Hàng rào kỹ thuật (TBT), các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU Tự do thương mại quốc tế ở Việt Nam (Trang 57)

i. Đối tác thương mại hàng hóa

4.6.2.1. Hàng rào kỹ thuật (TBT), các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)

Trong thương mại quốc tế, các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) là các quy định liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật nhằm đảm bảo sức khỏe con người và động thực vật. Còn các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhằm nhiều mục đích công cộng khác (môi trường, an ninh, quyền lợi người tiêu dùng...)

Về nguyên tắc, các biện pháp SPS và TBT là các công cụ cần thiết và hợp lý được sử dụng nhằm mục tiêu bảo vệ các lợi ích quan trọng về sức khỏe và môi trường, và với mục tiêu này thì các biện pháp SPS và TBT được phép áp dụng theo WTO. Tuy nhiên, WTO ngăn cấm mọi hành vi lạm dụng SPS, TBT để nhằm mục tiêu hạn chế thương mại, ngăn cản nhập khẩu hàng hóa từ các nước khác.

Trên thực tế, rất nhiều nước đã sử dụng các biện pháp SPS và TBT một cách tinh vi để bảo hộ hiệu quả các ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên đối với Việt Nam thì ngay việc sử dụng các biện pháp SPS và TBT nhằm mục tiêu đầu tiên và đúng đắn là bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường cũng đã rất hạn chế, chưa nói đến việc sử dụng chúng làm rào cản đối với hàng nhập khẩu.

58

Cụ thể, cho tới thời điểm hiện tại Việt Nam cũng đã ban hành rất nhiều các quy định SPS về an toàn thực phẩm, về thực động vật và các quy định TBT về các tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật trong từng ngành/lĩnh vực. Tuy nhiên, việc hiệu quả của các quy định này trên thực tế rất hạn chế, một phần là do các tiêu chuẩn bắt buộc còn ở mức thấp (cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nội địa), phần khác bởi các cơ chế đảm bảo thực thi thiếu nghiêm khắc.

Do đó, về SPS và TBT, có thể nói Việt Nam hầu như không tạo ra rào cản nào đáng kể cho thương mại quốc tế (mà cụ thể là hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU Tự do thương mại quốc tế ở Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)