1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Tích hợp giáo dục về biển đảo việt nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học ngữ văn

32 3,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 285 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM CHO HỌC SINH THPT TRONG GIỜ DẠY HỌC NGỮ VĂN Người thực hiện: Trần Thị Minh Loan Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn . THANH HÓA NĂM 2013 Trang 1 M ỤC L ỤC Trang Trang 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lí do chọn đề tài 1 II. Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I.Cơ sở lí luận của việc tích hợp về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong môn Ngữ Văn 3 1. Tích hợp trong môn Ngữ Văn 3 2. Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ Văn 3 II. Thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ Văn… 4 1.Thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học môn Ngữ Văn 4 2. Kết quả của tích hợp giáo dục về biển đảo cho học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ Văn 5 III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 1. Một số địa chỉ và nội dung, cách thức tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn 1.1. Chương trình Ngữ Văn 10 1.2. Chương trình Ngữ Văn 11 1.3. Chương trình Ngữ Văn 12 1.4. Nhận xét chung 6 6 6 7 8 10 2. Một số giáo án mẫu 2.1. Giáo án thứ nhất (Chương trình Ngữ Văn 10) 2.2.Giáo án thứ hai (Chương trình Ngữ Văn 11) 2.3. Giáo án thứ ba (Chương trình Ngữ Văn 12) 10 10 12 16 3. Một số lưu ý khi thực hiện. 18 4.Kiểm nghiệm 18 4.1. Về phía học sinh 18 4.2. Về phía giáo viên 29 C. Kết luận và đề xuất 20 I. Kết luận 20 II. Kiến nghị, đề xuất 20 Thư mục tham khảo Phụ lục A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. Toàn bộ diện tích: đất liền và đảo là 331212Km 2 với 3260Km bờ biển; hơn 4000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Biển đảo Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Biển Việt Nam án ngữ trên tuyến đường hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; biển có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt; biển Việt Nam có nhiều cảng nước sâu, nhiều bãi tắm đẹp; biển và đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ cho đất nước ở phía biển. Chính vì thế trong chiến lược biển đến năm 2020 Đảng, Nhà nước ta đã xác định mục tiêu: vươn ra biển, làm giàu từ biển. Vùng biển đảo trong đó bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng ta có nhiều tài liệu pháp lý và thực tiễn để khẳng định chủ quyền của mình ở khu vực trên. Thế nhưng, trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền vùng biển đảo của Việt Nam. Trung Quốc đưa ra bản đồ 9 đoạn mà theo đó toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thuộc Trung Quốc. Trung Quốc ngang nhiên mời thầu khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc chiếm nhiều đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Những hành động ấy của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Vì thế, vấn đề về biển đảo đang trở thành tâm điểm trong đời sống chính trị của đất nước. Học sinh THPT thuộc lứa tuổi từ 16 đến 18. Đó là thế hệ trẻ quyết định đến tương lai không xa của đất nước. Các em sẽ là những người chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vùng trời, vùng biển, đất liền của Tổ quốc. Vì thế, giáo dục về biển đảo quê hương cho các em học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng là vô cùng cần thiết. Giáo dục về biển đảo quê hương sẽ nâng cao nhận thức của các em về chủ quyền đất nước, khơi dậy lòng yêu nước, đánh thức trách nhiệm công dân. Đó là cách để chúng ta tạo nên lực lượng xung kích bảo vệ chủ quyền đất nước khi cần thiết. Ngữ Văn là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính công cụ. Văn học đem đến cho học sinh những tri thức về tự nhiên, xã hội, con người; làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng học sinh đến những giá trị của Chân, Thiện, Mỹ. Ngữ Văn còn rèn luyện cho các em những kỹ năng để trở thành những con người có ích cho xã hội. Con đường giáo dục của Văn học là đi từ tình cảm, nhận thức đến hành động. Vì vậy, nó dễ tác động và thấm sâu, thấm lâu trong lòng con người. Vì thế tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn là rất phù hợp và mang tính thực tiễn cao. Trang 4 Từ những lý do trên cùng với kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn tại trường THPT Triệu Sơn 2, tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệm kinh nghiệm : Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn. II.PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Phạm vi đề tài. - Tập trung vào đối tượng học sinh THPT. - Chỉ chủ yếu đề cập đến những vấn đề về biển đảo Việt Nam có liên quan đến chương trình Ngữ Văn THPT. 2. Phương pháp nghiện cứu. - Điều tra. - Thống kê, phân tích, tổng hợp. - Thực nghiệm. - Tích hợp, liên ngành. Trang 5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM CHO HỌC SINH THPT TRONG GIỜ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN. 1.Tích hợp trong dạy học môn Ngữ Văn. 1.1. Tích hợp. Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được thực hiện ở nhiều trường học trên thế giới. Nội hàm khoa học của khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là “sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng chứ không phải phép cộng đơn giản những thuộc tính của các thành phần ấy”. Như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản là tính liên kết và tính toàn vẹn. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là “sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuốc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của phân môn thành một nội dung thống nhất”. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng coi người học là trung tâm, dạy học theo quan điểm thích hợp đang ngày càng trở thành xu thế dạy học đem lại hiệu quả cao. 1.2. Tích hợp trong dạy học môn Ngữ Văn. - Theo xu hướng chung, trong những năm qua việc tích hợp trong môn Ngữ Văn được thực hiện khá phong phú với nhiều nội dung và hình thức tích hợp: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống… - Việc tích hợp đã đem đến cho giờ học không khí sôi nổi và mang tính thực tiễn cao. 2. Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam trong giờ dạy học môn Ngữ Văn THPT. 2.1. Mục tiêu tích hợp. a. Về kiến thức: - Học sinh nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, về thế mạnh, vị trí chiến lược của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Học sinh nắm được những cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - Học sinh biết thêm về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề biển đảo, các phong trào, các cuộc vận động hướng về Trường Sa, Hoàng Sa b. Về tư tưởng, hành động. - Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với đất nước. - Từ đó các em tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động tìm hiểu về biển đảo 2.2 Nội dung về vấn đề Biển đảo Việt Nam tích hợp trong giờ dạy học Ngữ Văn THPT. Trang 6 Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” và những văn bản chỉ đạo, định hướng chiến lược khác, và các hướng dẫn về nội dung tuyên truyền về biển đảo Việt Nam của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian gần đây; Căn cứ vào nội dung cụ thể của chương trình Ngữ Văn THPT. Qua thực tế dạy học Ngữ Văn của bản thân, tôi thấy có thể tích hợp nhiều nội dung khác nhau về vấn đề biển đảo Việt Nam vào các tiết học. Trong đó tiêu biểu là các nội dung sau: - Về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển đảo. - Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, các văn bản Pháp luật về biển đảo của Nhà nước ta. - Các văn bản liên quan đến vấn đề biển đảo, như: Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ửng xử các bên ở biển Đông (DOC) - Về chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - Tập quán sinh hoạt, văn hóa của ngư dân vùng biển, ven biển 2.3 Nguyên tắc tích hợp. Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam trong môn Ngữ Văn là phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc tích hợp phát huy hiệu quả tối đa. Muốn thế việc tích hợp phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn. - Căn cứ vào từng đơn vị kiến thức cụ thể trong từng bài học mà đưa vào liều lượng và hình thức tích hợp phù hợp. - Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện; - Phát huy tích cực nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế của HS, tận dụng cơ hội để học sinh tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM CHO HỌC SINH THPT TRONG GIỜ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN. 1.Thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học môn Ngữ Văn. 1.1. Thực trạng của vấn đề giáo dục về biển đảo Việt Nam trong chương trình THPT. Có thể khẳng định vấn đề biển đảo chưa có vị trí xứng đáng trong chương trình học ở bậc THPT. Khảo sát ở các môn học có liên quan cho thấy: Ở môn Địa lý: Đây là môn học nghiên cứu kỹ nhất về các vấn đề liên quan đến điều kiện tự nhiên (trong đó có phần biển đảo), xã hội và tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tổng thu nhập từ các ngành kinh tế biển chiếm hơn 50% GDP hàng năm, nhưng phần biển đảo chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ ở phần Địa lý 12. Gồm 1 mục ở bài 2; 1 mục ở bài 8 và bài 42. Tổng thời lượng chưa đầy 2 tiết Trang 7 học.Thời lượng ngắn nên dù muốn giáo viên cũng không thể chuyển tải hết các nội dung có liên quan về vấn đề này. Ở môn Lịch sử: Phần lịch sử liên quan đến biển đảo chưa được học thành mục, bài riêng. Ở môn Giáo dục Công dân: phần biển đảo chỉ lồng ghép vào bài học về quốc phòng an ninh ở lớp 11. Ở môn Giáo dục Quốc phòng: nội dung này cũng chỉ được học đề cập sơ qua. Ở môn Ngữ văn: không có nội dung nào, bài nào, văn bản (kể cả các đoạn văn, văn bản ví dụ) trực tiếp đề cập đến vấn đề biển đảo. Vừa qua Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo có mở lớp bồi dưỡng chuyên đề Tuyên truyền về biển đảo và tích hợp vào các giờ học Ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên trong thực tế việc thực hiện ở các trường còn nhiều hạn chế. 1.2.Thực trạng của việc tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ Văn. Trong những năm trước đây, do chương trình nhiều kiến thức và khi ấy chủ quyền biển đảo chưa trở thành vấn đề nóng trong đời sống chính trị của đất nước thì hầu như nội dung này không được tích hợp vào giờ dạy học Ngữ Văn. Từ năm học 2012-2013, cùng với quá trình tuyên truyền rộng rãi của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, đoàn TNCS Hồ Chí Minh về chủ quyền biển đảo Việt Nam, nhiều giáo viên Ngữ Văn đã tích hợp nội dung này vào bài dạy học. Qua khảo sát tình hình cụ thể ở các trường THPT trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tôi thấy thực trạng vấn đề “Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn” nổi lên mấy điểm sau: - Vì những kiến thức về vấn đề biển đảo không liên quan đến nội dung thi Tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng nên nhiều giáo viên xem nhẹ. - Nội dung, phương pháp tích hợp còn chưa phong phú. - Việc tích hợp còn mang tính ngẫu hứng, tự phát chưa có mục tiêu, nội dung mang tính hệ thống, liên tục. - Cũng có khi cao hứng, giáo viên sa đà vào kiến thức mở rộng về chủ đề biển đảo làm ảnh hưởng đến nội dung chính của bài học. 2. Kết quả của thực trạng. Có thể thấy việc tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT nói chung và trong giờ dạy học Ngữ Văn nói riêng mới đang trong giai đoạn thử nghiệm. Vì vậy, thực trạng ấy dẫn đến kết quả như sau: Học sinh còn nhận thức lơ mơ về vấn đề biển đảo và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cụ thể, khi hỏi nhiều em về biển, đảo của nước ta, đặc biệt là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, em nào cũng có thể trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc”. Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm năng, Trang 8 thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao, thì không phải học sinh nào cũng trả lời được. Thậm chí cá biệt có những học sinh coi đó là vấn đề của người lớn, của Nhà nước, không ảnh hưởng đến mình nên thờ ơ không quan tâm. Thực trạng ấy đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh hơn nữa giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT lồng ghép vào các môn học trong đó có môn Ngữ Văn. Vậy làm thế nào để tích hợp có hiệu quả nội dung này vào các giờ dạy học Ngữ Văn ở bậc THPT. Tức là vừa nâng cao được nhận thức, ý thức trách nhiệm của học sinh về biển đảo quê hương vừa không ảnh hưởng đến chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Đó quả là một vấn đề không dễ. Đề tài của tôi là một kinh nghiệm nhỏ để giải quyết câu hỏi trên. III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Một số địa chỉ và nội dung, cách thức tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học môn Ngữ Văn 1.1. Chương trình Ngữ Văn 10. STT Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung và cách thức tích hợp 1 Tổng quan Văn học Việt Nam Mục II.2 Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc. GV tích hợp giáo dục cho HS về ý thức độc lập, tự chủ, và tinh thần chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền dân tộc của cha ông. 2 Văn bản Trong phần tìm hiểu các ví dụ để hình thành khái niệm và đặc điểm văn bản. Ngoài các ví dụ đã có trong SGK, GV có thể đưa thêm 1 số ví dụ khác là văn bản có liên quan đến chủ đề biển đảo Việt Nam (lấy từ nguồn tin cậy). Ví dụ: bài Giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa( lấy từ nguồn “ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”);Văn bản “Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông” (DOC) 3 Trình bày một vấn đề Phần luyện tập GV chia nhóm, cho học sinh thảo luận lập đề cương trình bày vấn đề: Bảo vệ môi trường biển đảo.Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, GV nhận xét, bổ sung. 4 Lập dàn ý văn bản thuyết minh Phần II.Lập dàn ý bài văn thuyết minh GV yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà để lập dàn ý giới thiệu về địa danh bãi biển Sầm Sơn. Trên lớp GV định hướng để HS biết cách lập dàn ý của một bài văn thuyết minh. 5 Bạch Đằng Mục giới thiệu HS tham khảo SGK trả lời các câu hỏi Trang 9 giang phú – Trương Hán Siêu về địa danh Bạch Đằng ở phần Tiểu dẫn. về vị trí địa lý của cửa biển Bạch Đằng; những chiến công trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta trên sông Bạch Đằng.GV nhận xét, bổ sung. 6 Viết bài số 5 (Văn thuyết minh) Gv ra đề cho Hs thuyết minh biển Việt Nam. 1.2. Chương trình Ngữ Văn 11 STT Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung và cách thức tích hợp 1 Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ Phần Tiểu dẫn nói về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ. - GV liên hệ mở rộng cho học sinh biết thêm về công lao của Nguyễn Công Trứ trong quá trình khai hoang, lấn biển của nhân dân ta. Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820. Ông được nhân dân ở đây lập đền thờ ngay khi còn sống. 2 Sa hành đoản ca – cao Bá Quát - Trong phần Tiểu dẫn nói về cảm hứng sáng tác của bài thơ. - Trong khi tìm hiểu hình tượng con đường. GV gợi ý để học sinh nhớ lại những kiến thức đã biết về Địa lí Việt Nam liên quan đến khu vực biển miền Trung. Bờ biển ở các tỉnh như Quảng Bình, quảng Trị có nhiều bãi cát trắng nối tiếp nhau.Đó là nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị kinh tế cao dùng để sản xuất thủy tinh, pha lê, chất bán dẫn 3 Phong cách ngôn ngữ báo chí Tìm hiểu một số thể loại báo chí Ngoài các ví dụ trong SGK, GV có thể sử dụng máy chiếu đưa thêm cho học sinh 1 bài phóng sự về một chuyến ra thăm đảo Trường Sa đăng trên các báo. 4 Bản tin - Phần mục đích, yêu cầu của bản tin - Phần thực hành viết bản tin - Gv cung cấp cho học sinh một số tin tức thời sự về vấn đề biển đảo. - GV cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Từ đó yêu cầu học sinh đưa tin về đêm Trang 10 [...]... điểm tích hợp và thực tế từng bài trong chương trình Ngữ Văn THPT người viết đã vận dụng giáo dục về biển đảo Việt Nam với nội dung, liều lượng phù hợp và linh hoạt vào từng bài học cụ thể Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn rất phù hợp và có tính thực tiễn cao Việc tích hợp này không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho học sinh về biển đảo. .. tham khảo ý kiến của các giáo viên đặc biệt là các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, hầu hết các ý kiến đều đánh giá cao tính thực tiễn của việc tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ Văn Điều đó không chỉ góp phần cao nhận thức về vấn đề biển đảo, về chủ quyền của Tổ quốc mà còn tạo nên sức hấp dẫn, cuốn hút cho giờ dạy học Ngữ Văn C PHẦN KẾT LUẬN Trang... phân tích vào các ví dụ về vấn đề biển đảo Trang 12 1.4 Nhận xét Qua phần thống kê tổng hợp trên có thể thấy: - Số lượng bài có thể tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Việt Nam trong chương trình NGữ Văn THPT chiếm tỉ lệ khá, 19 bài thống kê trên là những bài điển hình - Ở phần Đọc văn: Số lượng bài có thể tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Việt Nam là không nhiều Địa chỉ để tiến hành tích hợp. .. pháp tích hợp đa dạng trong đó đặc biệt phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh. Vì vậy, học sinh sẽ thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích về biển đảo quê hương nếu giáo viên biết cách tích hợp có hệ thống, liên tục - Ngoài ra, giáo viên còn có thể tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam trong các tiết dạy Tự chọn Từ thực tế dạy Tự chọn ở cả 3 khối 10,11,12 tôi thấy rằng, giáo viên có thể tích hợp. .. được như sau: 1 Về phía học sinh - Học sinh rất thích thú và tích cực với những nội dung về biển đảo tích hợp vào giờ dạy học Ngữ Văn Số học sinh có ý kiến này là 100% - Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh ngoài việc nắm được các kiến thức Ngữ Văn còn hiểu thêm nhiều vấn đề về vấn đề biển đảo Các em chủ động tìm hiểu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, vai trò của biển đảo; các em Trang... thảo những văn bản thông dụng như : đơn từ, biên bản, khi cần thiết - Nội dung tích hợp về biển đảo Việt Nam: Các văn bản pháp lý của Quốc tế và Việt Nam về vấn đề biển đảo II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Thiết kế bài học - Máy chiếu III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp gợi tìm, vấn đáp, trao đổi thảo luận IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1 Kiểm... phần Tiếng Việt và Làm văn đều có thể tích hợp ở mức độ, liều lượng khác nhau nội dung giáo dục về biển đảo Việt Nam Đặc điểm của phần Tiếng Việt và Làm văn là có tính chất mở, cuối bài dạy lý thuyết có phần luyện tập thực hành nên giáo viên có thể đưa thêm các văn bản, các nội dung về biển đảo có liên quan để học sinh thực hành Ở phần này, nội dung kiến thức tích hợp phong phú; thời gian tích hợp nhiều... nghị nhau giữa các văn bản trên là quyết,… gì? + Văn bản 2 là giấy chứng nhận của thủ trưởng Trang 19 Nội dụng tích hợp giáo dục về biển đảo: GV sử dụng máy chiếu đưa ra cho học sinh xem một số văn bản hành chính pháp lí về biển đảo Việt Nam Như Luật Biển quốc tế 1982; Tuyên bố về ứng xử các bên có ở biển Đông (DOC); Hướng dẫn của MTTQVN hướng dẫn thực hiển tuyên truyền về biển đảo năm 2013 (Tham khảo... cho cá nhân, nhóm - Có thể cho học sinh tham quan thực tế - Cần đa dạng về phương pháp và hình thức tích hợp - Cần phối kết hợp chặt chẽ với hoạt động tuyên truyền về vấn đề biển đảo của trường và cả nước 3.2 Về phía học sinh - Tích cực chủ động trong giờ học - Tìn hiểu thêm các thông tin có liên quan đến bài học và đến nội dung về biển đảo Việt Nam theo sự định hướng của giáo viên - Thu thập thêm các... những điều học được vào thực tiễn cuộc sống IV KIỂM NGHIỆM Trong năm học 2012-2013 tôi đã tích hợp có hệ thống, liên tục với nội dung khá phong phú về vấn đề biển đảo Việt Nam trong các giờ dạy học Ngữ Văn ở trường THPT Triệu Sơn 2, cụ thể là các lớp 10B7, 11A2, 11A7, 12C2, 12C8 (Trong đó 3 lớp 10B7, 11A2 và 12C8 có học Tự chọn Ngữ Văn) Qua khảo sát đối tượng học sinh và trao đổi ý kiến với các giáo viên, . việc tích hợp về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong môn Ngữ Văn 3 1. Tích hợp trong môn Ngữ Văn 3 2. Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ Văn. đề tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ Văn 4 1.Thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học. giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học môn Ngữ Văn. 1.1. Thực trạng của vấn đề giáo dục về biển đảo Việt Nam trong chương trình THPT. Có thể khẳng định vấn đề biển đảo

Ngày đăng: 18/04/2015, 09:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w