IV- PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG TRỢ CẤP 1 Văn bản quy phạm pháp luật
3. Bố cục và nội dung của văn bản quy phạm pháp luật về chống trợ cấp
3.3.2 Các loại biện pháp chống trợ cấp
Mục tiêu của các biện pháp chống trợ cấp là ngăn chặn hiện tượng hàng được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam và làm triệt tiêu các thiệt hại mà hiện tượng này gây ra đối với ngành sản xuất hàng tương tự của Việt Nam. Do đó, các biện pháp này có thể là:
- Thuế chống trợ cấp (là khoản thuế bổ sung đánh vào hàng nhập khẩu được trợ cấp bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường);
- Cam kết loại bỏ việc trợ cấp, giảm mức trợ cấp, điều chỉnh giá xuất khẩu, điều chỉnh tăng giá xuất khẩu... của tổ chức, cá nhân, Chính phủ nước ngoài và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận;
Bên cạnh 02 biện pháp chống trợ cấp chính thức này, còn có thể có các biện pháp chống bán phá giá tạm thời như thuế tạm thời, biện pháp đặt cọc hoặc thế chấp khi nhập khẩu hàng hoá liên quan vào Việt Nam.
Về mức độ, các biện pháp chống trợ cấp phải đảm bảo các điều kiện sau: - Chỉ được áp dụng ở mức cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế
thiệt hại liên quan (ví dụ: mức thuế chống bán phá giá trong mọi trường hợp không được cao hơn biên độ trợ cấp được xác định sau quá trình điều tra);
- Không gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước
3.3.3 Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
Theo Pháp lệnh, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ được áp dụng biện pháp chống bán trợ cấp nếu sau khi điều tra chứng minh được sự hội tụ đầy đủ của các yếu tố sau:
- Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được trợ cấp với biên độ phá giá được xác định cụ thể (và cao hơn 1%);
- Việc nhập khẩu đó là nguyên nhân gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự trong nước.
www.trungtamwto.vn 40 Theo Điều 5 Pháp lệnh, có thể hiểu là bên cạnh hai điều kiện cơ bản nói trên, còn có thêm một điều kiện bổ sung mà cơ quan có thẩm quyền quyết định