i. Đối tác thương mại hàng hóa
4.4.2. Tình hình thực thi các cam kết WTO về dịch vụ của Việt Nam
Theo Đánh giá Tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO (CIEM-2013) thì Việt Nam đã thực hiện “đầy đủ và bám sát” các cam kết gia nhập WTO về dịch vụ, kể cả đối với những ngành/phân ngành mà Việt Nam cam kết mở cửa nhanh như dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, phân phối...với hàng loạt các văn bản pháp lý được ban hành để điều chỉnh theo các cam kết WTO.
52
Tóm lại, trong tổng thể, về diện cam kết, Việt Nam được đánh giá là khá mở cửa về dịch vụ (với 11 trong 12 ngành dịch vụ trong WTO). Tuy nhiên, độ sâu mở cửa trong từng ngành còn tương đối hạn chế, đặc biệt trong Phương thức 3 (hiện diện thương mại) – phương thức mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều nhất. Hệ quả là nhiều ngành dịch vụ được “bao bọc” quá lâu,không có áp lực cải thiện năng lực cạnh tranh nên ngày càng trở nên trì trệ, hoạt động kém hiệu quả (đặc biệt những lĩnh vực dịch vụ mà lâu nay bị độc quyền bởi các doanh nghiệp nhà nước như vận tải, viễn thông, giải trí...). Điều này ảnh hưởngtới hiệu quả và năng lực cạnh tranh nói chung của nền kinh tế, và đặc biệt là gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi phải chấp nhận sử dụng các dịch vụ kém chất lượng với giá thành cao.
Ngoài ra, việc hạn chế mở cửa nhiều ngành dịch vụ sẽ dẫn đến hệ quả là hạn chế thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành đó - trong khi Việt Nam đang ngày càng cố gắng bằng nhiều hình thức khác nhau để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khi mà ngày càng nhiều nước khác bên cạnh chúng ta đang nổi lên như là các địa điểm đầu tư hấp dẫn hơn.
Do đó, trong thời gian tới, đặc biệt là trong các đàm phán FTA hiện tại, Việt Nam cần có quan điểm tiếp cận mạnh dạn hơn trong mở cửa thị trường dịch vụ, thậm chí có thể dùng các cam kết mở cửa dịch vụ để đổi lấy các lợi ích khác trong đàm phán. Tất nhiên, điều này phải được thực hiện song song với việc tính toán cẩn trọng về các lĩnh vực mở cửa và các ngoại lệ để đảm bảo không gian chính sách cần thiết trong các lĩnh vực dịch vụ gắn như an ninh tài chính, quốc phòng, môi trường, sức khỏe người dân và những lợi ích công cộng quan trọng khác.