Đặc điểm dân số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 38)

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

I.4.Đặc điểm dân số nghiên cứu

Bảng 1.5: Giới tính người được phỏng vấn

Giới tính Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Nam 29 52.7 33 60.0 62 56.4

Nữ 26 47.3 22 40.0 48 43.6

Tổng số 55 100.0 55 100.0 110 100.0

(Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Trong tổng số 55 người được phỏng vấn ở thị trấn Phước Hải thuộc huyện Đất Đỏ, nữ chiếm tỷ lệ 47.3% và nam chiếm 52.7%. Ở xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền) tỉ lệ nữ chiếm 40.0% và nam chiếm 60.0%. Tỉ lệ nam và nữ ở hai địa bàn không có chênh lệch lớn và mỗi nhóm giới tính có những mối quan tâm và vai trò riêng liên quan đến vấn đề được nghiên cứu.

Bảng 1.6: Tuổi người được phỏng vấn

Tuổi Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu %

Từ 21 đến 40 tuổi 22 40.0 18 32.7 40 36.4

Từ 41 đến 60 tuổi 32 58.2 36 65.5 68 61.8

Trên 60 tuổi 1 1.8 1 1.8 2 1.8

Tổng số 55 100.0 55 100.0 110 100.0

(Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Đa số những người được phỏng vấn ở địa bàn nghiên cứu có độ tuổi từ 41 đến 60 tuổi, chiếm 61.8%.Nhóm tuổi đông thứ hai trong tổng số người được phỏng vấn là từ 11 đến 40 tuổi, chiếm 36.4%.Chỉ có một số ít là thuộc vào nhóm trên 60 tuổi.Tỷ lệ này vẫn là tỷ lệ phổ biến tại từng địa bàn phỏng vấn. Cụ thể ở thị trấn Phước Hải có 58.2% người được phỏng vấn có độ tuổi từ 41 đến 60 tuổi, ở xã Phước Tỉnh thì tỷ lệ này cao hơn, là 65.5%. Với độ tuổi từ 21 đến 40 tuổi thì ở thị trấn Phước Hải có tỉ lệ chiếm 40.0%, còn ở xã Phước Tỉnh chiếm 32.7%.

Bảng 1.7: Trình độ học vấn người được phỏng vấn

Trình độ học vấn Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu %

Mù chữ 3 5.5 4 7.3 7 6.4

Cấp 1 40 72.7 38 69.1 78 70.9

Cấp 2 12 21.8 12 21.8 24 21.8

Cấp 3 0 0.0 1 1.8 1 0.9

(Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Đa số dân số nghiên cứu có trình độ học vấn tương đương cấp 1, trong đó, các mẫu phỏng vấn ở thị trấn Phước Hải có tỉ lệ dân số đạt trình độ cấp 1 cao hơn so với khu vực xã Phước Tỉnh (72.7% và 69.1%, tương ứng). Tỉ lệ dân số đạt trình độ cấp 2 không cao (21.8% tổng số), trình độ cấp 3 thấp, chỉ chiếm 0.9% trong tổng số và không có mẫu có trình độ sau cấp 3. Một điều đáng lưu ý là trong dân số nghiên cứu vẫn còn tình trạng mù chữ, do đó, khi triển khai các chương trình của địa phương, các cán bộ phụ trách truyền thông cũng sẽ gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình tiếp cận cộng đồng.

Bảng 1.8: Tổng số người trong gia đình Tổng số người

sống trong gia đình

Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu %

Từ 1 – 2 người 3 5.5 1 1.8 4 3.6

Từ 3 – 4 người 21 38.2 20 36.4 41 37.3

Trên 4 người 31 56.4 34 61.8 65 59.1

Tổng số 55 100.0 55 100.0 110 100.0

(Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Quan sát bảng 1.8, đa số mẫu phỏng vấn đều thuộc dạng gia đình có đông nhân khẩu trên 4 người (59.1%), đáp ứng nhu cầu về lao động trong gia đình. Số mẫu gia đình có từ 1 đến 2 người không cao, chỉ 3.6% trên tổng số. Tại từng địa bàn phỏng vấn, tỷ lệ trên cũng là tỷ lệ chủ yếu khi từ 36.4% đến 38.2% số mẫu là thuộc gia đình có từ 3 đến 4 người, số mẫu thuộc gia đình trên 4 người chênh lệch từ 56.4% đến 61.8% và số mẫu thuộc gia đình có từ 1 đến 2 người vẫn là thấp nhất, trong khoảng 1.8% đến 5.5%.

Bảng 1.9: Tổng số trẻ em dưới 6 tuổi trong gia đình Tổng số trẻ em dưới

6 tuổi trong gia đình

Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu %

0 trẻ em 42 76.4 40 72.7 82 74.5

1 trẻ em 8 14.5 11 20.0 19 17.3

2 trẻ em 5 9.1 4 7.3 9 8.2

Tổng số 55 100.0 55 100.0 110 100.0

Gần 3/4 hộ nghiên cứu không có trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, tỉ lệ này cũng khá đồng đều giữa hai khu vực nghiên cứu Phước Hải và Phước Tỉnh (76.4% và 72.7%, tương ứng). Số gia đình có 1 trẻ em dưới 6 tuổi chiếm đa số hộ phỏng vấn còn lại (17.3%).Số trẻ nhỏ dưới 6 tuổi cao nhất trong một hộ gia đình chỉ là 2 cháu. Tìm hiểu về số trẻ em dưới 6 tuổi trong hộ gia đình có liên quan đến việc tìm hiểu rõ hơn mối quan tâm của gia đình đối với công tác chuẩn bị và ứng phó với thiên tai, những biện pháp bảo vệ trẻ em trong điều kiện khí hậu không thuận lợi, nhất là tại các địa bàn nghiên cứu.

Bảng 1.10: Tổng số lao động trong gia đình Tổng số lao động

trong gia đình

Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu %

1 lao động 14 25.5 14 25.5 28 25.5

2 lao động 20 36.4 23 41.8 43 39.1

3 lao động trở lên 21 38.2 18 32.7 39 35.5

Tổng số 55 100.0 55 100.0 110 100.0

(Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Dựa trên kết quả phỏng vấn, tỉ lệ về tổng số lao động trong gia đình gần như không chênh lệch nhiều, mặc dù các hộ phỏng vấn có 2 lao động chiếm tỉ lệ cao hơn (39.1% tổng số) nhưng với các giá trị còn lại, kết quả phân tích này không có cách biệt đáng kể. Số hộ dân có 3 lao động chính chiếm tỉ lệ 35.5% trong tổng số, và phần còn lại là số hộ có 1 lao động.

Bảng 1.11: Số lao động nữ trong gia đình Tổng số lao động nữ

trong gia đình

Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu %

0 lao động 26 47.3 28 50.9 54 49.1

1 lao động 16 29.1 19 34.6 35 31.8

2 lao động trở lên 13 23.6 8 14.5 21 19.1

Tổng số 55 100.0 55 100.0 110 100.0

(Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Tương ứng với bảng 1.10 về số lao động trong gia đình, tỉ lệ số hộ không có lao động nữ chiếm cao nhất (49.1% tổng số), con số này không chênh lệch cao giữa hai địa bàn nghiên cứu (47.1% và 50.9%, tương ứng). Lí giải cho vấn đề này, qua quan sát và dựa vào số liệu thu thập được, đặc trưng của các hộ dân khu vực nghiên cứu làm việc liên

quan đến ngư nghiệp là chỉ có đàn ông mới đi làm kiếm thu nhập, người phụ nữ chỉ chăm sóc việc nhà cửa. Tuy nhiên, số hộ dân có 1 lao động nữ cũng chiếm tỉ lệ vừa phải (31.8% tổng số) cho thấy sự chia sẻ công việc trong gia đình khá hợp lý.

Bảng 1.12: Nghề nghiệp tạo thu nhập chính của gia đình

Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu %

1.Đánh bắt xa bờ 26 33.4 28 41.8 54 37.3

2.Đánh bắt gần bờ 21 26.9 15 22.4 36 24.8

3.Làm công trong ngư

nghiệp 11 14.1 10 14.9 21 14.5

4.Buôn bán 4 5.1 1 1.5 5 3.4

5.Khác 16 20.5 13 19.4 29 20.0

Tổng số 78 100.0 67 100.0 145 100.0

(Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Tuy chủ yếu của cộng đồng dân cư ven biển có liên quan đến ngư nghiệp nhưng công việc mang lại thu nhập chính cho gia đình cũng bao gồm nhiều loại công việc khác nhau, có buôn bán nhỏ, cán bộ - viên chức, đan lưới, bán lưới v.v… Đa số hộ dân cho biết thu nhập của gia đình họ do hai công việc đem lại, không phân biệt chính hay phụ. Công việc đánh bắt xa bờ do những người đàn ông trong gia đình đảm nhận chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả hai địa phương (33.4% và 41.8%, tương ứng). Công việc chiếm tỉ lệ cao thứ hai chính là đánh bắt gần bờ.Đánh bắt thủy sản đã trở thành truyền thống, là nghề nghiệp cha truyền con nối ở cả hai địa phương này.Những hộ dân từ công việc đánh bắt gần bờ với trang thiết bị thô sơ, trải qua nhiều năm phấn đấu đã có thể đóng tàu ghe đi đánh bắt xa bờ. Kéo theo họ là những người làm nghề đi bạn, cùng đi với chủ tàu, ghe và ăn chia theo sản phẩm. Đây là nhóm nghề làm công trong ngư nghiệp với tỉ lệ 14.5% trên tổng số.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 38)