CHƯƠNG II TÁC ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA BĐKH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Một phần của tài liệu Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 43)

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG II TÁC ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA BĐKH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

II.1. Tác động xã hội của BĐKH đối với cuộc sống của cộng đồng dân cư I.1.10. Tác động lên nhận thức

BĐKH được đánh giá là một trong những vấn đề trọng tâm trong kế hoạch hành động của chính quyền tại các khu vực điển cứu, mức độ triển khai tuyên truyền cho BĐKH đã được chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể từng bước thực hiện trong cộng đồng. Tuy nhiên, tính tới thời điểm nghiên cứu, BĐKH vẫn là một vấn đề khá mới mẻ đối với cộng đồng dân cư sinh sống ven biển, nơi có khả năng chịu tác động lớn từ những biến đổi của khí hậu.

Bảng 2.1: Tỉ lệ hộ dân biết thông tin đề cập đến vấn đề BĐKH

Đề cập đến BĐKH Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu %

Có 44 80.0 43 78.2 87 79.1

Không 11 20.0 12 21.8 23 20.9

Tổng số 55 100.0 55 100.0 110 100.0

(Nguồn: Thu thập bảng hỏi, 2010)

Bảng số liệu này thể hiện tỉ lệ số hộ dân có biết hoặc đã từng nghe qua về các thông tin liên quan đến vấn đề BĐKH, tuy nhiên những hộ dân này sau khi nghe gợi ý từ người phỏng vấn mới có thể hình dung được rằng bản thân cũng nắm bắt được vấn đề này. Tỉ lệ hộ dân không cần qua gợi ý vấn hiểu được những khái niệm cơ bản về BĐKH thật sự rất thấp, chỉ vào khoảng 0.09% trong tổng số mẫu nghiên cứu. Đây là con số rất đáng lưu ý cho chính quyền địa phương khi lên kế hoạch và thực hiện công tác tuyên truyền về BĐKH tại địa phương.

Từ một số đặc trưng của cộng đồng dân cư ven biển hoạt động trong lĩnh vực ngư nghiệp, chúng tôi đặt ra giả thiết có mối liên quan giữa giới tính người phỏng vấn và việc

có nghe đề cập về thông tin BĐKH. Sử dụng cách thức chạy crosstable cho bảng số liệu xử lý bằng phần mềm SPSS cho ra kết quả như sau:

Bảng 2.2: Mối liên hệ giữa giới tính và việc có nghe đề cập về thông tin BĐKH Đề cập đến BĐKH Số mẫuNam % Số mẫuNữ % Số mẫuTổng số%

Có 50 80.6 37 77.1 87 79.1

Không 12 19.4 11 22.9 23 20.9

Tổng số 62 100.0 48 100.0 110 100.0

(Nguồn: Thu thập bảng hỏi, 2010)

Như vậy, theo bảng kết quả 2.2, chúng ta thấy tỉ lệ nam giới có nghe đề cập đến vấn đề BĐKH cao hơn so với nữ giới (80.6% so với 77.1%), tuy sự chênh lệch này không cao lắm, nhưng theo như giả thiết ban đầu là có mối liên quan giữa giới tính người phỏng vấn và việc có nghe đề cập về thông tin BĐKH. Vì vậy, kết quả này phù hợp với giả thiết. Một thực tế ở địa phương cho thấy, tuy người đàn ông luôn đi đánh bắt xa bờ và lâu ngày, nhưng họ lại là người thường xuyên theo dõi các tin tức về khí hậu, thời tiết và nhờ vậy, họ cũng được bổ sung các thông tin, kiến thức về BĐKH thông qua một số cách thức nào đó. Trái lại, phụ nữ chỉ ở nhà làm nội trợ, không đi ra ngoài nhiều nhưng họ gần như không nắm bắt được thông tin gì từ phía chính quyền địa phương lẫn các phương tiện thông tin đại chúng về BĐKH.

Một giả thiết khác đặt ra là có mối liên hệ giữa trình độ học vấn và hiểu biết các thông tin về BĐKH trong cộng đồng dân cư nghiên cứu hay không? Sử dụng cách thức chạy crosstable cho bảng số liệu xử lý bằng phần mềm SPSS cho ra kết quả như sau:

Bảng 2.3: Mối liên hệ giữa trình độ học vấn và hiểu biết các thông tin về BĐKH

Trình độ học vấn Có Không Tổng số

Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu %

1.Mù chữ 3 2.7 4 3.6 7 6.4

2.Cấp 1 59 53.6 19 17.3 78 70.9

3.Cấp 2 24 21.8 0 0.0 24 21.8

4.Cấp 3 1 0.9 0 0.0 1 0.9

Tổng số 87 100.0 23 100.0 110 100.0

Quan sát bảng 2.3, chúng ta thấy có sự phân chia rõ rệt giữa trình độ học vấn và hiểu biết các thông tin về BĐKH, trình độ học vấn càng cao thì người phỏng vấn cũng nhận thức được các thông tin về BĐKH nhiều hơn, thể hiện rõ ràng nhất ở các trình độ học vấn cấp 2 và 3, 100.0% ý kiến trả lời đều là họ có biết thông tin về BĐKH. Với độ tin cậy 0.005 (<0.05), cho thấy có mối tương quan giữa giữa trình độ học vấn và hiểu biết các thông tin về BĐKH. Thông tin này sẽ giúp ích cho chính quyền địa phương trong việc đề ra các phương án tuyên truyền về BĐKH sau này được tốt hơn và phù hợp cho từng loại đối tượng khác nhau.

Theo người dân, nguồn cung cấp thông tin cho họ rất phong phú, tuy nhiên, loại thông tin người dân nhận được không phải tập trung duy nhất vào vấn đề BĐKH mà chủ yếu là thông tin về thời tiết, thiên tai. Trong khi đó, thông tin cung cấp từ chính quyền địa phương không nhiều, thời gian tuyên truyền chủ yếu vào những tháng mùa mưa, tháng thường xuất hiện giông bão nhiều. Vì vậy, thông tin được cung cấp chủ yếu về thiên tai để người dân kịp thời phòng tránh, chưa đi sâu chi tiết cụ thể về BĐKH. Ngoài ra, người dân còn tiếp cận các thông tin về thiên tai, thời tiết từ những nguồn gần gũi, lân cận như người lớn tuổi trong nhà, hàng xóm có kinh nghiệm hoặc từ chính kinh nghiệm của bản than người dân. Tuy tỉ lệ về nguồn cung cấp này không cao (5.2% và 4.4% tương ứng) nhưng cũng là một kênh thông tin quý giá cho người dân. Chính sự trao đổi này kịp thời giúp người dân chủ động và linh hoạt hơn trong công tác chuẩn bị đối phó với thiên tai. Do vậy, có thể nói phương tiện thông tin đại chúng giữ vai trò chủ đạo và chính thức trong việc cung cấp cho người dân những khái niệm cơ bản về BĐKH. Hơn ½ ý kiến cho biết những hiểu biết sơ lược của người dân về vấn đề BĐKH đều được xem hoặc nghe từ tivi, báo chí, đài phát thanh.Theo người dân, những thông tin này khá hữu ích, tuy nhiên họ không thể nhớ hết những gì đã xem và nghe.

Bảng 2.4: Nguồn cung cấp thông tin về BĐKH Nguồn cung cấp

thông tin

Phước Hải Phước Tỉnh Tổng số

Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến %

Từ kinh nghiệm bản

Từ phương tiện

thông tin đại chúng 41 57.7 39 60.9 80 59.3

Từ chính quyền địa

phương 15 21.1 10 15.7 25 18.5

Từ hàng xóm 6 8.5 0 0.0 6 4.4

Từ người lớn tuổi 5 7.1 2 3.1 7 5.2

Tổng số 71 100.0 64 100.0 135 100.0

(Nguồn: Thu thập bảng hỏi, 2010)

Dựa theo nguồn cung cấp thông tin, người dân đã liệt kê ra những thông tin và kiến thức mà họ thường nghe về vấn đề BĐKH.

Bảng 2.5: Những thông tin thường nghe về BĐKH

Nội dung thông tin Ý kiếnPhước Hải% Ý kiếnPhước Tỉnh% Ý kiếnTổng số% Thiên tai xảy ra

thường xuyên hơn 41 54.0 30 38.5 71 46.1

Thiên tai xảy ra với

cường độ mạnh hơn 12 15.8 15 19.2 27 17.5

Dự báo thiên tai trở

nên khó khăn hơn 1 1.3 5 6.4 6 3.9

Những hộ dân sống ven biển có khả năng bị mất đất vì nước biển dâng 13 17.1 7 9.0 20 13.0 Những tháng mùa nắng sẽ kéo dài, nắng và nóng hơn trước 4 5.2 10 12.8 14 9.1 Những tháng mùa mưa sẽ kéo dài, mưa

kéo theo giông gió 5 6.6 11 14.1 16 10.4

Tổng số 76 100.0 78 100.0 154 100.0

(Nguồn: Thu thập bảng hỏi, 2010)

Từ bảng 2.5 có thể nhận xét rằng những thông tin người dân ghi nhớ được về vấn đề BĐKH khá ít ỏi. Người dân chủ yếu nhận ra một trong những dấu hiện khá rõ ràng của BĐKH là thiên tai xảy ra với tần suất cao hơn so với trước đây (46.1% tổng số), ý kiến này được hơn ½ người dân ở Phước Hải trả lời so với 38.5% tại Phước Tỉnh. Ngoài

ra, thiên tai có thể xảy ra với cường độ mạnh hơn trước, theo người dân, một trong những biểu hiện cụ thể của vấn đề này là những tháng mùa mưa sẽ kéo dải và có giông gió mạnh hơn. Một trong những thông tin đáng ghi nhận , một số người dân đã có những hiểu biết về vấn đề nước biển dâng, theo đó, những khu vực sinh sống của cộng đồng dân cư ven biển có khả năng bị ảnh hưởng khi biển tiến sâu vào đất liền, và một trong những khả năng xấu là người dân sẽ bị mất đất. Tuy tỉ lệ đưa ý kiến này không cao (13.0% tổng số) nhưng hầu hết những hộ dân trả lời đều bày tỏ sự lo lắng của họ về việc bị mất nhà cửa, đất đaitrồng trọt trong tương lai không xa.

Bảng 2.6: Khu vực cộng đồng sinh sống hiện nay có khả năng chịu tác động của BĐKH

Khả năng chịu tác

động của BĐKH Số mẫuPhước Hải% Số mẫuPhước Tỉnh% Số mẫuTổng số%

Có 32 58.2 45 81.8 77 70.0

Không 16 29.1 10 18.2 26 23.6

Không biết 7 12.7 0 0.0 7 6.4

Tổng số 55 100.0 55 100.0 110 100.0

(Nguồn: Thu thập bảng hỏi, 2010)

Từ bảng 2.6, có thể nhận xét rằng cộng đồng dân cư đã có những quan ngại về vấn đề BĐKH ảnh hưởng đến khu vực sinh sống của mình. Gần ¾ người được phỏng vấn (70.0%) cho rằng khu vực ven biển – nơi người dân đang cư trú hiện nay có khả năng chịu ảnh hưởng bởi những tác động của BĐKH. Người dân cũng đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể về những thay đổi thất thường của thời tiết trong những năm gần đây tại khu vực, việc bão và giông sét xảy ra năm 2007 gây thiệt hại nặng nề về tài sản v.v… Tuy nhiên, 23.6% ý kiến lại cho rằng BĐKH khó xảy ra hay ảnh hưởng đến địa phương. Theo ý kiến chủ quan của người được phỏng vấn, họ cho rằng tình hình thời tiết những năm gần đây tại địa phương không có thay đổi lớn, lượng mưa vẫn ổn định, thời tiết không ảnh hưởng đến việc đi biển của người dân.

Bảng 2.7: Những biểu hiện thay đổi của các yếu tố tự nhiên tại địa phương qua nhận định của người dân địa phương

Yếu tố tự nhiên Biểu hiện Nhận biết Lượng mưa - Thay đổi thất thường

- Mưa nhiều hơn - Mưa không theo mùa - Mưa ít bão nhiều

- Kinh nghiệm cá nhân - Quan sát thực tế

- Nghe dự báo thời tiết trên TV, radio

Nhiệt độ - Nóng lạnh khó lường

trước

-Nhiệt độ vào mùa hè cao hơn mọi năm

- Nắng nóng gay gắt hơn

- Kinh nghiệm cá nhân - Quan sát thực tế

Độ ẩm - Khô và oi bức hơn -Cảm nhận được

Đất đai - Có biểu hiện mặn hoá, bị nước biển xâm nhập

- Quan sát

(Nguồn: Thu thập bảng hỏi, 2010)

Theo bảng 2.7 cộng thêm lí giải của người dân địa phương, có nhiều thay đổi về khí hậu và thời tiết trong những năm gần đây (thời điểm thực hiện phỏng vấn bảng hỏi, 2010 và phỏng vấn sâu,2012) so với 10 năm trước. Cụ thể của những thay đổi là sự biến chuyển thất thường, không theo quy luật của các yếu tố lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm. Về yếu tố lượng mưa, điểm đáng ghi nhận nhất là mưa không theo mùa với lượng mưa cao, tại địa phương hầu như ít khi có bão này, những năm gần đây số cơn bão xuất hiện nhiều hơn. Hai cơn bão gần nhất vào năm 2007 và 2012 đã gây ra không ít thiệt hại về vật chất đối với người dân địa phương. Sự thất thường về thời điểm bắt đầu mùa mưa và thất thường trong lượng mưa cũng có tác động đến công việc đi biển của người dân.

Đối với nhiệt độ tại khu vực, điểm đáng ghi nhận và được phản ánh nhiều nhất chính là mùa hè, nắng nóng kéo dài kéo theo nhiệt độ tăng cao. Hiện tượng này kéo dài thường xuyên trong những năm gần đây đi kèm với cái nóng gay gắt hơn.Theo một số người lớn tuổi, họ không thể dự đoán được thời tiết như những năm trước đó nữa.Đi kèm với yếu tố nhiệt độ là độ ẩm trong không khí cũng thay đổi.Những thay đổi này có thể cảm nhận được như không khí khô hơn, oi bức hơn.Những biểu hiện thời tiết này khiến người dân cảm thấy khó khăn hơn khi trải qua giai đoạn mùa nắng.Đối với thị trấn Phước Hải, tại một số khu vực, biển đã có dấu hiệu xâm nhập mặn và lấn dần vào đất trồng trọt ngày càng sâu.

Những biểu hiện về các yếu tố thời tiết được người dân cảm nhận, quan sát trong một thời gian dài. Nghề nghiệp đặc trưng tập trung vào hoat động ngư nghiệp đã giúp người dân hình thành thói quen quan sát thiên nhiên, theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên để phục vụ cho công việc hằng ngày của mình. Những kinh nghiệm cá nhân trong quá trình thích ứng với thiên nhiên từ lâu đời cộng thêm kinh nghiệm của người lớn tuổi trong gia đình đã góp phần giúp người dân có những thay đổi để thích nghi với cuộc sống. Ngoài ra, trong thời kì hiện đại, các phương tiện thông tin liên lạc đại chúng cũng đã kịp thời cung cấp những thông tin quan trọng về thiên tai, diễn biến khó lường của thời tiết, phục vụ tốt công tác phòng ngừa và tránh thiên tai của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư.

Bảng 2.8: Diễn biến của thiên tai qua nhận định của người dân địa phương

Biểu hiện Nhận biết

-Thiên tai diễn biến bất thường -Bão tố thất thường

-Bão mạnh hơn những năm trước -Bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra thường xuyên

- Bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra không lường trước

-Biển động thường xuyên hơn, khó khăn cho việc đi biển

- Kinh nghiệm thực tế - Quan sát của cá nhân

(Nguồn: Thu thập bảng hỏi, 2010)

Tương tự như nhận định về các yếu tố tự nhiên theo bảng 2.7, ở bảng 2.8 là những nhận định của người dân địa phương về biểu hiện diễn biến của thiên tai. Hoạt động ngưnghiệp cho người dân ở hai địa phương có nhiều cơ hội quan sát và trải nghiệm với thiên tai. Tại hai địa phương này, thiên tai đặc trưng nhất chính là bão và áp thấp nhiệt đới. Một đặc điểm quan trọng của thiên tai theo nhận định của người dân chính là “bất thường” và “khó lường trước” so với 10 năm trở về trước. Áp thấp nhiệt đới trung bình xuất hiện 2-4 lần/năm, trong khi đó, khu vực hầu như rất lâu chưa xuất hiện bão đã đón ba cơn bão lớn vào năm 2006, 2007 và 2011.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 43)