IV- PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG TRỢ CẤP 1 Văn bản quy phạm pháp luật
2. Bối cảnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật về chống trợ cấp
Trợ cấp là một công cụ chính sách được sử dụng khá phổ biến ở hầu hết các nước nhằm đạt các mục tiêu của chính phủ về kinh tế – xã hội – chính trị, v.v... Thuế chống trợ cấp cũng là công cụ bảo vệ trong thương mại được hình thành sớm nhất. Thuế chống trợ cấp đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1890, trước cả thuế chống bán phá giá (năm 1904) và các biện pháp tự vệ. Điều này cho thấy thuế chống trợ cấp là một công cụ rất cần thiết trong thương mại quốc tế và cũng được các nước công nhận.
Theo Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO (Hiệp định SCM), trợ cấp (subsidy) được định nghĩa như một khoản đóng góp tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp của chính phủ (hoặc tổ chức công) của một nước thành viên mang lại lợi ích cho ngành (hoặc doanh nghiệp) được nhận khoản đóng góp đó.
Trợ cấp tác động trực tiếp và gián tiếp đến rất nhiều đối tượng liên quan, từ nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu đến chính phủ và người tiêu dùng của cả nước xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất phát từ góc độ bảo hộ sản xuất
www.trungtamwto.vn 34 trong nước, nước nhập khẩu thường nhìn nhận trợ cấp của nước khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Để đối phó với trợ cấp của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp chống trợ cấp bằng cách đánh thêm thuế chống trợ cấp ngoài thuế nhập khẩu thông thường đối với hàng nhập khẩu hoặc Nhà nước nhập khẩu hàng hoá bị trợ cấp có thể chấp nhận cam kết triệt tiêu trợ cấp do nhà sản xuất/xuất khẩu hàng hoá tự nguyện cam kết. Do trợ cấp được coi là một biện pháp tạo lợi thế cạnh tranh bất bình đẳng trong thương mại quốc tế nên việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp để triệt tiêu lợi thế hàng hoá nước ngoài nhận được là công cụ hợp pháp được nhiều nước áp dụng và được WTO công nhận.
Theo WTO, thuế chống trợ cấp được hiểu là một khoản thuế đặc biệt nhằm mục đích bồi hoàn cho khoản trợ cấp đã được cung cấp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình chế tác, sản xuất hoặc xuất khẩu của bất kỳ loại hàng hoá nào.
Về mặt kinh tế, thuế chống trợ cấp là một hình thức thuế đánh vào hàng hoá được trợ cấp nhằm triệt tiêu lợi thế do khoản trợ cấp đó đem lại. Để đạt được mục tiêu trên, thuế chống trợ cấp phải tương đương với lợi ích mà trợ cấp đem lại cho hàng hoá, hay chính xác hơn, thuế chống trợ cấp phải triệt tiêu được lợi thế hàng nhập khẩu có được do nhận được trợ cấp của chính phủ so với loại hàng tương tự được sản xuất tại nước nhập khẩu.
Xét về mặt hình thức, ở một chừng mực nhất định cũng có thể coi thuế chống trợ cấp là một hình thức thuế nhập khẩu bổ sung có mục tiêu nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu. Thuế chống trợ cấp mang tính tình huống rõ rệt, tức là chỉ xuất hiện khi hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp làm ảnh hưởng đến nhà sản xuất trong nước và sẽ chấm dứt khi không còn trợ cấp nữa hay khi các nhà sản xuất trong nước không còn chịu ảnh hưởng bất lợi của hàng hoá được nước ngoài trợ cấp nữa.
Khi áp dụng, biện pháp chống trợ cấp vừa có tác động của một biện pháp phi thuế quan, vừa có tác động của một biện pháp thuế quan. Tác động phi thuế quan thể hiện rõ nhất trong giai đoạn đầu, tức là giai đoạn tố tụng (nộp hồ sơ đề nghị áp
www.trungtamwto.vn 35 dụng biện pháp chống trợ cấp, điều tra về trợ cấp và thiệt hại, quyết định việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp). Sau khi đã được áp dụng, biện pháp chống trợ cấp có tác động không khác so với việc áp dụng biện pháp thuế thông thường: làm tăng giá hàng nhập khẩu và giảm lượng nhập khẩu. Do vậy, nhà sản xuất mặt hàng bị đánh thuế hoặc nhà sản xuất các mặt hàng trực tiếp cạnh tranh với mặt hàng đó tại nước nhập khẩu sẽ được hưởng lợi. Có thể nói việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp trong tất cả các trường hợp đều nhằm bảo vệ lợi ích cho các nhà sản xuất trong nước.
So với các công cụ đối phó trong thương mại khác như chống bán phá giá và biện pháp tự vệ, biện pháp chống trợ cấp được áp dụng hạn chế hơn nhiều (chủ yếu do việc tính toán mức trợ cấp và biên độ trợ cấp khá phức tạp). Cùng với sự ra đời của WTO, Hiệp định SCM chính thức có hiệu lực đối với tất cả các nước thành viên WTO. Do Hiệp định đưa ra các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt và chi tiết cho việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp nên các nước khó tuỳ tiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp như trước. Đồng thời, các cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước đối với các mặt hàng nông sản theo quy định của Hiệp định Nông nghiệp cũng góp phần hạn chế ý định và khả năng áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với các mặt hàng nhạy cảm này. Vì vậy, sau khi WTO ra đời, biện pháp chống trợ cấp hầu như rất ít được các nước áp dụng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp có xu hướng gia tăng. Thực tế cho thấy biện pháp chống trợ cấp được sử dụng phần nào như là một công cụ bảo hộ để các nước phát triển chống lại hàng nhập khẩu giá rẻ của các nước đang phát triển.
Do biện pháp chống trợ cấp chỉ được áp dụng sau khi có điều tra theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ nên đòi hỏi trước tiên để áp dụng được công cụ biện pháp chống trợ cấp là phải có một hành lang pháp lý điều chỉnh công cụ này. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện cụ thể mà mỗi nước có thể thiết kế bộ khung pháp lý điều chỉnh biện pháp chống trợ cấp theo cách riêng của mình.
Một số nước như Thụy sỹ, Nhật bản v.v… áp dụng trực tiếp các quy định quốc tế về biện pháp chống trợ cấp, cụ thể trong trường hợp này là các quy định của
www.trungtamwto.vn 36 WTO. Điều này chỉ có thể thực hiện được với điều kiện hệ thống luật pháp của các nước này cho phép áp dụng trực tiếp các quy định của quốc tế mà không cần nội luật hoá. Các nước lựa chọn làm theo cách này cũng thường là những nước không có dự định áp dụng biện pháp chống trợ cấp một cách thường xuyên. Thực tế trên thế giới cũng chỉ có một vài nước (Hoa Kỳ, EU, Canada, Brazil) thường xuyên áp dụng biện pháp chống trợ cấp, các nước còn lại không áp dụng hoặc áp dụng rất ít. Vì vậy, một số nước quyết định không cần thiết phải xây dựng hệ thống văn bản pháp luật của riêng mình.
Nhiều nước đã lựa chọn cách xây dựng hệ thống văn bản riêng phù hợp với các chuẩn mực của WTO. Tuy nhiên, những văn bản này có thể được quy định một cách chi tiết hoặc tương đối chung chung. Những nước lớn, có tiềm lực mạnh, có nhu cầu thường xuyên áp dụng biện pháp chống trợ cấp (ví dụ như EU, Hoa Kỳ, Canada) thường quy định một cách chi tiết nhất có thể. Các quy định của họ thường đi trước và chi tiết hơn các quy định của WTO. Việc quy định chung thường rơi vào trường hợp các nước còn ít kinh nghiệm, muốn xây dựng các quy định không quá cụ thể để tránh đưa ra những quy định không hoàn toàn phù hợp với các chuẩn mực quốc tế (ví dụ như Trung Quốc, Indonesia v.v…).
Vào thời điểm năm 2002, Việt Nam đang thực hiện các bước hội nhập tích cực vào nền kinh tế quốc tế bằng việc tham gia các tổ chức thương mại khu vực, ký kết các điều ước quốc tế thương mại – đầu tư song phương/đa phương và đặc biệt là đàm phán gia nhập WTO. Trong bối cảnh đó, xu hướng tất yếu là hàng rào bảo hộ bằng thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam sẽ ngày càng giảm, còn các nước khác vẫn tiếp tục duy trì, thậm chí ngày càng tăng cường trợ cấp cho các nhà sản xuất của họ. Trước tình hình đó, Việt Nam cần phải dự kiến các công cụ bảo hộ mới phù hợp với luật thương mại quốc tế. Biện pháp chống trợ cấp vừa là công cụ bảo hộ hợp pháp cho sản xuất trong nước, vừa đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng với các nhà sản xuất của nước ngoài.
Biện pháp chống trợ cấp cần được xem xét trong tổng thể các biện pháp bảo hộ khác, đặc biệt là tự vệ và thuế chống bán phá giá. Các biện pháp này có một số điểm tương đồng, đặc biệt là ở khâu điều tra về thiệt hại cho ngành sản xuất trong
www.trungtamwto.vn 37 nước. Các công cụ này cũng có nhiều điểm có thể bổ sung cho nhau để phục vụ một mục tiêu chung là bảo hộ sản xuất trong nước.
Biện pháp chống trợ cấp chỉ có thể được áp dụng sau khi có hiểu biết thấu đáo về trợ cấp và có tổ chức bộ máy hoàn thiện để có thể áp dụng biện pháp chống trợ cấp một cách hiệu quả. Thực tế cho thấy việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp thường bị các nước phản ứng. Vì vậy, nếu áp dụng phải hết sức chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ các quy định quốc tế để tránh bị nước ngoài trả đũa.