Giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 68)

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

I.1.15.Giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp

Các địa bàn phỏng vấn vốn là những khu vực đánh bắt cá nổi tiếng với nhiều nghề khác nhau và hoạt động đánh bắt phát triển mạnh trong những năm gần đây. Nghề cá mang lại cho họ cuộc sống ấm no, đầy đủ. Nhiều người đã làm nghề này khi còn rất nhỏ nên nếu không làm nghề biển thì họ cũng không biết phải làm nghề gì khác. Tuy nhiên, những năm gần đây BĐKH ngày càng tác động nghiêm trọng đến nghề cá làm giảm thu nhập cũng như nguy hiểm hơn. Nên một số hộ được phỏng vấn lựa chọn giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp trong tương lai nhằm tìm một nguồn thu nhập ổn định và đảm bảo an toàn hơn.

Hạng mục Ý kiếnPhước Hải% Ý kiếnPhước Tỉnh% Ý kiếnTổng số% 1. Từ đánh bắt xa bờ sang đánh bắt gần bờ 6 10.9 2 3.6 8 7.3 2. Từ đánh bắt sang nuôi trồng thủy sản 0 0.0 1 1.8 1 0.9 3. Từ đánh bắt sang trồng trọt 0 0.0 2 3.6 2 1.8 4. Từ đánh bắt

sang chăn nuôi 0 0.0 1 1.8 1 0.9

5. Từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ 3 5.5 2 3.6 5 4.5 6.Buôn bán 7 12.7 6 10.9 13 11.8 7.Không đổi nghề 39 70.9 41 74.5 80 72.7 Tổng số 55 100.0 55 100.0 110 100.0 (Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Trong số những hộ dân có ý định chuyển đổi nghề nghiệp thì 11.8% trong tổng số có ý định chuyển sang buôn bán. Theo người dân, công việc buôn bán an toàn, nhẹ nhàng, không bắt buộc phải gắn bó với biển, hơn nữa thích hợp với phụ nữ, vì họ cũng muốn có việc làm phụ giúp kinh tế cho gia đình, chia sẻ gánh nặng với người đàn ông trong gia đình. Lựa chọn nhiều nhất là buôn bán nhỏ, cần vốn và chỗ buôn bán phù hợp, do đó, những hộ có ý định chuyển sang buôn bán cũng bày tỏ nguyện vọng được chuyển đổi chỗ ở phù hợp với công việc mới. Một chuyển đổi nghề nghiệp khác chính là một số hộ từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ (4.5% tổng số) và đánh bắt xa bờ sang đánh bắt gần bờ (7.3% tổng số). Đối với những hộ chuyển sang đánh bắt xa bờ, theo lí giải của người được phỏng vấn, gia đình họ mở rộng quy mô công việc, mua sắm ghe cụ mới và trang bị tối tân hơn nhằm thực hiện những chuyến đi biển xa hơn trong thời gian tới. Họ cho rằng sự thay đổi này không bởi vì lí do thiên tai ảnh hưởng mà đó là nhu cầu phát triển công việc của gia đình. Những hộ này có nguồn kinh phí ổn định, nhân lực nhiều và tính toán mục tiêu lâu dài. Trái lại, quyết định của những hộ chuyển sang đánh bắt gần bờ lại bị tác động bởi BĐKH. Những người đã từng đi đánh bắt xa bờ là người làm thuê cho

chủ tàu, chủ ghe, có nhiều kinh nghiệm đi biển và đương đầu với thiên tai. Sau khi chứng kiến sự tàn phá của các cơn bão lớn vào khu vực sinh sống, họ và gia đình cũng có những lo lắng về công việc và tính an toàn của công việc. Theo họ, chuyển sang đánh bắt gần bờ mặc dù thu nhập sẽ giảm nhưng đổi lại, tâm lý của bản thân họ và gia đình sẽ tốt hơn, họ cũng có nhiều thời gian chăm lo cho gia đình và giúp gia đình vượt qua sự tàn phá của mưa bão. Trước tình hình diễn biến thời tiết ngày càng khó lường, người dân cho rằng sự an toàn của gia đình vẫn trên hết, công việc vẫn có thể thu xếp phù hợp với những yêu cầu mới của điều kiện sinh sống tại đây. Ngoài một số hộ dân vẫn cương quyết gắn bó với biển, một tỉ lệ nhỏ hộ dân cũng chuyển sang hướng trồng trọt và chăn nuôi. Tỉ lệ này không cao ở cả hai địa bàn nghiên cứu.

Bảng 3.8: Lựa chọn tiến trình thực hiện cho giải pháp đổi nghề nghiệp Tiến trình thực

hiện

Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến %

1.Ngắn hạn 5 31.3 1 7.1 6 20.0

2.Dài hạn 11 68.7 13 92.9 24 80.0

Tổng số 16 100.0 14 100.0 30 100.0

(Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Chuyển đổi công việc là một quyết định quan trọng liên quan đến sinh kế lâu dài của người dân nên hầu hết các hộ dân đều thực hiện theo một tiến trình dài hạn, và một khi đã chuyển đổi nghề nghiệp họ sẽ chuyển đổi hoàn toàn. Tỉ lệ này khá cao tại Phước Tỉnh (92.9%). Đối với những hộ thực hiện giải pháp ngắn hạn, đa phần rơi vào các hộ lựa chọn chuyển sang buôn bán nhỏ.

Bảng 3.9: Tính quan trọng của việc chuyển đổi nghề nghiệp trong thời điểm thường xuyên xảy ra những hiện tượng cực đoan của thiên nhiên

Hạng mục Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến %

1.Quan trọng 19 67.9 21 65.6 40 66. 7

2.Không quan

trọng 9 32.1 11 34.4 20 33.3

Tổng số 28 100.0 32 100.0 60 100.0

Ngoài một số hộ dân có dự định chuyển đổi nghề vì mục đích phát triển công việc, không bị tác động bởi hoàn cảnh, đối với những hộ đã và đang có ý định thay đổi nghề nghiệp khi chứng kiến những thay đổi bất thường của thiên nhiên có ảnh hưởng bất lợi đến cuộc sống của cộng đồng và gia đình, họ đều khẳng định tính quan trọng của việc chuyển đổi nghề nghiệp trong thời điểm hiện tại. 66.7% tổng số ý kiến trả lời đều cho rằng việc chuyển đổi sang những công việc an toàn hơn nghề đi biển giúp gia đình họ bớt lo lắng hơn. “Không đi biển nữa đồng nghĩa với tiền bạc cũng ít đi, chi tiêu cũng phải tính toán hơn mà người trong nhà cũng phải làm việc nhiều hơn, nhưng đi đánh bắt xa nhiều năm trời như vậy, bản thân tui cũng lớn tuổi rồi, chỉ sợ không cự được sóng to gió lớn như trước” (Nam, 56 tuổi, Phước Hải).

Trong quá trình tìm hiểu để chuyển đổi sang nghề nghiệp mới, người dân xuất hiện những băn khoăn, lo lắng khi thực hiện các chuyển đổi này.

Bảng 3.10:Những khó khăn trong quá trình thực hiện các giải pháp đối phó với những hiện tượng cực đoan của thiên nhiên – chuyển đổi nghề nghiệp

Hạng mục Ý kiếnPhước Hải% Ý kiếnPhước Tỉnh% Ý kiếnTổng số%

1.Thiếu vốn 28 40.0 25 41. 7 53 40.8 2.Thiếu kinh nghiệm 16 22.9 15 25.0 31 23.8 3. Thiếu kiến thức về nghề mới 12 17.1 9 15.0 21 16.2 4. Thiếu sự hỗ trợ, định hướng công việc 14 20.0 11 18.3 25 19.2 Tổng số 70 100.0 60 100.0 130 100.0 (Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Vốn làm ăn luôn là vấn đề quan trọng nhất trong kế hoạch chuyển đổi nghề nghiệp. Đối với những người đã từng đi bạn nay muốn chuyển qua đánh bắt gần bờ, họ cũng cần vốn để mua máy móc, phương tiện làm việc. Đối với những hộ chuyển sang buôn bán, họ cũng cần vốn để thuê mặt bằng và hàng hóa v.v… 40.8% tổng số ý kiến đều cho rằng nguồn vốn ổn định mới giúp họ chuyển đổi nghề dễ dàng, thuận lợi hơn. Đối với những

hộ muốn chuyển sang lĩnh vực công việc hoàn toàn khác so với trước kia như trồng trọt, chăn nuôi, họ cần kinh nghiệm cũng như kiến thức về nghề mới. 23.8% người dân cho rằng kinh nghiệm trong công việc mới giúp họ không mất nhiều thời gian cho quá trình tìm hiểu, và việc có kiến thức sẽ hỗ trợ kịp thời cho những nảy sinh trong nghề nghiệp mới. Do vậy, điều người dân cần nhất chính là sự hỗ trợ, định hướng nghề nghiệp kịp thời từ chính quyền địa phương (19.2% tổng số ý kiến) để họ có nhiều thời gian và công sức đầu tư vào công việc mới được thuận lợi hơn.

Các giải pháp của cộng đồng dân cư dù ngắn hạn hay là dự định lâu dài đều nhằm ứng phó trước những biến động của thời tiết, hơn nữa, một khi đã thực hiện được các giải pháp trên thực tế, bản thân người dân sẽ an tâm hơn trong công việc và cuộc sống cùng gia đình. Mục đích lâu dài của cộng đồng dân cư địa phương chính là dù thiên tai có xảy ra nhưng bản thân gia đình có sự chuẩn bị chu đáo để đối phó, cộng với sự hỗ trợ và chỉ đạo từ chính quyền địa phương, khu vực sinh sống và gia đình họ sẽ không bị thiệt hại nặng nề như sự việc xảy ra thời gian trước đây. Họ không muốn trốn tránh thiên tai một cách cực đoan mà vẫn muốn tiếp tục cuộc sống và công việc truyền đời từ xưa tới nay.

III.2. Hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương đối với cộng đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước, trong và sau khi thiên tai diễn ra, chính quyền địa phương đều có những hỗ trợ cần thiết cho cộng đồng địa phương. Theo người dân địa phương, sự hỗ trợ từ phía chính quyền đến rất kịp thời, giúp cho người dân vượt qua những khó khăn do thiên tai gây ra, đồng thời giúp họ sớm ổn định lại cuộc sống. Các đối tượng nhận hỗ trợ nhiều nhất chính là những gia đình thuộc diện nghèo đói trong khu vực, những gia đình có tài sản, nhà cửa bị hư hại trong thiên tai, các loại hình hỗ trợ cũng rất đa dạng.

Bảng 3.11: Loại hình hỗ trợ người dân nhận được

Hạng mục Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến %

1.Cập nhật thông tin

về thời tiết 31 28.4 26 28.3 57 28.4

3.Hỗ trợ di dời nhà

cửa trong thiên tai 15 13.8 8 8.7 23 11.4

4.Tổ chức cứu nạn 9 8.3 5 5.4 14 7.0

5.Hỗ trợ lương thực

trong thiên tai 13 11.9 15 16.3 28 13.9

6.Hỗ trợ lương thực

sau thiên tai 16 14.7 12 13.1 28 13.9

7.Sửa chữa đường sá

sau thiên tai 10 9.2 13 14.1 23 11.4

8. Hỗ trợ sửa chữa

nhà cửa sau thiên tai 7 6.4 4 4.3 11 5.5

Tổng số 109 100.0 92 100.0 201 100.0

(Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Hình thức hỗ trợ thiết thực nhất từ phía chính quyền địa phương trong khi xảy ra thiên tai chính là thông tin về thiên tai, thời tiết được cập nhật thường xuyên trên loa phát thanh xã, trên hệ thống bộ đàm của người đi biển để hướng dẫn ngư dân tránh bão trở về. Trong lúc đó, địa phương cũng tiến hành gia cố lại hệ thống đường sá, đê ven biển, kêu gọi người dân tiến hành gia cố nhà cửa, bảo vệ tài sản và hỗ trợ những gia đình neo người di dời nhà cửa, tài sản và nhân thân đến nơi an toàn do địa phương chỉ định. Trong lúc thiên tai xảy ra, địa phương hỗ trợ một phần lương thực cho những hộ gia đình khó khăn, không có điều kiện dự trữ thực phẩm. Ngoài ra, sau khi mưa bão tan, địa phương vẫn duy trì xem xét lương thực trợ cấp cho các hộ gia đình, vận động sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp đường sá và rác thải trong địa bàn. Theo báo cáo của UBND thị trấn Phước Hải, sau khi cơn bão số 9 năm 2006 xảy ra, chính quyền địa phương đã căn cứ vào mức độ thiệt hại và hoàn cảnh gia đình mà hỗ trợ tiền sửa chữa và cấp phát lương thực. Trung bình mỗi hộ dân được hỗ trợ kinh phí khoảng 3.000.000đ để thay mái tôn, 14.7% hộ được phỏng vấn tại Phước Hải được nhận hỗ trợ lương thực sau thiên tai.

Thông thường địa phương sẽ huy động các đoàn thể tham gia cứu nạn trong bão.Mỗi đợt bão huy động khoảng 200 người đi giúp dân. Họ giúp bằng cách đặt bao cát lên mái nhà, đắp bờ đê cao ở ngoài biển, giúp dân tránh bão, tiếp tế cho dân, liên lạc với các phương tiện đánh bắt ngoài biển để thông tin cho tàu thuyền biết để họ kịp trở vào bờ. Nếu có ghe tàu chìm phải ra biển cứu người và phương tiện.

Sau bão, chính quyền địa phương đi quyên góp, ủng hộ, động viên tinh thần người dân là chủ yếu.(Cán bộ địa phương thị trấn Phước Hải).

Về phía người dân địa phương, họ cũng có những cách thức tự ứng phó khi có bão, thậm chí họ làm còn nhanh nhẹn hơn địa phương.Khi địa phương chưa kịp đến hỏi thông tin thì người nhà nghe báo, đài biết sắp có bão, họ gọi điện báo cho người thân ngoài biển phòng tránh rồi.Người đi biển họ cũng nghe đài, có máy định vị để biết bão đến và tìm nơi trú ẩn. Người đi biển đi chung nhiều người, nhiều ghe nên cũng có thể báo tin cho nhau.Trên ghe thuyền cũng phải trang bị áo phao, nếu không có lực lượng bảo vệ ở cảng sẽ không cấp giấy phép cho đi biển. Những người ở nhà tuy chỉ là phụ nữ, trẻ em cũng phải biết cách phòng chống bão.(Cán bộ địa phương xã Phước Tỉnh).

Nguồn hỗ trợ lớn nhất đối với cộng đồng địa phương cho đến hiện giờ chính là từ chính quyền địa phương với các mức độ hỗ trợ khác nhau (75.0% và 92.0%, tương ứng). Tiếp theo là hoạt động của các tổ chức đoàn thể và các mạnh thường quân tuy không thường xuyên. Tuy nhiên, theo ý kiến của người dân địa phương, điều kiện để trở thành đối tượng được thụ hưởng sự hỗ trợ vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến việc có sự không công bằng và do đó nhiều hộ dân không nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Tuy nhiên, người dân cho biết tự bản thân gia đình cũng không chờ sự hỗ trợ từ chính quyền mà tự thân vận động là chính.

Bảng 3.12: Nguồn hỗ trợ người dân nhận được

Hạng mục Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến %

1.Chính quyền địa phương 30 75.0 23 92.0 53 81.6 2. Tổ chức đoàn thể 7 17.5 2 8.0 9 13.8 3.Mạnh thường quân 3 7.5 0 0.0 3 4.6 Tổng số 40 100 25 100.0 65 100.0 (Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

- Chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh.

-UBND TT Phước Hải sẽ đề nghị UBND huyện Đất Đỏ sớm đầu tư mở rộng cảng Lộc An. Những năm qua, mỗi khi có bão ngư dân phải neo đậu ghe thuyền ở cảng Phước Tĩnh, cách TT Phước Hải rất xa cho nên viêc neo đậu ghe thuyền không thực hiện dễ dàng, một số hộ dân vì không neo đậu kịp thời nên đã bị bão đánh chìm ghe thuyền gây thiệt hại lớn. Vì thế việc xây dựng cảng Lộc An là việc làm cần thiết. Đây sẽ là nơi diễn ra hoạt động mua bán thủy hải sản và sẽ là nơi neo đậu tàu thuyền mỗi khi có bão xảy ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Duy trì quỹ nhân đạo nghề cá từ 20.000.000đ - 30.000.000đ/năm nhằm hỗ trợ các ngư hộ có hoàn cảnh khó khăn hay bị tai nạn nghề biển.

- Chú trọng công tác phòng tránh lụt bão: thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, tổ chức tìm kiếm, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai năm 2010.

- Nâng cấp một số tuyến đường giao thông tại các khu dân cư. Đồng thời, thị trấn sẽ khởi công xây dựngtuyến đường ven biển với bờ kè kiên cố tránh sự tác động của hiện tượng nước biển dâng trong tương lai.(Báo cáo TT Phước Hải năm 2009).

III.3. Khó khăn từ công tác ứng phó với thiên tai và vấn đề BĐKH

Mặc dù BĐKH được đề cập rất nhiều trong những năm gần đây, tuy nhiên theo chính quyền các địa phương điển cứu, BĐKH vẫn chưa phải là vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, cơ quan chịu trách nhiệm hoặc có liên quan nhiều nhất đến BĐKH chính là Trung tâm phòng chống bão và cứu nạn của các huyện.Tuy nhiên nguồn nhân lực ở cơ quan này rất mỏng và chuyên môn chưa cao, chủ yếu tập trung vào mảng cứu hộ, cứu nạn chứ chưa tập trung vào mảng tuyên truyền.Thời điểm bão đến, cơ quan này cũng phải huy động lực lượng từ phía các đoàn thể để tiến hành công tác cứu hộ.

Tuyên truyền cho BĐKH vẫn chưa được thực hiện chính thức tại các địa phương, cán bộ địa phương biết đến BĐKH thông qua các cuộc nói chuyện, hội nghị hàng năm, qua các văn bản, văn kiện và báo chí. Người dân đối với vấn đề BĐKH ngoài nguồn cung cấp là các phương tiện truyền thông đại chúng thì họ hoàn toàn xa lạ với vấn đề này.Vấn

Một phần của tài liệu Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 68)