Thủ tục điều tra chống bán phá giá

Một phần của tài liệu pHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ ĐÃI NGỘ TỐI HUỆ QUỐC, ĐỐI XỬ QUỐC GIA, VỀ TỰ VỆ, VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 29)

III- PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 1 Văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá

3. Bố cục và nội dung của văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá

3.3.4 Thủ tục điều tra chống bán phá giá

Theo nguyên tắc trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO, được ghi nhận trong Điều 5 Pháp lênh, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện sau khi đã tiến hành điều tra đầy đủ và cẩn trọng. Quy trình điều tra chống bán phá giá được quy định tương đối chặt chẽ trong Hiệp định và cũng được thể hiện khá đầy đủ trong Pháp lệnh về chống bán phá giá.

Cụ thể, việc điều tra chống bán phá giá được thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Ngành sản xuất nội địa sản xuất hàng tương tự với loại hàng hoá nhập khẩu bị xem là bán phá giá nộp hồ sơ yêu cầu điều tra (thường được biết đến dưới tên gọi “đơn kiện” - với các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 10); Cơ

www.trungtamwto.vn 30 quan có thẩm quyền cũng có thể tự khởi xướng việc điều tra nếu có các bằng chứng rõ ràng về việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra (trường hợp đơn kiện không đáp ứng yêu cầu, cơ quan điều tra có thể từ chối ra quyết định điều tra)

Bước 3: Điều tra sơ bộ (cơ quan điều tra gửi bảng câu hỏi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, các bên tự cung cấp thông tin) về việc bán phá giá và về thiệt hại) - Việc điều tra được thực hiện trên 03 vấn đề (i) có việc hàng nhập khẩu bán phá giá không; (ii) thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa; (iii) mối liên hệ giữa việc bán phá giá và thiệt hại.

Bước 4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dung biện pháp tạm thời như buộc đặt cọc, ký quỹ...)

Bước 5: Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và thiệt hại (có thể bao gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu)

Bước 6: Biện pháp cam kết (còn được biết đến dưới tên “cam kết về giá) – các nhà xuất khẩu đưa ra cam kết tăng giá bán hoặc hạn chế lượng nhập khẩu và phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (một khi có cam kết được chấp thuận, việc điều tra sẽ chấm dứt với nhà xuất khẩu nước ngoài đã cam kết đó)

Bước 7: Kết luận cuối cùng về các vấn đề điều tra;

Bước 8: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá nếu đủ các điều kiện áp dụng theo quy định;

Bước 9: Rà soát hàng năm (hàng năm cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế trên cơ sở yêu cầu của bên liên quan)

Bước 10: Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa).

www.trungtamwto.vn 31

Biên độ phá giá được tính như thế nào?

Biên độ phá giá (BĐPG) được tính toán theo công thức sau: BĐPG = (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/ Giá xuất khẩu Trong đó:

Giá thông thường là (i) giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa, hoặc (ii) giá bán sang một nước thứ ba, hoặc (iii) giá tính toán trên cơ sở giá thành sản xuất cộng với chi phí chung và một khoản lợi nhuận hợp lý (việc tính toán theo cách nào phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể)

Giá xuất khẩu là (i) giá trên hợp đồng nhập khẩu; hoặc (ii) giá bán cho người mua độc lập đầu tiên tại Việt Nam.

Trong điều tra chống bán phá giá, thiệt hại được xác định như thế nào?

Không có quy định cụ thể về tiêu chí để xác định thế nào là “thiệt hại đáng kể” trong một vụ kiện chống bán phá giá (cả trong WTO lẫn trong pháp luật nội địa). Vì thế cơ quan điều tra có quyền quyết định tương đối rộng trong vấn đề này.

Tuy nhiên, việc xem xét thiệt hại phải được tiến hành trên các yếu tố của ngành sản xuất như sản lượng, mức giá, mức tiêu thụ hàng hoá, lợi nhuân, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm của người lao động , đầu tư, các chỉ tiêu khác...

Một phần của tài liệu pHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ ĐÃI NGỘ TỐI HUỆ QUỐC, ĐỐI XỬ QUỐC GIA, VỀ TỰ VỆ, VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)