Hiện trạng xã hộ

Một phần của tài liệu Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 31)

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

I.2.1.11.Hiện trạng xã hộ

Dân số

Bảng 1.3: Tình Hình Biến Động Dân Số Qua Các Năm

Khoản mục ĐVT 2005 2006 2007

Số hộ Hộ 4.463 4.609 4.783

Số nhân khẩu Người 24.055 24.252 24.730

Mức giảm sinh %o 0,30 1 1,70

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,20 1,16 2,19

(Nguồn: UBND xã Phước Tỉnh, 2008)

Phước Tỉnh là một xã ven biển, có thế mạnh về khai thác hải sản.Đời sống người dân điạ phương đa phần ở mức trung bình khá trở lên. Trong 03 năm từ 2005 đến 2007, dân số toàn xã có tăng nhưng chỉ ở mức thấp, từ 24.055 người năm 2005 lên 24.252 người năm 2006. Đến năm 2007 con số này là 24.730 người.

Nhìn chung, công tác kế hoạch hoá gia đình được thực hiện tốt và ý thức của người dân ngày càng cao nên mức tăng dân số qua các năm không đáng kể.

Mật độ dân số trung bình toàn xã ước khoảng 211 người/ km2, ở mức tương đối cao. Ngoài nguồn lao động dồi dào cuả địa phương, Phước Tỉnh cũng thu hút rất nhiều lao động từ các nơi khác đến tham gia vào hoạt động đánh bắt cá, chế biến hải sản và các ngành nghề phục vụ kinh tế biển.

Số hộ nghèo qua các năm của xã Phước Tỉnh nhìn chung ở mức thấp, cụ thể năm 2005 toàn xã chỉ có 13 hộ nghèo. Đến năm 2006 do quy định về ngưỡng xác định hộ nghèo có thay đổi nên số hộ nghèo qua 2 năm 2006 – 2007 tăng lên. Tổng số hộ nghèo

năm 2006 là 246 hộ, năm 2007 là 265 hộ. Như vậy, giai đoạn 2005 – 2006 số hộ nghèo tăng lên 233 hộ, giai đoạn 2006 – 2007 số hộ nghèo tăng lên 19 hộ.

Lao động

Do có ưu thế về kinh tế biển nên phần đông lao động của xã đều tham gia vào ngư nghiệp, kế đến là các ngành nghề phục vụ cho hoạt động đánh bắt thủy hải sản. Hàng năm vẫn có một nguồn lao động từ các nơi khác đến xã Phước Tỉnh tạo cho xã nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, nguồn lao động này cũng mang tính mùa vụ, không ổn định, chủ yếu là phục vụ cho nghề cá, với tỷ lệ xấp xỉ là 50% tổng số lao động của toàn xã.

Có khoảng 60% dân số toàn xã nằm trong độ tuổi lao động, trong đó lao động ngư nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất ( gần 50% nguồn lao động của địa phương ), kế đến là lao động TM – DV và lao động CN – TTCN, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Thu nhập

Nguồn thu nhập lớn nhất của người dân vùng biển xã Phước Tỉnh nói chung là do hoạt động ĐBHS đem lại. Đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ, hầu như đóng góp của nông nghiệp là không đáng kể. Do tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nên thu nhập bình quân người /năm của xã cũng ở mức độ cao. Vì thế số hộ nghèo chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng hơn 1% dân số toàn xã.

Dân tộc

Toàn xã có 07 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Chăm, Nùng, Tày, Mường, Thái, Khơme. Trong đó người Kinh chiếm đại đa số, khoảng 99,7% và các dân tộc anh em chỉ chiếm 0,3% dân số.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 31)