Bảng 3.17. Thặng dư tiêu dùng theo các đới Bảng 3.18. Tổng hợp giá trị giải trí của Vườn Quốc gia Cúc Phương

Một phần của tài liệu xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008 (Trang 74 - 76)

của du khách đến Cúc Phương thuộc mỗi đới khác nhau. Giá trị này thường được coi là giá trị thặng dư của mỗi lần du lịch. Do vậy, từ số lượng khách đi du lịch trong năm của mỗi đới, có thể ước tính được giá trị thặng dư của khách du lịch ở mỗi đới.

Tổng giá trị thặng dư của du khách ở các đới chính là giá trị thặng dư của toàn bộ du khách tới Cúc Phương.

Tính toán phần diện tích bên dưới đường cầu, ta được kết quả trong bảng 3.17:

Bảng 3.17. Thặng dư tiêu dùng theo các đới

Đới Số lượng khách CSi (nghìn VND)

1 3.434 4.462.054 2 24.612 20.806.150 3 18.888 601.032 4 9.730 390.069 5 8.586 388.698 6 9.158 716.344

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.18. Tổng hợp giá trị giải trí của Vườn Quốc gia Cúc Phương

Đới Thặng dư tiêu dùng (nghìn VND) Chi tiêu (nghìn VND)

1 4.462.054 1.158.975 2 20.806.150 8.345.901 3 601.032 8.660.577 4 390.069 8.889.357 5 388.698 9.136.935 6 716.344 9.572.972 Tổng 27.364.347 45.764.716

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Như vậy, tổng chi tiêu của du khách đến Cúc Phương năm 2007 là 45.764.716.000 Đồng. Với giá trị thặng dư tiêu dùng là 27.364.347.000 Đồng, năm 2007, giá trị giải trí của Vườn Quốc gia Cúc Phương đạt 73.129.063.000 Đồng.

3.5. Mức độ sẵn sàng đóng góp của du khách

Việc áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên có thể mang lại các thông tin và dữ liệu vô cùng quan trọng cho quá trình ra quyết định đầu tư

cũng như thực hiện các nỗ lực bảo tồn bởi nó phản ánh thái độ của du khách đối với các dự án đầu tư hay các nỗ lực bảo tồn đó. Hơn nữa, thông qua các thông tin về mức độ sẵn sàng đóng góp của du khách, chúng ta còn có thể rút ra những kết luận quan trọng về các đặc điểm kinh tế xã hội của du khách trong mối tương quan với mức đóng góp của họ.

Tỷ lệ giữa số du khách nội địa sẵn sàng đóng góp và số du khách không sẵn sàng đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn Vườn Quốc gia Cúc Phương được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 3.19. Tỷ lệ du khách nội địa sẵn sàng đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn

Mức sẵn sàng Số lượng khách Tỷ lệ (%)

97 74,62

Không 33 25,38

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Chúng ta nhận thấy rằng có sự chênh lệch tương đối lớn giữa số khách đồng ý đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn của Vườn Quốc gia Cúc Phương và số khách chưa sẵn sàng đóng góp. Khoảng 2/3 số du khách được hỏi sẵn sàng đóng góp theo các mức độ khác nhau. Bảng tỷ lệ du khách sẵn sàng đóng góp theo các đới dưới đây cho thấy rằng đới 2 có nhiều khách sẵn sàng đóng góp nhất cho các nỗ lực bảo tồn vì đây là đới có nhiều tỉnh, thành phố lớn và đông dân với mức sống tương đối cao so với cả nước, đồng thời phần lớn trong số đó có trình độ Đại học và sau Đại học, do đó mức thu nhập và ý thức bảo vệ tài nguyên của họ thường cao hơn các đới khác. Số du khách sẵn sàng đóng góp ở các đới còn lại chiếm tỷ lệ không lớn.

Bảng 3.20. Tỷ lệ du khách nội địa sẵn sàng đóng góp theo các đới

Một phần của tài liệu xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài NGUYÊN DU LỊCH của vườn QUỐC GIA cúc PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM và CVM LUẬN văn THẠC sỹ DU LỊCH học năm 2008 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w