i. Đối tác thương mại hàng hóa
4.6.1. Các biện pháp kiểm soát chủ thể hoạt động thương mại quốc tế
Các biện pháp áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh liên quan tới hoạt động thương mại quốc tế có thể hạn chế và ảnh hưởng đáng kể tới mức độ tự do hóa thương mại
Tiêu chí này sẽ được đo lường bằng chỉ số về các chủ thể có quyền xuất nhập khẩu, qua đó phản ánh mức độ tự do của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu. Càng ít các điều kiện thì quyền tự do xuất nhập khẩu càng được mở rộng.
56
Liên quan tới chủ thể được phép thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, Việt Nam hiện duy trì 02 chế độ riêng với 02 nhóm
- Đối với các chủ thể kinh doanh trong nước: Không có hạn chế gì
Theo quy định của Luật Thương mại 2005 và Nghị định 12/2002/NĐ-CP, kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu được coi là một trong những quyền của doanh nghiệp, và các doanh nghiệp Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài thuộc mọi ngành nghề kinh doanh được quyền xuất nhập khẩu các hàng hoá mà pháp luật không cấm.
- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: có hạn chế về phạm vi và mục đích xuất nhập khẩu (theo các cam kết quốc tế liên quan và pháp luật nội địa).
Cụ thể, theo Nghị định số 23/2007/NĐ-CP (quy chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá (trong đó có xuất nhập khẩu) thì trước hết phải được cấp Giấy phép kinh doanh và điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh là hình thức đầu tư phải phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các thoả thuận thương mại quốc tế của Việt Nam, hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam….
Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn nhập khẩu hàng hoá về để bán mà không phải để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, hoặc xuất khẩu hàng hoá không phải do mình làm ra mà mua/thu gom từ các chủ thể khác thì phải xin thêm các Giấy phép thực hiện quyền nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
Trên thực tế thì các điều kiện này đều phù hợp với cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO về quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu).
Như vậy, có thể thấy quyền xuất nhập khẩu ở Việt Nam đã được mở tuyệt đối với các chủ thể nội địa và việc hạn chế quyền này đối với các chủ thể FDI được thực hiện theo WTO (và vì vậy là khá tương đồng với các nước khác).