Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá

Một phần của tài liệu pHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ ĐÃI NGỘ TỐI HUỆ QUỐC, ĐỐI XỬ QUỐC GIA, VỀ TỰ VỆ, VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 28)

III- PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 1 Văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá

3. Bố cục và nội dung của văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá

3.3.3 Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá

Theo Pháp lệnh, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ được áp dụng biện pháp chống bán phá giá nếu sau khi điều tra chứng minh được sự hội tụ đầy đủ của các yếu tố sau:

- Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ phá giá được xác định cụ thể (và cao hơn 2%);

- Việc nhập khẩu đó là nguyên nhân gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự trong nước.

Tuy nhiên, với cách quy định tại Điều 5 Pháp lệnh, có thể hiểu là bên cạnh hai điều kiện cơ bản nói trên, còn có thêm một điều kiện bổ sung mà cơ quan có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải cân nhắc khi ra quyết định: Lợi ích kinh tế xã hội trong nước. Nếu việc áp dụng biện pháp

www.trungtamwto.vn 29 chống bán phá giá sẽ có tác động xấu, ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích kinh tế -xã hội trong nước thì không được áp dụng biện pháp đó.

Tại sao phải xem xét đến các lợi ích kinh tế - xã hội khi quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá?

WTO chỉ quy định 02 điều kiện bắt buộc để áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Tuy nhiên, một số nước (trong đó có Việt Nam) đã bổ sung thêm một điều kiện mà về bản chất là giống nhau mặc dù tên gọi khác nhau, ví dụ lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia, lợi ích kinh tế - xã hội trong nước...

Điều kiện bố sung này được áp dụng nhằm cân bằng một cách tương đối giữa mục tiêu bảo vệ ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại vì hành vi bán phá giá hàng nhập khẩu và những ngành khác và người tiêu dùng vốn được suy đoán là có thể được lợi từ việc hàng nhập khẩu bán phá giá (giá rẻ) trên thị trường.

Tuy nhiên, không phải dễ dàng để đánh giá một cách chính xác và khoa học về tác động của biện pháp chống bán phá giá trên tất cả các bình diện kinh tế - xã hội. Thực tế ở các nước áp dụng điều kiện này (ví dụ EU) cho thấy đa phần các quyết định mang tính “chính trị”, trên cơ sở khả năng gây áp lực của các nhóm lợi ích liên quan.

Một phần của tài liệu pHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ ĐÃI NGỘ TỐI HUỆ QUỐC, ĐỐI XỬ QUỐC GIA, VỀ TỰ VỆ, VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)