Phòng ngừa rủi ro tín dụng là ngăn chặn không để xảy ra rủi ro trong nguồn vốn huy động và cho vay.
a) Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro trong huy động vốn
- Huy động vốn trên cơ sở sử dụng vốn : Sau khi cho vay vốn, vấn đề đặt ra là phải giám sát, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích và tiến độ. Việc giám sát có thể đợc thực hiện nh kiểm tra định kỳ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, kiểm tra chi trả, thanh toán của doanh nghiệp... Kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro tín dụng để sớm có biện pháp sử lý thích hợp.
- Áp dụng mức lãi suất huy động vốn hợp lý
- Kiểm soát chặt chẽ nhân viên huy động vốn không để thất thoát b) Nhóm giải pháp phòng ngừa trong rủi ro cho vay:
- Thẩm định chặt chẽ trong dự án cho vay
+ Từ phân tích dự án, phơng án xin vay, cho đến việc xác định doanh thu, nguồn trả nợ từ dự án, phơng án phải chính xác, chính vì vậy công tác dự báo phải tốt (dự báo về thị trờng, giá cả, tỷ giá....)
+ Khả năng tài chính của khách hàng: Phải chuẩn hoá công tác kế toán tài chính, trong điều kiện có thể áp dụng kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng
+ Về tài sản bảo đảm tiền vay: Đánh giá tài sản bảo đảm phải qua tổ chức trung gian có t cách pháp nhân, có tính chất chuyên nghiệp, đảm bảo yếu tố pháp lý của tài sản bảo đảm, giấy tờ tài sản bảo đảm, thủ tục bảo đảm tiền vay. Cơ chế chính sách của Nhà nớc phải rõ ràng hơn, đảm bảo quyền chủ nợ (Ngân hàng) trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
+ Đảm bảo yếu tố pháp lý của tất cả hồ sơ vay vốn (Hồ sơ pháp lý, dự án, phơng án xin vay, tài sản bảo đảm tiền vay...)
+Tiền vay phải đợc hoàn trả đúng hạn cả lãi lẫn vốn đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn của ngân hàng cho vay là nguồn vốn huy động của khách hàng .
+Vốn vay phải đợc sử dụng đúng mục đích không những là nguyên tắc mà là phơng trâm hoạt động tín dụng. Hiệu quả của nó trớc hết là đẩy nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hoá .
+ Vay vốn phải có tái sản sản tơng đơng đảm bảo .
- Phân loại khách hàng, nhóm khách hàng, tránh cho vay tập trung để phân tán rủi ro.
- Phân tán rủi ro tín dụng: Đa dạng hoá đối tợng đầu t:
Đây là biện pháp tốt nhất chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu t, nhiều ngành nghề khác nhau cũng nh nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau:
+ Đầu t vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh đợc sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng nh tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà n- ớc với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành kinh tế.
+ Đầu t vào nhiều đối tợng sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nớc không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trờng.
+ Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.
+ Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi xuất thị trờng.
+ Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đám ứng đợc nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh đợc rủi ro tín dụng do sự thay đổi tỷ giá hổi đoái.
- Cho vay đồng tài trợ:
Trong thực tế, có những doanh nghiệp có những nhu cầu vay vốn rất lớn mà một ngân hàng không thể đáp ứng đựơc, đó thờng là nhu cầu đầu t cho các dự án lớn và khó xác định mc độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trờng hợp này, các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.
- Bảo hiểm tín dụng
Bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng nhằm san se rủi ro. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dới các loại nh: Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nớc đã thực hiện nh sau:
+ Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành, nghề mà họ kinh doanh.
+ Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ đợc bồi thờng thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.
+ Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay.