Giải pháp chuyển đổi chỗ ở

Một phần của tài liệu Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 65)

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

I.1.14.Giải pháp chuyển đổi chỗ ở

Bên cạnh giải pháp sửa nhà, chuyển đổi chổ ở cũng là một giải pháp được nhiều hộ dân lựa chọn (chiếm 53.0% ý kiến trên tổng số). Khi bão xảy ra, các hộ dân sống gần biển là những hộ phải gánh chịu thiệt hại nặng nhất vì thế họ có dự định sẽ chuyển chỗ ở đến nơi khác. Trong các hộ lựa chọn giải pháp này, họ muốn chuyển vào khu đông dân cư ở sâu trong đất liền để thuận lợi cho công việc và đảm bảo an toàn hơn. Đặc biệt, sau

cơn bão số 9 năm 2006 người dân ở đây đã có ý thức hơn trong việc phòng chống thiên tai. Họ vẫn muốn ở gần biển nhưng lại sợ bão nên phải chuyển đi.

Bảng 3.4: Ưu tiên các hạng mục chuyển đổi nơi ở

Hạng mục Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến %

1. Chuyển vào một khu vực khác gần nơi ở cũ, xa biển

hơn 25 71.4 20 76.9 45 73.8

2. Chuyển sâu vào khu vực đông dân

cư 8 22. 9 6 23.1 14 22.9

3. Chuyển đi địa

phương khác 2 5.7 0 0.0 2 3.3

Tổng số 35 100.0 26 100.0 61 100.0

(Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Lựa chọn được nhiều hộ dân đồng ý nhất chính là chuyển vào một khu vực khác xa biển nhưng vẫn gần nơi ở cũ, chiếm tỉ lệ 73.8% ở cả hai địa bàn nghiên cứu. Lí do chính là họ vừa có thể tránh tác động trực tiếp của bão nhưng vẫn có thể tiếp tục công việc của gia đình, cũng như không phải rời xa nơi ở cũ, hàng xóm và những mối quan hệ khác. Đối với những hộ gia đình có lựa chọn chuyển đổi nghề nghiệp thì nguyện vọng của họ là chuyển vào khu vực đông dân cư. Những hộ dân này đa số lựa chọn chuyển từ nghề cá sang buôn bán nên cần không gian và vị trí phù hợp cho nghề mới của gia đình. Tuy nhiên, đa số ý kiến người dân cho biết vẫn kiên quyết bám biển và duy trì địa điểm cư trú như cũ.Nơi định cư và nghề nghiệp ổn định là hai trong số những yêu cầu thiết thực nhất của người dân. Mặc dù bị đe dọa bởi thiên tai, nhưng người dân địa phương cũng không thể ngay lập tức đưa ra quyết định thay đổi nơi định cư lâu đời của mình khiến cho cuộc sống xáo trộn. Thêm nữa, đến một nơi ở mới với những lo toan và thách thức mới, cùng với việc tìm kiếm nghề nghiệp khác thích hợp trong thời gian ngắn là một thử thách không nhỏ đối với người dân nếu như không nhận được sự hỗ trợ thích hợp từ các cấp có thẩm quyền, từ chính quyền địa phương. Một điều rất rõ ràng rằng, tâm lý bám nhà, bám đất, bám biển của cộng đồng dân cư tại địa bàn điển cứu rất rõ ràng. Vấn đề ổn định, giúp

đỡ sinh kế lâu dài cho người dân địa phương rất cần lưu ý đến vấn đề này khi xây dựng chương trình hỗ trợ người dân.

Bảng 3.5: Lựa chọn tiến trình thực hiện cho giải pháp chuyển đổi chỗ ở Tiến trình thực

hiện

Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến %

1.Ngắn hạn 19 73.1 22 91. 7 41 82.0

2.Dài hạn 7 26.9 2 8.3 9 18.0

Tổng số 26 100.0 24 100.0 50 100.0

(Nguồn: Phỏng vấn bảng hỏi, 2010)

Theo ý kiến của người dân, việc chuyển đổi chỗ ở của gia đình chủ yếu nhằm đối phó tức thời khi thiên tai xảy ra, sau khi thiên tai qua đi họ sẽ trở về lại nhà cũ, do đó giải pháp chuyển đổi chỗ ở đối với người dân chỉ là biện pháp mang tính ngắn hạn, tỉ lệ ý kiến cho giải pháp này khá cao, 73.1% và 91.7% tương ứng tại hai địa phương. Vì những trở ngại đã đề cập ở trên, cùng những nguyên nhân đề cập trong bảng 3.6, người dân hiểu rằng họ phải chuẩn bị thật tốt về nhiều mặt trong đời sống gia đình mới có thể đưa ra quyết định chính xác cho giải pháp này.

Bảng 3.6:Những khó khăn trong quá trình thực hiện các giải pháp đối phó với những hiện tượng cực đoan của thiên nhiên – chuyển đổi chỗ ở

Hạng mục Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến %

1.Thiếu kinh phí 23 31.9 19 34.5 42 33.1

2. Nơi ở cũ thuận lợi cho công việc

hiện tại 16 22.2 14 25.5 30 23.6

3. Nơi ở cũ thuận

lợi đường đi lại 6 8.4 5 9.1 11 8.7

4. Ở nơi cũ quen, không biết nên đi

đâu 27 37.5 17 30.9 44 34.6

Tổng số 72 100.0 55 100.0 127 100.0

Tính gắn kết với đất đai, ông bà tổ tiên cùng những lề lối lâu đời của cộng đồng dân cư vùng biển vẫn được gìn giữ và duy trì cho đến ngày nay. Nếu không phải gặp những lí do hết sức đặc biệt, đa số người dân địa phương không muốn chuyển đổi nơi cư trú của mình. Đất đai nhà cửa gắn bó với bản thân và gia đình họ cũng như đối với hoạt động ngư nghiệp từ rất lâu đời và không dễ gì thay đổi. Do đó, khi di chuyển chỗ ở của mình, bản thân người dân cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với hoàn cảnh sống mới. Hơn nữa, việc lựa chọn địa điểm cư trú mới cũng khiến người dân phải cân nhắc vì bản thân họ chưa xác định được nơi định cư phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, hơn nữa, nó đồng nghĩa với thay đổi cả về thói quen cư trú, thói quen trong cuộc sống và thói quen công việc. Thiếu kinh phí chuyển đổi nơi ở cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng, kinh phí này bao gồm kinh phí mua nhà, kinh phí di chuyển, kinh phí xây dựng, và bao gồm cả chi phí cho việc thay đổi nơi ở, chi phí cho khoảng thời gian chưa tìm được công việc mới, chi phí di chuyển v.v… Một lí do khác không kém phần quan trọng liên quan đến hoạt động ngư nghiệp lâu đời của cộng đồng dân cư địa phương. Đa số hộ dân phỏng vấn có nhà nằm ven biển, thuận lợi việc lên xuống tàu cá cũng như phơi ngư cụ, sửa chữa phương tiện làm việc. Khi di chuyển vào trong đất liền đồng nghĩa với việc họ sẽ mất nhiều thời gian đi ra hướng biển, chưa kể những bất tiện khi họ cần tiếp cận và trông coi các phương tiện làm việc của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 65)