1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng Chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - VINACOMIN

77 523 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 682,5 KB

Nội dung

IN INTERNATIONAL EXCUTIVE MBA PROGRAM (IeMBA) CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - VINACOMIN INTERNATIONAL EXCUTIVE MBA PROGRAM (IeMBA) CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - VINACOMIN NGUYỄN TRUNG HIẾU IeMBA10b Hà nội, tháng 3 năm 2013 INTERNATIONAL EXCUTIVE MBA PROGRAM (IeMBA) CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - VINACOMIN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết rằng nội dung của bản Luận văn này chưa được nộp cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ một chương trình đào tạo bằng cấp cử nhân nào khác. Tôi cũng xin cam kết rằng bản Luận văn này là nỗ lực của cá nhân tôi. Các kết quả phân tích, kết luận trong Luận văn này (ngoài các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 LỜI CẢM ƠN Kiến thức đã học tại Khoa Quản trị kinh doanh (HSB) – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp tôi rất nhiều trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô đã giảng dạy cho tôi, xin cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB), tới anh chị em nhân viên của HSB và các Trợ giảng IeMBA – những người đã phục vụ cho khóa học luôn đạt hiệu quả cho cho học viên chúng tôi luôn hứng thú trong mỗi buổi học. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tạo điều kiện và động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, cảm ơn các đồng nghiệp đã gánh vác công việc trong thời gian tôi học tập và cung cấp các tài liệu, số liệu cho tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn các Bạn trong lớp IeMBA đã cùng tôi học tập, trao đổi, giúp đỡ nhau trong quá trình học tập. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC 4.1.1. Gi i thi u chung v Công ty Công nghi p Hoá ch t m - TKV:ớ ệ ề ệ ấ ỏ 26 n nh kinh t v mô, ki m soát l m phát, kh i ng m nh quá trình tái c u trúc Ổ đị ế ĩ ể ạ ở độ ạ ấ kinh t , c t gi m các công trình ch a c n thi t, t p trung ngu n l c cho các d án ế ắ ả ư ầ ế ậ ồ ự ự t o ra n ng l c s n xu t l nh ng quy t sách c a Chính ph trong n m 2013.ạ ă ự ả ấ à ữ ế ủ ủ ă 38 CHƯƠNG 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ – VINACOMIN ( MICCO ) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp ( VLNCN ) và dịch vụ nổ mìn cho trên toàn quốc. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và tiến trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, đem đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng đối mặt với áp lực cạnh tranh và thách thức ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp Việt Nam, vốn sinh ra trong một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đang bị thúc ép phải chấp nhận luật chơi trong môi trường kinh doanh toàn cầu, đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt. Ngành VLNCN nói chung và Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ cũng không nằm ngoài xu thế đó. Để đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu sử dụng VLNCN về số lượng cũng như chất lượng đa dạng của nền kinh tế quốc dân, hơn nữa còn vươn ra các thị trường ngoài nước đòi hỏi doanh nghiệp cần thiết phải có chiến lược kinh doanh hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguồn lực, khả năng hiện có, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để từ đó đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh bền vững, giữ vững là doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng VLNCN và cung cấp dịch vụ nổ mìn. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tình huống MICCO – Định tính - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, so sánh, tổng hợp - Phương pháp thu thập số liệu: từ các tài liệu thực tế của MICCO, tham khảo các số liệu từ các tài liệu của các viện nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn …. 1 - Số liệu thứ cấp và sơ cấp + Số liệu sơ cấp: Số liệu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - VINACOMIN giai đoạn 2009 – 2012. + Số liệu thứ cấp về ngành VLNCN: Quy hoạch phát triển ngành VLNCN của Chính Phủ; tài liệu của Cục Hóa chất, Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê, các sách báo, tạp chí, các báo cáo nghien cứu của ngành và thông tin cập nhật trên Internet … 4. Phạm vi nghiên cứu - Dùng lý thuyết chiến lược và quản trị chiến lược. - Tập trung phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - VINACOMIN trong giai đoạn 2013 – 2023. 5. Kết cấu của đề án - Chương 1: Lời mở đầu - Chương 2: Cơ sở lý luận - Chương 3: Xây dựng Chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - VINACOMIN giai đoạn 2013 – 2023 - Chương 4: Các giải pháp thực thi các chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - VINACOMIN giai đoạn 2013 – 2023. - Chương 5: Kết luận và kiến nghị 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.Chiến lược và tầm quan trọng của chiến lược 2.1.1. Bản chất của chiến lược “ Chiến lược “ là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy lạp “ Strategos “ dùng trong quân sự, chiến lược dùng để chỉ kỹ năng quản trị, khai thác các lực lượng nhằm đè bẹp đối phương và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục. Trong lịch sử loài người, rất nhiều các nhà lý luận như Tôn Tử, Alexander, Napoleon, Douglas MacArthur đã đề cập và viết về chiến lược trên nhiều góc độ khác nhau. Luận điểm cơ bản của chiến lược là một bên có thể đè bẹp đối thủ, thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn, nếu họ có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình. Dần dần chiến lược được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội. Từ thập kỷ 60, thế kỷ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật ngũ chiến lược kinh doanh ra đời. Quan niệm về chiến lược kinh doanh phát triển dần theo thời gian và người ta tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau. Chandler định nghĩa chiến lược như là “ việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này” ( Chandler, Alfred D., Jr. 1990, Scale and Scope . Cambridge, MA. ) Quinn đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn “ Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ “( James Brian Quinn, John Voyer ( 1995 ), The Strategy Process, Collegiate Ed.Prentice Hall. Sau đó, Johnson và Scholes định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện môi trường có rất nhiều những thay đổi nhanh chóng: “ Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh 3 cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan” Trong định nghĩa chiến lược với 5 chữ P của mình Mintzberg khái quát các khía cạnh của quản trị chiến lược như sau: Kế hoạch ( Plan ): chuỗi các hành động đã dự định một cách nhất quán. Mô thức ( Partern): sự kiên định về hành vi theo thời gian, có thể là dự định hay không dự định. Vị thế ( Position ) : phù hợp giữa tổ chức và môi trường của nó. Quan niệm ( Perspective ) : cách thức để nhận thức sâu sắc về thế giới. Thủ thuật ( Ploy ): Cách thức cụ thể để đánh lừa đối thủ Ngoài các cách tiếp cận kiểu truyền thống như trên, các tổ chức kinh doanh hiện đại đã phát triển khái niệm chiến lược kinh doanh lên theo cách mới: Chiến lược kinh doanh là kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực, tài sản và tài chính nhằm mục đích nâng cao và bảo đảm những quyền lợi thiết yếu của mình. Theo Kenneth: “ Chiến lược là những gì mà một tổ chức phải làm dựa trên những điểm mạnh và yếu của mình trong bối cảnh có những cơ hội và cả những mối đe dọa” ( Porter, M.E.(1980), Competitive Strategy. New York, Free Press ) Các học giả kinh tế hiện đại khác như Brace Henderson và Michael Porter đều thống nhất với khái niệm “ Chiến lược là sự tìm kiếm một cách thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn “( Porter, M.E. ( 1985), Competive Advantage. New York. Free Press ) . Một chiến lược kinh doanh tốt sẽ tạo ra lợi thế canh tranh khác biệt cho doanh nghiệp mà đối thủ không thể sao chép, đặt doanh nghiệp của bạn vào vị thế tốt hơn đối thủ để tạo ra giá trị về kinh tế cho khách hàng. Từ các quan điểm khác nhau về chiến lược, chúng ta có thể rút ra khái niệm chung nhất về chiến lược kinh doanh đó là hệ thống các quan điểm, các mục đích và mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, các chính sách nhằm sử 4 dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế, cơ hội của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời gian nhất định. Chiến lược kinh doanh mang các đặc điểm : - Chiến lược kinh doanh là các chiến lược tổng thể của doanh nghiệp xác định các mục tiêu và phương hướng kinh doanh trong thời kỳ tương đối dài (5;10 năm ) và được quán triệt một cách đầy đủ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững. - Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo các phương hướng dài hạn, có tính định hướng, còn trong thực hành kinh doanh phải thực hiện việc kết hợp giữa mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế, kết hợp giữa chiến lược và chiến thuật, giữa ngắn hạn và dài hạn. Từ đó mới đảm bảo được hiệu quả kinh doanh và khắc phục được các sai lệch do chiến lược gây ra. - Mọi quyết định quan trọng trong quá trình xây dựng, quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chiến lược đều phải tập trung vào người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo cho tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn, cho sự bí mật về thông tin. - Chiến lược kinh doanh luôn được xây dựng dựa trên cơ sở các lợi thế so sánh. Điều này đòi hỏi trong quá trình xây dựng chiến lược, doanh nghiệp phải đánh giá đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của mình để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu và thường xuyên soát xét lại các yếu tố nội tại khi thực thi chiến lược. - Chiến lược kinh doanh trước hết và chủ yếu được xây dựng cho các ngành nghề kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hoá, truyền thống thế mạnh của doanh nghiệp. Điều này đặt doanh nghiệp vào thế phải xây dựng, phải lựa chọn và thực thi chiến lược cũng như tham gia kinh doanh trên những thương trường đã có chuẩn bị và có thế mạnh. 2.1.2. Tầm quan trọng của chiến lược Chiến lược kinh doanh được ví như bánh lái của con tàu để nó vượt trùng khơi về trúng đích an toàn. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chủ đạo, xây dựng được nền tảng lợi thế cạnh tranh vững chắc bao gồm các khả năng, kỹ năng, công nghệ và các 5 [...]... đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam ( VINACOMIN ) , Tổng công ty điện lực Việt Nam ( EVN ); Cục Hóa chất – Bộ công thương … 3.2.2 Khảo sát Tác giả phát ra 50 phiếu khảo sát về chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - VINACOMIN theo 3 nhóm: - Mục tiêu chiến lược phát triển của MICCO - Lựa chọn chiến lược kinh doanh - Các giải pháp thực thi chiến lược kinh doanh Thu... công ty Công nghiệ p Hó a chấ t mỏ – VINACOMIN 4.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ - TKV: Tên công ty : Công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ - TKV Tên giao dịch tiếng Anh : Mining Chemical Industry Company Limited Địa chỉ : Phố Phan Đình Giót - Phương Liệt - Thanh Xuân -Hà nội Vốn pháp định : 136.634.000.000 đồng Tổng công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ - Vinacomin là doanh nghiệp 100%... xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2002 – 2012 và kết quả phỏng vấn với trên 50 câu hỏi các cán bộ quản lý của Tổng công ty Trong luận văn này, để làm rõ về hiện trạng sản xuất kinh doanh và công tác xây dựng chiến lược tại Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ -VINACOMIN, tác giả đã sử dụng một số tài liệu được cung cấp từ các bộ phận, phòng ban khác nhau, các văn bản báo cáo định kỳ của Tổng công. .. chiến lược đa dạng hóa các công ty Chiến lược đa dạng hóa cấp công ty cho phép sử dụng các năng lực cốt lõi của nó để theo đuổi các cơ hội từ môi trường bên ngoài Chiến lược công ty phải trả lời được hai câu hỏi them chốt, đó là: Công ty gồm các hoạt động kinh doanh nào và công ty sẽ quản lý các hoạt động kinh doanh 20 đó ra sao Như vậy, chiến lược cấp công ty xác định các hành động mà công ty thực... phép doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt với đối thủ Ngược lại, việc mở rộng kinh doanh ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính mà không xây dựng chiến lược hoặc chiến lược sai lầm về : tầm nhìn, sứ mệnh, không có ưu tiên chiến lược, năng lực cốt lõi … dẫn đến thua lỗ lớn ở nhiều doanh nghiệp Nhà nước vừa qua là một bài học về sự cần thiết xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Vai trò của chiến lược. .. nghị, hội thảo; 28 - Kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của Tổng Công ty, nhu cầu của thị trường và được pháp luật cho phép 4.1.2 Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh: 4.1.2.1 Tổ chức quản lý: - Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin có mô hình quản lý gồm Chủ tịch Tổng công ty hoặc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên và bộ máy giúp việc - Các Phòng, Ban... ty và của ngành than, các chiến lược phát triển các ngành kinh tế có liên quan: ngành than và khai khoáng, ngành điện, ….để thu thập số liệu 25 Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện một số cuộc phỏng vấn với các cán bộ quản lý, lãnh đạo của Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ VINACOMIN, Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn thực trạng sản xuất kinh doanh và chiến lược kinh doanh. .. lớn nhất thuộc Vinacomin) ; chi phối các công ty con làm nhiệm vụ cung ứng VLNCN và dịch vụ nổ mìn bằng nguồn cung cấp VLNCN do Công ty mẹ là đầu mối duy nhất thực hiện; 27 - Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong nhóm công ty mẹ - công ty con để thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp Hoá chất của Tập đoàn Vinacomin 4.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất, phối... chiến lược cấp kinh doanh làm tăng thu nhập giảm chi phí - Xây dựng liên minh chiến lược: Nhằm tránh chi phí quản lý liên quan đến việc thực thi chiến lược đa dạng hóa, công ty có thể lựa chọn một hình thưc tiết kiệm chi phí đó là tham gia vào một liên minh chiến lược với công ty khác để khởi đầu một kiên doanh mới 2.4.5 Chiến lược quốc tế : Chiến lược quốc tế là chiến lược trong đó công ty bán sản phẩm... mại; 9 Phòng Đầu tư xây dựng; 10 Phòng Kiểm toán nội bộ - Thanh tra; 11 Phòng Tổng hợp - Thi đua - Văn thể; 12 Phòng Bảo vệ; 13 Ban Chiến lược phát triển 14.; Phòng Kế hoạch và chỉ huy sản xuất 30 4.1.3 Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty giai đoạn 2006 - 2010: 4.1.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty giai đoạn 2006 - 2010: - Sau 7 năm chuyển . Chương 1: Lời mở đầu - Chương 2: Cơ sở lý luận - Chương 3: Xây dựng Chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - VINACOMIN giai đoạn 2013 – 2023 - Chương 4: Các giải. quản trị chiến lược. - Tập trung phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - VINACOMIN trong giai đoạn 2013 – 2023. 5. Kết cấu của đề án - Chương. HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - VINACOMIN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết rằng nội dung của bản Luận

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Kim Thanh, 2011. Quản trị chiến lược , NXB Đại học Kinh tế quốc dân Khác
2. Fred R David, 2000. Khái luận về quản trị chiến lược, ( Bản dịch ). NXB Thống kê Khác
3. Phạm Thùy Hồng, 2004. Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia Khác
4. Đào Duy Huân, 2004. Chiến lược kinh doanh trong toàn cầu hóa kinh tế, NXB Thống kê Khác
5. Nguyễn Văn Nghiến, 2004. Giáo trình quản trị chiến lược, Trường Đại học Bách khoa Hà nội Khác
6. Đỗ Văn Phức, 2003. Tâm lý trong quản lý kinh doanh, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Khác
7. Micheal E.Porter, 2009. Chiến lược cạnh tranh ( Bản dịch ). NXB Trẻ Khác
8. Micheal E.Porter, 2008. Lợi thế cạnh tranh ( Bản dịch ) . NXB Trẻ 9. Garry D.Smith, Danny R. Arnold, 2003. Chiến lược và sách lược kinh doanh, ( Bản dịch ), NXB Thống kê Khác
10. Raymond Alain Thietart,1999. Chiến lược doanh nghiệp ( Bản dịch ) NXB Thanh Niên Khác
11. J.Collin, 2001. Good to Great, An Imprint of HaperCollins Publishing, New York Khác
12. Hill W.L.Ch.&Jones R.G.1995. Strategic management, Houghton Mifin Company Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w