảo thì giá trị kinh tế của chúng sẽ như nhau Thứ hai, nếuhàng hóa được thay thế không hoàn hảo thì giá trị của hàng hóa thị trườngchỉ có ý nghĩa đại diện cho hàng hóa phi thị trường Trong nhiều trường hợp

có thể làm sai lệch giá trị thực tế của hàng hóa và dịch vụ phi thị trường

ii) Quan điểm thị trường quy ước

Quan điểm thị trường quy ước đánh giá thẳng sự biến đổi môi trườngbằng cách quan sát sự thay đổi vật lý của môi trường và ước tính mức độthiệt hại mà sự biến đổi đó gây nên theo giá cả của hàng hóa thị trường nhưmưa đá làm phá hại hoa màu, cây trồng trên đất hay hiện tượng sương giákéo dài làm ảnh hưởng không chỉ đến cây trồng mà còn cả đối với nhiềuloại vật nuôi khác

Theo quan điểm thị trường quy ước, có nhiều phương pháp khác nhauđược áp dụng:

Phương pháp này đo lường tác động của sự biến đổi môi trường vật lýđối với người chịu ảnh hưởng như ảnh hưởng của mưa axit đối với sự ăn

Trang 20

mòn nguyên vật liệu, trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng… Phương phápnày được áp dụng phổ biến trong các điều kiện sau: sự biến đổi của môitrường vật lý có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm haydịch vụ; ảnh hưởng của môi trường là đáng kể và rõ ràng, có thể quan sát và

đo lường được; thị trường phải được vận hành tốt và giá cả hàng hóa phảnánh đúng giá trị kinh tế

Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các trường hợp xácđịnh chi phí do ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người,gây nên các loại bệnh tật, ốm đau, sức lao động giảm sút…

Nếu coi các yếu tố môi trường như nước, không khí, đất đai là các yếu

tố đầu vào của quá trình sản xuất thì khi một hoặc một số các yếu tố môitrường nói trên thay đổi thì quá trình sản xuất cũng bị tác động, hay nói cáchkhác, sản phẩm đầu ra cũng thay đổi Phương pháp hàm sản xuất liên hệ cácyếu tố đầu vào môi trường với đầu ra và đánh giá sự biến đổi ở đầu ra với tưcách là kết quả của sự biến đổi các yếu tố đầu vào

iii) Phương pháp dùng chi phí để đánh giá lợi ích của môi trường

Như đã phân tích, các hàng hóa và dịch vụ phi thị trường, đặc biệt

là các dịch vụ môi trường, rất khó để xác định giá trị Trong nhiềutrường hợp, giá trị của chúng được xác định thông qua chi phí mà một

cá nhân sẵn sàng chi trả để được sử dụng dịch vụ đó Chi phí người tiêudùng bỏ ra được coi là sự phản ánh giá trị của sản phẩm hay dịch vụ

đó Tuy nhiên không phải lúc nào cũng xác định được giá trị thặng dưtiêu dùng vì giá trị xác định được không phải do nhu cầu hay khôngphải giá sẵn lòng trả cho dịch vụ hoặc hàng hóa đó

Trang 21

Phương pháp chi phí thay thế

Phương pháp này có cơ sở cho rằng chi phí để thay thế hoặc phục hồinhững tài sản môi trường đã bị biến đổi có thể được sử dụng để đo lường lợiích mà việc phục hồi mang lại

Phương pháp này được sử dụng phổ biến khi mọi nỗ lực duy trì chấtlượng môi trường đều không phát huy tác dụng Thay vào việc duy trì chấtlượng hay khắc phục các sự cố môi trường, các cơ quan hữu quan có thể đền

bù cho những người bị thiệt hại một khoản chi phí nhất định để họ tự trang

bị thiết bị khắc phục

Phương pháp chi phí cơ hội

Phương pháp này tính toán những lợi ích mà các nỗ lực làm thay đổimôi trường mang lại, thay vì trực tiếp định giá lợi ích của môi trường

iv) Phương pháp định giá gián tiếp

Phương pháp định giá gián tiếp được áp dụng nhằm xác định giá trị củamôi trường bằng cách thu thập các thông tin về sở thích của người tiêu dùngđối với môi trường, hay sự sẵn sàng trả của họ cho các dự án bảo vệ môitrường Hai kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp chi phí dulịch và phương pháp định giá theo hưởng thụ Vì phương pháp chi phí dulịch sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau, nên trong mục này chúng tôi tậptrung phân tích phương pháp định giá theo hưởng thụ

Phương pháp định giá theo hưởng thụ tập trung vào việc định giá cácdịch vụ môi trường mà sự hiện diện của chúng có ảnh hưởng trực tiếp đếngiá thị trường Phương pháp này được ứng dụng phổ biến nhất trên thịtrường bất động sản Như chúng ta đã biết, chất lượng và giá cả của một ngôinhà không chỉ phụ thuộc vào diện tích nhà, số phòng, diện tích vườn… mà cònphụ thuộc rất lớn vào chất lượng môi trường địa phương Với hai căn nhà có

Trang 22

diện tích như nhau, số phòng như nhau cũng như các yếu tố tương đồng khác,thì sự xem xét cuối cùng hiển nhiên là môi trường địa phương

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này cũng gặp phải không ít cáctrở ngại do sự phức tạp trong việc phân tích chất lượng môi trường và tươngquan của nó với giá nhà đất, sự điều tiết của nhà nước trên thị trường bấtđộng sản… làm cho việc phân tích trở nên khó khăn hơn

v) Phương pháp tạo lập thị trường

Có nhiều phương pháp đánh giá môi trường trên cơ sở các tácđộng của nó đến hàng hóa thị trường Nhưng trong nhiều trường hợp,các tác động môi trường không rõ nét, thị trường không được vận hànhtốt hay giá cả không phản ánh đúng giá trị kinh tế Do đó phải thiết lậpthị trường để ước tính giá sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng cho sảnphẩm hoặc dịch vụ môi trường đó Kỹ thuật phổ biến nhất là đánh giángẫu nhiên, dựa trên cơ sở xác định giá cả của hàng hóa hay dịch vụphi thị trường thông qua giá sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng, bỏqua giai đoạn tham khảo giá thị trường Chi tiết phương pháp này đượctrình bày ở phần sau của Chương

Như vậy, có không ít quan điểm và kỹ thuật xác định giá trị củacác loại hàng hóa và dịch vụ phi thị trường Mỗi quan điểm vàphương pháp đều dựa trên các cơ sở nhất định, đều có những ưunhược điểm riêng, không có quan điểm nào hoàn toàn hoàn hảo trongmọi trường hợp Nhưng có thể nói rằng mỗi quan điểm và phươngpháp đóng vai trò quan trọng trong việc lượng hóa đầy đủ hơn giá trịcủa các loại hàng hóa, dịch vụ phi thị trường, góp phần làm tăng giátrị nhiều mặt của chúng, mà đôi khi đã không được nhận thức và tínhtoán một cách đầy đủ

Trang 23

1.2 Lược sử nghiên cứu TCM và CVM

1.2.1 Trên thế giới

Như đã trình bày ở phần mở đầu, TCM ngày nay là một phương phápđược áp dụng một cách rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm xácđịnh giá trị du lịch của các điểm đến, đặc biệt là các Vườn quốc gia, cácKhu bảo tồn thiên nhiên cũng như các khu vực công cộng khác mà ở đó cócác hoạt động du lịch được tổ chức Cho đến nay đã có không ít sách, báo vàtạp chí khoa học đề cập đến nội dung phương pháp luận của TCM cũng nhưnhững khó khăn trong việc áp dụng phương pháp này ở các quốc gia đangphát triển Qua đó, nội dung phương pháp luận và phương thức áp dụngTCM ngày càng được hoàn thiện và bổ sung bởi các nhà khoa học, các nhànghiên cứu trên toàn thế giới

Ý tưởng ban đầu về TCM được đưa ra bởi nhà toán học, kinh tế học vàthống kê học vĩ đại người Mỹ - Harold Hotelling (29/9/1895 – 26/12/1973).Ông đã có nhiều đóng góp cho sự hình thành và phát triển của nhiều líthuyết toán học, là người đặt nền móng cho thống kê kinh tế

Trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, Hotelling viết tổng thể 6 côngtrình nghiên cứu chính về kinh tế học Bốn công trình trong số đó có ảnhhưởng rất lớn đến sự phát triển của các học thuyết kinh tế học về sau này.Một công trình khác được xuất bản năm 1929 đề cập đến vấn đề cạnh tranh

về không gian, trong đó Hotelling chỉ ra rằng khi các cơ sở bị phân tách vềkhông gian, chi phí của người tiêu dùng không chỉ bao gồm giá cả phải bỏ

ra mà còn cả chi phí vận chuyển Do đó, ông đi đến kết luận là các công ty

có xu hướng tập trung vào các khu vực trung tâm Đồng thời ông cũng chỉ rarằng sự khác biệt về không gian không chỉ quan trọng trong bản chất vốn cócủa nó mà còn có thể được áp dụng để xem xét sự khác biệt về chất lượngcủa các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp

Trang 24

Công trình có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Hotelling có liên quanđến các nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt được xuất bản năm 1931 [13;10], trong đó ông đưa ra luận điểm chính thức là giá cả của một loại hànghóa sẽ tăng lên theo thời gian với tỷ lệ tương ứng với mức độ ưa thích củangười tiêu dùng Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, công trình này đãđược công nhận một cách rộng rãi và đặt cơ sở cho việc phân tích sự khanhiếm về tài nguyên trong tương lai

Cuối cùng, một trong những quan điểm kinh tế quan trọng nhất củaHotelling chưa được công bố trong bất kì cuốn sách hay tài liệu khoa họcnào mà chỉ được trao đổi qua những bức thư mà Hotelling gửi cho Giám đốccủa Cục bảo tồn các Vườn quốc gia Mỹ năm 1947 Trong những bức thư đó,người Giám đốc đã đặt ra câu hỏi cho Hotelling và các nhà khoa học kháclàm thế nào có thể tính toán giá trị kinh tế của các Vườn quốc gia Vì phívào tham quan là tương đối ít, rõ ràng là khách du lịch được hưởng lợi nhiềuhơn so với giá trị đồng tiền mà họ bỏ ra Ông lưu ý rằng thông thường dukhách phải đi một chặng đường dài để đến được điểm du lịch và do đó họphải trả một khoản tiền đáng kể Nếu chúng ta tìm ra được quãng đường dàinhất, thì có thể coi là các cá nhân đó đã nhận được sự thoả mãn thuần thúybằng 0 (giá trị của Vườn quốc gia trừ đi chi phí vận chuyển) Khi đó có thểtính toán được phần thặng dư mà tất cả các du khách ở các khu vực gần hơnnhận được Ban đầu nó được gọi là Phương pháp chi phí vận chuyển (TheTransportation Cost Method) và được áp dụng để tính toán giá trị xã hội củacác Vườn quốc gia và các khu vực địa lí tương tự khác

Mặc dù ý tưởng về TCM đã được Harold Hotelling nêu lên từ nhữngnăm 50 của thế kỷ 20 nhưng phải đến một thập niên sau đó nó mới được ápdụng một cách rộng rãi và trong thời gian gần đây, phương pháp này đãđược cải tiến một cách rõ rệt về mặt ứng dụng Hai nhà khoa học được công

Trang 25

nhận rộng rãi là những người có đóng góp quan trọng nhất cho sự phát triểncủa TCM là Jack Clawson và Marion Knetsch Với sự quan tâm đặc biệt vàkinh nghiệm nghiên cứu về kinh tế học, Clawson và Knetsch đã viết chungcuốn sách “The Economics of Outdoor Recreation” do John Hopkins Pressxuất bản năm 1966 Đây là được coi là một trong hai cuốn sách quan trọngnhất của Clawson về lĩnh vực kinh tế môi trường Trong cuốn sách này, hainhà khoa học đã đưa ra các luận điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc pháttriển và cải tiến phương pháp chi phí du lịch để đánh giá các Vườn quốc gia

và các hoạt động du lịch

Sau đó Clawson đã tiến hành ứng dụng TCM và CVM tại Yosemite,Grand Canion và Vườn quốc gia Shenandoah [18] Clawson không xác địnhhàm nhu cầu cho từng cá nhân mà tính số lượt khách tham quan trên 1.000dân cư dựa trên chi phí đi lại Cho dù ông không xác định thặng dư tiêudùng nhưng cũng chỉ rõ cách dùng đường tổng cầu cho mục đích này

Brown, Singh và Castle [15] ứng dụng phương pháp TCM và xâydựng mô hình để đánh giá lợi ích của hoạt động câu cá Hồi ở Oregon.Bang Oregon được chia làm 35 vùng Sau khi xác định mẫu điều tra từnhững người câu cá có giấy phép, Brown và cộng sự đã gửi câu hỏi đểxác định số ngày dùng cho câu cá trong từng bang Với các thông tin nhưchi phí, thu nhập hộ gia đình, cự ly đi tới điểm câu cá họ đã xác địnhđược tương quan như sau:

Vi/Pi = h ( Ci, Di, Yi)

Trong đó: Vi: Số ngày câu cá của vùng i

Pi: Số dân vùng i

Ci: Chi phí trong một ngày của vùng i

Di: Cự ly từ điểm tham quan tới vùng i

Yi: Thu nhập hộ gia đình của vùng i

Trang 26

Kết quả thu được là: LnVi/Pi = 0.951-0.128Ci-0.002Di+0.007Yi

Hàm tổng nhu cầu: Vi= Pi * h (Ci, Di, Yi)

Hundloe [32] sử dụng phương pháp TCM đánh giá giá trị thặng dư tiêudùng một năm của khách du lịch Úc và khách quốc tế đối với khu vực san

hô ở Úc tương ứng là 117.500.000 USD và 26.700.000 USD Tác giả tiếp đóphân bổ 105.600.000 USD (thặng dư tiêu dùng, không phải tổng giá trị) làgiá trị giải trí của san hô trong điều kiện có tính tới tất cả các đặc tính của

“Khu vực san hô” Hơn nữa, tác giả còn sử dụng phương pháp CVM để ướclượng giá trị của san hô và so sánh kết quả của phương pháp TCM

Theo Freeman [27], từ góc độ kinh tế học, các dịch vụ cung cấp bởi hệthống môi trường có 2 đặc điểm quan trọng:

1/ Giá trị kinh tế của các dịch vụ này phụ thuộc vào đặc tính của chính

hệ thống môi trường tự nhiên

2/ Chức năng cung cấp dịch vụ giải trí của môi trường diễn ra khôngthông qua thị trường Hay nói cách khác, khi hưởng thụ dịch vụ giải trí tạimột địa điểm nào đó người ta không trả tiền hoặc chỉ trả một mức giá danhnghĩa không phản ánh đúng nguồn lực bỏ ra cho việc cung cấp dịch vụ đó

Do đó không thể dùng vé vào cổng để đo lường giá trị của dịch vụ giải trí.Phương pháp hợp lý hơn là xem xét mối quan hệ giữa hàng hóa có giá trênthị trường và hàng hóa môi trường thông qua những hành vi thị trường quansát được để xác định hàm cầu giải trí

Dixon và các cộng sự [22] đã áp dụng CVM nhằm tìm hiểu nhận thứccủa du khách cũng như sự sẵn sàng chi trả của họ đối với Vườn quốc giaBonaire Marine Giá trị WTP trung bình thu được là 27,40 USD đối với mỗigiá trị thặng dư tiêu dùng là 325.000 USD

Rất nhiều các nghiên cứu về TCM ở Châu Á đã xác định giá trị giải trícủa các tài nguyên tự nhiên trên cơ sở khảo sát du khách nội địa Ví dụ, giá

Trang 27

trị du lịch được ước tính bởi Francisco và Glover [26] trong một công trìnhnghiên cứu năm 1999 đối với Vườn Quốc gia Cúc Phương không bao gồmgiá trị từ khách du lịch quốc tế Đồng thời, trong quá trình áp dụng TCMcho Vườn quốc gia Lumpiee ở Thái Lan, hai học giả Dixon và Hufschmidt[22] cũng đã bỏ qua giá trị này Nguyên nhân là do số lượng khách quốc tếquá ít không thể đưa ra một kết quả nghiên cứu có ý nghĩa Thông thường,rất khó khăn để ước tính giá trị từ du khách quốc tế, chủ yếu là do kháchquốc tế thường có tần suất viếng thăm rất thấp và đi theo chương trình gồmnhiều điểm du lịch, đến nhiều quốc gia khác nhau

DeShazo [21] đã ứng dụng ITCM để xác định lại giá trị du lịch củaVườn quốc gia Khao Yai National ở Thái Lan trên cơ sở các dữ liệu đã thuthập năm 1994 Giá trị trung bình của số lượng các cuộc viếng thăm là 1,88.Mặc dù giá trị trung bình và độ lệch chuẩn không được đề cập, nhưng rõràng là con số 1,88 là quá nhỏ, nó cho thấy biên độ dao động của số lượngcác cuộc thăm viếng là không đáng kể Và thực tế cho thấy việc DeShazoxác định ba loại hàm cầu du lịch thực tế đã phản ánh chính hạn chế đó.Trong nghiên cứu của DeShazo, các giá trị R2 của ba hàm nói trên là rất nhỏ:0,11, 0,13 và 0,09, chúng cho thấy rằng sự dao động của biến phụ thuộc (tức

số lượng các cuộc viếng thăm) là quá nhỏ Đây cũng chính là những vấn đề

mà Georgiou [28] đã phản ánh về mô hình ITCM

Năm 2004, các nhà nghiên cứu Pawinee Iamtrakul, Kardi Teknomo vàKazunori Honkao thuộc trường Đại học Saga Nhật Bản đã tiến hành đã ápdụng phương pháp chi phí du lịch để xác định giá trị của các công viên côngcộng tại Nhật Bản cũng như hành vi của du khách trong chuyến du lịch [33].Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công viên có độ hấp dẫn du kháchcàng cao thì càng mang lại nhiều giá trị Đồng thời các kết quả nghiên cứu

về đặc điểm phương tiện đi lại cho thấy rằng đa số du khách đi bằng xe hơi

Trang 28

có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động du lịch tại cáccông viên, điều đó cho thấy rằng phần lớn du khách rất coi trọng các hoạtđộng giải trí diễn ra tại các công viên chứ không phải là bản thân hoạt động

du lịch đến các công viên đó

Năm 2007, tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Kinh tế học Nôngnghiệp và Tài nguyên Úc (The Australian Agricultural and ResourceEconomics Society), Christopher M Fleming và Averil Cook thuộctrường Đại học Queensland đã trình bày kết quả ứng dụng phương phápTCM đối với hồ McKenzie [25] Theo đó, giá trị giải trí của hồ được xácđịnh từ 13,7 đến 31,8 triệu USD/năm, hay từ 104,30 đến 242,84 USD/dukhách/chuyến thăm quan

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa họcThế giới đã công bố công trình nghiên cứu các phương pháp TCM và CVMcủa Chutarat Boontho đối với Vườn quốc gia Phu Kradueng ở Thái Lan[14] Trong công trình này, Boontho đã tiến hành phỏng vấn tổng số 1.016người sử dụng và 1.034 người phi sử dụng Kết quả cho thấy tổng số tiềnsẵn sàng chi trả của du khách/lần viếng thăm là 2.284.57 Bạt, trong đó958,28 Bạt là chi phí du lịch, 1.119,82 Bạt là các chi phí lưu trú, ăn uống vàcác dịch vụ khác, còn lại 166,66 Bạt là giá trị thặng dư tiêu dùng hay giá trị

sự thỏa mãn mà du khách được hưởng từ chuyến đi Các kết quả nghiên cứucũng cho thấy các du khách đến Vườn quốc gia Phu Kradueng sẵn sàng chitrả trung bình 646,84 Bạt/người để đảm bảo rằng Vườn quốc gia này tiếp tụcđược bảo tồn cho các hoạt động du lịch trong tương lai Mức sẵn lòng chi trảtrung bình của du khách đối với Vườn quốc gia tăng từ 40 Bạt lên 84,66Bạt/người/chuyến đi khi các dịch vụ như đường xá, vệ sinh được cải thiệncũng như khi thông tin được cập nhật

Trang 29

Như vậy TCM đã trở thành một phương pháp phổ biến và được ápdụng rộng rãi ở các quốc gia phát triển như Úc, Canada và Mỹ Các quốc giađang phát triển ở Châu Á cũng đã và đang nỗ lực nghiên cứu và áp dụngTCM trong lĩnh vực du lịch để đánh giá giá trị tài nguyên du lịch một cáchchính xác và đầy đủ hơn

1.2.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, TCM đã được giới thiệu và nghiên cứu bước đầu bởimột số nhà khoa học thuộc các chuyên ngành du lịch và kinh tế môi trường.Hầu hết trong số đó là những nghiên cứu lí luận ban đầu về TCM trong sựkết hợp với CVM Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta vẫn chưa có bất kì mộtcuốn sách hay công trình nghiên cứu chính thức nào về các phương phápnày Hiện nay TCM và CVM đã và đang được giảng dạy và giới thiệu trongcác chuyên ngành kinh tế du lịch, kinh tế môi trường ở bậc đại học và sauđại học Tuy nhiên, đó mới chỉ là những khía cạnh lí thuyết hết sức cơ bản

về các phương pháp nói trên Từ góc độ nghiên cứu, có thể nói những người

đi tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng TCM và CVM ở Việt Namhai nhà khoa học Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải với công trình nghiêncứu ứng dụng TCM và CVM được thực hiện năm 1998 để xác định giá trịgiải trí du lịch của Vườn Quốc gia Cúc Phương [26] Các tác giả đã áp dụngcách phân vùng và xác định được mô hình chi phí du lịch như sau:

- Nếu dùng toàn bộ mức lương để tính: VR= 3.5816-0.017374*TC

- Nếu dùng 1/3 mức lương để tính: VR=3.4092-0.01884*TC

Theo cách này thì tổng lợi ích về mặt giải trí của VQG là 1,502 triệu đồng.Sau đó năm 2000, hai tác giả này đã ứng dụng phương pháp này để tínhgiá trị du lịch của Hạ Long

Năm 2000, Vũ Đăng Khoa [2] đã sử dụng phương pháp TCM để đánh giálợi ích của VQG Ba Vì Tác giả đã sử dụng mô hình chi phí du lịch giản đơn và đã

Trang 30

xác định được hai mô hình chi phí du lịch đồng thời đem so sánh chúng với nhau.Kết quả thu được như sau: Thứ nhất, với mô hình hàm hồi quy: V=4.4467-0.0067589*P thì lợi ích về mặt giải trí của từng cá nhân là 1.462.748 đồng.Thứ hai, với mô hình hồi quy phi tuyến tính: V= 3.491-0.00005928*P thì lợiích về mặt giải trí của từng cá nhân là 1.785.992 đồng.

Năm 2002, với sự hỗ trợ của Chương trình Kinh tế và Môi trườngĐông Nam Á (EEPSEA), Trần Võ Hùng Sơn và Phạm Khánh Nam, Đạihọc Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, đã ứng dụng phương pháp chi phí du lịch

để phân tích giá trị giải trí của cụm đảo San hô Hòn Mun, tỉnh Khánh Hoà[6] Với mô hình hồi quy cầu giải trí tại Hòn Mun của khách trong nước là

LN (SOKHACH) = 4.163 - 0.007*CHIPHI và của khách nước ngoài làCHIPHI = 2.381 - 2.737*SOKHACH, các tác giả đã tính toán giá trị giả trícủa Hòn Mun năm 2000 đạt khoảng 260 tỷ đồng (tương đương 17.9 triệuUSD) và thặng dư tiêu dùng ước tính là 45.4 tỷ đồng (3.1 triệu USD)

Tiếp theo đó, ở nước ta đã xuất hiện một số bài viết được đăng trên cácbáo và tạp chí chuyên ngành du lịch giới thiệu về các phương pháp chi phí

du lịch và đánh giá ngẫu nhiên với tư cách là những gợi mở cho việc nghiêncứu sâu và áp dụng rỗng rãi các phương pháp này ở nước ta Theo đó, đã cómột số cá nhân, tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu nỗ lực thực hiện cácphương pháp này từ các góc độ và mục tiêu khác nhau Trong đó đáng chú ýhơn cả là công trình nghiên cứu và đánh giá giá trị cảnh quan của Vườnquốc gia Ba Bể và khu du lịch Hồ Thác Bà do Trung tâm Nghiên cứu Sinhthái và Môi trường rừng tổ chức thực hiện [10] Trên cơ sở phân chia kháchtham quan từ các tỉnh thành với quãng đường vận chuyển khác nhau, côngtrình đã tính toán tỷ lệ du khách/1000 dân địa phương, ước lượng chi phí dulịch theo từng vùng, xây dựng hàm cầu cho các điểm tham quan, từ đó xácđịnh được giá trị cảnh quan và mức sẵn sàng chi trả của du khách Với 260phiếu bảng hỏi được thực hiện tại Vườn quốc gia Ba Bể và 273 phiếu tại HồThác Bà, kết quả nghiên cứu được tổng hợp trong hai bảng dưới đây:

Trang 31

Bảng 1.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu tại Vườn quốc gia Ba Bể

Bảng 1.2 Tổng hợp kết quả nghiên cứu tại hồ Thác Bà

Các kết quả định lượng nói trên đóng vai trò hết sức quan trọng trongcông tác thống kê du lịch, lập kế hoạch và xây dựng quy chế khai thác vàbảo tồn tài nguyên du lịch tại địa phương

Như vậy, mặc dù xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ 20 nhưng chođến nay TCM và CVM vẫn đang được nghiên cứu và cải tiến cho phù hợpvới thực tiễn phát triển du lịch Đặc biệt, các nội dung phương pháp luận vàứng dụng của các phương pháp này ngày càng chứng tỏ sự phù hợp và chínhxác cao trong việc xác định một cách đúng đắn giá trị của tài nguyên du lịchcủa mỗi điểm du lịch, khu du lịch cũng như chi phí thực sự mà du kháchphải bỏ ra cho chuyến đi và những đóng góp cho kinh tế địa phương

1.3 Nội dung phương pháp TCM

1.3.1 Khái niệm

Trang 32

Như trên đã phân tích, phương pháp chi phí du lịch hay còn gọi là phươngpháp phân tích chi phí du lịch, hay phương pháp Clawson, là phương phápđánh giá kinh tế được sử dụng trong các phân tích lợi ích – chi phí nhằm tínhtoán giá trị của những sản phẩm và dịch vụ phi thị trường, tức là những sảnphẩm và dịch vụ không thể mua bán được thông qua các mức giá thị trườngthông thường như các Vườn quốc gia, các bãi biển hay các hệ sinh thái

1.3.2 Cơ sở của phương pháp

Phương pháp chi phí du lịch được hình thành trên cơ sở các giả thuyết sau đây:

hoá được xem là sự thay thế cho giá trị của hàng hoá đó

như các thay đổi về giá cả, tức là số lượng chuyến đi giảm xuống khi chiphí mỗi chuyến đi tăng lên

 Chi phí phải bỏ ra bao gồm: chi phí đi lại, chi phí thời gian, chi phí cơ hội

1.3.3 Nội dung phương pháp luận

Phương pháp chi phí du lịch bao gồm các nội dung sau:

quãng đường họ phải đi để đến điểm du lịch

chi phí đi lại trung bình

vùng/số dân của vùng đó)

đường tỷ lệ viếng thăm

các mức tổng chi phí khác nhau

Trang 33

 Ước tính số lượng du khách từ mỗi vùng với mức chi phí khác nhau

phí khác nhau nói trên nhằm tạo ra một đường cầu của điểm du lịch

 Diện tích bên dưới đường cầu nói trên là phần giá trị thặng dư hay nóicách khác, là giá trị lợi ích mà du khách được hưởng trong quá trình thamquan điểm du lịch được nghiên cứu

Thu thập thông tin

Phân vùng du lịch

hàm hồi quy

Xây dựng đường cầu du lịch Xác định giá trị cảnh quan

Trang 34

[29] lại ước tính giá trị thặng dư của du khách bằng cách phân tích hành vicủa các du khách đơn lẻ và chi phí mà họ chi trả cho các hoạt động du lịch.Những thông tin này được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa số lượngchuyến du lịch của du khách trong một khoảng thời gian xác định, chi phícho mỗi chuyến du lịch và các thông số kinh tế xã hội khác.

1.3.5.1 ZTCM

Phương pháp chi phí du lịch theo vùng là phương pháp đơn giản và íttốn kém nhất Phương pháp này xác định giá trị của các dịch vụ du lịch tạiđiểm du lịch nói chung ZTCM được áp dụng bằng cách thu thập các thôngtin về số chuyến đi đến điểm du lịch từ các khoảng cách khác nhau Vì chiphí đi lại và thời gian tăng lên theo quãng đường đi, nên những thông tinnày cho phép tính toán số lượng chuyến đi được thực hiện tại các mức giákhác nhau, từ đó xác định hàm cầu của điểm du lịch và ước tính giá trị thặng

dư của du khách, hay lợi ích kinh tế của các dịch vụ du lịch tại điểm

(iii) Bước 3:

Trang 35

Tính toán tỷ lệ viếng thăm/1000 dân ở mỗi vùng Đây chính là tổng sốchuyến viếng thăm mỗi năm của mỗi vùng chia cho số dân tính theo đơn vịhàng nghìn của mỗi vùng.

Việc khảo sát du khách cần hướng tới thu thập các thông tin chủ yếusau đây:

bao nhiêu lần

Trang 36

 Chi phí du lịch.

 Thu nhập của du khách và các thông tin khác về giá trị thời gian của họ

mỗi điểm

Từ những thông tin thu được nói trên, có thể xác định mối quan hệ giữa

số lượng chuyến đi và chi phí du lịch cũng như các thông số liên quan khác.Như vậy, mặc dù có các cách tiếp cận khác nhau nhưng cả ZTCM vàITCM đều hướng đến việc xác định giá trị thặng dư của du khách, giá trị dulịch của điểm đến cũng như các nội dung khác Tùy thuộc vào mục tiêunghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra mà người nghiên cứu có thể áp dụng mộttrong các cách tiếp cận nêu trên để có thể thu được các kết quả mong muốn

1.3.6 Phân tích các yếu tố của chi phí du lịch

(i) Chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển là khoản chi phí mà du khách phải chi trả để có thểđến được điểm tham quan tính từ nơi xuất phát Chi phí vận chuyển phụthuộc vào khoảng cách của quãng đường và loại phương tiện được sử dụng.Các nhà nghiên cứu khác nhau đều có cách tiếp cận khác nhau về việc tínhtoán chi phí vận chuyển Theo DeShazo [21], chi phí vận chuyển bao gồmchi phí cho vé tàu hỏa, xe buýt hay máy bay, hoặc chi phí mua xăng dầu vàbảo dưỡng phương tiện Tuy nhiên, Hanley và Spash [30] lại cho rằng chiphí vận chuyển chính là chi phí quãng đường đã đi được, vì vậy cần tínhtoán chi phí vận chuyển tính theo đơn vị ki lô mét hay dặm

Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải [26], trong công trình nghiên cứu vềVườn Quốc gia Cúc Phương áp dụng mức giá 150 đồng/km/người với giả thiết

là phương tiện vận chuyển là xe đi thuê

Trang 37

Du [24] lại đề xuất sử dụng các số liệu thống kê của các cơ quan hữuquan về hành khách để tính toán chi phí vận chuyển

Kramer và các cộng sự [34] áp dụng chi phí vé máy bay khứ hồi từđiểm xuất phát của du khách đến điểm tham quan

Dựa vào các thông tin về phương tiện vận chuyển và điểm xuất phátthu được bằng khảo sát, DeShazo [21] tính toán chi phí vận chuyển của mỗi

cá nhân du khách bằng cách nhân quãng đường với chi phí đơn vị

Còn Tobias và Wiley [37] lại áp dụng chi phí trung bình/km và khoảngcách từ điểm xuất phát đến điểm tham quan để tính chi phí vận chuyển

(ii) Chi phí thời gian

Thời gian được coi là dạng tài nguyên đặc biệt và thường bao gồm chiphí cơ hội, cho nên thời gian cần được xem xét và tính đến trong quá trìnhước tính chi phí du lịch Thực tế, tiền lương phản ánh chi phí cơ hội của thờigian nên nó có thể được sử dụng để tính toán chi phí thời gian Thôngthường các học giả đều cho rằng chi phí thời gian nằm trong khoảng ¼ đến

½ mức lương

(iii) Các chi phí khác

Các chi phí này có thể bao gồm phí vào cửa, tiền thuê hướng dẫn viên,các chi phí phát sinh tại điểm du lịch Đây là những chi phí rất khó tínhtoán một cách chính xác và đầy đủ

1.3.7 Ưu, nhược điểm của TCM

1.3.7.1 Ưu điểm

- Phương pháp chi phí du lịch xác định giá trị của các điểm du lịch mộtcách đầy đủ và chính xác bằng phương thức lượng hóa các thông số định tính

- Phương pháp chi phí du lịch dựa trên các hành vi thực tế, tức những

gì du khách thực sự làm trong chuyến đi của mình

- Phương pháp chi phí du lịch không mất nhiều chi phí để thực hiện

- Các khảo sát thực tế tạo cơ hội tổ chức thực hiện các mẫu nghiên cứulớn trên quy mô rộng

- Dễ dàng giải thích và làm rõ các kết quả của phương pháp chi phí du lịch

Trang 38

- Việc xác định và đo lường chi phí cơ hội về thời gian, hay giá trị củathời gian dành cho du lịch, có thể rất khó khăn Bởi vì khi thời gian dànhcho du lịch có thể dành cho các mục đích khác, thì khi đó thời gian đó có chiphí cơ hội Chi phí này cần được tính vào chi phí du lịch, nếu không giá trịcủa điểm du lịch sẽ không được đánh giá đầy đủ.

- Các điểm du lịch thay thế cũng có ảnh hưởng đến giá trị xác địnhđược Ví dụ, nếu hai người cùng đi du lịch với khoảng cách bằng nhau, thì

họ được coi là có giá trị như nhau Tuy nhiên, nếu một người có một vàiđiểm du lịch thay thế nhưng ưa thích điểm du lịch này hơn, thì rõ ràng trênthực tế giá trị của người này phải cao hơn

- Việc phỏng vấn du khách tại điểm du lịch có thể không khách quan

do ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố chủ quan và khách quan

- Để thiết lập được hàm cầu, cần phải có sự khác biệt rõ ràng về quãngđường đi du lịch ảnh hưởng đến chi phí du lịch và sự khác biệt về chi phí dulịch ảnh hưởng đến số lượng chuyến đi

- Phương pháp chi phí du lịch bị hạn chế về khả năng áp dụng vì nó đòihỏi sự tham gia của người sử dụng Phương pháp chi phí du lịch không thểđược áp dụng để phân bổ giá trị cho các đặc điểm môi trường và các chứcnăng mà người sử dụng thấy không có giá trị Đặc biệt, không thể áp dụngphương pháp chi phí du lịch cho các giá trị phi sử dụng

- Như mọi phương pháp thống kê khác, kết quả thu được củaphương pháp chi phí du lịch có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố nhưviệc lựa chọn loại hàm để thiết lập đường cầu, lựa chọn phương phápước tính và lựa chọn các biến số của hàm

Trang 39

1.4 Phương pháp CVM

1.4.1 Khái niệm

Như trên đã phân tích, việc xác định giá trị của các hàng hóa phi thịtrường thu hút sự quan tâm rất lớn của các học giả thuộc các lĩnh vực khácnhau trên thế giới do sự gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của các loạihàng hóa phi thị trường đó và sự không chính xác phát sinh trong quá trìnhtính toán giá trị của chúng Điều đó đòi hỏi phải có một phương pháp đánhgiá phù hợp để từ đó có thể xây dựng các cơ chế chính sách tối ưu Phươngpháp đánh giá ngẫu nhiên là một trong số những phương pháp được sử dụngrộng rãi nhất trong việc tính toán giá trị của các loại hàng hóa phi thị trường

Đánh giá ngẫu nhiên được hiểu là phương pháp ước tính giá trị mà một người gán cho một loại sản phẩm nào đó, bằng cách bỏ qua giá thị trường và hỏi thẳng người tiêu dùng về mức sẵn sàng chi trả.

1.4.2 Nội dung phương pháp

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên đã chứng tỏ tính hiệu quả của mìnhtrong việc xác định giá trị của một số loại hàng hóa phi thị trường Hiện naynhiều tổ chức lớn trên thế giới như Ngân hàng Thế giới và Cục phát triển quốc

tế của Hoa Kỳ đang dành sự quan tâm đặc biệt đến phương pháp này như mộtphương tiện để đánh giá nhu cầu đối với các dịch vụ vệ sinh, các cải thiện vềnguồn nước cũng như lợi ích của việc hình thành các Vườn quốc gia… Tronglĩnh vực du lịch và lữ hành, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên đặc biệt manglại hiệu quả khi được thực hiện cùng với các phương pháp khác, như phươngpháp chi phí du lịch Về cơ bản, quy trình thực hiện CVM như sau:

- Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi cần được thiết kế sao cho có thể thu thập được thông tin về

du khách một cách đầy đủ và chính xác, bao gồm các thông tin về đặc điểmkinh tế - xã hội của du khách như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghềnghiệp, thu nhập… Ngoài ra, bảng hỏi cần được thiết kế với cấu trúc rõ

Trang 40

ràng, có phần mở đầu nêu rõ mục tiêu nghiên cứu, sự cam kết về tính bảomật của các thông tin mà du khách cung cấp Thông thường, các bảng hỏicần có các câu hỏi mang tính chất “làm nóng” nhằm làm cho người được hỏicảm thấy hứng thú và thoải mái khi trả lời các câu hỏi Ngoài ra, các câu hỏicần rõ ràng, xúc tích, các đáp án đưa ra phải đầy đủ, chính xác và có sự cânđối về tỷ lệ các câu hỏi mở và các câu hỏi đóng trong cùng một bảng hỏi.

- Phỏng vấn và thu thập số liệu

Bảng hỏi có thể được thực hiện trực tiếp giữa người phỏng vấn vàngười được hỏi hay được gửi qua bưu điện, hoặc tiến hành phỏng vấn quađiện thoại… Mỗi hình thức có những ưu và nhược điểm nhất định nhưngmột điều cần lưu ý chung là bất kể các thông tin thu thập được dưới bất kìhình thức nào, thì phương thức thu thập thông tin phải đảm bảo tính kháchquan của các phản hồi thu được từ phía du khách

- Phân tích và xử lí số liệu

Các số liệu thu được sẽ được tổng hợp và phân tích theo các tiêu chí và mụctiêu nghiên cứu đã đề ra, từ đó đưa ra các kết luận về các vấn đề nghiên cứu

1.4.3 Ý nghĩa của phương pháp

- Đánh giá ngẫu nhiên với nội dung cơ bản là đưa ra các câu hỏi trựctiếp về du khách như sự lựa chọn chuyến đi, thu nhập, tiêu dùng tại điểm dulịch và các đặc điểm cá nhân khác nên có ưu điểm là thu được những thôngtin trực tiếp từ du khách, do đó mang tính chính xác và độ tin cậy cao

- Về mặt thời gian thực hiện, phương pháp này không tốn nhiều thờigian do tập trung vào số du khách tại một điểm du lịch nhất định được chọnnghiên cứu

- Hơn nữa, với lượng thông tin đa dạng và chính xác thu được từ dukhách, nhưng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên lại không mất nhiều chi phí

để thực hiện Các chi phí của phương pháp này chủ yếu là các chi phí điền

dã và các chi phí liên quan đến thiết kế và thực hiện bảng hỏi Do đóphương pháp này rất phù hợp với những nghiên cứu độc lập của các học giả,các nhà nghiên cứu cũng như của các tổ chức nghiên cứu, kinh doanh vớitiềm lực tài chính không lớn

Ngày đăng: 22/07/2014, 14:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Trương Quang Hải, Nguyễn Thị Hải, Kinh tế môi trường, Nxb.ĐHQGHN, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế môi trường
Nhà XB: Nxb.ĐHQGHN
[2] Vũ Đăng Khoa, Bước đầu đánh giá lợi ích của Vườn quốc gia Ba Vì theo phương pháp du lịch phí, Chuyên đề tốt nghiệp – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu đánh giá lợi ích của Vườn quốc gia Ba Vìtheo phương pháp du lịch phí
[3] Đào Văn Khương, Bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Cúc Phương, Nxb. Nông nghiệp, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Cúc Phương
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
[4] Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ, Tính đa dạng thực vật ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, Nxb. Nông nghiệp, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính đa dạngthực vật ở Vườn Quốc gia Cúc Phương
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
[5] Nguyễn Thị Sơn, Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển DLST, Luận án Tiến sĩ, Bản lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển DLST
[6] Trần Võ Hùng Sơn và Phạm Khánh Nam, Ứng dụng phương pháp chi phí du lịch phân tích giá trị giả trí của cụm đảo San hô Hòn Mun, tỉnh Khánh Hòa, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng phương pháp chiphí du lịch phân tích giá trị giả trí của cụm đảo San hô Hòn Mun, tỉnhKhánh Hòa
[7] Lê Văn Tấc, Trần Quang Chức, Danh mục thực vật Cúc Phương, Nxb.Nông Nghiệp, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục thực vật Cúc Phương
Nhà XB: Nxb.Nông Nghiệp
[8] Nguyễn Bá Thụ, Nghiên cứu tính đa dạng ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, Luận án Tiến sĩ, Bản lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tính đa dạng ở Vườn Quốc gia CúcPhương
[9] Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2007, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám Thống kê 2007
Nhà XB: Nxb. Thống kê
[10] Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Sử dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan của Vườn quốc gia Ba Bể và khu du lịch Hồ Thác Bà, Vườn quốc gia Ba Bể, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phươngpháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan của Vườn quốc giaBa Bể và khu du lịch Hồ Thác Bà
[11] Bùi Thị Hải Yến, Quy hoạch du lịch, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch du lịch
Nhà XB: Nxb. Giáo Dục
[12] Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội, 2007.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên du lịch
Nhà XB: Nxb. GiáoDục
[13] Arrow K. J. and E. L. Lehmann, Harold Hotelling – A biographical Memoir, The National Academies Press, Washington D.C, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Harold Hotelling – A biographicalMemoir
[14] Boontho Chutarat, An economic evaluation of Phu Kradueng National Park, Proceedings of World Academy of Science, Engineering and Technology, Vol. 29, May 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An economic evaluation of Phu Kradueng NationalPark
[15] Brown, W. G, Singh A. and Castle E. N., An Economic Valuation of the Oregon Salmon and Steelhead Sport Fishery, Technical Bulletin No Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Economic Valuation ofthe Oregon Salmon and Steelhead Sport Fishery
[16] Brown G. Williams, Colin Surhos, Bih Lian Chou Yang and Richards G. Jack, Using Individual Observations to estimate Recreation Demand: A caution, American Journal of Agricultural Economics,Vol. 6, No. 1, Feb. 1983, p154 – 157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Using Individual Observations to estimateRecreation Demand: A caution
[17] Cesario, H.S.J, Collected Essays on the Economics of Coral Reefs, CORDIO (Coral Degradation in the Indian Ocean), Sweden, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Collected Essays on the Economics of Coral Reefs
[18] Clawson Marion, Methods for Measuring the Demand for and Value of Outdoor Recreation, Reprint No. 10. Washington, DC, 1959 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Methods for Measuring the Demand for and Value ofOutdoor Recreation
[19] Clawson Marion, and Jack Knetsch, Economics of Outdoor Recreation, Baltimore, Johns Hopkins University Press, 1966 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economics of Outdoor Recreation
[20] Deaton, A. S. and Muellebauer, J., Economics and Consumer Behavior, Cambridge University Press, Cambridge, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economics and Consumer Behavior

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT (Trang 6)
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu tại Vườn quốc gia Ba Bể Lượng khách trung bình (người/năm) 19.500 Chi phí du lịch trung bình (đồng/người) 128.260 – 629.000 Tổng giá trị cảnh quan (đồng/năm) 1.552.611.000 Giá trị cảnh quan trung bình (đồng/ha) 209.72 - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu tại Vườn quốc gia Ba Bể Lượng khách trung bình (người/năm) 19.500 Chi phí du lịch trung bình (đồng/người) 128.260 – 629.000 Tổng giá trị cảnh quan (đồng/năm) 1.552.611.000 Giá trị cảnh quan trung bình (đồng/ha) 209.72 (Trang 29)
Hình 1.1. Các bước thực hiện TCM 1.3.5. ZTCM và ITCM - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
Hình 1.1. Các bước thực hiện TCM 1.3.5. ZTCM và ITCM (Trang 31)
Bảng 2.1.  Sự phân bố các taxon trong ngành của hệ thực vật Cúc Phương - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
Bảng 2.1. Sự phân bố các taxon trong ngành của hệ thực vật Cúc Phương (Trang 45)
Bảng 2.2. Khu hệ động vật có xương sống - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
Bảng 2.2. Khu hệ động vật có xương sống (Trang 48)
Bảng 2.3.  Đa dạng thành phần loài động vật có xương sống - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
Bảng 2.3. Đa dạng thành phần loài động vật có xương sống (Trang 48)
Hình 2.1. Bản đồ du lịch Vườn Quốc gia Cúc Phương - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
Hình 2.1. Bản đồ du lịch Vườn Quốc gia Cúc Phương (Trang 53)
Hình 2.2. Số lượng khách du lịch đến Cúc Phương giai đoạn 1997 - 2007 - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
Hình 2.2. Số lượng khách du lịch đến Cúc Phương giai đoạn 1997 - 2007 (Trang 58)
Bảng 3.1.  Các đới du lịch Đới Khoảng - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
Bảng 3.1. Các đới du lịch Đới Khoảng (Trang 64)
Bảng 3.2. Số lần đi du lịch theo các đới                     Số lần - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
Bảng 3.2. Số lần đi du lịch theo các đới Số lần (Trang 65)
Bảng 3.4. Số người trong đoàn theo các đới Đới Tổng số người Trung bình - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
Bảng 3.4. Số người trong đoàn theo các đới Đới Tổng số người Trung bình (Trang 66)
Bảng 3.10. Tỷ lệ du khách nội địa đến Cúc Phương theo các đới - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
Bảng 3.10. Tỷ lệ du khách nội địa đến Cúc Phương theo các đới (Trang 69)
Bảng 3.11. Tỷ lệ khách nội địa/nghìn dân của các đới - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
Bảng 3.11. Tỷ lệ khách nội địa/nghìn dân của các đới (Trang 69)
Bảng 3.12. Mức chi tiêu của khách nội địa theo các đới Mức chi tiêu - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
Bảng 3.12. Mức chi tiêu của khách nội địa theo các đới Mức chi tiêu (Trang 72)
Bảng 3.13. Tổng hợp tiêu dùng du lịch - xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008
Bảng 3.13. Tổng hợp tiêu dùng du lịch (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w