i. Đối tác thương mại hàng hóa
4.6.2.2. Phòng vệ thương mạ
Phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) là các biện pháp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi các hàng hóa này có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá tại thị trường nước nhập khẩu, bán hàng được trợ cấp bởi hình thức trợ cấp không được phép bởi chính phủ nước xuất khẩu, hoặc bán hàng hóa với số lượng tăng nhanh đột biến gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước xuất khẩu.
Theo quy định của WTO, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là các biện pháp được phép áp dụng nhưng phải tuân thủ theo các quy trình và thủ tục trong các Hiệp định về Chống bán phá giá, Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định về Biện pháp tự vệ của WTO.
Là thành viên của WTO, Việt Nam cũng được phép áp dụng các biện pháp này. Thực tế, từ trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này và phù hợp với các Hiệp định của WTO, cụ thể:
- Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004 về việc chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và các văn bản liên quan
- Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/08/2004 về Chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam vầ các văn bản liên quan
- Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/05/2002 về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam và các văn bản liên quan
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, cho đến tháng 9/2014 Việt Nam mới tiến hành được 3 vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nước ngoài:
59
Biện pháp phòng vệ thương mại
Số vụ Khởi xướng điều tra Số vụ đi đến quyết định áp dụng biện pháp PVTM Chống bán phá giá 1 1 Chống trợ cấp 0 0 Tự vệ 2 1
Nguồn: Hội đồng Tư vấn phòng vệ thương mại – Trung tâm WTO VCCI
Như vậy, có thể nói về các biện pháp phòng vệ thương mại, Việt Nam hầu như không tạo ra rào cản nào đáng kể đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Kết luận
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tự do thương mại quốc tế của Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài, với những thành tựu không thể phủ nhận. Từ một nền kinh tế tự cung tự cấp, Việt Nam đã trở thành một thành tố tích cực của nền kinh tế toàn cầu, với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm, với giá trị thu hút đầu tư nước ngoài lớn, và những chuyển biến mạnh mẽ trong các thể chế, pháp luật theo hướng tự do hóa thương mại.
Tuy nhiên, dường như tự do hóa thương mại ở Việt Nam thiếu một sự chủ động cần thiết cũng như những cơ chế cho phép các chủ thể tận dụng được tối đa các lợi ích mà tự do hóa mang lại. Tự do thương mại quốc tế, vì vậy, chưa trở thành động lực cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng chưa mang lại lợi ích lan tỏa cho tất cả các chủ thể trong nền kinh tế.
Tăng cường hội nhập chủ động và hiệu quả, đặc biệt trong thực thi các cam kết và tận dụng các cơ hội mang lại là thách thức lớn đồng thời cũng là cơ hội phát triển của Việt Nam trong thời gian tới, cả về năng lực cạnh tranh của quốc gia lẫn năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.