Mở cửa về thương mại hàng hóa trong khuôn khổ WTO

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU Tự do thương mại quốc tế ở Việt Nam (Trang 37)

i. Đối tác thương mại hàng hóa

4.3.1.Mở cửa về thương mại hàng hóa trong khuôn khổ WTO

Trong WTO, Việt Nam đã cam kết ràng buộc 100% các dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu hiện hành, tức là cam kết về mức thuế nhập khẩu tối đa có thể áp dụng đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Việt Nam chỉ có thể áp thuế thấp hơn chứ không được cao hơn mức ràng buộc).

Về cắt giảm thuế quan, Việt Nam cam kết giảm thuế cho khoảng 1/3 số dòng thuế (35,5%) với lộ trình khoảng 5-7 năm, trong đó có nhiều dòng Việt Nam đang áp thuế cao mà các thành viên WTO có lợi ích thương mại lớn. So với cam kết của các nước gia nhập WTO trước Việt Nam thì đây được xem là mức mở cửa khá lớn.

Hộp - Tóm tắtcam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam trong WTO

Số dòng thuế có cam kết : toàn bộ Biểu thuế (10.600 dòng);

Mức giảm thuế bình quân toàn Biểu thuế : khoảng 23% (từ mức là 17,4% năm 2006 xuống còn 13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm);

Số dòng thuế cam kết giảm : khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử, thịt (lợn, bò), phụ phẩm;

Số dòng thuế giữ ở mức thuế hiện hành (cam kết không tăng thêm): khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế);

Số dòng thuế ràng buộc theo mức thuế trần (cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, mức thuế MFN bình quân cam kết tại thời điểm gia nhập thậm chí còn cao hơn so với mức thuế MFN trước khi gia nhập (25,2% so với 23,5%) và mức cắt giảm bình quân cuối cùng là 21%. Như vậy, mức độ cắt giảm thuế bình quân trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam là 10% (thấp hơn so với mức cắt giảm trung bình 30% của các nước đang phát triển trong WTO). Lộ trình cắt giảm thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp là 3-5 năm, nhanh hơn so với lộ trình chung 5-7 năm.

Trong lĩnh vực vực công nghiệp, mức thuế MFN bình quân cam kết tại thời điểm gia nhập không thấp hơn trước khi gia nhập là mấy (16,1% so với 16,6%), mức cắt giảm

38

bình quân cuối cùng là 12,6%. Như vậy, mức độ cắt giảm thuế bình quân của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp là 23,9% (tương đương với mức cắt giảm trung bình 24% của các nước đang phát triển trong WTO). Lộ trình cắt giảm thuế đối với các sản phẩm công nghiệp là 5-7 năm

Bảng – So sánh mức thuế MFN của Việt Nam trước gia nhập và sau khi gia nhập WTO

Ngành Thuế MFN bình

quân trước gia nhập

Thuế MFN bình quân cam kết tại thời điểm gia nhập

Thuế MFN cam kết cuối cùng

Nông nghiệp 23,5% 25,2% 21%

Công nghiệp 16,6% 16,1% 12,6%

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Bảng - So sánh mức cắt giảm thuế khi gia nhập WTO của Việt Nam và các nước thành viên WTO khác

Mức cắt giảm thuế trung bình

Việt Nam Nước đang phát triển Nước phát triển

Đối với nông sản 10% 30% 40%

Đối với hàng công nghiệp

23,9% 24% 37%

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Cam kết mở cửa theo một số Hiệp định ngành

Ngoài cam kết chung về hàng hóa, Việt Nam cũng tham gia một số hiệp định tự do hóa theo ngành của WTO để cắt giảm toàn bộ thuế áp dụng cho ngành đó xuống mức 0% (Hiệp định Công nghệ Thông tin, Hiệp định về Thiết bị Máy bay Dân dụng, Thiết bị Y tế) hoặc hài hoà thuế suất ở mức thấp (Hiệp định Hoá chất, Hiệp định hàng Dệt may). Trong đó đáng chú ý là Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA) và Hiệp định Dệt may theo đó xóa bỏ thuế cho rất nhiều sản phẩm công nghệ và dệt may với lộ trình cắt giảm còn nhanh hơn trong các FTA mà Việt Nam ký sau này.

39

Bảng – Mức cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam theo một số Hiệp định ngành của WTO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệp định tự do hoá theo ngành

Số dòng thuế Thuế suất MFN (%) tại thời điểm gia nhập

Thuế suất

cam kết cuối cùng %)

1. HĐ công nghệ thông tin ITA- tham gia 100%

330 5,2% 0%

2. HĐ hài hoà hoá chất CH- tham gia 81%

1.300/1.600 6,8% 4,4%

3. HĐ thiết bị máy bay dân dụng CA- tham gia hầu hết

89 4,2% 2,6% 4. HĐ dệt may TXT- tham gia 100% 1.170 37,2% 13,2% 5. HĐ thiết bị y tế ME- tham gia 100% 81 2,6% 0%

Cam kết về các biện pháp phi thuế

Ngoài những cam kết về thuế quan, Việt Nam cũng có cam kết về các biện pháp phi thuế (là tất cả các biện pháp ngoài thuế nhưng có cùng hệ quả là hạn chế luồng hàng nhập khẩu từ các nước đối tác, bao gồm biện pháp tự vệ, biện pháp kiểm dịch động thực vật, biện pháp kỹ thuật, biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu...).

Theo đó, Việt Nam phải loại bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu (như cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan...) đối với tất

cả hàng hóa trừ một số ngoại lệ chung và một số ngoại lệ riêngmà Việt Nam đạt được cam kết giữ lại.

Ngoại lệ chung cho phép Việt Nam áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu nhằm bảo vệ cácmục đích công cộng quan trọng như bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội; bảo vệ sức khoẻ con người, động vật, thực vật; bảo vệ nguồn tài nhiên thiên quý hiếm, bảo vệ những tác phẩm nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ quốc gia; hoặcbảo vệ môi trường.

Các ngoại lệ riêng mà Việt Nam được phép áp dụng chủ yếu là cho các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể Việt Nam được phép áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với 4 nhóm hàng là đường ăn, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. Ngoài ra,

40

Việt Nam cũng được phép áp dụng một quy chế riêng về nhập khẩu(như tiêu chuẩn kỹ thuật/kiểm dịch, chế độ cấp phép nhập khẩu...) đối với 7 loại sản phẩm vốn được xếp vào diện “quản lý chuyên ngành nông nghiệp” theo pháp luật Việt Nam (giống cây trồng/vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, gỗ rừng tự nhiên, động vật hoang dã…).

Mức độ mở cửa thực tế của Việt Nam

Nhìn chung, Việt Nam thực hiện tương đối nghiêm túc các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa trong WTO

Về cam kết cắt giảm thuế quan, theo Báo cáo của Việt Nam về Rà soát Chính sách Thương mại lần đầu tiên tại WTO năm 2013, mức thuế suất nhập khẩu trung bình năm 2012 của Việt Nam là 10,4%, thấp hơn tương đối so với mức cam kết cắt giảm cuối cùng theo WTO là 13,4%. Trong đó, các ngành có mức giảm thuế cao nhất là thủy sản, dệt may, gỗ và giấy, sắt thép, điện tử và một số sản phẩm chế biến. Riêng thủy sản, có tới 2/3 tổng số dòng thuế áp dụng thấp hơn so với mức cam kết.

Về lộ trình thực hiện, theo Đánh giá tổng thể tình hình Kinh tế - Xã hội Việt nam sau 5 năm gia nhập WTO (CIEM-2013) thì đa số các nhóm hàng đều thực hiện đúng lộ trình cắt giảm thuế, nhiều nhóm cắt giảm nhanh hơn lộ trình và chỉ có một số ít cắt giảm chậm hơn lộ trình.

Hộp - Tình hình thực hiện các cam kết thuế quan theo WTO của Việt Nam sau 5 năm gia nhập

- Nông nghiệp: khoảng 68% nhóm hàng cắt giảm đúng hạn, 27% nhóm hàng cắt giảm mạnh hơn cam kết, 5% nhóm hàng cắt giảm chậm hơn so với cam kết

- Lâm nghiệp: 81,8% nhóm hàng cắt giảm đúng và nhanh hơn so với cam kết, 18,2% cắt giảm chậm hơn so với cam kết

- Thủy sản: 100% nhóm hàng cắt giảm đúng cam kết

- Công nghiệp – Xây dựng: 23% nhóm hàng cắt giảm đúng cam kết, 60% nhóm hàng cắt giảm nhanh hơn cam kết, 17% cắt giảm chậm hơn so với cam kết.

Nguồn: Báo cáo 5 năm gia nhập WTO – CIEM

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU Tự do thương mại quốc tế ở Việt Nam (Trang 37)