Đánh giá về hiệu quả tận dụng tự do hóa thương mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU Tự do thương mại quốc tế ở Việt Nam (Trang 33)

i. Đối tác thương mại hàng hóa

4.2.2. Đánh giá về hiệu quả tận dụng tự do hóa thương mại ở Việt Nam

Từ những phân tích về mức độ tăng trưởng và đóng góp của các hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài nói trên, có thể thấy thương mại quốc tế và tự do hóa thương mại quốc tế đã mang tới những hiệu quả không thể phủ nhận đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Tuy nhiên, xét một cách chi tiết thì dường như hiệu quả phát triển kinh tế từ quá trình tự do hóa thương mại lẽ ra có thể cao hơn gấp nhiều lần.

Nếu chỉ nhìn riêng trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, số liệu về tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết của Việt Nam là rất thấp, trung

34

bình chỉ khoảng 30%. Điều này có nghĩa là về mặt lý thuyết, có tới 70% lợi ích kỳ vọng xuất khẩu từ các FTA đã bị bỏ qua.

Bảng – Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo theo FTA của Việt Nam qua các năm

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 AFTA 6.07% 7.10% 9.41% 12.76% 11.41% 14.11% 20.20% AJCEP, VJEPA 27.81% 30.52% 31.23% AKFTA 79.05% 65.79% 90.77% 98% AANZFTA 8.89% 15.91% AIFTA 2.39% 7.37% ACFTA 8.89% 6.30% 9.83% 21.70% 25.23% 23.11% 26.8%

Nguồn: Bộ Công thương

Đáng chú ý là dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhiều ý kiến nhận định rằng phần nhiều trong nhóm tận dụng được các ưu đãi thuế quan này là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này không phải không có lý khi mà khối FDI hiện đang chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu dù số lượng doanh nghiệp chỉ là 7543 doanh nghiệp (trong so sánh với tổng số hơn 400.000 các thành phần kinh tế).

Bảng – Tỷ trọng xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm

35 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Khu vực KT trong nước

Khu vực FDI

Nguồn: Tổng hợp

Có thể thấy hiệu quả tận dụng tự do hóa thương mại ở Việt Nam tuy là đáng kể nhưng vẫn còn rất xa so tiềm năng mà thương mại quốc tế có thể mang lại cho nền kinh tế. Điều này một phần xuất phát từ sự thiếu chủ động của Chính phủ và doanh nghiệp trong quá trình bắt đầu đàm phán, ký kết các cam kết mở cửa thương mại,

phần khác bắt nguồn từ sự thiếu chuẩn bị cho những điều kiện nền tảng về năng lực cạnh tranh và nhận thức để có thể biết và tận dụng tối đa những lợi ích mang lại từ tự do hóa thương mại quốc tế.

Hội nhập và tự do hóa thương mại quốc tế đang và vẫn sẽ là dòng chảy chính sách chính và ổn định của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, cần thiết phải có các giải pháp nhằm tăng tính chủ động và mức độ tận dụng hiệu quả tự do hóa của Việt Nam. Trong đó, cần đặc biệt nhấn mạnh việc:

- Có sự tính toán đầy đủ, kỹ lưỡng, với sự tham gia phản biện của xã hội dân sự, đặc biệt là của khu vực kinh tế tư nhân trước khi bắt đầu ý tưởng về đàm phán thỏa thuận mở cửa đối với một đối tác cụ thể cũng như trong suốt quá trình đàm phán;

- Có chương trình tổng thể để thực thi cam kết, bao gồm cà điều chỉnh, sửa đổi pháp luật, cơ chế, đào tạo năng lực thực thi thích hợp cho các cơ quan

36

Nhà nước, thông tin, tư vấn thực thi cho doanh nghiệp, giám sát thực thi để đảm bảo xử lý hiệu quả, kịp thời các bất cập, vướng mắc phát sinh;

- Cải cách thể chế và hành chính triệt để, đặc biệt trong các vấn đề liên quan tới các thủ tục, điều kiện để doanh nghiệp tận dụng các cơ hội từ các FTA (thủ tục cấp C/O ưu đãi theo FTA, các đầu mối tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện yêu cầu...).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU Tự do thương mại quốc tế ở Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)