Giải pháp sửa chữa nhà cửa

Một phần của tài liệu Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 63)

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

I.1.13.Giải pháp sửa chữa nhà cửa

Trước những tác động nghiêm trọng của hiện tượng BĐKH việc thực hiện các giải pháp ứng phó là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng giải pháp ứng phó cần dựa trên điều kiện của từng vùng cũng như các đặc điểm kinh tế - xã hội của người dân nhằm

tìm ra các giải pháp thích hợp. Trong các giải pháp được đưa ra, sửa chữa nhà là giải pháp được ưu tiên hàng đầu (50.9% và 45.5%, tương ứng ở hai địa phương). Vì đa số nhà của các hộ dân sống ven biển là nhà cấp 4 và nhà tạm bợ không đảm bảo an toàn cho tính mạng của các thành viên và tài sản trong gia đình khi có các hiện tượng cực đoan của thiên nhiên xảy ra, đặc biệt là bão. Sau khi cơn bão vào tháng 12/2006 tràn qua khu vực, người dân địa phương bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của việc có một nơi trú ẩn chắc chắn cho gia đình. Sở dĩ phần lớn hộ dân lựa chọn giải pháp trên bởi vì nhà cửa của họ đều bị phá hủy hoàn toàn hoặc một phần trong các cơn bão. Dựa trên nguồn lực về kinh tế của mỗi hộ gia đình, họ có những giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho hạng mục sửa chữa nhà cửa, với các lựa chọn phù hợp với điều kiện của gia đình.

Bảng 3.2: Ưu tiên các hạng mục sửa chữa nhà cửa

Hạng mục Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến %

1. Xây mới toàn bộ 15 19.5 10 17.8 25 18.8

2. Xây phòng trú

ẩn kiên cố 20 26.0 11 19.6 31 23.3

3. Gia cố lại mái

nhà 31 40.3 25 44.6 56 42.1

4. Gia cố lại cột,

kèo nhà, tường nhà 11 14.2 10 17.8 21 15.8

Tổng số 77 100.0 56 100.0 133 100.0

(Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Những hộ dân không có nguồn lực tài chính vững chắc lựa chọn biện pháp sửa chữa nhỏ như gia cố lại mái nhà hoặc cột kèo nhà, tường nhà vững chắc hơn, đủ sức chịu đựng được sức gió mạnh. Hầu hết các hộ dân đều sử dụng bao cát nặng để giằng, nén mái nhà chắc chắn, đây là giải pháp nhiều hộ dân sử dụng nhất ở cả hai địa phương (42.1% tổng số). Đối với các hộ dân khá hơn về kinh tế, họ xây dựng các hầm trú ẩn kiên cố theo sự khuyến khích của địa phương. Loại hầm trú ẩn này thường được xây dựng ở gần nhà chính, thuận lợi cho việc tránh thiên tai với kết cấu tường, trần vững chắc, chịu được giông gió mạnh. Đối với những hộ dân kiên quyết không rời nhà cửa dù có thiên tai đến thì đây là lựa chọn thích hợp, vừa không phải di dời tài sản vừa có thể trông coi nhà cửa của mình. Giải pháp này chiếm 23.3% trên tổng số ý kiến. Bên cạnh đó, một số hộ dân

cho biết sau khi nhà của họ bị tàn phá trong các cơn bão, họ xây mới lại toàn bộ nhà cửa theo kết cấu mới vững chắc hơn, đủ sức chịu lực trong thiên tai.

Bảng 3.3: Lựa chọn tiến trình thực hiện cho giải pháp sửa chữa nhà cửa Tiến trình thực

hiện

Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến %

1.Ngắn hạn 25 41. 7 35 77. 8 60 57.1

2.Dài hạn 35 58.3 10 22. 2 45 42.9

Tổng số 60 100.0 45 100.0 105 100.0

(Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Dựa theo ý kiến người dân, các giải pháp xây mới nhà cửa kèm với xây dựng hầm trú ẩn là lựa chọn dài hạn của gia đình, lựa chọn này chiếm tỉ lệ cao hơn ở Phước Hải với 58.3%. Trong khi đó, tại Phước Tỉnh, người dân ưu tiên cho các sửa chữa nhỏ trong thời gian ngắn (77.8%). Những giải pháp ngắn hạn có ưu điểm là hoàn thành trong thời gian ngắn và tốn ít kinh phí hơn nhưng vẫn phải đảm bảo chắc chắn trước thiên tai. Một điều có thể ghi nhận ở tâm lý của người dân của cả hai địa phương là nhà hư tới đâu sửa tới đó, hư gì sửa nấy, họ không dám cùng một lúc thực hiện các giải pháp sửa chữa dài hạn nếu không được đảm bảo về mặt kinh tế. Do đó, lựa chọn các hạng mục sửa chữa nhà cửa phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực kinh tế gia đình của người dân. Thiếu kinh phí chính là lí do lớn nhất cản trở người dân thực hiện các hạng mục này. Ý kiến này chiếm tỉ lệ khá cao tại cả hai địa bàn nghiên cứu (85.1% tổng số).Ngoài ra, một số hộ dân cho biết họ chưa có thời gian cho việc sửa chữa lớn, cũng như thủ tục xin phép sửa chữa mất nhiều thời gian, tạm thời chỉ nên sửa chữa nhỏ, đối phó tạm thời.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 63)