1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

81 1,3K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 239,35 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự nóng lên tòan cầu do nồng độ các khí nhà kính (CO2, CH4, Nox, CFC) trong khí quyển tăng cao, gây ra sự suy thóai môi trường và làm cho mực nước biển tăng lên Sự ấm lên của hệ thống khí hậu đã khá rõ ràng, từ những quan sát sự tăng lên của nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương, sự tan chảy của băng tuyết cũng như mực nước biển trung bình đang tăng cao Nhiệt độ trung bình bề mặt của trái đất đã tăng 0,76°C kể từ 1850 Báo cáo đánh giá thứ tư (AR4, 2007) của Diễn đàn liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel for Climate Change – IPCC) đã chỉ ra rằng, nếu không có bất kì hành động nào nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính, nhiệt độ trung bình bề mặt của trái đất có khả năng tăng thêm từ 1.8 – 4.0°C trong thế kỉ này, và lên đến 6.4°C trong những kịch bản xấu nhất David King (2005) cố vấn trưởng của Vương quốc Anh trong lĩnh vực khoa học đã khẳng định “ BĐKH là vấn đề trầm trọng nhất mà chúng ta đang phải đối mặt trong thế giới ngày nay – trầm trọng hơn so với sự đe doạ của chủ nghĩa khủng bố” Hiện nay, biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những mối nguy cơ lớn nhất đe doạ các hoạt động kinh tế, xã hội cũng như môi trường trên khắp hành tinh.Cũng theo IPCC, các hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và ngày càng đẩy nhanh quá trình này Biến đổi khí hậu làm gia tăng những khó khăn gây ra bởi đói nghèo, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân trên thế giới, khi nền kinh tế và đời sống của họ phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên Trong khi mọi khu vực đều sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu, những hậu quả nặng nề sẽ tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển – đặc biệt là ở những cộng đồng nghèo và không có khả năng chống đỡ trước những thay đổi.Theo báo cáo của World Bank (2008), đa số các quốc gia có tên trong bảng thống kê các nước chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ biến đổi khí hậu thuộc về cộng đồng các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam 2 Bảng 1:6 rủi ro khí hậu: Danh sách 12 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất Khô hạn Lũ lụt Malawi Bangladesh Ethiopia Zimbabwe Ấn Độ Mozambiqu e Niger Trung Quốc Ấn Độ Campuchia Mozambiqu e Lào Mauritania Pakistan Eritrea Sudan Chad Kenya Iran Sri Lanka Thái Lan Việt Nam Benin Rwanda Bão Nước biển dâng 1m Nước biển dâng 5m Vùng thấp Philippines các đảo quốc Bangladesh Việt Nam Madagascar Ai Cập Việt Nam Tunisia Vùng thấp các đảo quốc Hà Lan Nhật Bản Bangladesh Moldova Philippines Zambia Ai cập Morocco Brazil Niger Venezuela Senegal Fiji Việt Nam Đan Mạch Ấn Độ Malawi Algeria Ethiopia Pakistan Mông Cổ Indonesia Mauritania Trung Haiti Quốc Samoa Mexico Tonga Myanmar Trung Quốc Bangladesh Honduras Senegal Fiji Libya Sản xuất nông nghiệp Sudan Senegal Zimbabwe Mali ( Nguồn:Bank Staff calculations, 2008) Như đã nói, Việt Nam là một trong 5 quốc gia được xác định chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu Ở Việt Nam, trong 50 năm qua (1951 – 2000), nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,7°C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm Hiện tượng El Nino, La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ, Nhiều năm trở lại đây, hiện tượng khí hậu bất thường xảy ra với tần số và cường độ ngày càng dày đặc và mạnh mẽ hơn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh mạng và cuộc sống của người dân: bão lớn, bão trái mùa tàn phá các tỉnh ven biển miền Trung, hiện tượng xâm nhập mặn đã xuất hiện tại các tỉnh ven biển của đồng bằng sông Cửu Long, nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm cạn kiệt v.v… (Monre, 2008) Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long bị ngập chìm nặng nhất, kèm theo đó là phần lớn dân cư cũng như các hoạt động kinh tế Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10.8% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và 5% diện tích bị ảnh hưởng, thiệt hại GDP ước tính khoảng 10% 3 Nếu mực nước biển dâng 3m sẽ có 12% diện tích, 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, thiệt hại GDP ước tính khoảng gần 25%, và nếu mực nước biển dâng 5m sẽ có hơn 16% diện tích, 35% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, thiệt hại GDP ước tính khoảng hơn 35% (Dasgupta et al., 2007) Thời gian qua, trong khi đề cập đến BĐKH, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai thuật ngữ “ngăn ngừa” và “thích nghi” Trong một số trường hợp hai thuật ngữ này gần như đồng nghĩa nói về vấn đề kiểm soát nguy cơ, điều này có nghĩa là cả hai biện pháp trên đều cùng một mục tiêu chung là hạn chế biến đổi khí hậu lan nhanh và gây ra thiệt hại không mong muốn cho loài người Tuy nhiên, ý nghĩa của chúng lại khác nghĩa nhau khi đề cập đến vấn đề chính sách khí hậu.Khi nói về khí hậu, “ngăn ngừa” nghĩa là làm chậm lại quá trình ấm lên của trái đất bằng cách đối mặt với các vấn đề cơ bản như hoạt động của con người tạo nên khí nhà kính (chủ yếu là CO2) Một số biện pháp giảm thiểu như giảm lượng khí thải CO2 thông qua việc thay thế nhiên liệu hoá thạch bằng nguồn năng lượng tái sử dụng, hay hấp thụ CO2 thông qua các hệ sinh thái rừng và đại dương hoặc “chôn” CO2 trong lòng đất Ngược lại, “thích nghi” nghĩa là ứng xử, đối phó với hậu quả của biến đổi khí hậu như tăng cường xây dựng đê ngăn lũ để chống lại tần suất bão và mực nước biển đang ngày càng gia tăng, lựa chọn các biện pháp kinh tế - xã hội thích hợp để có thể đương đầu với thiên tai mà vẫn ổn định đời sống của mình Trong thực tế, các biện pháp “ngăn ngừa” đã được thực hiện ngay từ khi những mầm mống của biến đổi khí hậu xuất hiện nhưng lượng CO2vẫn tăng đều theo từng năm, sự tàn phá của thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra ngày càng nặng nề đối với môi trường, con người, do đó chiến lược “thích nghi” đối với sự thay đổi thời tiết ngày càng trở nên quan trọng Theo tài liệu của Uỷ ban châu Âu về Biến đổi khí hậu, “thích nghi” là tiên đoán trước được những hậu quả bất lợi của biến đổi khí hậu và tiến hành những hành động thích hợp nhằm ngăn chặn hay giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra Hành động càng sớm sẽ giảm bớt giá trị thiệt hại về sau.Chính sách thích nghi cần sự tham gia của tất cả các cấp, từ địa phương cho đến quốc tế (EU, 2008) 4 Ở một số nơi trên thế giới, người ta đã tìm kiếm các biện pháp nhằm “sống chung” với biến đổi khí hậu, như Mandives và Hà Lan đã xây dựng các bờ kè dọc theo bờ biển, cư dân ở một số đảo Nam Thái Bình Dương di cư lên những miền đất cao hơn, chính phủ Áo có chiến dịch quản lý nguồn nước chặt chẽ hay tại Nepal, người ta bắt đầu kiểm soát băng tan Viện Môi trường Thụy Điển phân biệt hai dạng thích nghi “phòng xa” và thích nghi “phản ứng” Việc lựa chọn biện pháp nào còn phụ thuộc vào việc hoạt động thích nghi đó xảy ra trước hay sau khi nhận thức được các tác động của biến đổi khí hậu Xây nhà trên cột để ngăn lũ lụt hay thiết kế giếng dầu có chống bão là thích nghi “phòng xa”, trong khi thay đổi cơ cấu mùa màng nhằm thích ứng với thời tiết ấm hơn trong mùa đông là thích nghi “phản ứng” Có sự liên quan giữa chiến lược thích nghi “có kế hoạch” hay thích nghi “theo chính sách” (kết quả của của nhiều quyết định thận trọng) và chiến lược thích nghi “độc lập” hay thích nghi “tự phát”(thay đổi tuỳ theo các điều kiện, bất chấp các chính sách hay kế hoạch từ trước) Sự thích nghi thường gắn với vai trò của chính phủ, vì chỉ có chính phủ mới có đủ nhân lực, tài chính cũng như cơ sở hạ tầng để có thể đưa ra các chính sách lâu dài và thích hợp, đồng thời cũng có những biện pháp khả thi nhằm theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện Tuy nhiên, thích nghi “tự phát” lại được đa số người dân lựa chọn vì sự linh hoạt cũng như tính khả thi của nó khi chính sách chưa phổ biến kịp đến cộng đồng Người dân có sự đối mặt với thách thức khi hậu quả của biến đổi thời tiết đe doạ cuộc sống gia đình, buộc họ phải chọn lựa hình thức định cư, hình thức hoạt động kinh tế cũng như các vấn đề xã hội khác Những thay đổi nhỏ như thay đổi thói quen trong tiêu dùng ( sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện, hạn chế sử dụng máy điều hoà không khí, hạn chế sử dụng bao nilon v.v…) cho đến những thay đổi lớn như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi hình thức sử dụng đất v.v… Chính phủ có thể giữ vai trò nòng cốt trong việc chỉ ra những rủi ro cho các mục tiêu phát triển, những biện pháp thích ứng tổng hợp trong các kế hoạch quốc gia và vùng Sự thích nghi theo chính sách hay “có kế hoạch” của chính phủ giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp động cơ và công cụ để đưa sự thích ứng bền vững với biến đổi khí hậu đến với người dân, cộng đồng và lĩnh vực tư nhân Trước tình hình này, nếu có, một chính sách hợp lý là sự phối hợp giữa giảm thiểu, thích nghi, phát triển kĩ thuật (nhằm nâng cao hiệu quả 5 giảm thiểu và thích nghi) và nghiên cứu ( về biến đổi khí hậu, về tác động cũng như sự giảm thiểu và thích nghi) Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành trên thế giới nhằm mục tiêu tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng cũng như tìm kiếm các biện pháp đối với BĐKH Các công trình này đã chuyển từ việc trả lời câu hỏi biến đổi khí hậu có xảy ra hay không sang việc tìm kiếm câu trả lời cho những tác động có thể xảy ra của BĐKH lên cuộc sống con người, các hoạt động kinh tế - xã hội – môi trường và phải làm gì để giảm thiểu cũng như thích nghi với tình trạng BĐKH (World Bank, 2008) Nhiều nghiên cứu đi sâu vàp phân tích tác động của BĐKH đến vấn đề phát triển kinh tế, chi phí của các biện pháp giảm thiểu và thích nghi với BĐKH, vai trò của công cụ chính sách kinh tế đối với vấn đề quản lý phát thải khí nhà kính v.v… (Dũng, 2009) Ở Việt Nam, mặc dù BĐKH đang trở thành một thách thức lớn đối với quốc gia, những nghiên cứu về BĐKH còn rất hạn chế, đặc biệt là còn thiếu các nghiên cứu dưới góc độ kinh tế của vấn đề Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới được công bố chính thức chỉ mới phân tích tác động của nước biển dâng chứ chưa đi sâu vào các tác động khác, còn các nghiên cứu được Chương trình kinh tế và môi trường Đông Nam Á (EEPSEA) tài trợ mới chỉ là những nghiên cứu trường hợp (case studies) Vì vậy, các nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam có thể tiến hành tập trung vào một số lĩnh vực chính: tác động kinh tế của BĐKH, các khía cạnh kinh tế của hạn chế phát thải và các vấn đề liên quan đến thích ứng/thích nghi (Thắng, 2009) Với đề tài “ Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, người nghiên cứu mong muốn, trước hết, tìm hiểu những tác động có thể có của BĐKH lên đời sống của cộng đồng dân cư nông thôn từ các họat động kinh tế đến đời sống xã hội cũng như nhận thức và tâm lý của họ, tìm hiểu quá trình người dân tìm kiếm những biện pháp thích nghi bền vững cho sự ổn định cuộc sống lâu dài của họ ở vùng bị ảnh hưởng bởi BĐKH, những khó khăn, thách thức của quá trình này, đánh giá được hiệu quả của các biện pháp thích nghi, các chính sách hỗ trợ của nhà nước, từ đó có thể đóng góp ý kiến cho cơ quan có thẩm quyền trong việc đề ra và thực hiện các chính sách liên quan 6 2 Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích các tác động về kinh tế - xã hội của BĐKH lên đời sống của người dân nông thôn miền biển - Đánh giá hiệu quả của các biện pháp thích nghi của cư dân vùng bị ảnh hưởng bởi BĐKH về thích nghi cũng như các chính sách của nhà nước - Đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi BĐKH ổn định cuộc sống lâu dài 3 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3.1 Biến đổi khí hậu TheoStern (2006), nhà kinh tế học người Anh đã đưa ra quan điểm rằng thiệt hại của BĐKH gây ra rất lớn và không thể phục hồi Sử dụng mô hình PAGE đánh giá tổng thể tác động của BĐKH có kết hợp nhiều kịch bản rủi ro và yếu tố bất định, Stern cho rằng chi phí để ứng phó với BĐKH là 1% GDP toàn cầu 1 năm, và lợi ích từ các biện pháp ứng phó (tránh được thiệt hại 5%GDP) sẽ lớn hơn chi phí 1%GDP này Theo Thắng (2009), tác giả đã trình bày hai trường phái học thuật hay hai nhóm quan điểm chính khi đánh giá tác động kinh tế của BĐKH trên thế giới, ngoài quan điểm do Stern đứng đầu còn có nhóm quan điểm trái ngược lại do nhà kinh tế học người Mỹ Williams Nordhaus đứng đầu Nordhaus (1994) cho rằng BĐKH không ra nhiều tác động tiêu cực lên sự phát triển chung, và khi sử dụng mô hình DICE (Dynamic Intergrated Model of Climate and Economy – mô hình tổng hợp động về khí hậu và kinh tế) để phân tích, Nordhaus ước tính thiệt hại của BĐKH vào khoảng 1% GDP toàn cầu Ủng hộ quan điểm của Nordhaus, nhà kinh tế học người Đan Mạch Bjorn Lomborg (2007) cho rằng mặc dù BĐKH đã diễn ra, chi phí cho việc cắt giảm khí phát thải nhà kính lớn hơn nhiều so với lợi ích đem lại, theo Lomborg, các ưu tiên khác nên cần đẩy mạnh cho các vấn đề toàn cầu khác như AIDS, suy dinh dưỡng và thiếu nước ngọt Theo Thắng (2009), tác giả đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy sự ủng hộ của thế giới đối với quan điểm của Stern nhiều hơn của Nordhaus cho đến nay, như các báo cáo cũng như nghiên cứu mới của Ngân hàng thế giới (WB, 2008), IPCC (2007), của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB, 7 2007) về BĐKH, các nghiên cứu đã đưa ra những số liệu phân tích cho thấy tác động của BĐKH là vô cùng to lớn, ảnh hưởng đến phát triển Do vậy, nghiên cứu và phân tích của Stern sẽ là tài liệu hữu ích cho việc tham khảo về tính quan trọng và cần thiết của vấn đề nghiên cứu của đề tài Báo cáo Phát triển con người 2007/2008 (UNDP, 2008) đã dẫn ra rằng “BĐKH do con người gây ra đang đẩy thế giới đến một thảm hoạ sinh thái cùng những tác động không thể đảo ngược đối với sự nghiệp phát triển con người”, “nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm 3 - 4°C có thể khiến cho 330 triệu người phải di dời tạm thời hay vĩnh viễn do lũ lụt” Báo cáo nhấn mạnh các đối tượng nguy cơ dễ bị tổn thương nhất đó chính là nhóm người nghèo và các quốc gia chậm phát triển, thuộc về những nhóm đối tượng ít nguồn lực hơn Không những thế, BĐKH còn gây ra những xung đột cũng như bất bình đẳng trên thế giới hiện nay do sự chênh lệch về thụ hưởng cũng như sử dụng tài nguyên Báo cáo xác định năm cơ chế tác động chính qua đó biến đổi khí hậu có thể chặn đứng và đẩy lùi quá trình phát triển con người: sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực bị tác động, sự khủng hoảng nước và tình trạng bất an ninh về nước ngày càng tăng lên, nước biển đang dâng và nguy cơ thiên tai ngày càng nhiều hơn, sự thay đổi diện mạo các hệ sinh thái trên trái đất, và sau cùng là ảnh hưởng đến sức khoẻ con người Việc ứng phó đối với BĐKH đòi hỏi sự tham gia của tất cả các quốc gia trên thế giới “Không một nước nào có thể giành được thắng lợi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nếu hành động một mình Việc phối hợp hành động không chỉ là phương án mà còn là mệnh lệnh” và lần đầu tiên đưa ra khái niệm “kinh tế của BĐKH” Để làm rõ hơn khái niệm này, báo cáo World Bank (2008) nhận định rằng, trong bối cảnh BĐKH đã trở thành một vấn đề của toàn cầu, với số lượng các quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng lên, vấn đề đối phó được đặt ra cấp bách Đây là đề cương tóm tắt của một nghiên cứu hành động, tìm hiểu cũng như lượng giá các tác động có thể có của biến đổi khí hậu lên tất cả các mặt của một quốc gia, từ đó báo cáo đã áp dụng khái niệm “tính kinh tế của sự thích nghi BĐKH” trong chương trình đối phó với những biến động thời tiết đối với các quốc gia bị ảnh hưởng Nghiên cứu này nhằm lượng giá chi phí- lợi ích cũng như sự thay đổi về thể chế và chính sách để đưa ra những hỗ trợ phù hợp cho các vùng bị tác 8 động bởi biến đổi khí hậu, đảm bảo ổn định cuộc sống trong hòan cảnh bất lợi về thời tiết hay nói rộng hơn là BĐKH cho cộng đồng dân cư vùng bị ảnh hưởng Dasgupta S et al ( 2007) là một tài liệu tham khảo rất hữu ích với những nghiên cứu rõ ràng và cụ thể được hỗ trợ bởi nhiều công cụ nghiên cứu hiện đại (GIS, GPS), nhờ đó, nhóm tác giả đã tính toán được những tác động cũng như thiệt hại của hiện tượng nước biển dâng lên diện tích, dân số cũng như các hoạt động kinh tế một số khu vực có nguy cơ trên thế giới Quan trọng hơn, theo nghiên cứu của Dasgupta, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có nguy cơ cao nhất bị tác động bởi BĐKH trong nhóm các quốc gia Đông Nam và Đông Á Các số liệu của nghiên cứu là những bằng chứng cho thấy Việt Nam không thể đứng ngoài vấn đề BĐKH và những nghiên cứu sâu hơn về tình hình BĐKH ở Việt Nam, sự phối hợp hành động cũng như các chính sách cần được tìm hiểu và triển khai nhằm tránh những thiệt hại về sau Yohe G (1989)là một trong những nghiên cứu về hiện tượng mất đất do nước biển dâng trong giai đoạn đầu tiên, những năm 80 của thế kỉ XX, khi BĐKH chưa phải là một vấn đề nghiêm trọng nhất của toàn cầu Nghiên cứu đã áp dụng các lý thuyết đo lường để định lượng mức độ tổn thương về kinh tế của hiện tượng nước biển dâng bao gồm giá trị của các cấu trúc hạ tầng bị đe doạ, các tài sản mất mát cũng như các dịch vụ xã hội dọc bờ biển Giá trị các cấu trúc hạ tầng và tài sản bị đe doạ được tham khảo từ hồ sơ thuế cung cấp bởi văn phòng giám định của chính phủ và được tính là tổng của tất cả giá trị thị trường của chúng.Giá trị xã hội của bờ biển được ước đoán bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận Knetsch – David và giá trị này được tính bằng tổng của sự chênh lệch giữa những giá trị tài sản gần bờ biển và xa bờ biển.Lý thuyết trên đã được áp dụng cho bờ biển Long Beach Island (Hoa Kì) nơi được bao quanh bởi đường bờ biển trải dài 18 dặm Tham khảo theo lý thuyết của Yohe, Bayani K et al (2009) đã áp dụng lý thuyết trên trong một nghiên cứu cụ thể về sự xói mòn bờ biển tại Philippines Ngoài việc đo lường mức độ tác động của hiện tượng xói mòn bờ biển lên đất đai, dân số và các hoạt động kinh tế - xã hội của cư dân cộng đồng ven bờ biển, nghiên cứu còn tính toán chi phí và lợi ích của chiến lược thích nghi ( kế hoạch vẫn hoạt động sản xuất bình thường, kế hoạch đối phó có sự can thiệp của chính phủ và kế hoạch tái định cư) cũng như tính khả thi của 9 các chính sách và luật pháp cho sự thích nghi đó Các kết quả nghiên cứu trên có thể sử dụng để tham khảo cho việc hoạch định các chính sách lâu dài về BĐKH cho cộng đồng dân cư sinh sống tại một khu vực có vị trí và đặc điểm đặc thù, tương tự như hướng nghiên cứu của đề tài Bên cạnh đó, chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm “sinh kế bền vững” và vấn đề sinh kế bền vững trong kế hoạch thích nghi với BĐKH 3.2 Sinh kế bền vững Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ Nó phản ánh bức tranh tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thức truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp) Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cũng như những người hỗ trợ từ bên ngoài cơ hội thoát nghèo, thích nghi các điều kiện tự nhiên xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và cho các thế hệ tiếp theo Dựa theo định nghĩa của Chamber và Cornway (1992), sinh kế được hiểu bao gồm những khả năng, tài sản (bao gồm cả tài nguyên vật chất và tài nguyên xã hội), và những hoạt động cần thiết cho cuộc sống mưu sinh Sinh kế sẽ bền vững nếu nó có thể thích nghi và phục hồi sau những áp lực và sốc, duy trì và nâng cao khả năng và tài sản trong khi không làm suy yếu cơ sở tài nguyên tự nhiên Theo Scoone (1998), các nguồn lực và khả năng mà con người có, được xem là các vốn hay tài sản sinh kế bao gồm các loại sau: - Nguồn lực con người: Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt được những kết quả sinh kế - Nguồn lực xã hội: Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó được những cơ hội và lợi ích khác nhau 10 đỡ sinh kế lâu dài cho người dân địa phương rất cần lưu ý đến vấn đề này khi xây dựng chương trình hỗ trợ người dân Bảng 3.5: Lựa chọn tiến trình thực hiện cho giải pháp chuyển đổi chỗ ở Tiến trình thực hiện 1.Ngắn hạn 2.Dài hạn Tổng số Phước Hải Ý kiến % 19 73.1 7 26.9 26 100.0 Phước Tỉnh Tổng số Ý kiến % Ý kiến % 22 91 7 41 82.0 2 8.3 9 18.0 24 100.0 50 100.0 (Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010) Theo ý kiến của người dân, việc chuyển đổi chỗ ở của gia đình chủ yếu nhằm đối phó tức thời khi thiên tai xảy ra, sau khi thiên tai qua đi họ sẽ trở về lại nhà cũ, do đó giải pháp chuyển đổi chỗ ở đối với người dân chỉ là biện pháp mang tính ngắn hạn, tỉ lệ ý kiến cho giải pháp này khá cao, 73.1% và 91.7% tương ứng tại hai địa phương Vì những trở ngại đã đề cập ở trên, cùng những nguyên nhân đề cập trong bảng 3.6, người dân hiểu rằng họ phải chuẩn bị thật tốt về nhiều mặt trong đời sống gia đình mới có thể đưa ra quyết định chính xác cho giải pháp này Bảng 3.6:Những khó khăn trong quá trình thực hiện các giải pháp đối phó với những hiện tượng cực đoan của thiên nhiên – chuyển đổi chỗ ở Hạng mục 1.Thiếu kinh phí 2 Nơi ở cũ thuận lợi cho công việc hiện tại 3 Nơi ở cũ thuận lợi đường đi lại 4 Ở nơi cũ quen, không biết nên đi đâu Tổng số Phước Hải Ý kiến % 23 31.9 Phước Tỉnh Ý kiến % 19 34.5 Tổng số Ý kiến % 42 33.1 16 22.2 14 25.5 30 23.6 6 8.4 5 9.1 11 8.7 27 72 37.5 100.0 17 55 30.9 44 34.6 100.0 127 100.0 (Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010) 67 Tính gắn kết với đất đai, ông bà tổ tiên cùng những lề lối lâu đời của cộng đồng dân cư vùng biển vẫn được gìn giữ và duy trì cho đến ngày nay Nếu không phải gặp những lí do hết sức đặc biệt, đa số người dân địa phương không muốn chuyển đổi nơi cư trú của mình Đất đai nhà cửa gắn bó với bản thân và gia đình họ cũng như đối với hoạt động ngư nghiệp từ rất lâu đời và không dễ gì thay đổi Do đó, khi di chuyển chỗ ở của mình, bản thân người dân cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với hoàn cảnh sống mới Hơn nữa, việc lựa chọn địa điểm cư trú mới cũng khiến người dân phải cân nhắc vì bản thân họ chưa xác định được nơi định cư phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, hơn nữa, nó đồng nghĩa với thay đổi cả về thói quen cư trú, thói quen trong cuộc sống và thói quen công việc Thiếu kinh phí chuyển đổi nơi ở cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng, kinh phí này bao gồm kinh phí mua nhà, kinh phí di chuyển, kinh phí xây dựng, và bao gồm cả chi phí cho việc thay đổi nơi ở, chi phí cho khoảng thời gian chưa tìm được công việc mới, chi phí di chuyển v.v… Một lí do khác không kém phần quan trọng liên quan đến hoạt động ngư nghiệp lâu đời của cộng đồng dân cư địa phương Đa số hộ dân phỏng vấn có nhà nằm ven biển, thuận lợi việc lên xuống tàu cá cũng như phơi ngư cụ, sửa chữa phương tiện làm việc Khi di chuyển vào trong đất liền đồng nghĩa với việc họ sẽ mất nhiều thời gian đi ra hướng biển, chưa kể những bất tiện khi họ cần tiếp cận và trông coi các phương tiện làm việc của mình I.1.15 Giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp Các địa bàn phỏng vấn vốn là những khu vực đánh bắt cá nổi tiếng với nhiều nghề khác nhau và hoạt động đánh bắt phát triển mạnh trong những năm gần đây Nghề cá mang lại cho họ cuộc sống ấm no, đầy đủ Nhiều người đã làm nghề này khi còn rất nhỏ nên nếu không làm nghề biển thì họ cũng không biết phải làm nghề gì khác Tuy nhiên, những năm gần đây BĐKH ngày càng tác động nghiêm trọng đến nghề cá làm giảm thu nhập cũng như nguy hiểm hơn Nên một số hộ được phỏng vấn lựa chọn giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp trong tương lai nhằm tìm một nguồn thu nhập ổn định và đảm bảo an toàn hơn Bảng 3.7: Ưu tiên các hạng mục chuyển đổi nghề nghiệp 68 Hạng mục 1 Từ đánh bắt xa bờ sang đánh bắt gần bờ 2 Từ đánh bắt sang nuôi trồng thủy sản 3 Từ đánh bắt sang trồng trọt 4 Từ đánh bắt sang chăn nuôi 5 Từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ 6.Buôn bán 7.Không đổi nghề Tổng số Phước Hải Ý kiến % Phước Tỉnh Ý kiến % Tổng số Ý kiến % 6 10.9 2 3.6 8 7.3 0 0.0 1 1.8 1 0.9 0 0.0 2 3.6 2 1.8 0 0.0 1 1.8 1 0.9 3 5.5 2 3.6 5 4.5 7 39 55 12.7 70.9 100.0 6 41 55 10.9 13 11.8 74.5 80 72.7 100.0 110 100.0 (Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010) Trong số những hộ dân có ý định chuyển đổi nghề nghiệp thì 11.8% trong tổng số có ý định chuyển sang buôn bán Theo người dân, công việc buôn bán an toàn, nhẹ nhàng, không bắt buộc phải gắn bó với biển, hơn nữa thích hợp với phụ nữ, vì họ cũng muốn có việc làm phụ giúp kinh tế cho gia đình, chia sẻ gánh nặng với người đàn ông trong gia đình Lựa chọn nhiều nhất là buôn bán nhỏ, cần vốn và chỗ buôn bán phù hợp, do đó, những hộ có ý định chuyển sang buôn bán cũng bày tỏ nguyện vọng được chuyển đổi chỗ ở phù hợp với công việc mới Một chuyển đổi nghề nghiệp khác chính là một số hộ từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ (4.5% tổng số) và đánh bắt xa bờ sang đánh bắt gần bờ (7.3% tổng số) Đối với những hộ chuyển sang đánh bắt xa bờ, theo lí giải của người được phỏng vấn, gia đình họ mở rộng quy mô công việc, mua sắm ghe cụ mới và trang bị tối tân hơn nhằm thực hiện những chuyến đi biển xa hơn trong thời gian tới Họ cho rằng sự thay đổi này không bởi vì lí do thiên tai ảnh hưởng mà đó là nhu cầu phát triển công việc của gia đình Những hộ này có nguồn kinh phí ổn định, nhân lực nhiều và tính toán mục tiêu lâu dài Trái lại, quyết định của những hộ chuyển sang đánh bắt gần bờ lại bị tác động bởi BĐKH Những người đã từng đi đánh bắt xa bờ là người làm thuê cho 69 chủ tàu, chủ ghe, có nhiều kinh nghiệm đi biển và đương đầu với thiên tai Sau khi chứng kiến sự tàn phá của các cơn bão lớn vào khu vực sinh sống, họ và gia đình cũng có những lo lắng về công việc và tính an toàn của công việc Theo họ, chuyển sang đánh bắt gần bờ mặc dù thu nhập sẽ giảm nhưng đổi lại, tâm lý của bản thân họ và gia đình sẽ tốt hơn, họ cũng có nhiều thời gian chăm lo cho gia đình và giúp gia đình vượt qua sự tàn phá của mưa bão Trước tình hình diễn biến thời tiết ngày càng khó lường, người dân cho rằng sự an toàn của gia đình vẫn trên hết, công việc vẫn có thể thu xếp phù hợp với những yêu cầu mới của điều kiện sinh sống tại đây Ngoài một số hộ dân vẫn cương quyết gắn bó với biển, một tỉ lệ nhỏ hộ dân cũng chuyển sang hướng trồng trọt và chăn nuôi Tỉ lệ này không cao ở cả hai địa bàn nghiên cứu Bảng 3.8: Lựa chọn tiến trình thực hiện cho giải pháp đổi nghề nghiệp Tiến trình thực hiện 1.Ngắn hạn 2.Dài hạn Tổng số Phước Hải Ý kiến % 5 31.3 11 68.7 16 100.0 Phước Tỉnh Tổng số Ý kiến % Ý kiến % 1 7.1 6 20.0 13 92.9 24 80.0 14 100.0 30 100.0 (Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010) Chuyển đổi công việc là một quyết định quan trọng liên quan đến sinh kế lâu dài của người dân nên hầu hết các hộ dân đều thực hiện theo một tiến trình dài hạn, và một khi đã chuyển đổi nghề nghiệp họ sẽ chuyển đổi hoàn toàn Tỉ lệ này khá cao tại Phước Tỉnh (92.9%) Đối với những hộ thực hiện giải pháp ngắn hạn, đa phần rơi vào các hộ lựa chọn chuyển sang buôn bán nhỏ Bảng 3.9: Tính quan trọng của việc chuyển đổi nghề nghiệp trong thời điểm thường xuyên xảy ra những hiện tượng cực đoan của thiên nhiên Hạng mục 1.Quan trọng 2.Không quan trọng Tổng số Phước Hải Ý kiến % 19 67.9 9 28 32.1 100.0 Phước Tỉnh Ý kiến % 21 65.6 11 32 Tổng số Ý kiến % 40 66 7 34.4 20 33.3 100.0 60 100.0 (Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010) 70 Ngoài một số hộ dân có dự định chuyển đổi nghề vì mục đích phát triển công việc, không bị tác động bởi hoàn cảnh, đối với những hộ đã và đang có ý định thay đổi nghề nghiệp khi chứng kiến những thay đổi bất thường của thiên nhiên có ảnh hưởng bất lợi đến cuộc sống của cộng đồng và gia đình, họ đều khẳng định tính quan trọng của việc chuyển đổi nghề nghiệp trong thời điểm hiện tại 66.7% tổng số ý kiến trả lời đều cho rằng việc chuyển đổi sang những công việc an toàn hơn nghề đi biển giúp gia đình họ bớt lo lắng hơn “Không đi biển nữa đồng nghĩa với tiền bạc cũng ít đi, chi tiêu cũng phải tính toán hơn mà người trong nhà cũng phải làm việc nhiều hơn, nhưng đi đánh bắt xa nhiều năm trời như vậy, bản thân tui cũng lớn tuổi rồi, chỉ sợ không cự được sóng to gió lớn như trước” (Nam, 56 tuổi, Phước Hải) Trong quá trình tìm hiểu để chuyển đổi sang nghề nghiệp mới, người dân xuất hiện những băn khoăn, lo lắng khi thực hiện các chuyển đổi này Bảng 3.10:Những khó khăn trong quá trình thực hiện các giải pháp đối phó với những hiện tượng cực đoan của thiên nhiên – chuyển đổi nghề nghiệp Hạng mục 1.Thiếu vốn 2.Thiếu kinh nghiệm 3 Thiếu kiến thức về nghề mới 4 Thiếu sự hỗ trợ, định hướng công việc Tổng số Phước Hải Ý kiến % 28 40.0 Phước Tỉnh Ý kiến % 25 41 7 Tổng số Ý kiến % 53 40.8 16 22.9 15 25.0 31 23.8 12 17.1 9 15.0 21 16.2 14 70 20.0 100.0 11 60 18.3 25 19.2 100.0 130 100.0 (Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010) Vốn làm ăn luôn là vấn đề quan trọng nhất trong kế hoạch chuyển đổi nghề nghiệp Đối với những người đã từng đi bạn nay muốn chuyển qua đánh bắt gần bờ, họ cũng cần vốn để mua máy móc, phương tiện làm việc Đối với những hộ chuyển sang buôn bán, họ cũng cần vốn để thuê mặt bằng và hàng hóa v.v… 40.8% tổng số ý kiến đều cho rằng nguồn vốn ổn định mới giúp họ chuyển đổi nghề dễ dàng, thuận lợi hơn Đối với những 71 hộ muốn chuyển sang lĩnh vực công việc hoàn toàn khác so với trước kia như trồng trọt, chăn nuôi, họ cần kinh nghiệm cũng như kiến thức về nghề mới 23.8% người dân cho rằng kinh nghiệm trong công việc mới giúp họ không mất nhiều thời gian cho quá trình tìm hiểu, và việc có kiến thức sẽ hỗ trợ kịp thời cho những nảy sinh trong nghề nghiệp mới Do vậy, điều người dân cần nhất chính là sự hỗ trợ, định hướng nghề nghiệp kịp thời từ chính quyền địa phương (19.2% tổng số ý kiến) để họ có nhiều thời gian và công sức đầu tư vào công việc mới được thuận lợi hơn Các giải pháp của cộng đồng dân cư dù ngắn hạn hay là dự định lâu dài đều nhằm ứng phó trước những biến động của thời tiết, hơn nữa, một khi đã thực hiện được các giải pháp trên thực tế, bản thân người dân sẽ an tâm hơn trong công việc và cuộc sống cùng gia đình Mục đích lâu dài của cộng đồng dân cư địa phương chính là dù thiên tai có xảy ra nhưng bản thân gia đình có sự chuẩn bị chu đáo để đối phó, cộng với sự hỗ trợ và chỉ đạo từ chính quyền địa phương, khu vực sinh sống và gia đình họ sẽ không bị thiệt hại nặng nề như sự việc xảy ra thời gian trước đây Họ không muốn trốn tránh thiên tai một cách cực đoan mà vẫn muốn tiếp tục cuộc sống và công việc truyền đời từ xưa tới nay III.2 Hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương đối với cộng đồng Trước, trong và sau khi thiên tai diễn ra, chính quyền địa phương đều có những hỗ trợ cần thiết cho cộng đồng địa phương Theo người dân địa phương, sự hỗ trợ từ phía chính quyền đến rất kịp thời, giúp cho người dân vượt qua những khó khăn do thiên tai gây ra, đồng thời giúp họ sớm ổn định lại cuộc sống Các đối tượng nhận hỗ trợ nhiều nhất chính là những gia đình thuộc diện nghèo đói trong khu vực, những gia đình có tài sản, nhà cửa bị hư hại trong thiên tai, các loại hình hỗ trợ cũng rất đa dạng Bảng 3.11: Loại hình hỗ trợ người dân nhận được Hạng mục 1.Cập nhật thông tin về thời tiết 2.Gia cố lại CSHT Phước Hải Ý kiến % 31 8 28.4 7.3 Phước Tỉnh Ý kiến % 26 9 28.3 9.8 Tổng số Ý kiến % 57 17 28.4 8.5 72 3.Hỗ trợ di dời nhà cửa trong thiên tai 4.Tổ chức cứu nạn 5.Hỗ trợ lương thực trong thiên tai 6.Hỗ trợ lương thực sau thiên tai 7.Sửa chữa đường sá sau thiên tai 8 Hỗ trợ sửa chữa nhà cửa sau thiên tai Tổng số 15 9 13.8 8.3 8 5 8.7 5.4 23 14 11.4 7.0 13 11.9 15 16.3 28 13.9 16 14.7 12 13.1 28 13.9 10 9.2 13 14.1 23 11.4 7 109 6.4 100.0 4 92 4.3 11 5.5 100.0 201 100.0 (Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010) Hình thức hỗ trợ thiết thực nhất từ phía chính quyền địa phương trong khi xảy ra thiên tai chính là thông tin về thiên tai, thời tiết được cập nhật thường xuyên trên loa phát thanh xã, trên hệ thống bộ đàm của người đi biển để hướng dẫn ngư dân tránh bão trở về Trong lúc đó, địa phương cũng tiến hành gia cố lại hệ thống đường sá, đê ven biển, kêu gọi người dân tiến hành gia cố nhà cửa, bảo vệ tài sản và hỗ trợ những gia đình neo người di dời nhà cửa, tài sản và nhân thân đến nơi an toàn do địa phương chỉ định Trong lúc thiên tai xảy ra, địa phương hỗ trợ một phần lương thực cho những hộ gia đình khó khăn, không có điều kiện dự trữ thực phẩm Ngoài ra, sau khi mưa bão tan, địa phương vẫn duy trì xem xét lương thực trợ cấp cho các hộ gia đình, vận động sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp đường sá và rác thải trong địa bàn Theo báo cáo của UBND thị trấn Phước Hải, sau khi cơn bão số 9 năm 2006 xảy ra, chính quyền địa phương đã căn cứ vào mức độ thiệt hại và hoàn cảnh gia đình mà hỗ trợ tiền sửa chữa và cấp phát lương thực Trung bình mỗi hộ dân được hỗ trợ kinh phí khoảng 3.000.000đ để thay mái tôn, 14.7% hộ được phỏng vấn tại Phước Hải được nhận hỗ trợ lương thực sau thiên tai Thông thường địa phương sẽ huy động các đoàn thể tham gia cứu nạn trong bão.Mỗi đợt bão huy động khoảng 200 người đi giúp dân Họ giúp bằng cách đặt bao cát lên mái nhà, đắp bờ đê cao ở ngoài biển, giúp dân tránh bão, tiếp tế cho dân, liên lạc với các phương tiện đánh bắt ngoài biển để thông tin cho tàu thuyền biết để họ kịp trở vào bờ Nếu có ghe tàu chìm phải ra biển cứu người và phương tiện 73 Sau bão, chính quyền địa phương đi quyên góp, ủng hộ, động viên tinh thần người dân là chủ yếu.(Cán bộ địa phương thị trấn Phước Hải) Về phía người dân địa phương, họ cũng có những cách thức tự ứng phó khi có bão, thậm chí họ làm còn nhanh nhẹn hơn địa phương.Khi địa phương chưa kịp đến hỏi thông tin thì người nhà nghe báo, đài biết sắp có bão, họ gọi điện báo cho người thân ngoài biển phòng tránh rồi.Người đi biển họ cũng nghe đài, có máy định vị để biết bão đến và tìm nơi trú ẩn Người đi biển đi chung nhiều người, nhiều ghe nên cũng có thể báo tin cho nhau.Trên ghe thuyền cũng phải trang bị áo phao, nếu không có lực lượng bảo vệ ở cảng sẽ không cấp giấy phép cho đi biển Những người ở nhà tuy chỉ là phụ nữ, trẻ em cũng phải biết cách phòng chống bão.(Cán bộ địa phương xã Phước Tỉnh) Nguồn hỗ trợ lớn nhất đối với cộng đồng địa phương cho đến hiện giờ chính là từ chính quyền địa phương với các mức độ hỗ trợ khác nhau (75.0% và 92.0%, tương ứng) Tiếp theo là hoạt động của các tổ chức đoàn thể và các mạnh thường quân tuy không thường xuyên Tuy nhiên, theo ý kiến của người dân địa phương, điều kiện để trở thành đối tượng được thụ hưởng sự hỗ trợ vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến việc có sự không công bằng và do đó nhiều hộ dân không nhận được sự hỗ trợ kịp thời Tuy nhiên, người dân cho biết tự bản thân gia đình cũng không chờ sự hỗ trợ từ chính quyền mà tự thân vận động là chính Bảng 3.12: Nguồn hỗ trợ người dân nhận được Hạng mục 1.Chính quyền địa phương 2 Tổ chức đoàn thể 3.Mạnh thường quân Tổng số Phước Hải Ý kiến % Phước Tỉnh Ý kiến % Tổng số Ý kiến % 30 7 75.0 17.5 23 2 92.0 8.0 53 9 81.6 13.8 3 7.5 100 0 0.0 100.0 3 65 4.6 100.0 40 25 (Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010) Kế hoạch thực hiện ứng phó trong năm 2010: 74 - Chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh -UBND TT Phước Hải sẽ đề nghị UBND huyện Đất Đỏ sớm đầu tư mở rộng cảng Lộc An Những năm qua, mỗi khi có bão ngư dân phải neo đậu ghe thuyền ở cảng Phước Tĩnh, cách TT Phước Hải rất xa cho nên viêc neo đậu ghe thuyền không thực hiện dễ dàng, một số hộ dân vì không neo đậu kịp thời nên đã bị bão đánh chìm ghe thuyền gây thiệt hại lớn Vì thế việc xây dựng cảng Lộc An là việc làm cần thiết Đây sẽ là nơi diễn ra hoạt động mua bán thủy hải sản và sẽ là nơi neo đậu tàu thuyền mỗi khi có bão xảy ra - Duy trì quỹ nhân đạo nghề cá từ 20.000.000đ - 30.000.000đ/năm nhằm hỗ trợ các ngư hộ có hoàn cảnh khó khăn hay bị tai nạn nghề biển - Chú trọng công tác phòng tránh lụt bão: thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, tổ chức tìm kiếm, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai năm 2010 - Nâng cấp một số tuyến đường giao thông tại các khu dân cư Đồng thời, thị trấn sẽ khởi công xây dựngtuyến đường ven biển với bờ kè kiên cố tránh sự tác động của hiện tượng nước biển dâng trong tương lai.(Báo cáo TT Phước Hải năm 2009) III.3 Khó khăn từ công tác ứng phó với thiên tai và vấn đề BĐKH Mặc dù BĐKH được đề cập rất nhiều trong những năm gần đây, tuy nhiên theo chính quyền các địa phương điển cứu, BĐKH vẫn chưa phải là vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Hiện nay, cơ quan chịu trách nhiệm hoặc có liên quan nhiều nhất đến BĐKH chính là Trung tâm phòng chống bão và cứu nạn của các huyện.Tuy nhiên nguồn nhân lực ở cơ quan này rất mỏng và chuyên môn chưa cao, chủ yếu tập trung vào mảng cứu hộ, cứu nạn chứ chưa tập trung vào mảng tuyên truyền.Thời điểm bão đến, cơ quan này cũng phải huy động lực lượng từ phía các đoàn thể để tiến hành công tác cứu hộ Tuyên truyền cho BĐKH vẫn chưa được thực hiện chính thức tại các địa phương, cán bộ địa phương biết đến BĐKH thông qua các cuộc nói chuyện, hội nghị hàng năm, qua các văn bản, văn kiện và báo chí Người dân đối với vấn đề BĐKH ngoài nguồn cung cấp là các phương tiện truyền thông đại chúng thì họ hoàn toàn xa lạ với vấn đề này.Vấn 75 đề nâng cao nhận thức về BĐKH cho người dân địa phương hiện không có cơ quan nào chuyên trách, tài liệu và nhân lực cũng không có.Các chi tiết này cho thấy rằng BĐKH vẫn chưa trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của địa phương, mục tiêu để cho cộng đồng hiểu biết về BĐKH nhiều khả năng không thể thực hiện được Ngoài ra, người dân vẫn muốn thấy địa phương có những hành động thực tế hơn là chỉ nói trên lý thuyết Tại Phước Tỉnh, kế hoạch xây dựng bờ kè chắn sóng đã sớm có nhưng hiện tại vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa triển khai được Ngoài ra, nhằm hỗ trợ cho các tàu cá có nơi neo đậu an toàn khi bão đến, địa phương có đề xuất xây dựng neo tàu trú bão nhưng cũng chưa thi công trên thực tế Hiện tại, người dân vẫn tự lực là chính trong vấn đề phòng chống bão Khả năng tiếp cận thông tin về thiên tai của người dân càng phải mở rộng nếu như muốn an toàn trong công việc và nhà cửa cùng tính mạng, tài sản Hoạt động ngư nghiệp vốn là truyền thống lâu đời ở cả hai địa phương, là nghề nghiệp cha truyền con nối Địa phương cũng có nhiều chính sách khuyến khích người dân bám biển, tiếp tục công việc liên quan tới biển.Nhờ biển, đời sống người dân tại các địa phương trở nên khấm khá và khởi sắc Do đó, nếu muốn duy trì nghề nghiệp này lâu dài, các chính sách hỗ trợ của địa phương phải phù hợp và kịp thời đối với người dân Trong bối cảnh thiên nhiên có những biến động đầy bất thường như hiện nay, chính quyền địa phương nếu có thể hỗ trợ những hạng mục cụ thể phục vụ tốt cho công việc, ví dụ xây dựng thêm CSHT cho ngư nghiệp, trang bị hệ thống thông tin liên lạc hiện đại hơn nhằm liên lạc với các thuyền ghe khi có bão Tuy nhiên, hiện tại chính quyền cũng chỉ có thể hỗ trợ trong khả năng cho phép, người dân vẫn tự thân vận động là chính Trong khi có bão, thông tin cập nhật về thời tiết, hướng đi, thời gian di chuyển do người dân tự trao đổi với nhau vẫn đến nhanh hơn thông tin cung cấp từ phía chính quyền Đây là một trở ngại rất lớn đối với công tác hỗ trợ đời sống kinh tế của người dân cũng như công tác phòng chống thiên tai tại địa phương 76 CHƯƠNG IV KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN Theo kết quả nghiên cứu, người dân trong địa bàn nghiên cứu chưa có nhận thức rõ ràng về biến đổi khí hậu Cộng đồng cần có năng lực nhất định trong việc quản lý các mối quan hệ về kinh tế, xã hội và sinh thái ở địa phương bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu Chính cộng đồng phải là những người tự giải quyết các rủi ro sinh kế do biến đổi khí hậu gây ra Các cộng đồng có thể đã thích ứng tốt với điều kiện khí hậu hiện tại nhưng ít có khả năng thích ứng với sự biến đổi bất thường hơn của khí hậu trong dài hạn Bên cạnh đó, những người nghèo dễ bị tổn thương hơn rất nhiều khi thiên tai xảy ra vì họ không có năng lực thích ứng và bảo vệ bản thân trước những biến đổi bất thường Chính vì vậy, các giải pháp hỗ trợ của nhà nước là rất cần thiết để giúp người dân chuyển đổi từ thích ứng tự phát sang thích ứng có kế hoạch trước tác động của biến đổi khí hậu Trước những tác động của biến đổi khí hậu, các chiến lược đối phó có thể được xây dựng theo 3 mức: ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn Về ngắn hạn, chính quyền địa phương cần tập trung giúp đỡ cộng đồng, giúp họ tránh được những thiên tai Đây là hành động mang tính cấp bách để đối phó với các hiện tượng bão, lũ xảy ra hàng năm Cụ thể hơn, những hỗ trợ cần tập trung chủ yếu vào việc cải thiện các nguồn lực sinh kế tài chính và nguồn lực sinh kế con người của người dân địa phương.Đối với người nghèo, giới hạn trong khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính là một trong những vấn đề mấu chốt của sự dễ bị tổn thương.Thiếu nguồn lực tài chính, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc tái đầu tư phương tiện sản xuất cũng như gia cố, sửa chữa nhà cửa sau những biến đổi bất thường Bảo hiểm biến đổi khí hậu là một trong những phương án đang được nghiên cứu Bảo hiểm có khả năng cung cấp những cách thức linh hoạt để quản lý rủi ro và bảo vệ các khoản đầu tư cần thiết khi không chắc chắn về xu hướng và phạm vi của biến đổi khí hậu Tùy từng khu vực và loại hình thiên tai thường xuất hiện tại khu vực đó, các hình thức bảo hiểm khác nhau sẽ hiệu quả hơn các chương trình bảo vệ thường được thực hiện trên một địa bàn rộng lớn Cụ thể, tại khu vực thường xuyên có bão, việc kết hợp cảnh báo sớm, sơ tán và bảo hiểm tài sản sẽ hiệu quả trong ngắn hạn hơn tiến hành 77 xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc bảo vệ Bên cạnh nguồn lực tài chính, việc phát triển nguồn lực con người là một chiến lược ngắn hạn khác có thể áp dụng Để hỗ trợ người dân phát triển nguồn lực con người, các chính sách an sinh xã hội hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu những tác động của đói nghèo do giá cả hàng hóa tăng Một số những chương trình phổ biến có thể được áp dụng bao gồm chương trình cung cấp thực phẩm và chương trình đảm bảo việc làm Về dài hạn, mạng lưới an sinh xã hội sẽ tạo điều kiện để người dân an tâm đầu tư vào các sinh kế con người trong tương lai như đầu tư vào giáo dục,đào tạo, và dinh dưỡng Việc này sẽ giúp cho người dân thích ứng tốt hơn trong dài hạn trước những tác động của biến đổi khí hậu Với mức trung hạn (3-5 năm), những hành động cần làm ở giai đoạn này là thu thập thông tin, dữ liệu (chẳng hạn thông tin liên quan đến mực nước biển dâng ) để từ đó có những kế hoạch xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho phù hợp Xét trên khía cạnh phát triển sinh kế, đây là bước cải thiện nguồn lực vật chất.Hệ thống thông tin liên lạc, giao thông và cảnh báo sớm được xây dựng tốt sẽ giúp sơ tán nhanh chóng người dân khi có bão Cơ sở hạ tầng được xây dựng tốt sẽ giúp làm tăng khả năng của người dân trong việc đối phó với những cú sốc về khí hậu trong ngắn hạn và thích ứng với biến đổi khí hậu trong dài hạn Với mức dài hạn (20-50 năm), giai đoạn này cần có những phân tích về các kịch bản biến đổi khí hậu mà Bộ Tài nguyên – Môi trường đưa ra Chẳng hạn, việc mực nước biển dâng có thể lên tới 50cm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân như thế nào Do vậy, để chuẩn bị cho mục tiêu dài hạn, những kế hoạch về tái sử dụng đất, tái định cư cho người dân cần phải làm từ ngay bây giờ 78 ... phân tích lịch sử hình thành chế biến đổi khí hậu mà vào phân tích trực tiếp tác động biến đổi khí hậu lên đời sống người nông dân miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kinh tế xã hội, tìm hiểu hoạt động. .. ngư nghiệp với tỉ lệ 14.5% tổng số 42 CHƯƠNG II TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA BĐKH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ II.1 Tác động xã hội BĐKH sống cộng đồng dân cư I.1.10 Tác động lên nhận... chính: tác động kinh tế BĐKH, khía cạnh kinh tế hạn chế phát thải vấn đề liên quan đến thích ứng/thích nghi (Thắng, 2009) Với đề tài “ Phân tích tác động kinh tế - xã hội biến đổi khí hậu cộng đồng

Ngày đăng: 18/04/2015, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w