ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- TRƯƠNG VĂN ĐẠO XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM VÀ CVM LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC Hà Nội, 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- TRƯƠNG VĂN ĐẠO XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM VÀ CVM Chuyên ngành: Du lịch học (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐỨC THANH Hà Nội, 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình hay tài liệu nào. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Học viên Trương Văn Đạo LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên trong suốt quá trình học tập, cũng như trong thời gian thực hiện và hoàn thiện Luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là Ban quản lí Vườn Quốc gia Cúc Phương đã giúp tôi có được những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về Vườn quốc gia, đặc biệt là trong giai đoạn thực địa và khảo sát tại Vườn. Bên cạnh đó, tôi hết sức biết ơn và trân trọng những ý kiến nhận xét quý báu và những góp ý chân thành của các bạn học viên trong và ngoài Khoa Du lịch học. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Đức Thanh không chỉ đã dành nhiều thời gian và tâm huyết giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn, mà còn là người tận tình hướng dẫn tôi trong cả quá trình học tập ở bậc Đại học. Học viên MỤC LỤC BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC BIỂU BẢNG 5 DANH MỤC HÌNH VẼ 7 MỞ ĐẦU 8 1. Lí do chọn đề tài 8 2. Mục tiêu nghiên cứu 10 3. Phạm vi nghiên cứu 10 4. Phương pháp nghiên cứu 10 5. Cấu trúc của Luận văn 11 NỘI DUNG 12 CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ TCM VÀ CVM 13 1.1. Các quan điểm và phương pháp định giá môi trường 13 1.2. Lược sử nghiên cứu TCM và CVM 19 1.2.1. Trên thế giới 19 1.2.2. Ở Việt Nam 25 1.3. Nội dung phương pháp TCM 28 1.3.1. Khái niệm 28 1.3.2. Cơ sở của phương pháp 28 1.3.3. Nội dung phương pháp luận 28 1.3.4. Các bước thực hiện 29 1.3.5. ZTCM và ITCM 29 1.3.5.1. ZTCM 30 1.3.5.2. ITCM 31 1.3.6. Phân tích các yếu tố của chi phí du lịch 32 1.3.7. Ưu, nhược điểm của TCM 33 1.3.7.1. Ưu điểm 33 1.3.7.2. Nhược điểm 34 1.4. Phương pháp CVM 35 1.4.1. Khái niệm 35 1.4.2. Nội dung phương pháp 35 1.4.3. Ý nghĩa của phương pháp 36 1.4.4. Những khó khăn trong việc ứng dụng CVM 37 Tiểu kết chương 1 38 CHƯƠNG 2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG 39 2.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên Vườn Quốc gia Cúc Phương 39 2.1.1. Vị trí địa lí 39 2.1.2. Địa hình 40 2.1.3. Khí hậu 41 2.1.4. Hệ thực vật 42 2.1.5. Hệ động vật 45 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 47 2.2.1. Dân cư 47 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 47 2.2.2.1. Động người xưa 47 2.2.2.2. Bản Mường 48 2.2.2.3. Hang Con Moong 48 2.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và nguồn nhân lực du lịch 49 2.3.1. Hệ thống giao thông 49 2.3.2. Cơ sở lưu trú 49 2.3.3. Dịch vụ du lịch 49 2.3.4. Nguồn nhân lực 50 2.4. Hiện trạng khai thác và bảo tồn các tài nguyên du lịch 50 2.4.1. Các hoạt động du lịch 50 2.4.2. Các tuyến điểm tham quan 52 2.4.3. Khách du lịch 55 2.4.4. Các nỗ lực bảo tồn 56 Tiểu kết chương 2 59 CHƯƠNG 3. ĐỊNH LƯỢNG GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG 60 3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của khách du lịch 62 3.2. Chi phí du lịch 68 3.3. Cầu du lịch của Vườn Quốc gia Cúc Phương 72 3.4. Lợi ích du lịch và giá trị thặng dư của du khách nội địa tới Vườn Quốc gia Cúc Phương 73 3.5. Mức độ sẵn sàng đóng góp của du khách 75 Tiểu kết chương 3 80 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 90
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN -
TRƯƠNG VĂN ĐẠO
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM VÀ CVM
LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC
Trang 2Hà Nội, 2008
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN -
TRƯƠNG VĂN ĐẠO
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
Trang 4Hà Nội, 2008
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình hay tài liệu nào Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Học viên
Trương Văn Đạo
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên trong suốt quá trình học tập, cũng như trong thời gian thực hiện và hoàn thiện Luận văn này
Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là Ban quản lí Vườn Quốc gia Cúc Phương đã giúp tôi có được những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về Vườn quốc gia, đặc biệt là trong giai đoạn thực địa và khảo sát tại Vườn
Bên cạnh đó, tôi hết sức biết ơn và trân trọng những ý kiến nhận xét quý báu và những góp ý chân thành của các bạn học viên trong và ngoài Khoa Du lịch học
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Đức Thanh không chỉ đã dành nhiều thời gian và tâm huyết giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn, mà còn là người tận tình hướng dẫn tôi trong cả quá trình học tập ở bậc Đại học
Học viên
Trang 7MỤC LỤC
Trang 8BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT
CS : Thặng dư tiêu dùng (Consumer surplus)
CVM: Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent
Valuation Method)
ITCM: Phương pháp chi phí du lịch tính theo cá nhân
du khách (Individual Travel Cost Method)
TC : Chi phí du lịch (Travel Cost)
TCM: Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost
Method)
UNWTO: Tổ chức Du lịch Thế giới (United Nations
World Tourism Organization)
VR: Tần suất du lịch (Visitation rate)
WTP: Sẵn sàng chi trả (Willingness to pay)
WTA: Sẵn sàng chấp nhận (Willingness to accept)
ZTCM: Phương pháp chi phí du lịch theo vùng (Zonal
Travel Cost Method)
Trang 9DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu tại Vườn quốc gia Ba Bể
27
Bảng 1.2 Tổng hợp kết quả nghiên cứu tại hồ Thác Bà 27
Bảng 2.1 Sự phân bố các taxon trong ngành của hệ thực vật Cúc Phương 43
Bảng 2.2 Khu hệ động vật có xương sống 46
Bảng 2.3 Đa dạng thành phần loài động vật có xương sống 46
Bảng 3.1 Đặc điểm của các đới du lịch 62
Bảng 3.2 Số lần đi du lịch theo các đới 63
Bảng 3.3 Độ dài chuyến đi theo các đới 63
Bảng 3.4 Số người trong đoàn theo các đới 64
Bảng 3.5 Phân loại khách nội địa theo mục đích chuyến đi .65
Bảng 3.6 Phân loại khách nội địa theo giới tính 65
Bảng 3.7 Phân loại khách nội địa theo độ tuổi 66
Bảng 3.8 Phân loại khách nội địa theo trình độ học vấn .66
Bảng 3.9 Phân loại khách nội địa theo tình trạng hôn nhân 67
Bảng 3.10 Tỷ lệ du khách nội địa đến Cúc Phương theo các đới 67 Bảng 3.11 Tỷ lệ khách nội địa/nghìn dân của các đới 68
Bảng 3.12 Mức chi tiêu theo các đới 70
Bảng 3.13 Tổng hợp tiêu dùng du lịch và tỷ lệ khách nội địa theo đới 71
Trang 10Bảng 3.14 Tổng hợp thu nhập và tỷ lệ khách nội địa theo các đới .71Bảng 3.15 Tổng hợp chi phí du lịch và tỷ lệ khách nội địa theo các đới 72Bảng 3.16 Tương quan giữa VR và TC 72Bảng 3.17 Thặng dư tiêu dùng theo các đới 74Bảng 3.18 Tổng hợp giá trị giải trí của Vườn Quốc gia Cúc
Phương 74Bảng 3.19 Tỷ lệ du khách nội địa sẵn sàng đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn 75Bảng 3.20 Tỷ lệ du khách nội địa sẵn sàng đóng góp theo các đới 76Bảng 3.21 Mức đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn Vườn Quốc gia Cúc Phương 76Bảng 3.22 Mức đóng góp theo các đới 77Bảng 3.23 Nguyên nhân du khách nội địa không sẵn sàng đóng góp 77Bảng 3.24 Mức độ sẵn sàng đóng góp của du khách nước ngoài 78Bảng 3.25 Mức đóng góp của du khách nước ngoài cho các nỗ lực bảo tồn Vườn Quốc gia Cúc Phương 78Bảng 3.26 Nguyên nhân du khách nước ngoài không sẵn sàng đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn Vườn Quốc gia Cúc Phương 79
Trang 11DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Các bước thực hiện TCM 29
Hình 2.1 Bản đồ du lịch Vườn Quốc gia Cúc Phương 51
Hình 2.2 Số lượng khách du lịch đến Cúc Phương giai đoạn 1997 -
2007 56Hình 3.1 Tương quan giữa chi phí du lịch và số lượng khách 73
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay, du lịch được coi là một nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận lớn dân cư ở nhiều quốc gia trên thế giới và là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sống của con người Đặc biệt trong những năm gần đây, do sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và lực lượng lao động trên phạm vi toàn thế giới đã làm cho năng suất lao động được tăng lên, thời gian rảnh rỗi nhiều hơn, các chế độ phúc lợi xã hội cho người lao động được cải thiện đáng kể… Tất cả những điều đó đã giải phóng con người khỏi nơi sinh sống và làm việc thường xuyên để đi du lịch, trải nghiệm những vẻ đẹp độc đáo của các điểm du lịch Điều đó được chứng minh bởi số lượng du khách quốc tế đã và đang tăng lên nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu
Du lịch, trước hết trong bản chất vốn có của nó, là một hiện tượng xã hội Tuy nhiên, du lịch còn được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia Du lịch là ngành kinh tế mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, bởi sự phát triển của du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của rất nhiều các ngành khác Chính vì tính chất phức tạp của hoạt động du lịch và lữ hành nên sự đóng góp của du lịch nói chung đối với các nền kinh tế quốc dân cũng như giá trị đích thực của các điểm du lịch và chi phí thực tế mà
du khách phải trả cho chuyến đi cũng chưa được đánh giá một
Trang 13cách chính xác Điều đó, ở một góc độ nào đó, đã làm giảm đáng kể giá trị du lịch của không ít các điểm đến Hơn nữa, khi giá trị thực tế của các điểm du lịch không được đánh giá một cách đúng đắn, các nỗ lực bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch đó cũng thật khó để thực hiện, và cũng không dễ dàng thuyết phục du khách cũng như những người được hưởng lợi từ việc khai thác các tài nguyên du lịch tham gia đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn đó
Năm 1947, trong một bức thư ngắn gửi Giám đốc Cục bảo tồn các Vườn quốc gia ở Mỹ, nhà toán học, kinh tế học và thống kê học người Mỹ Harold Hotelling (1895 - 1973) đã đề xuất áp dụng một phương pháp có tên là Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method) nhằm đánh giá đầy đủ và chính xác hơn giá trị du lịch của các điểm du lịch Tuy nhiên, vào thời điểm đó, những ý tưởng của ông đã không được đánh giá một cách đúng đắn cho đến những năm 60 của thế kỷ 20 với sự đóng góp to lớn của Jack Clawson và Marion Knetsch trong việc hoàn thiện và áp dụng phổ biến phương pháp này kết hợp với Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) Cho đến nay, TCM và CVM đã và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới để đánh giá đúng đắn giá trị của các khu du lịch như các Vườn quốc gia, các hồ và các khu vực công cộng khác, nơi có rất nhiều các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức
Trang 14Ở Việt Nam, TCM và CVM đã bước đầu được nghiên cứu và giới thiệu vào khoảng những năm 90 của thế kỷ 20 Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này vẫn còn rất hạn chế Và cho đến nay có thể nói rằng TCM và CVM vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và hoàn chỉnh về cả nội dung phương pháp luận cũng như phương thức áp dụng
Nhận thức được ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn của việc áp dụng Phương pháp chi phí du lịch và Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên trong việc xác định một cách đúng đắn giá trị du lịch của các điểm tham quan, từ đó giúp cho công tác quy hoạch và quản lí du lịch được thực hiện có hiệu quả hơn, đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận và phương pháp luận của các phương pháp TCM và CVM và bước đầu áp dụng vào việc xác định giá trị
du lịch của Vườn Quốc gia Cúc Phương
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của phương pháp chi phí du lịch và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
- Mô tả nội dung phương pháp luận của phương pháp chi phí du lịch và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
- Xác định giá trị du lịch của Vườn Quốc gia Cúc Phương bằng cách áp dụng phương pháp chi phí du lịch kết hợp với phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Trang 15- Đưa ra các khuyến nghị nhằm áp dụng một cách rộng rãi các phương pháp nói trên vào việc xác định giá trị thực tế của các điểm du lịch nói chung
du lịch được khai thác và những lợi ích du khách mang lại cho Vườn cũng như cộng đồng địa phương
- Về mặt thời gian, nội dung phương pháp luận của Phương pháp chi phí du lịch được nghiên cứu trong suốt quá trình hình thành và phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Với các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu nêu trên, đề tài luận văn có sử dụng các phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Về mặt phương pháp luận, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng như một kim chỉ nam trong suốt quá trình nghiên cứu Theo đó, các vấn đề trình bày trong luận văn
Trang 16được nghiên cứu trong quá trình vận động và phát triển trong mối quan hệ tác động với các vấn đề và mục tiêu nghiên cứu khác, cũng như trong sự phát triển của hoạt động du lịch trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Ngoài ra, do bản chất vốn có của
nó, du lịch là một hệ thống trong đó các thành tố của hệ thống có mối tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau và có mối tương tác với các hệ thống kinh tế - xã hội khác Do vậy quan điểm hệ thống
và phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng xuyên suốt trong quá trình phân tích các vấn đề nghiên cứu của Luận văn Ngoài ra, các vấn đề nghiên cứu của Luận văn được phân tích, làm rõ hơn nhờ có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã được công bố rộng rãi
Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được sử dụng trong quá trình thực hiện các mục tiêu nghiên cứu mà Luận văn đã đặt ra: phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp khảo sát thực địa; các phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và các phương pháp xã hội học…
5 Cấu trúc của Luận văn
Với mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu nêu trên, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài Luận văn bao gồm những nội dung chính sau đây:
Chương 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ TCM VÀ CVM
Chương 2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
Trang 17Chương 3 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TCM VÀ CVM
Nhận thức được rằng đây là một vấn đề khá mới mẻ và phức tạp, đòi hỏi quá trình nghiên cứu lâu dài và toàn diện Tuy nhiên, do khó khăn về nhiều mặt, cho nên chắc chắn có nhiều nội dung chưa được phân tích một cách thấu đáo và triệt để, cũng như còn không ít vấn đề mà học viên chưa đi tới Với thái độ nghiêm túc và tinh thần cầu thị, học viên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các thầy cô giáo trong và ngoài khoa cũng như của các bạn học viên gần xa
NỘI DUNG
Trang 18Chương 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ TCM VÀ CVM
Trong thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu du lịch và lữ hành ở nhiều quốc gia trên thế giới đã nhấn mạnh đến vai trò của các phương pháp chi phí du lịch và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên trong việc xác định giá trị du lịch của các điểm du lịch như các Vườn quốc gia, các hồ nước, các khu vực công cộng mà ở những nơi đó có tổ chức các hoạt động du lịch và giải trí Xuất hiện lần đầu tiên từ những năm 50 của thế kỷ thứ 20, cho đến nay TCM và CVM đã và đang được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới Chương dưới đây trình bày khái quát nội dung của các phương pháp và quan điểm định giá môi trường, lược sử nghiên cứu TCM và CVM, nội dung phương pháp luận và ý nghĩa của việc áp dụng các phương pháp này trong lĩnh vực du lịch và lữ hành
1.1 Các quan điểm và phương pháp định giá môi trường
Từ góc độ kinh tế học, thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán giữa người bán và người mua về một loại hàng hóa, dịch vụ nào
đó Và trên thị trường, tất cả các hàng hóa và dịch vụ đều phải tuân theo quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh,… Khi xuất hiện trên thị trường, các hàng hóa và dịch vụ được trao đổi, mua bán với các mức giá khác nhau do các điều kiện thị trường cụ thể, cũng như do giá trị và giá trị sử dụng của các hàng hóa và dịch vụ đó
Trang 19quy định Như vậy, có thể nói rằng thị trường là cơ sở, là thước đo để xác định giá hay giá trị của một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đều có thể dễ dàng xác định giá trị thông qua giá cả trên thị trường Một mặt là do tính phức tạp cố hữu của các thành phần tạo nên các sản phẩm hay dịch vụ đó Mặt khác, giá trị đích thực của sản phẩm hay dịch vụ không nhất thiết phải nằm trong chính sản phẩm đó, mà có thể do tầm quan trọng của chúng đối với một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể hay sự tác động của chúng đối với các sản phẩm, dịch vụ khác hay đối với người tiêu dùng Điều này
dễ dàng nhận thấy đối với các sản phẩm và dịch vụ du lịch, các hàng hóa và dịch vụ môi trường Đây là những sản phẩm và dịch
vụ được tạo nên bởi rất nhiều thành tố khác nhau, rất nhiều ngành nghề khác nhau, và đặc biệt, phần lớn trong số đó được đặc trưng bởi tính công cộng trong quá trình sử dụng, nên thật khó để áp dụng các quan điểm và phương pháp định giá hàng hóa thị trường đối với các sản phẩm và dịch vụ nói trên
Trong thời gian gần đây, khi định giá một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó, các nhà hoạch định chính sách ngày càng chú trọng đến khía cạnh môi trường, bên cạnh lợi ích kinh tế của sản phẩm Vậy đối với các hàng hóa và dịch vụ phi thị trường, điều cần thiết là cần gán cho chúng một mức giá nào đó Do đó, trong những năm qua, việc định giá các hàng hóa phi thị trường đã trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
Trang 20trong và ngoài nước do sự ý thức ngày càng cao về ý nghĩa xã hội quan trọng của các hàng hóa đó cũng như sự thiếu chính xác trong quá trình tính toán giá trị mà các hàng hóa phi thị trường thực sự mang lại Chính vì lẽ đó, một số quan điểm và phương pháp định giá hàng hóa phi thị trường đã được đưa ra bởi một số nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách ở nhiều lĩnh vực của đời sống kinh
tế - xã hội
Trên thực tế, có khá nhiều quan điểm và phương pháp xác định giá trị tiền tệ của các hàng hóa phi thị trường
i) Quan điểm hàng hóa liên quan
Như chúng ta đã biết, một loại hàng hóa hay dịch vụ phi thị trường có thể liên quan đến một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó hiện có trên thị trường Do đó giá trị của các loại hàng hóa phi thị trường này có thể được xác định bằng cách sử dụng các thông tin
về các mối liên quan và giá cả trên thị trường Theo đó, có thể áp dụng các phương pháp định giá sau:
• Phương pháp trao đổi
Cơ sở của phương pháp trao đổi là xác định giá trị của loại hàng hóa phi thị trường thông qua giá của loại hàng hóa thị trường
có thể trao đổi tương đương Phương pháp này chủ yếu được áp dụng ở các nước đang phát triển, nơi còn diễn ra phổ biến phương thức trao đổi hàng – hàng Hơn nữa, sử dụng phương pháp này cần tính đến những thói quen, phong tục tập quán địa phương, đặc biệt
là các đơn vị trao đổi và giá cả của hàng hóa…
Trang 21• Phương pháp thay thế trực tiếp
Phương pháp này ước tính giá trị của hàng hóa và dịch vụ phi thị trường theo giá cả của hàng hóa và dịch vụ thay thế trong những điều kiện tương đương Có hai trường hợp có thể xảy ra Thứ nhất, nếu hàng hóa được thay thế hoàn hảo thì giá trị kinh tế của chúng sẽ như nhau Thứ hai, nếu hàng hóa được thay thế không hoàn hảo thì giá trị của hàng hóa thị trường chỉ có ý nghĩa đại diện cho hàng hóa phi thị trường Trong nhiều trường hợp có thể làm sai lệch giá trị thực tế của hàng hóa và dịch vụ phi thị trường
ii) Quan điểm thị trường quy ước
Quan điểm thị trường quy ước đánh giá thẳng sự biến đổi môi trường bằng cách quan sát sự thay đổi vật lý của môi trường
và ước tính mức độ thiệt hại mà sự biến đổi đó gây nên theo giá
cả của hàng hóa thị trường như mưa đá làm phá hại hoa màu, cây trồng trên đất hay hiện tượng sương giá kéo dài làm ảnh hưởng không chỉ đến cây trồng mà còn cả đối với nhiều loại vật nuôi khác
Theo quan điểm thị trường quy ước, có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng:
• Phương pháp liều lượng – đáp ứng
Phương pháp này đo lường tác động của sự biến đổi môi trường vật lý đối với người chịu ảnh hưởng như ảnh hưởng của
Trang 22mưa axit đối với sự ăn mòn nguyên vật liệu, trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng… Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong các điều kiện sau: sự biến đổi của môi trường vật lý có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm hay dịch vụ; ảnh hưởng của môi trường là đáng kể và rõ ràng, có thể quan sát và đo lường được; thị trường phải được vận hành tốt và giá cả hàng hóa phản ánh đúng giá trị kinh tế
• Phương pháp tài sản con người
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các trường hợp xác định chi phí do ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây nên các loại bệnh tật, ốm đau, sức lao động giảm sút…
• Phương pháp hàm sản xuất
Nếu coi các yếu tố môi trường như nước, không khí, đất đai là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thì khi một hoặc một số các yếu tố môi trường nói trên thay đổi thì quá trình sản xuất cũng
bị tác động, hay nói cách khác, sản phẩm đầu ra cũng thay đổi Phương pháp hàm sản xuất liên hệ các yếu tố đầu vào môi trường với đầu ra và đánh giá sự biến đổi ở đầu ra với tư cách là kết quả của sự biến đổi các yếu tố đầu vào
iii) Phương pháp dùng chi phí để đánh giá lợi ích của môi trường
Trang 23Như đã phân tích, các hàng hóa và dịch vụ phi thị trường, đặc biệt là các dịch vụ môi trường, rất khó để xác định giá trị Trong nhiều trường hợp, giá trị của chúng được xác định thông qua chi phí mà một cá nhân sẵn sàng chi trả để được sử dụng dịch vụ đó Chi phí người tiêu dùng bỏ ra được coi là sự phản ánh giá trị của sản phẩm hay dịch vụ đó Tuy nhiên không phải lúc nào cũng xác định được giá trị thặng dư tiêu dùng vì giá trị xác định được không phải do nhu cầu hay không phải giá sẵn lòng trả cho dịch vụ hoặc hàng hóa đó
• Phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp này có cơ sở cho rằng chi phí để thay thế hoặc phục hồi những tài sản môi trường đã bị biến đổi có thể được sử dụng để đo lường lợi ích mà việc phục hồi mang lại
• Phương pháp hành vi giảm thiểu
Phương pháp này được sử dụng phổ biến khi mọi nỗ lực duy trì chất lượng môi trường đều không phát huy tác dụng Thay vào việc duy trì chất lượng hay khắc phục các sự cố môi trường, các cơ quan hữu quan có thể đền bù cho những người bị thiệt hại một khoản chi phí nhất định để họ tự trang bị thiết bị khắc phục
• Phương pháp chi phí cơ hội
Phương pháp này tính toán những lợi ích mà các nỗ lực làm thay đổi môi trường mang lại, thay vì trực tiếp định giá lợi ích của môi trường
Trang 24iv) Phương pháp định giá gián tiếp
Phương pháp định giá gián tiếp được áp dụng nhằm xác định giá trị của môi trường bằng cách thu thập các thông tin về sở thích của người tiêu dùng đối với môi trường, hay sự sẵn sàng trả của họ cho các dự án bảo vệ môi trường Hai kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp chi phí du lịch và phương pháp định giá theo hưởng thụ Vì phương pháp chi phí du lịch sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau, nên trong mục này chúng tôi tập trung phân tích phương pháp định giá theo hưởng thụ
Phương pháp định giá theo hưởng thụ tập trung vào việc định giá các dịch vụ môi trường mà sự hiện diện của chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thị trường Phương pháp này được ứng dụng phổ biến nhất trên thị trường bất động sản Như chúng ta đã biết, chất lượng và giá cả của một ngôi nhà không chỉ phụ thuộc vào diện tích nhà, số phòng, diện tích vườn… mà còn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng môi trường địa phương Với hai căn nhà có diện tích như nhau, số phòng như nhau cũng như các yếu tố tương đồng khác, thì sự xem xét cuối cùng hiển nhiên là môi trường địa phương
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này cũng gặp phải không ít các trở ngại do sự phức tạp trong việc phân tích chất lượng môi trường và tương quan của nó với giá nhà đất, sự điều tiết của nhà nước trên thị trường bất động sản… làm cho việc phân tích trở nên khó khăn hơn
Trang 25v) Phương pháp tạo lập thị trường
Có nhiều phương pháp đánh giá môi trường trên cơ sở các tác động của nó đến hàng hóa thị trường Nhưng trong nhiều trường hợp, các tác động môi trường không rõ nét, thị trường không được vận hành tốt hay giá cả không phản ánh đúng giá trị kinh tế Do đó phải thiết lập thị trường để ước tính giá sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng cho sản phẩm hoặc dịch vụ môi trường đó Kỹ thuật phổ biến nhất là đánh giá ngẫu nhiên, dựa trên cơ sở xác định giá cả của hàng hóa hay dịch vụ phi thị trường thông qua giá sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng, bỏ qua giai đoạn tham khảo giá thị trường Chi tiết phương pháp này được trình bày ở phần sau của Chương
Như vậy, có không ít quan điểm và kỹ thuật xác định giá trị của các loại hàng hóa và dịch vụ phi thị trường Mỗi quan điểm và phương pháp đều dựa trên các cơ sở nhất định, đều
có những ưu nhược điểm riêng, không có quan điểm nào hoàn toàn hoàn hảo trong mọi trường hợp Nhưng có thể nói rằng mỗi quan điểm và phương pháp đóng vai trò quan trọng trong việc lượng hóa đầy đủ hơn giá trị của các loại hàng hóa, dịch vụ phi thị trường, góp phần làm tăng giá trị nhiều mặt của chúng, mà đôi khi đã không được nhận thức và tính toán một cách đầy đủ
1.2 Lược sử nghiên cứu TCM và CVM
Trang 261.2.1 Trên thế giới
Như đã trình bày ở phần mở đầu, TCM ngày nay là một phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm xác định giá trị du lịch của các điểm đến, đặc biệt là các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên cũng như các khu vực công cộng khác mà ở đó có các hoạt động du lịch được tổ chức Cho đến nay đã có không ít sách, báo và tạp chí khoa học đề cập đến nội dung phương pháp luận của TCM cũng như những khó khăn trong việc áp dụng phương pháp này ở các quốc gia đang phát triển Qua đó, nội dung phương pháp luận và phương thức áp dụng TCM ngày càng được hoàn thiện và bổ sung bởi các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới
Ý tưởng ban đầu về TCM được đưa ra bởi nhà toán học, kinh
tế học và thống kê học vĩ đại người Mỹ - Harold Hotelling (29/9/1895 – 26/12/1973) Ông đã có nhiều đóng góp cho sự hình thành và phát triển của nhiều lí thuyết toán học, là người đặt nền móng cho thống kê kinh tế
Trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, Hotelling viết tổng thể
6 công trình nghiên cứu chính về kinh tế học Bốn công trình trong
số đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các học thuyết kinh tế học về sau này Một công trình khác được xuất bản năm
1929 đề cập đến vấn đề cạnh tranh về không gian, trong đó Hotelling chỉ ra rằng khi các cơ sở bị phân tách về không gian, chi
Trang 27còn cả chi phí vận chuyển Do đó, ông đi đến kết luận là các công
ty có xu hướng tập trung vào các khu vực trung tâm Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng sự khác biệt về không gian không chỉ quan trọng trong bản chất vốn có của nó mà còn có thể được áp dụng để xem xét sự khác biệt về chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp
Công trình có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Hotelling có liên quan đến các nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt được xuất bản năm 1931 [13; 10], trong đó ông đưa ra luận điểm chính thức là giá cả của một loại hàng hóa sẽ tăng lên theo thời gian với tỷ lệ tương ứng với mức độ ưa thích của người tiêu dùng Kể
từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, công trình này đã được công nhận một cách rộng rãi và đặt cơ sở cho việc phân tích sự khan hiếm về tài nguyên trong tương lai
Cuối cùng, một trong những quan điểm kinh tế quan trọng nhất của Hotelling chưa được công bố trong bất kì cuốn sách hay tài liệu khoa học nào mà chỉ được trao đổi qua những bức thư mà Hotelling gửi cho Giám đốc của Cục bảo tồn các Vườn quốc gia
Mỹ năm 1947 Trong những bức thư đó, người Giám đốc đã đặt ra câu hỏi cho Hotelling và các nhà khoa học khác làm thế nào có thể tính toán giá trị kinh tế của các Vườn quốc gia Vì phí vào tham quan là tương đối ít, rõ ràng là khách du lịch được hưởng lợi nhiều hơn so với giá trị đồng tiền mà họ bỏ ra Ông lưu ý rằng thông thường du khách phải đi một chặng đường dài để đến được điểm
Trang 28du lịch và do đó họ phải trả một khoản tiền đáng kể Nếu chúng ta tìm ra được quãng đường dài nhất, thì có thể coi là các cá nhân đó
đã nhận được sự thoả mãn thuần thúy bằng 0 (giá trị của Vườn quốc gia trừ đi chi phí vận chuyển) Khi đó có thể tính toán được phần thặng dư mà tất cả các du khách ở các khu vực gần hơn nhận được Ban đầu nó được gọi là Phương pháp chi phí vận chuyển (The Transportation Cost Method) và được áp dụng để tính toán giá trị xã hội của các Vườn quốc gia và các khu vực địa lí tương tự khác
Mặc dù ý tưởng về TCM đã được Harold Hotelling nêu lên từ những năm 50 của thế kỷ 20 nhưng phải đến một thập niên sau đó
nó mới được áp dụng một cách rộng rãi và trong thời gian gần đây, phương pháp này đã được cải tiến một cách rõ rệt về mặt ứng dụng Hai nhà khoa học được công nhận rộng rãi là những người
có đóng góp quan trọng nhất cho sự phát triển của TCM là Jack Clawson và Marion Knetsch Với sự quan tâm đặc biệt và kinh nghiệm nghiên cứu về kinh tế học, Clawson và Knetsch đã viết chung cuốn sách “The Economics of Outdoor Recreation” do John Hopkins Press xuất bản năm 1966 Đây là được coi là một trong hai cuốn sách quan trọng nhất của Clawson về lĩnh vực kinh tế môi trường Trong cuốn sách này, hai nhà khoa học đã đưa ra các luận điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và cải tiến phương pháp chi phí du lịch để đánh giá các Vườn quốc gia và các
Trang 29Sau đó Clawson đã tiến hành ứng dụng TCM và CVM tại Yosemite, Grand Canion và Vườn quốc gia Shenandoah [18] Clawson không xác định hàm nhu cầu cho từng cá nhân mà tính số lượt khách tham quan trên 1.000 dân cư dựa trên chi phí đi lại Cho dù ông không xác định thặng dư tiêu dùng nhưng cũng chỉ rõ cách dùng đường tổng cầu cho mục đích này.
Brown, Singh và Castle [15] ứng dụng phương pháp TCM
và xây dựng mô hình để đánh giá lợi ích của hoạt động câu cá Hồi ở Oregon Bang Oregon được chia làm 35 vùng Sau khi xác định mẫu điều tra từ những người câu cá có giấy phép, Brown và cộng sự đã gửi câu hỏi để xác định số ngày dùng cho câu cá trong từng bang Với các thông tin như chi phí, thu nhập hộ gia đình, cự ly đi tới điểm câu cá họ đã xác định được tương quan như sau:
Vi/Pi = h ( Ci, Di, Yi)
Trong đó: Vi: Số ngày câu cá của vùng i
Pi: Số dân vùng i
Ci: Chi phí trong một ngày của vùng i
Di: Cự ly từ điểm tham quan tới vùng i
Yi: Thu nhập hộ gia đình của vùng i
Kết quả thu được là: LnVi/Pi = 0.951-0.128Ci-0.002Di+0.007YiHàm tổng nhu cầu: Vi= Pi * h (Ci, Di, Yi)
Hundloe [32] sử dụng phương pháp TCM đánh giá giá trị thặng dư tiêu dùng một năm của khách du lịch Úc và khách quốc
Trang 30tế đối với khu vực san hô ở Úc tương ứng là 117.500.000 USD và 26.700.000 USD Tác giả tiếp đó phân bổ 105.600.000 USD (thặng dư tiêu dùng, không phải tổng giá trị) là giá trị giải trí của san hô trong điều kiện có tính tới tất cả các đặc tính của “Khu vực san hô” Hơn nữa, tác giả còn sử dụng phương pháp CVM để ước lượng giá trị của san hô và so sánh kết quả của phương pháp TCM.Theo Freeman [27], từ góc độ kinh tế học, các dịch vụ cung cấp bởi hệ thống môi trường có 2 đặc điểm quan trọng:
1/ Giá trị kinh tế của các dịch vụ này phụ thuộc vào đặc tính của chính hệ thống môi trường tự nhiên
2/ Chức năng cung cấp dịch vụ giải trí của môi trường diễn ra không thông qua thị trường Hay nói cách khác, khi hưởng thụ dịch vụ giải trí tại một địa điểm nào đó người ta không trả tiền hoặc chỉ trả một mức giá danh nghĩa không phản ánh đúng nguồn lực bỏ ra cho việc cung cấp dịch vụ đó Do đó không thể dùng vé vào cổng để đo lường giá trị của dịch vụ giải trí Phương pháp hợp
lý hơn là xem xét mối quan hệ giữa hàng hóa có giá trên thị trường và hàng hóa môi trường thông qua những hành vi thị trường quan sát được để xác định hàm cầu giải trí
Dixon và các cộng sự [22] đã áp dụng CVM nhằm tìm hiểu nhận thức của du khách cũng như sự sẵn sàng chi trả của họ đối với Vườn quốc gia Bonaire Marine Giá trị WTP trung bình thu được là 27,40 USD đối với mỗi giá trị thặng dư tiêu dùng là
Trang 31Rất nhiều các nghiên cứu về TCM ở Châu Á đã xác định giá trị giải trí của các tài nguyên tự nhiên trên cơ sở khảo sát du khách nội địa Ví dụ, giá trị du lịch được ước tính bởi Francisco và Glover [26] trong một công trình nghiên cứu năm 1999 đối với Vườn Quốc gia Cúc Phương không bao gồm giá trị từ khách du lịch quốc tế Đồng thời, trong quá trình áp dụng TCM cho Vườn quốc gia Lumpiee ở Thái Lan, hai học giả Dixon và Hufschmidt [22] cũng đã bỏ qua giá trị này Nguyên nhân là do số lượng khách quốc tế quá ít không thể đưa ra một kết quả nghiên cứu có ý nghĩa Thông thường, rất khó khăn để ước tính giá trị từ du khách quốc
tế, chủ yếu là do khách quốc tế thường có tần suất viếng thăm rất thấp và đi theo chương trình gồm nhiều điểm du lịch, đến nhiều quốc gia khác nhau
DeShazo [21] đã ứng dụng ITCM để xác định lại giá trị du lịch của Vườn quốc gia Khao Yai National ở Thái Lan trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập năm 1994 Giá trị trung bình của số lượng các cuộc viếng thăm là 1,88 Mặc dù giá trị trung bình và độ lệch chuẩn không được đề cập, nhưng rõ ràng là con số 1,88 là quá nhỏ,
nó cho thấy biên độ dao động của số lượng các cuộc thăm viếng là không đáng kể Và thực tế cho thấy việc DeShazo xác định ba loại hàm cầu du lịch thực tế đã phản ánh chính hạn chế đó Trong nghiên cứu của DeShazo, các giá trị R2 của ba hàm nói trên là rất nhỏ: 0,11, 0,13 và 0,09, chúng cho thấy rằng sự dao động của biến
Trang 32phụ thuộc (tức số lượng các cuộc viếng thăm) là quá nhỏ Đây cũng chính là những vấn đề mà Georgiou [28] đã phản ánh về mô hình ITCM.
Năm 2004, các nhà nghiên cứu Pawinee Iamtrakul, Kardi Teknomo và Kazunori Honkao thuộc trường Đại học Saga Nhật Bản đã tiến hành đã áp dụng phương pháp chi phí du lịch để xác định giá trị của các công viên công cộng tại Nhật Bản cũng như hành vi của du khách trong chuyến du lịch [33] Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công viên có độ hấp dẫn du khách càng cao thì càng mang lại nhiều giá trị Đồng thời các kết quả nghiên cứu
về đặc điểm phương tiện đi lại cho thấy rằng đa số du khách đi bằng xe hơi có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động du lịch tại các công viên, điều đó cho thấy rằng phần lớn du khách rất coi trọng các hoạt động giải trí diễn ra tại các công viên chứ không phải là bản thân hoạt động du lịch đến các công viên
đó
Năm 2007, tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Kinh tế học Nông nghiệp và Tài nguyên Úc (The Australian Agricultural and Resource Economics Society), Christopher M Fleming và Averil Cook thuộc trường Đại học Queensland đã trình bày kết quả ứng dụng phương pháp TCM đối với hồ McKenzie [25] Theo đó, giá trị giải trí của hồ được xác định từ
Trang 3313,7 đến 31,8 triệu USD/năm, hay từ 104,30 đến 242,84 USD/du khách/chuyến thăm quan
Ngày 29 tháng 5 năm 2008, trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học Thế giới đã công bố công trình nghiên cứu các phương pháp TCM và CVM của Chutarat Boontho đối với Vườn quốc gia Phu Kradueng ở Thái Lan [14] Trong công trình này, Boontho đã tiến hành phỏng vấn tổng số 1.016 người sử dụng và 1.034 người phi sử dụng Kết quả cho thấy tổng số tiền sẵn sàng chi trả của du khách/lần viếng thăm là 2.284.57 Bạt, trong đó 958,28 Bạt là chi phí du lịch, 1.119,82 Bạt là các chi phí lưu trú, ăn uống và các dịch
vụ khác, còn lại 166,66 Bạt là giá trị thặng dư tiêu dùng hay giá trị
sự thỏa mãn mà du khách được hưởng từ chuyến đi Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các du khách đến Vườn quốc gia Phu Kradueng sẵn sàng chi trả trung bình 646,84 Bạt/người để đảm bảo rằng Vườn quốc gia này tiếp tục được bảo tồn cho các hoạt động
du lịch trong tương lai Mức sẵn lòng chi trả trung bình của du khách đối với Vườn quốc gia tăng từ 40 Bạt lên 84,66 Bạt/người/chuyến đi khi các dịch vụ như đường xá, vệ sinh được cải thiện cũng như khi thông tin được cập nhật
Như vậy TCM đã trở thành một phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia phát triển như Úc, Canada và
Mỹ Các quốc gia đang phát triển ở Châu Á cũng đã và đang nỗ
Trang 34lực nghiên cứu và áp dụng TCM trong lĩnh vực du lịch để đánh giá giá trị tài nguyên du lịch một cách chính xác và đầy đủ hơn
1.2.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, TCM đã được giới thiệu và nghiên cứu bước đầu bởi một số nhà khoa học thuộc các chuyên ngành du lịch và kinh tế môi trường Hầu hết trong số đó là những nghiên cứu lí luận ban đầu về TCM trong sự kết hợp với CVM Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta vẫn chưa có bất kì một cuốn sách hay công trình nghiên cứu chính thức nào về các phương pháp này Hiện nay TCM và CVM đã và đang được giảng dạy và giới thiệu trong các chuyên ngành kinh tế du lịch, kinh tế môi trường ở bậc đại học và sau đại học Tuy nhiên, đó mới chỉ là những khía cạnh lí thuyết hết sức cơ bản về các phương pháp nói trên Từ góc độ nghiên cứu, có thể nói những người đi tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng TCM và CVM ở Việt Nam hai nhà khoa học Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải với công trình nghiên cứu ứng dụng TCM và CVM được thực hiện năm 1998 để xác định giá trị giải trí
du lịch của Vườn Quốc gia Cúc Phương [26] Các tác giả đã áp dụng cách phân vùng và xác định được mô hình chi phí du lịch như sau:
- Nếu dùng toàn bộ mức lương để tính: VR= 0.017374*TC
3.5816 Nếu dùng 1/3 mức lương để tính: VR=3.40923.5816 0.01884*TC
Trang 35Theo cách này thì tổng lợi ích về mặt giải trí của VQG là 1,502 triệu đồng.
Sau đó năm 2000, hai tác giả này đã ứng dụng phương pháp này để tính giá trị du lịch của Hạ Long
Năm 2000, Vũ Đăng Khoa [2] đã sử dụng phương pháp TCM để đánh giá lợi ích của VQG Ba Vì Tác giả đã sử dụng mô hình chi phí
du lịch giản đơn và đã xác định được hai mô hình chi phí du lịch đồng thời đem so sánh chúng với nhau Kết quả thu được như sau: Thứ nhất, với mô hình hàm hồi quy: V=4.4467-0.0067589*P thì lợi ích
về mặt giải trí của từng cá nhân là 1.462.748 đồng Thứ hai, với
mô hình hồi quy phi tuyến tính: V= 3.491-0.00005928*P thì lợi ích về mặt giải trí của từng cá nhân là 1.785.992 đồng
Năm 2002, với sự hỗ trợ của Chương trình Kinh tế và Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Trần Võ Hùng Sơn và Phạm Khánh Nam, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, đã ứng dụng phương pháp chi phí du lịch để phân tích giá trị giải trí của cụm đảo San hô Hòn Mun, tỉnh Khánh Hoà [6] Với mô hình hồi quy cầu giải trí tại Hòn Mun của khách trong nước là LN (SOKHACH)
= 4.163 - 0.007*CHIPHI và của khách nước ngoài là CHIPHI = 2.381 - 2.737*SOKHACH, các tác giả đã tính toán giá trị giả trí của Hòn Mun năm 2000 đạt khoảng 260 tỷ đồng (tương đương 17.9 triệu USD) và thặng dư tiêu dùng ước tính là 45.4 tỷ đồng (3.1 triệu USD)
Tiếp theo đó, ở nước ta đã xuất hiện một số bài viết được đăng trên các báo và tạp chí chuyên ngành du lịch giới thiệu về các
Trang 36phương pháp chi phí du lịch và đánh giá ngẫu nhiên với tư cách là những gợi mở cho việc nghiên cứu sâu và áp dụng rỗng rãi các phương pháp này ở nước ta Theo đó, đã có một số cá nhân, tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu nỗ lực thực hiện các phương pháp này từ các góc độ và mục tiêu khác nhau Trong đó đáng chú
ý hơn cả là công trình nghiên cứu và đánh giá giá trị cảnh quan của Vườn quốc gia Ba Bể và khu du lịch Hồ Thác Bà do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng tổ chức thực hiện [10] Trên cơ sở phân chia khách tham quan từ các tỉnh thành với quãng đường vận chuyển khác nhau, công trình đã tính toán tỷ lệ du khách/1000 dân địa phương, ước lượng chi phí du lịch theo từng vùng, xây dựng hàm cầu cho các điểm tham quan, từ đó xác định được giá trị cảnh quan và mức sẵn sàng chi trả của du khách Với
260 phiếu bảng hỏi được thực hiện tại Vườn quốc gia Ba Bể và
273 phiếu tại Hồ Thác Bà, kết quả nghiên cứu được tổng hợp trong hai bảng dưới đây:
Bảng 1.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu tại Vườn quốc gia Ba
Trang 37Bảng 1.2 Tổng hợp kết quả nghiên cứu tại hồ Thác Bà
1.3 Nội dung phương pháp TCM
1.3.1 Khái niệm
Trang 38Như trên đã phân tích, phương pháp chi phí du lịch hay còn gọi
là phương pháp phân tích chi phí du lịch, hay phương pháp Clawson,
là phương pháp đánh giá kinh tế được sử dụng trong các phân tích lợi ích – chi phí nhằm tính toán giá trị của những sản phẩm và dịch
vụ phi thị trường, tức là những sản phẩm và dịch vụ không thể mua bán được thông qua các mức giá thị trường thông thường như các Vườn quốc gia, các bãi biển hay các hệ sinh thái
1.3.2 Cơ sở của phương pháp
Phương pháp chi phí du lịch được hình thành trên cơ sở các giả thuyết sau đây:
• Chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra để được tiêu dùng một hàng hoá được xem là sự thay thế cho giá trị của hàng hoá đó
• Sự thay đổi chi phí tiếp cận các điểm du lịch có ảnh hưởng tương tự như các thay đổi về giá cả, tức là số lượng chuyến đi giảm xuống khi chi phí mỗi chuyến đi tăng lên
• Chi phí phải bỏ ra bao gồm: chi phí đi lại, chi phí thời gian, chi phí cơ hội
1.3.3 Nội dung phương pháp luận
Phương pháp chi phí du lịch bao gồm các nội dung sau:
• Khảo sát mẫu du khách đến điểm du lịch
• Các du khách này được phân chia thành các “vùng” tùy thuộc vào quãng đường họ phải đi để đến điểm du lịch
Trang 39• Tính toán khoảng cách trung bình từ mỗi vùng đến điểm du lịch và chi phí đi lại trung bình
• Tính toán tỷ lệ viếng thăm từ mỗi vùng (Số lượng du khách
từ mỗi vùng/số dân của vùng đó)
• Tỷ lệ viếng thăm được so sánh với chi phí du lịch nhằm thiết lập một đường tỷ lệ viếng thăm
• Sau đó đường này được sử dụng để ước tính các tỷ lệ viếng thăm với các mức tổng chi phí khác nhau
• Ước tính số lượng du khách từ mỗi vùng với mức chi phí khác nhau
• Tổng số lượng du khách từ mỗi vùng được so sánh với các mức chi phí khác nhau nói trên nhằm tạo ra một đường cầu của điểm du lịch
• Diện tích bên dưới đường cầu nói trên là phần giá trị thặng
dư hay nói cách khác, là giá trị lợi ích mà du khách được hưởng trong quá trình tham quan điểm du lịch được nghiên cứu
1.3.4 Các bước thực hiện
Trang 40Hình 1.1 Các bước thực hiện TCM
1.3.5 ZTCM và ITCM
Hiện nay có hai cách tiếp cận cơ bản đối với phương pháp TCM là theo vùng và theo cá nhân du khách (Zonal TCM và Individual TCM) Về cơ bản, hai cách tiếp cận này có chung cơ sở
lí luận nhưng khác nhau về thao tác thực hiện ZTCM quan tâm đến tỷ lệ viếng thăm của du khách từ các vùng khác nhau với các chi phí du lịch tăng dần Ngược lại, ITCM được phát triển chủ yếu bởi các học giả Brown và Nawas [16], Gum và Martin [29] lại ước tính giá trị thặng dư của du khách bằng cách phân tích hành vi của các du khách đơn lẻ và chi phí mà họ chi trả cho các hoạt động du lịch Những thông tin này được sử dụng để xác định mối quan hệ
Thu thập thông tin
Phân vùng du lịch
Tính tỷ lệ du khách Ước lượng chi phí du lịch Xây dựng
hàm hồi quy
Xây dựng đường cầu du lịch Xác định giá trị cảnh quan