1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay

102 1,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 755,81 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HUYỀN TRANG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS CHU HỒNG THANH HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Thị Huyền Trang MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM KHUYẾT TẬT 9 1.1. Trẻ em khuyết tật 9 1.1.1. Khái niệm trẻ em 9 1.1.2. Khái niệm trẻ em khuyết tật 11 1.1.3. Ảnh hưởng của tình trạng khuyết tật đến hoạt động của trẻ 17 1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật ở trẻ 18 1.1.5. Phân loại trẻ em khuyết tật 20 1.2. Quyền của trẻ em khuyết tật và Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật 22 1.2.1. Khái niệm Quyền của trẻ em khuyết tật 22 1.2.2. Khái niệm Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật 27 Tiểu kết chƣơng 1 29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30 2.1. Tình trạng trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay 30 2.2. Thực trạng Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật trong lĩnh vực xây dựng pháp luật 31 2.2.1. Thành tựu 32 2.2.2. Hạn chế 34 2.3. Thực trạng Bảo đảm một số quyền của trẻ em khuyết tật 37 2.3.1. Quyền được giáo dục 38 2.3.2. Quyền được hưởng bảo trợ xã hội 42 2.3.3. Quyền được chăm sóc sức khỏe 46 2.3.4. Quyền được tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí 50 2.3.5. Quyền được tiếp cận cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng 53 2.4. Thực trạng bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật trong cộng đồng 57 2.4.1. Thành tựu 57 2.4.2. Hạn chế 60 Tiểu kết Chƣơng 2 63 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM KHUYẾT TẬT 64 3.1. Phƣơng hƣớng Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật 64 3.1.1. Thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về trẻ em khuyết tật 64 3.1.2. Khắc phục những hạn chế trong quá trình bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật 65 3.1.3. Tăng cường hoạt động tuyên truyền về trẻ em khuyết tật trong cộng đồng 67 3.1.4. Tích cực, chủ động hợp tác và đối thoại quốc tế 67 3.2. Giải pháp Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật 69 3.2.1. Về xây dựng pháp luật 70 3.2.2. Về một số quyền cụ thể 75 3.2.3. Về phía cộng đồng 84 3.2.4. Về phía bản thân trẻ khuyết tật 86 Tiểu kết chƣơng 3 89 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CRC Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989 (Convention on the Rights of the Childs) CRPD Công ước về quyền của người khuyết tật 2007 (Convention on the Rights of Persons with Disabilities) ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 (International Convenant on Civil and Political Rights) ICCSCR Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1996 (International Convenant on Economic, Social and Cultural Rights). UDHR Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền 1948 (The Universal Declaration of Human Rights) 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong luật nhân quyền quốc tế, phần nội dung về quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương chiếm vị trí rất quan trọng. Kể từ khi Liên Hợp Quốc thành lập (1945), nhiều văn kiện quốc tế về nhân quyền đã được tổ chức này thông qua, trong đó có một số lượng ngày càng lớn văn kiện đề cập đến quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Đây là các nhóm, cộng đồng có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn trong việc bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người, bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác. Nhóm này bao gồm: phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người sống chung với HIV, người di tản hoặc tìm kiếm nơi lánh nạn, người không quốc tịch, người thiểu số, người lao động di trú… Trong đó, người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng được coi là một trong các nhóm thiểu số lớn nhất trên thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Quyền của người khuyết tật được pháp luật quốc tế ghi nhận, và ngày càng được quan tâm đặc biệt. Tháng 11 năm 1989, Công ước về Quyền trẻ em được thông qua, đây là Công ước đầu tiên về quyền con người mà trong đó có dẫn chiếu cụ thể đến người khuyết tật, và có một điều riêng biệt về quyền và nhu cầu của trẻ em khuyết tật (Điều 23). Sau đó, hàng loạt các hướng dẫn, các quy tắc, các khuyến nghị về vấn đề này được ban hành nhằm thúc đẩy và bảo vệ hơn nữa quyền của nhóm người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng, quan trọng nhất là Công ước về quyền của những người khuyết tật được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào tháng 03/2007 đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh cho quyền của những người khuyết tật trên thế giới. 2 Ở Việt Nam, người khuyết tật được hưởng tất cả các quyền công dân cơ bản, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào dựa trên tình trạng khuyết tật của họ. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng quy định những đối xử ưu đãi với người khuyết tật, nhằm bù đắp những thiệt thòi của họ, cũng như để đảm bảo sự bình đẳng thực chất về các quyền và cơ hội với mọi công dân. Đặc biệt, Luật người khuyết tật năm 2010 vừa mới được thông qua, đã góp phần cải thiện đời sống người khuyết tật, làm thay đổi nhận thức xã hội về người khuyết tật, tạo môi trường pháp lý, môi trường xã hội thuận lợi để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia trợ giúp người khuyết tật. Nhưng trên thực tế, xuất phát từ việc bản thân người khuyết tật bị hạn chế trong việc truyền tải nhu cầu, mong muốn của mình tới cộng đồng, xã hội, cũng như những cơ quan hoạch định chính sách, pháp luật, nên các quy định Nhà nước đưa ra thường dựa trên cơ sở suy đoán về mức độ suy giảm sức khỏe của họ. Những suy đoán đó đa phần chứa đựng yếu tố chủ quan nên nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu, không phù hợp với khả năng và chưa thực sự tạo điều kiện cho người khuyết tật. Bên cạnh đó, họ là đối tượng phải chịu những khó khăn rất lớn về mặt vật chất và tinh thần, đồng thời, tình trạng khuyết tật khiến họ đã và đang phải chịu những thiệt thòi trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội mặc dù xét ở góc độ con người, tất cả sinh ra đều có những nhu cầu cơ bản giống nhau về sự tự do, bình đẳng, được tôn trọng phẩm giá, được cống hiến, được khẳng định giá trị cá nhân… Đặc biệt, với những trẻ em khuyết tật, thì những khó khăn còn tăng lên đáng kể. Bởi trước hết, trẻ em nói chung vốn là đối tượng cần sự quan tâm, chăm sóc, được tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, với những trẻ em mang trong mình nhiều thiệt thòi từ khi sinh ra như: dị tật bẩm sinh; vĩnh viễn không nghe được âm thanh của 3 cuộc sống; không được trò chuyện như các bạn cùng trang lứa; hay không cảm nhận thấy ánh sáng của cuộc đời… thì việc tiếp cận những gì tốt đẹp nhất dường như quá xa vời. Phải sống trong sự kì thị, phân biệt đối xử của mọi người xung quanh, kết hợp với mặc cảm tự ti về bản thân mình, khiến nhiều trẻ em khuyết tật không dám đến các nơi công cộng vì sợ những ánh mắt để ý; không dám đến trường vì sợ bạn bè trêu chọc… Bên cạnh đó, một thực tế chỉ ra rằng, đa số trẻ em khuyết tật đều sống trong nghèo khó; và dễ bị bạo hành hoặc lạm dụng; bị đối xử vô trách nhiệm, ngược đãi hay bóc lột; trong khi đó, việc tiếp cận với sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp lại gặp nhiều trở ngại vì những lý do khách quan và chủ quan. Có thể thấy, trẻ em khuyết tật thực sự phải trải qua nhiều khó khăn, phải đối mặt với nhiều rào cản để được hưởng trọn vẹn những quyền vốn có của mình. Rào cản này không chỉ nằm ở bản thân của sự khuyết tật, mà còn là tổng hợp những trở ngại về mặt xã hội, văn hóa, quan điểm và cả về vật chất mà trẻ em khuyết tật phải đối mặt trong đời sống hàng ngày. Chính vì những lý do trên, mà tác giả đã chọn chủ đề “Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Với cách tiếp cận thông qua lăng kính nhân quyền, luận văn mong muốn góp phần tích cực vào việc đề xuất những ý kiến, giải pháp trong hoạch định và thực thi chính sách pháp luật về quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam. Đồng thời qua đó, nâng cao hiểu biết, thái độ cảm thông đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam, đề tài quyền của người khuyết tật là vấn đề được nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ quan tâm. Đặc biệt, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề quyền con người ngày càng được chú trọng 4 thì quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương nói chung và quyền của người khuyết tật nói riêng cũng nhận được nhiều chú ý, các công trình nghiên cứu về vấn đề này cũng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó, trẻ em cũng là chủ đề đã được nghiên cứu từ rất lâu, với nhiều công trình dưới các hình thức như giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, luận án, luận văn, bài báo, các buổi hội thảo… nhằm mục đích tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ lợi ích và quyền của trẻ em trong phạm vi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chỉ dừng lại ở mức độ chung, khái quát về nhóm người khuyết tật hoặc nhóm trẻ em. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể, toàn diện, đi sâu về lĩnh vực Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam dưới góc độ quyền con người nhìn từ chính sách đến thực tiễn thi hành. Ở nước ta, trong những năm qua, có một số công trình liên quan nghiên cứu về Quyền của người khuyết tật, tiêu biểu như sau: - Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Nxb Lao động – xã hội. - Hoàng Thị Kim Quế (2010), Chủ nhiệm đề tài, “Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội. - Lê Bạch Dương – Đặng Nguyên Anh – Khuất Thu Hồng – Lê Hoài Trung – Robert Leroy Bach (2005), Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam, Nxb Thế giới - Hà Đình Bốn – Phó Vụ trưởng vụ Pháp chế - Bộ Lao động thương binh và xã hội, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, Đặc san (2010), “Tuyên truyền pháp luật, (số 05), Chủ đề: Luật người khuyết tật”, Hà Nội. 5 - Báo cáo đánh giá (2009), Quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt Nam – Đưa luật pháp của Việt Nam phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền của Người khuyết tật, tháng 12/2009, của Eric Rosenthal và Viện Quốc tế bảo vệ quyền người khuyết tật tâm thần thực hiện theo yêu cầu của UNICEF Việt Nam. - Báo cáo của nghiên cứu viên về (2011), Người khuyết tật ở Việt Nam, Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam, là xuất bản phẩm thứ 9 trong tập hợp các ấn phẩm được Quỹ dân số Liên hợp Quốc (UNFPA) công bố vào 2011. - Báo cáo thường niên năm (2010), Về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, của Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam NCCD. - Báo cáo (2010), Phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam, 2010 do UNICEF xây dựng dưới sự cộng tác với Chính phủ Việt Nam về quyền trẻ em. Như vậy, có thể thấy, các công trình nghiên cứu về người khuyết tật khá phong phú, song so với yêu cầu thực tiễn thì còn khiêm tốn, chỉ dừng lại ở mức chung, khái quát nhất, chưa đi sâu vào các mảng cụ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề Quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Luận văn sẽ góp phần làm phong phú hơn nguồn tài liệu về lĩnh vực này, đồng thời, bổ sung thêm kiến thức về đảm bảo quyền của người khuyết tật nói chung và của trẻ em khuyết tật nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về tình hình trẻ em khuyết tật ở Việt Nam. - Đánh giá được thực trạng đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật ở nước ta hiện nay trong các khía cạnh xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, từ phía cộng đồng… Từ đó rút ra được các quyền mà trẻ em khuyết tật dễ bị xâm phạm và bị bỏ qua trên thực tế. [...]... làm ba chương như sau: Chương 1 Lý luận chung về bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật Chương 2 Thực trạng bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam Chương 3 Phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam 8 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM KHUYẾT TẬT 1.1 Trẻ em khuyết tật 1.1.1 Khái niệm trẻ em Từ lâu, trẻ em vốn được coi là một trong các nhóm xã hội dễ... càng gia tăng hiện nay 29 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Có nhiều cách tiếp cận để phân tích thực trạng Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật như: Tiếp cận dưới góc độ chia việc bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở từng lĩnh vực như: Xây dựng pháp luật, Thực thi pháp luật…; Hoặc tiếp cận dưới góc độ chia việc bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật thành các... quyền về vấn đề Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay , và đã có những điểm mới nổi bật như sau: - Thông qua việc làm sáng tỏ những vấn đề chung có liên quan đến trẻ em khuyết tật, luận văn đã đưa ra được khái niệm trẻ em khuyết tật, khái niệm quyền trẻ em khuyết tật và khái niệm đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật - Đánh giá có hệ thống và khái quát về thực trạng bảo đảm quyền của. .. chủ thể quyền con người của người khuyết tật Như vậy, thông qua các khái niệm Quyền, Quyền con người, Quyền trẻ em và Quyền của người khuyết tật, có thể rút ra được Quyền của trẻ em khuyết tật là: Quyền con người của trẻ em khuyết tật, là một bộ phận của quyền con người, có quan hệ chặt chẽ với quyền con người Theo đó, trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền tự nhiên vốn có, trẻ được thực hiện hoặc... hoàn thiện hơn nữa chính sách về bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt nam hiện nay, hướng đến phù hợp với pháp luật quốc tế 3.2 Nhiệm vụ - Nghiên cứu, làm rõ vấn đề lý luận về quyền của trẻ em khuyết tật - Nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếu với pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật - Đánh giá thực trạng việc thực thi pháp luật về bảo đảm quyền. .. lượng trẻ khuyết tật đang ngày càng gia tăng, từ đó hạn chế tình trạng trẻ em bị thiệt thòi, đồng thời phân loại trẻ khuyết tật còn là cơ sở để áp dụng các chính sách, biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ, hỗ trợ, giúp đỡ trẻ khuyết tật vượt qua khó khăn trong cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng 1.2 Quyền của trẻ em khuyết tật và Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật 1.2.1 Khái niệm Quyền của trẻ em khuyết tật. .. trạng bảo đảm quyền, luận văn sẽ trình bày khái quát tình trạng trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay để cung cấp bức tranh cơ bản về cuộc sống của trẻ khuyết tật từ đó là cơ sở xây dựng chính sách, biện pháp phù hợp đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương này 2.1 Tình trạng trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay Kể từ khi gia nhập Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, vị trí của người khuyết tật. .. mà trẻ em khuyết tật Việt Nam dễ và đang bị bỏ qua hay bị xâm phạm; đồng thời tìm hiểu thực trạng của việc đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật, rút ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc bảo đảm quyền của đối tượng này Từ đó, là cơ sở cho việc nghiên cứu, bổ sung để hoàn chỉnh hơn các quyền, cách thức đảm bảo quyền cho trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay 7 Điểm mới của luận văn Luận... quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam: những thành tựu đạt được, hạn chế tồn tại, và rút ra được nguyên nhân của thành tựu, hạn chế đó - Từ đó, đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện tính bất cập của pháp luật và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay 4 Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung vào các vấn đề sau: - Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của. .. vừa mang trong mình khiếm khuyết về mặt thể chất và tinh thần như những người khuyết tật nói chung nên quyền của trẻ em khuyết tật vừa là một bộ phận của quyền con người, lại vừa là sự kết hợp giữa quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật Vì vậy, việc nhận thức chính xác về Quyền của trẻ em khuyết tật chính là cơ sở để chăm sóc, giáo dục và bảo đảm có hiệu quả các quyền của nhóm đối tượng bị tổn . niệm trẻ em khuyết tật, khái niệm quyền trẻ em khuyết tật và khái niệm đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật. - Đánh giá có hệ thống và khái quát về thực trạng bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật. quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam. Chương 3. Phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam. 9 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ. BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30 2.1. Tình trạng trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay 30 2.2. Thực trạng Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật trong lĩnh vực xây dựng

Ngày đăng: 18/04/2015, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w